GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 11/12/2007

TUẦN II MÙA VỌNG

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: THÔNG ĐIỆP SPE SALVI về Niềm Hy Vọng Kitô Giáo (1-2)

?  Thánh Long Mộng Phố: BÍ MẬT MARIA - NHỜ MẸ MARIA TẬN HIẾN CHO CHÚA GIÊSU
?  “Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”: Đến Với Chúa - Đặc Ân Tiền Định (1)

 

 

?    Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: THÔNG ĐIỆP SPE SALVI về Niềm Hy Vọng Kitô Giáo

 

Dẫn Nhập: hôm Thứ Sáu 30/11/2007, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ban hành một bức thông điệp nữa, bức thông điệp thứ hai. Bức Thông Điệp Thứ Hai mang tựa đề “Spes salvi” liên quan tới niềm hy vọng cứu độ của Kitô Giáo. Vấn đề ở đây là thời điểm ban hành bức thông điệp mang tựa đề liên quan tới niềm hy vọng Kitô giáo này rất thích hợp và đầy ý nghĩa, vì theo phụng niên là thời điểm đợi trông, đợi trông Chúa Kitô đến lần thứ hai, vì đó là thời điểm kết thúc phụng niên chu kỳ Năm C, cũng như đợi trông Chúa Kitô đến lần thứ nhất, vì đó là thời điểm sắp sửa bắt đầu vào Mùa Vọng. Chính vị Giáo Hoàng tác giả đã xác nhận điều này trong huấn từ truyền tin Chúa Nhật I Mùa Vọng vừa rồi như sau: “Chúa Nhật này là ngày thuận tiện nhất để cống hiến cho toàn thể Giáo Hội và tất cả mọi con người thành tâm thiện chí bức thông điệp thứ hai của tôi, bức thông điệp tôi muốn chú trọng tới đề tài về niềm hy vọng Kitô Giáo”. Thế nhưng, về lý do tại sao ngài lại ban Thông Điệp thứ hai này về niềm hy vọng Kitô Giáo, thì chính ngài, cũng trong cùng bài huấn từ truyền tin  trên đây, đã xác nhận là có liên quan tới thời đại văn minh vật chất ngày nay. Ngài viết: “Việc phát triển của khoa học tân tiến đã càng ngày càng đẩy lui niềm tin và niềm hy vọng vào lãnh vực tư riêng và cá thể… . Khoa học góp phần nhiều cho thiện ích của nhân loại – điều này không thể chối cãi được – thế nhưng nó không thể nào cứu chuộc được nhân loại”. Vấn đề được chính Ngài đặt ra và làm sáng tỏ trong bức thông điệp này là có thật chỉ niềm hy vọng Kitô Giáo mới mang lại ơn cứu độ cho con người mà thôi hay sao?

 

 

THÔNG ĐIỆP SPE SALVI

 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

gửi Chư Vị Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ cùng Toàn Thể Tín Hữu Giáo Dân

về Niềm Hy Vọng Kitô Giáo 

Dẫn Nhập           

1.         SPE SALVI facti sumus” – chúng ta được cứu độ bằng niềm trong hy vọng, Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Rôma,  cũng như nói với chúng ta (Rm 8:24). Theo đức tin Kitô Giáo thì “ơn cứu chuộc” – ơn cứu độ – không phải chỉ là một ân ban. Ơn cứu chuộc được cống hiến cho chúng ta theo chiều hướng chúng ta lãnh nhận được niềm hy vọng, một niềm hy vọng đáng tin tưởng, nhờ đó chúng ta mới có thể đương đầu đối diện với hiện tại của mình, một hiện tại mà cho dù có gian khổ vẫn có thể sống và chấp nhận nếu nó dẫn con người đạt đến đích điểm, nếu chúng ta nắm vững được cái đích điểm này, và nếu cái đích điểm ấy cao cả đủ, xứng với nỗ lực thực hiện cuộc hành trình. Vậy vấn đề tức khắc được nẩy lên đó là thứ hy vọng nào cĩ thể chứng thực cho câu nĩi chúng ta được cứu chuộc nhờ niềm hy vọng này và chỉ vì niềm hy vọng ấy hiện hữu? Và ở đây bao gồm loại tin tưởng nào? 

