GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 6/11/2007

TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN

 

?    “Bức Thư Ngỏ và Kêu Gọi của Chư Vị Lãnh Đạo Tín Đồ Hồi Giáo” - "Chúng tôi cảm kích trước phạm vi bao rộng của bản văn này".

?   “Bức Thư Ngỏ và Kêu Gọi của Chư Vị Lãnh Đạo Tín Đồ Hồi Giáo” - "Chúng tôi cũng cảm thấy giật mình trước tính chất căn bản của vấn đề được đặt ra, đó là Thiên Chúa và nhân loại".

?  “Bức Thư Ngỏ và Kêu Gọi của Chư Vị Lãnh Đạo Tín Đồ Hồi Giáo” - "Đọc bản văn kiện này, chúng tôi nhận thấy nơi họ có sự hiện diện của một thái độ mới mẻ và sáng tạo ".

 

 

?   “Bức Thư Ngỏ và Kêu Gọi của Chư Vị Lãnh Đạo Tín Đồ Hồi Giáo” - "Chúng tôi cảm kích trước phạm vi bao rộng của bản văn này".

 

Học Viện Của Tòa Thánh hôm Thứ Năm 25/10/2007 Hồi Âm Thư của 138 Học Giả Hồi Giáo gửi ĐTC Biển Đức XVI cùng Chư Vị Lãnh Đạo Kitô Giáo khác

 

Một Lời Chung Giữa Chúng Tôi và Anh Em

 

“Bức Thư Ngỏ và Kêu Gọi của Chư Vị Lãnh Đạo Tín Đồ Hồi Giáo” gửi các vị lãnh đạo thuộc Chư Giáo Hội Kitô Giáo khác nhau như là một sứ điệp vui mừng nhân dịp kết thúc mùa chay tịnh Ramadan 1428/2007, cũng nhân dịp kỷ niệm đệ nhất chu niên “Bức Thư Ngỏ của 38 Học Giả Hồi Giáo gửi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI” là một biến cố hết sức ý nghĩa mà chúng tôi không thể không ghi nhận và cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nó. Bởi thế, là những phần tử nhân viên Học Viện Tòa Thánh Rôma Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi Giáo (PISAI: Rome Pontifical Institute for Arabic and Islamic Studies), đặc biệt quan tâm đến những liên hệ giữa tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo, chúng tôi tin rằng chúng tôi có phận sự bày tỏ quan điểm của chúng tôi về văn kiện này.

 

Bằng một tâm trí cởi mở trong nỗ lực đáp ứng cái nhiệt tình được tỏ hiện nơi biến cố này, chúng tôi xin ghi nhận tất cả những gì chúng tôi cảm nhận được nơi việc trình bày và nội dung của những trang viết ấy. Chúng tôi cảm phục lòng thành của những ai soạn thảo nó, những gì đã được thanh tẩy bởi cuộc chay tịnh dài trong Mùa Lễ
Ramadan. Việc chúng tôi liên kết lâu dài và chuyên cần với gia sản về văn hóa và đạo nghĩa của Hồi Giáo, cũng như việc chúng tôi thường xuyên liên hệ với các phần tử của cộng đồng tín đồ Hồi Giáo, giúp chúng tôi có thể thấy được tính chất độc đáo của cử chỉ này và cho phép chúng tôi kéo chú ý của những ai không phải là tín đồ Hồi Giáo tới những phẩm chất của nó.

 

Trước hết, chúng tôi cảm kích trước phạm vi bao rộng của bản văn này. Cái bao rộng của nó ở lãnh vực các chữ ký, với 138 nhân vật tín đồ Hồi Giáo, thuộc nhiều quốc gia ở mọi châu lục, thành phần rất khác nhau về liên kết  đạo giáo. Tính cách bao rộng còn ở lãnh vực của thành phần được ngỏ lời với, đó là tất cả mọi vị lãnh đạo thuộc Chư Giáo Hội Kitô Giáo khác nhau, bao gồm rõ ràng tên của 28 vị.

 

Theo cùng chiều hướng nhận định, chúng tôi chú ý tới đối tượng được quan tâm tới, đó là tín đồ Hồi Giáo, tín đồ Kitô Giáo, người Do Thái và dân  chúng trên thế giới. Những người viết bức thư này không tìm cách tránh né bằng một cuộc phản kháng thuận lợi đơn phương vì “umma” (biệt chú của người dịch bản Việt ngữ ở đây thì chữ này có nghĩa chung là “cộng đồng”), nhưng trái lại, coi mình như là đồng bạn với nhân loại. Đối với nhân loại, họ đã cống hiến lối nhận định của họ về những nền tảng và nguyên lý của nhân loại, những gì cũng được các cộng đồng khác chấp nhận, để nhân loại được sống còn trong một nền hòa bình hữu hiệu và bao quát.

