GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 29/11/2007 TUẦN THƯỜNG NIÊN 34 |
? Giáo Phụ Aphraates: "Ngài là một trong những nhân vật quan trọng nhất và bí ẩn nhất của Kitô Giáo Syriac thế kỷ thứ 4"
? Giáo Phụ Aphraates: "đã nhận mình một cách ý nghĩa là 'môn đệ của Thánh Kinh', cả Cựu Ước lẫn Tân Ước"
? Giáo Phụ Aphraates: "Nhãn quan của giáo phụ Aphraates về con người và thực tại thể lý của con người là một nhãn quan rất tích cực"
? Giáo Phụ Aphraates: "Ngài là một trong những nhân vật quan trọng nhất và bí ẩn nhất của Kitô Giáo Syriac thế kỷ thứ 4"
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/11/2007 – Bài Giáo Lý 59 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh chị em thân mến!
Trong cuộc hành trình của chúng ta tiến vào thế giới của các vị Giáo Phụ của Hội Thánh, hôm nay, tôi muốn hướng tới một miền ít được biết tới trong thế giới đức tin, tức là những miền đất mà trong đó, các Giáo Hội thuộc những ngôn ngữ Semitic, chưa bị ảnh hưởng tư tưởng Hy Lạp, phát triển. Những Giáo Hội này đã phát triển dọc suốt thế kỷ thứ bốn ở Cận Đông, từ Thánh Địa tới Lebanon và Mesopotamia. Trong thế kỷ ấy, thời điểm triển nở về giáo sĩ và văn chương, cũng đã phát triển hiện tượng đan tu khổ chế với những đặc tính bán địa, xuất phát không bởi ảnh hưởng bởi chiều hướng đan tu ở Ai Cập. Vì các cộng đồng Syriac thuộc thế kỷ thứ 4 tiêu biểu cho thế giới Sematic là nơi chính Thánh Kinh cũng được triển khai. Các cộng đồng này là biểu hiện của một Kitô Giáo mà việc hình thành về thần học chưa tiến đến chỗ liên hệ với các trào lưu văn hóa khác, song trái lại đã tồn tại theo chiều hướng riêng của mình. Đó là những Giáo Hội, nơi đời sống khổ chế qua các hình thức ẩn tu khác nhau (các vị ẩn tu trong sa mạc, ở hang động, sống ẩn thân, trên trụ cột), và đời sống đan tu qua hình thức sống cộng đồng, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tư tưởng về thần học và tu đức.
Tôi muốn nói tới thế giới này qua Aphraates, cũng có tiếng là “một con người khôn ngoan”. Ngài là một trong những nhân vật quan trọng nhất và bí ẩn nhất của Kitô Giáo Syriac thế kỷ thứ 4. Ngài đã sống ở phần đầu thế kỷ thứ tư và là một người bản xứ của miền đất Nineveh-Mosul – tức Iraq ngày nay.
Chúng ta có ít tín liệu về đời sống của ngài; ngài đã có những liên hệ chặt chẽ với môi trường đan tu khổ chế của Giáo Hội Syriac là môi trường cho thấy nhiều tác phẩm của ngài. Theo một số tài liệu thì ngài là thủ lãnh của một đan viện, sau đó được tấn phong giám mục. Ngài đã viết 23 bài nói được gọi là Những Khúc Luyện hay Những Thuyết Minh, những văn liệu được ngài sử dụng để bàn đến những đề tài khác nhau của đời sống Kitô hữu, chẳng hạn như đức tin, yêu thương, chay tịnh, khiêm nhường, cầu nguyện, đời sống khổ chế, cũng như mối liên hệ giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo, và giữa Cựu Ước và Tân Ước. Ngài viết một cách giản dị, bằng những câu văn ngắn gọn và có những lúc so sánh tương phản; tuy nhiên, ngài có thể thực hiện những bài nói một cách nhất quán bằng việc khai triển những luận điệu ăn khớp với nhau.