Đức Tin là Niềm Hy Vọng

2.        Trước khi chú ý tới những vấn đề hợp thời này, chúng ta cần phải cẩn thận lắng nghe hơn nữa chứng từ của Thánh Kinh về niềm hy vọng. Thật thế, “hy vọng” là chữ chính yếu theo đức tin Thánh Kinh – đến nỗi có những đoạn “đức tin” và “hy vọng” dường như là những gì khả hoán với nhau. Bởi thế Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái đã liên kết chặt chẽ “tầm mức trọn vẹn của đức tin” (10:22) với “việc tuyên xưng dứt khoát niềm hy vọng của chúng ta” (10:23). Cũng thế, nếu bức Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô huấn dụ Kitô hữu hãy luôn sẵn sàng ứng đáp về cái logos – tức cái ý nghĩa và lý do – nơi niềm hy vọng của mình, thì “hy vọng” đồng nghĩa với “đức tin”. Chúng ta thấy quan trọng ra sao việc tự nhận thức của các Kitô hữu sơ khai đã được hình thành bởi việc họ lãnh nhận tặng ân của một niềm hy vọng đáng tin tưởng, nếu chúng ta so sánh đời sống Kitô hữu với đời sống trước khi có đức tin, hay với tình trạng của thành phần môn đồ của các tôn giáo khác. Thánh Phaolô đã nhắc nhở Kitô hữu Êphêsô là trước khi họ được gặp gỡ Chúa Kitô thì họ “chẳng có hy vọng gì và chẳng có Thiên Chúa ở trên đời này” (Eph 2:12). Tất nhiên là ngài biết rằng họ có các vị thần linh, ngài biết rằng họ theo một đạo giáo nào đó, song các thần linh của họ đã trở thành những gì khả vấn, và chẳng có hy vọng gì xuất phát từ những chuyện hoang đường mâu thuẫn của họ cả. Cho dù có các vị thần linh, họ vẫn sống “không có Thiên Chúa” và vì thế họ cảm thấy họ sống trong một thế giới tối tăm, đối diện với một tương lai tăm tối. In nihil ab nihilo quam cito recidimus - chúng ta mau chóng rơi trở về với hư không cho tới hư không biết là chừng nào (Corpus Inscriptionum Latinarum VI, no. 26003): một mẩu văn mộ chí của thời đó đã viết như thế. Trong câu này chúng ta thấy vấn đề được Thánh Phaolô đang muốn nói tới không có gì là chắc chắn cả. Cũng thế, ngài đã nói với Kitô hữu Thessalonica rằng anh chị em không được “than khóc như những kẻ chẳng có hy vọng gì hết” (1Thess 4:13). Cả ở đây nữa, chúng ta thấy được dấu hiệu nổi bật của Kitô hữu đó là sự kiện họ sống có tương lai, không phải ở chỗ họ biết được những chi tiết về những gì đang chờ đợi họ, mà họ biết được một cách tổng quan là đời sống của họ sẽ không kết thúc một cách vô vọng trống rỗng. Chỉ khi nào tương lai chắc chắn như là một thực tại tích cực thì nó mới khả dĩ sống hiện tại nữa. Bởi vậy chúng ta có thể nói rằng Kitô Giáo không phải chỉ là “tin mừng” – là vấn đề truyền thông về một nội dung cho đến nay vẫn chưa được biết tới. Theo ngôn ngữ của mình, chúng ta có thể nói rằng sứ điệp của Kitô Giáo không phải chỉ là những gì “thông tín” ( informative) mà là những gì “thi hành” (performative). Tức Phúc Âm không phải chỉ là vấn đề thông truyền những điều có thể biết được – Phúc Âm là những gì làm cho các sự thể xẩy ra và làm biến đổi cuộc sống. Cánh cửa tăm tối của thời gian, của tương lai, đã được bật mở. Ai biết hy vọng thì sống khác biệt; ai hy vọng thì được ban tặng một cuộc sống mới.

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20071130_spe-salvi_en.html

 

 TOP

 

?  Thánh Long Mộng Phố: Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

Lời Mở Đầu của người dịch

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.