 

Lãnh vực bao rộng nơi quan điểm của bức thư cũng là một đặc tính đáng kể của bản văn này nữa. Phải công nhận là các người viết bức thư này chẳng những đã chú trọng tới vận mạng của thế giới hiện nay, đang gặp nguy biến vào lúc này đây, mà còn tới vận mạng của ‘các hồn thiêng bất tử’ nữa, một số mệnh được quyết định đâu đó trong tương lai. Mục đích lưỡng diện này, vừa mênh mang lại vừa siêu việt, đã trở thành một luồng hướng mãnh liệt và thanh thoát suốt cả bản văn.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/10/2007

 

(xin xem tiếp dưới đây)

 TOP

 

?  “Bức Thư Ngỏ và Kêu Gọi của Chư Vị Lãnh Đạo Tín Đồ Hồi Giáo” - "Chúng tôi cũng cảm thấy giật mình trước tính chất căn bản của vấn đề được đặt ra, đó là Thiên Chúa và nhân loại".

 

Học Viện Của Tòa Thánh hôm Thứ Năm 25/10/2007 Hồi Âm Thư của 138 Học Giả Hồi Giáo gửi ĐTC Biển Đức XVI cùng Chư Vị Lãnh Đạo Kitô Giáo khác

 

Dĩ nhiên, chúng tôi cũng cảm thấy giật mình trước tính chất căn bản của vấn đề được đặt ra, đó là Thiên Chúa và nhân loại. Vấn đề ở đây sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu đóng khung mình vào những ý nghĩ phóng khoáng có tính cách mơ hồ và tổng quát hơn là nhờ đó chú trọng tới tính cách đòi hỏi đối với những quyền lợi của Thiên Chúa cũng như của nhân loại, những quyền lợi đòi phải có một ý thức liên lỉ và một tình yêu chủ động từ mỗi một cá nhân.

 

Chúng tôi cũng thấy rõ thái độ đặc biệt được những vị ký tên vào bức thư này tỏ ra đối với điểm đối chiếu tối hậu bao gồm “người khác” như người Do Thái hay Kitô hữu, tức là giới luật lưỡng diện yêu mến Thiên Chúa và tha nhân trong Sách Nhị Luật và trong Phúc Âm Thánh Mathêu. Thái độ sẵn sàng công nhận người khác nơi ước muốn sâu xa nhất về những gì họ muốn, đối với chúng tôi, dường như là một trong những điểm chính yếu của bản văn kiện này. Chỉ có thế mới bảo đảm thành công trong một mối liên hệ chân thực giữa các cộng đồng khác biệt về văn hóa và tôn giáo.

 

Đồng thời chúng tôi cũng nhận thức được cách thức được các vị tác giả của bản văn này, với tư cách tín đồ Hồi Giáo, nhận định thích hợp về căn tính của họ trong hai giới luật này. Họ làm như thế không phải vì muốn chiều theo hay làm chính trị, mà thực sự chỉ vì họ muốn loan truyền chuyên nhất tính thần linh, (al-tawhid), cái trục tin tưởng của tín đồ Hồi Giáo. Thật vậy, chúng tôi công nhận rằng việc sâu xa chấp nhận chuyên nhất tính thần linh là một trong những bày tỏ đích thực nhất của tình yêu mến giành cho một mình Thiên Chúa. Ngoài ra, vì niềm tin bao giờ cũng đi liền với các việc lành phúc đức, như Kinh Koran không ngừng lập đi lập lại, (al-ladỵna âmanû wa 'amilû al-sâlihât : al-Baqara 2, 25,), mà tình yêu mến Thiên Chúa là những gì bất khả phân ly với tình yêu thương tha nhân.

 

Quan điểm tích cực này về những vấn đề trục trặc rõ ràng là đã giúp cho họ có thể tránh được việc tranh luận, có thể thắng vượt chính mình, có thể chấp nhận và bỏ qua nỗi bất mãn trước một đáp ứng đã không làm mãn nguyện những ước mong của họ nơi thành quả của bức thư họ gửi vào năm 2006 cho Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/10/2007

 

(xin xem tiếp dưới đây)

 

 

TOP

 

? “Bức Thư Ngỏ và Kêu Gọi của Chư Vị Lãnh Đạo Tín Đồ Hồi Giáo” - "Đọc bản văn kiện này, chúng tôi nhận thấy nơi họ có sự hiện diện của một thái độ mới mẻ và sáng tạo ".