Giáo phụ Aphraates xuất thân từ một cộng đồng giáo sĩ ở vào khoảng giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Cộng đồng này có liên hệ rất chặt chẽ với Giáo Hội Mẹ Gia Liêm, và các vị giám mục của cộng đồng này theo truyền thống được tuyển chọn nơi những gì được gọi là “thân quyến” của Thánh Giacôbê, “người anh em của Chúa” (x Mk 6:3): Những người này có liên hệ với Giáo Hội Gia Liêm theo huyết thống và đức tin.
Giáo phụ Aphraates nói tiếng Syriac, một ngôn ngữ Semitic như tiếng Do Thái thời Cựu Ước và như tiếng Aramaic được chính Chúa Giêsu nói. Cộng đồng giáo hội này, nơi giáo phụ Aphraates sống, muốn trung thành với truyền thống Kitô Do Thái Giáo là truyền thống họ cảm thấy mình là một nữ tử. Bởi thế, cộng đồng này có một mối liên hệ chặt chẽ với thế giới Do Thái cùng với các Sách Thánh của người Do Thái.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21 /11/2007
(xin xem tiếp bài dưới đây)
? Giáo Phụ Aphraates: "
đã nhận mình một cách ý nghĩa là 'môn đệ của Thánh Kinh', cả Cựu Ước lẫn Tân Ước"
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/11/2007 – Bài Giáo Lý 59 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Giáo phụ Aphraates đã nhận mình một cách ý nghĩa là “môn đệ của Thánh Kinh”, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước (Exposition 22, 26), một Thánh Kinh được ngài coi là nguồn mạch cảm hứng duy nhất của ngài, và rất thường nói rằng Thánh Kinh trở thành tâm điểm cho việc suy tư của ngài.
Giáo phụ Aphraates đã khai triển những lập luận khác nhau trong tập Những Thuyết Minh của ngài. Trung thành với truyền thống Syriac, ngài thường trình bày ơn cứu độ của Chúa Kitô như là một thứ chữa lành, do đó, Chúa Kitô như là một vị y sĩ. Theo đó thì tội lỗi được coi là một thương tích mà chỉ có lòng thống hối mới có thể chữa lành. Giáo phụ Aphraates nói: “Một con người bị thương khi chiến đấu thì không cảm thấy xấu hổ khi phó mình trong tay của vị y sĩ…. Cũng thế, ai bị đả thương bởi Satan không được cảm thấy xấu hổ khi cần phải thú nhận lỗi lầm của mình và tách mình khỏi lầm lỗi, bằng việc xin phương thuốc thống hối” (Exposition 7, 3).
Một khía cạnh khác nơi tác phẩm của giáo phụ Aphraates đó là giáo huấn của ngài về việc cầu nguyện, nhất là về Chúa Kitô như là thày dạy nguyện cầu. Kitô hữu cầu nguyện theo giáo huấn của Chúa Giêsu và gương mẫu Người nêu lên cho chúng ta: “Đấng Cứu Độ của chúng ta dạy chúng ta cầu nguyện khi nói: ‘các con hãy cầu nguyện trong âm thầm với Đấng ẩn khuất nhưng lại là Đấng thấy hết mọi sự’”. Chỗ khác: “Các con hãy vào phòng mà nguyện cầu cùng Cha của các con trong âm thầm, và Cha là Đấng thấy như thế sẽ tưởng thưởng cho các con” (Mt 6:6)…. Đấng Cứu Độ của chúng ta muốn chứng tỏ rằng Thiên Chúa biết n hững ước muốn và tư tưởng của cõi lòng” (Exposition, 4, 10).