 

Nội Dung

Nhập Đề

Phần Một

BÍ MẬT MARIA

1. Việc Thánh Hóa của Chúng Ta: Một Nhu Cầu Bản Thân
2.
Việc Thánh Hóa nhờ Mẹ Maria: Một Đường Lối Quan Thiết
3.
Việc Thánh Hóa bằng Nô Lệ Yêu Thương: Một Đường Lối Tuyệt Hảo
4. Cây Sự Sống: Vun Trồng và Phát Triển


Phần Hai

NHỜ MẸ MARIA TẬN HIẾN CHO CHÚA GIÊSU

1. Giai Đoạn Thứ Nhất 12 Ngày Khởi Đầu: Từ Bỏ Thế Gian
2. Giai Đoạn Thứ Hai
Tuần 1: Biết Bản Thân Mình
Tuần 2: Biết Đức Trinh Nữ
Tuần 3: Biết Chúa Giêsu

Phần Ba

HUYNH HỘI MARIA NỮ VƯƠNG CỦA MỌI TÂM HỒN

 

 

TOP

 

? “Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”: Đến Với Chúa - Đặc Ân Tiền Định

 

Dẫn Nhập: Theo cảm nhận rất chân thực của ĐTC Gioan Phaolô II về Mầu Nhiệm Nhập Thể, thì, như ngài viết trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến,

 

“Ở đây chúng ta chạm đến một điểm chính yếu làm cho Kitô giáo khác với tất cả mọi tôn giáo khác, những tôn giáo diễn tả việc con người tìm kiếm Thiên Chúa từ những thời cổ xưa nhất. Khởi điểm của Kitô giáo bắt nguồn từ việc Lời nhập thể. Như thế, không phải là con người tìm kiếm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói với chính con người, và chỉ cho con người đường nẻo để con người có thể đến với Ngài”;

 

“Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Chúa Giêsu nói về việc tìm kiếm này như tìm kiếm một con chiên lạc đàn (x.Lk.15:1-7). Đó là một cuộc tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời”.

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, con người tạo sinh và tội lỗi đáng thương chúng ta có gặp được Đấng tìm kiếm chúng ta hay chăng? Hay là, ngược lại, chính vì Ngài đã hạ mình xuống quá, đến độ chúng ta không còn nhận ra Ngài nữa, như khi Ngài được hạ sinh trong hang lừa máng cỏ ở hang Bê-Lem, mà chúng ta không nhận ra Ngài và không thể đến được với Ngài. Trong Mùa Vọng, chúng ta hãy ôn lại con đường mà chính Ngài đã làm gương trong việc nhập thể và dạy trong Phúc Âm liên quan tới việc “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, để có thể đến được với Ngài.

 

 

Đến Với Chúa: Đặc Ân Tiền Định

 

"Không ai có thể đến được với Cha mà không qua Thầy"

(Gioan 14:6).

  

Câu Chúa Giêsu tuyên bố không bao giờ sai lầm trên đây là một khẳng định dứt khoát: muốn đến cùng Thiên Chúa Cha, muốn trở nên con cái Thiên Chúa, trước hết, phải "qua" Người, như Người đã kêu gọi "hãy đến với Ta" (Mathêu 11:28), "theo Ta" (Gioan 8:12), "trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người" (1Timôthêu 2:5), "là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Gioan 14:6).

 

Nói ngược lại, ai không "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, (vì chỉ có trẻ nhỏ mới đến được và mới được đến cùng Chúa Giêsu như Người kêu gọi chúng), sẽ không được vào Nước Thiên Chúa" (Mathêu 18:3) .

 

Theo đường lối cứu rỗi, đến với Chúa Giêsu thật sự tự nó là một ơn gọi của Đấng "muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý" (1Timôthêu 2:4), Đấng "đã yêu thế gian đến ban Con Một Mình để những ai tin Con sẽ không bị chết nhưng được sự sống đời đời" (Gioan 3:16).

 

Thế nhưng, trong mầu nhiệm cứu rỗi, mầu nhiệm của Đấng "muốn thương ai thì thương" (Rôma 9:18), Đấng "có quyền làm như mình muốn" (Mathêu 20:15), "làm tất cả những gì mình muốn" (Thánh Vịnh 135:6), thì không phải tự nhiên ai cũng  có thể và được phép đến với Chúa Giêsu, nếu Đấng Tối Cao không can thiệp.

 

Chính Chúa Kitô đã minh xác chân lý vô cùng xác thực và hệ trọng này qua hai lời khẳng định dứt khoát sau đây:

 

·        "Không ai có thể đến cùng Ta, nếu Cha Ta không ban phép (Gioan 6:65),

 

·        "Không ai có thể đến cùng Ta, nếu Cha, Đấng sai Ta không dẫn đưa họ" (Gioan 6:44).

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