 

Học Viện Của Tòa Thánh hôm Thứ Năm 25/10/2007 Hồi Âm Thư của 138 Học Giả Hồi Giáo gửi ĐTC Biển Đức XVI cùng Chư Vị Lãnh Đạo Kitô Giáo khác

Đọc bản văn kiện này, chúng tôi nhận thấy nơi họ có sự hiện diện của một thái độ mới mẻ và sáng tạo cân xứng với sách Kinh Koran và là một thái độ theo truyền thống của vị Tiên Tri ấy. Thái độ này liên quan tới một số những dẫn giải về lịch sử, những dẫn giải đã được đánh dấu bằng những trường hợp riêng biệt tương đối hạn hẹp đối với mối quan tâm tới thành phần không phải tín đồ Hồi Giáo. Chúng tôi đặc biệt thấy họ áp dụng chung cho những câu Âl 'Imrân 3, 113-115, những câu liên quan tới ‘một cộng đồng vững chắc là những người quì xuống đọc các mạc khải của Thiên Chúa vào lúc đêm khuya’, những câu đã được nhiều nhà dẫn giải chủ trương đến độ cho rằng chỉ liên quan tới thành phần Kitô hữu về vấn đề cải giáo.  

 

Chúng tôi cảm thấy vui khi thấy rằng bản văn này đã sử dụng những câu trích dẫn thánh kinh và Phúc Âm từ các nguồn cùng với những dẫn giải theo các ngôn ngữ nguyên gốc như Hebrew, Aramaic và Hy Lạp. Đây là chứng cớ cho thấy thái độ tỏ ra hết sức tôn trọng và thực sự chú trọng tới những người khác, đồng thời cũng là một tinh thần khoa học thực sự nữa. Cả về khía cạnh này nữa, chúng tôi nhận thấy xuất hiện một thái độ mới mẻ.

 

Tóm lại, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một thái độ tích cực tiên quyết của thánh phần viết lên bức thư ấy trong việc họ giải thích ba đoạn song song của các Phúc Âm Nhất Lãm. Họ có thể đã muốn thực hiện một thứ dẫn giải thánh kinh hạn hẹp và tối thiểu hơn nhiều, một thứ dẫn giải mà truyền thống Kitô Giáo có thể đã cung cấp cho họ không khó khăn gì mà họ chắc chắn biết tới. Phấn khởi trước thái độ của họ, chúng tôi cũng chỉ muốn chủ trương thực hiện việc dẫn giải hết cỡ các bản văn của Kinh Koran và truyền thống của Vị Tiên Tri là những gì không chỉ giới hạn cho umma những ích lợi mà bất cứ một tín đồ Hồi Giáo tốt lành nào cũng muốn chia sẻ với tha nhân của mình, vì niềm tin tưởng của họ nơi Thiên Chúa cũng như nơi tình yêu chuyên biệt của Ngài đối với họ.

 

Những khác biệt nơi ngôn ngữ của chúng ta cũng như nơi các sắc thái của chúng ta (ihtilâf alsinati-kum wa alwâni-kum: al-Rûm 30, 22), tức là, những khác biệt sâu xa về văn hóa của chúng ta, sẽ không gây ra ngờ vực, bất tín, khinh bỉ và bất đồng nơi chúng ta, như vẫn thường xẩy ra trong lịch sử về mối liên hệ của chúng ta và vẫn còn diễn ra trong thế giới hôm nay. Một bản văn kiện như thế là những gì phấn khích chúng ta trong việc theo đuổi dứt khoát dấn thân của chúng ta, nhờ đó, những sai biệt sẽ được thấy như là những dấu hiệu đối với những ai hiểu biết, (inna fỵ dâlika la-âyâtin li-l-'âlimỵna), tức như là tình thương của Chúa chúng ta.


Rôma ngày 25/10/2007

Linh Mục Miguel Ángel Ayuso Guixot, Viện Trưởng
Linh Mục Etienne Renaud, Giám Học
Linh Mục Michel Lagarde, Giáo Sư
Linh Mục Valentino Cottini, Giáo Sư
Linh Mục Felix Phiri, Giáo Sư
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/10/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