Đối với giáo phụ Aphraates thì đời sống Kitô hữu được qui về việc bắt chước Chúa Kitô, chấp nhận cái ách của mình và theo Người trên con đường Phúc Âm. Khiêm nhượng là một trong những nhân đức xu 71ng hợp nhất nơi một người môn đệ của Chúa Kitô. Đức này không phải là một cái gì thứ yếu trong đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu: bản tính của con người thì thấp hèn và Thiên Chúa nâng nó lên tới vinh hiển của Ngài. Giáo phụ Aphraates nói rằng đức khiêm nhượng không phải là một thứ giá trị tiêu cực: “Nếu cái gốc của con người được trồng nơi trái đất, thì các hoa trái của họ vươn lên trước Vị Chúa cao cả” (Exposition 9,14). Nhờ giữ mình khiêm hạ mà ngay cả ở trong những hoàn cảnh trần gian của mình, người Kitô hữu vẫn có thể thiết lập mối liên hệ với Chúa: “Con người khiêm nhượng thì thấp hèn nhưng cõi lòng của họ vươn lên tới những đỉnh cao nhất. Đôi mắt nơi dung nhan của họ nhìn ngắm trái đất, song cặp mắt tâm trí của họ thấy được những gì là tuyệt đỉnh” (Exposition 9,2).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21 /11/2007
(xin xem tiếp bài dưới đây)
? Giáo Phụ Aphraates: "Nhãn quan của giáo phụ Aphraates về con người và thực tại thể lý của con người là một nhãn quan rất tích cực"
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/11/2007 – Bài Giáo Lý 59 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Nhãn quan của giáo phụ Aphraates về con người và thực tại thể lý của con người là một nhãn quan rất tích cực: thân xác của con người, theo mô mẫu của Chúa Kitô khiêm hạ, được kêu gọi tiến đến mức độ mỹ miều, hoan lạc và quang sáng: “Thiên Chúa bị thu hút bởi con người là một kẻ biết yêu thương, nên cần phải yêu chuộng lòng khiêm hạ và sống khiêm tốn. Những con người khiêm tốn là những nhà thông thạo tỏ ra chân thành, nhẫn nại, yêu thương, thành tín, chân chính nơi những gì là thiện hảo, khéo léo, thanh thản, khôn ngoan, trầm tĩnh, an bình, nhân hậu, sẵn sàng hoán cải, rộng lượng, bao dung, thông cảm, mỹ miều và hấp dẫn” (Exposition, 9, 14).
Nơi giáo huấn của giáo phụ Aphraates thường thấy đời sống Kitô hữu được trình bày theo chiều kích rõ ràng về khổ chế và thiêng liêng: Đức tin là cơ sở, là nền tảng cho đời sống này; nó biến con người trở thành đền thờ cho chính Chúa Kitô sống động. Bởi thế, đức tin giúp cho đức bác ái chân thực được thể hiện nơi tình yêu hướng về Thiên Chúa cũng như về tha nhân của mình.
Một khía cạnh khác nơi tư tưởng của giáo phụ Aphraates đó là khía cạnh về chay tịnh, được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Ngài nói về việc chay tịnh không ăn uống gì như là một thực hành cần thiết cho việc bác ái và đức tinh tuyền; về chay tịnh theo nghĩa tự chế để nên thánh; về việc chay tịnh khỏi những lời lẽ vô bổ và xấu xa; về việc chay tịnh khỏi nỗi giận dữ; về việc chay tịnh không chiếm lấy những sản vật trong bối cảnh thừa tác vụ linh mục; về việc chay tịnh ngủ nghỉ để nguyện cầu.
Anh chị em thân mến, để kết luận, chúng ta một lẫn nữa trở lại với giáo huấn của giáo phụ Aphraates về nguyện cầu. Theo vị hiền triết này thì cầu nguyện được đạt tới khi Chúa Kitô ngự trong lòng của Kitô hữu, mời gọi họ thiết tha dấn thân cho việc bác ái đối với anh chị em của họ. Ngài viết:
“Hãy mang lại nguôi ngoai cho những ai sầu khổ, thăm viếng người yếu bệnh,
Hãy quan tâm tới người nghèo khổ: Đó là việc nguyện cầu.
Cầu nguyện tốt lành thì hoạt động của nguyện cầu mỹ lệ,
Cầu nguyện được chấp nhận khi rat ay cứu trợ tha nhân.
Cầu nguyện được lắng nghe khi bao gồm việc thứ tha tội lỗi.
Cầu nguyện mãnh liệt khi nguyện cầu đầy sức mạnh của Thiên Chúa” (Exposition, 4, 14-16)”.
Bằng những lời lẽ ấy, giáo phụ Aphraates mời gọi chúng ta hãy tham dự vào một việc nguyện cầu nt rở thành đời sống Kitô hữu, một đời sống sinh hoa kết trái, một đời sống thấm nhuần đức tin, cởi mở trước Thiên Chúa và bởi đó cũng yêu thương tha nhân.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21 /11/2007