GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 16/12/2007

TUẦN III MÙA VỌNG

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Gia Đình Nhân Loại là một Cộng Đồng của Hòa Bình (9-10)

?  Bí Mật Maria (20-23) - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
?  “Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”: Đến Với Chúa - Như Trẻ Nhỏ - Mặc Lấy Con Người Mới

 

 

?    

Gia Đình Nhân Loại là một Cộng Đồng của Hòa Bình

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2007

 

Gia đình, cộng đồng nhân loại và kinh tế

 

9.       Một điều kiện thiết yếu cho hòa bình trong các gia đình riêng đó là việc các gia đình cần phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc của các thứ giá trị về thiêng liêng và đạo lý. Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng gia đình cảm nghiệm thấy hòa bình thực sự khi không gia đình không bị thiếu thốn những gì cần thiết, và khi gia sản của gia đình – là hoa trái lao công của người này, những dành dụm của người kia, và việc tích cực hợp tác của tất cả mọi người – được điều hành một cách khéo léo theo tinh thần liên đới kết đoàn, không quá độ và không hoang phí. Bởi vậy, hòa bình của gia đình đòi phải hướng tới một gia sản siêu việt các thứ giá trị, đồng thời đòi phải quan tâm tới việc điều hành khôn khéo cả những sản vật về vật chất cũng như các mối tương quan liên vị. Không có được các mối tương quan liên vị này sẽ gây ra đổ vỡ niềm tin tưởng hỗ tương trước tình trạng bất ổn đe dọa tương lai của đơn vị gia đình.

 

10.     Cần phải nói một cách tương tự như thế về một gia đình khác đó là toàn thể nhân loại. Gia đình nhân loại, một gia đình ngày nay càng ngày càng liên kết với nhau như thành quả của việc toàn cầu hóa, cũng cần đến, ngoài nền tảng có chung các thứ giá trị, một nền kinh tế có khả năng hiệu nghiệm đáp ứng những đòi hỏi của công ích là những gì hiện nay đang tập trung vào trái đất. Cả ở đây nữa, thật là hữu ích khi so sánh với gia đình tự nhiên. Những mối liên hệ chân thần và thẳng thắn cần phải được cổ võ giữa những cá thể với nhau cũng như giữa các dân tộc với nhau, nhờ đó, giúp cho hết mọi người có thể hợp tác một cách chính đáng và bình đẳng. Cần phải thực hiện những nỗ lực để bảo đảm việc sử dụng khôn ngoan các nguồn lợi cùng với việc phân phối đồng đều sự dồi dào. Đặc biệt là việc viện trợ cho các xứ sở nghèo cần phải được hướng dẫn bởi những nguyên tắc lành mạnh về kinh tế, tránh đi những hình thức hoang phí là những gì theo nguyên tắc gắn liền với việc duy trì những thứ quan liêu đắt giá. Cũng cần phải chú ý tới trách nhiệm về luân lý để bảo đảm rằng nền kinh tế không bị chi phối nguyên bởi những thứ luật lệ tàn nhẫn của lợi lộc nhất thời, những luật lệ tỏ ra phi nhân.

(xin xem tiếp ngày mai) 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20071208_xli-world-day-peace_en.html

 

 TOP

 

?  

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

Lời Mở Đầu của người dịch

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
 

(II) Việc Thánh Hóa nhờ Mẹ Maria: Một Đường Lối Quan Thiết

Một mình Thiên Chúa ở nơi Mẹ

20.- Hạnh phúc, ngàn lần hạnh phúc cho linh hồn ở dưới thế này được Thánh Linh tỏ cho biết Bí Mật Maria để linh hồn có thể nhận biết Mẹ; thành phần Ngài mở “Khu Vườn Rào Kín” ra cho để họ có thể vào đó; thành phần Ngài dẫn đến “Suối Nước Niêm Phong” để có thể kín lấy mà uống những ngụm no đầy của giòng nước ân sủng hằng sống! Linh hồn này sẽ tìm thấy một mình Thiên Chúa nơi tạo vật đáng yêu nhất này của Ngài. Linh hồn sẽ thấy Thiên Chúa vô cùng thánh hảo và cao sang, đồng thời cũng hòa đồng chính Ngài với nổi yếu hèn của mình. Vì Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi, ngay cả ở trong hỏa ngục, nhưng không có nơi nào tạo vật chúng ta thấy Ngài gần chúng ta hơn và thích ứng với nổi yếu hèn của chúng ta hơn là nơi Mẹ Maria, bởi thế mà chính vì mục đích này Ngài đã đến và ở trong Mẹ. Ở bất cứ nơi nào khác, Ngài là Bánh của kẻ mạnh, Bánh của các thiên thần, thế nhưng nơi Mẹ Maria, Ngài là Bánh của trẻ con.

Không gì có thể cản trở việc chúng ta hiệp nhất với Thiên Chúa

21.- Vậy chúng ta đừng tưởng rằng, như có một số người giảng dạy sai lầm hướng dẫn lệch lạc thế này, vì là một tạo vật, Mẹ Maria là một cản trở cho việc chúng ta hiệp nhất với Đấng Tạo Hóa. Không phải là Mẹ Maria sống nữa, mà là Chúc Giêsu Kitô, là một mình Thiên Chúa sống trong Mẹ. Việc Mẹ được biến đổi thành nên Thiên Chúa vượt trên việc biến đổi của Thánh Phaolô cũng như của các thánh khác, còn hơn các tầng trời cao vượt trên trái đất vậy. Mẹ Maria được Thiên Chúa dựng nên cho một mình Ngài, và Mẹ chẳng những không cầm hãm linh hồn cho bản thân Mẹ mà còn đưa thẳng linh hồn tới Thiên Chúa, và hiệp nhất linh hồn với Ngài một cách còn trọn hảo như linh hồn được hiệp nhất trọn hảo với Mẹ vậy. Mẹ Maria là tiếng vang khả tụng của Thiên Chúa. Khi chúng ta nói “Maria” thì Mẹ đáp “Thiên Chúa”. Theo bà Êlizabét, khi chúng ta gọi Mẹ “Diễm Phúc”, thì Mẹ tôn vinh Thiên Chúa. Nếu thành phần minh trí lầm lạc, thành phần bị ma quỉ lừa đảo một cách thảm thương, ngay cả trong việc cầu nguyện, nếu biết cách tìm kiếm Mẹ Maria, và nhờ Mẹ tìm gặp Chúa Giêsu, rồi qua Chúa Giêsu, tới Thiên Chúa Ngôi Cha, thì họ đã không bị vấp ngã khốn nạn như vậy. Các thánh đã nói với chúng ta rằng một khi chúng ta tìm được Mẹ Maria, và nhờ Mẹ chúng ta gặp dược Chúa Giêsu, và qua Chúa Giêsu chúng ta tới được Thiên Chúa Ngôi Cha, là chúng ta đã tìm thấy được tất cả mọi sự thiện hảo. Ai là người nói được tất cả thì cũng không loại trừ bất cứ một sự gì: tất cả ân sủng và thân tình với Thiên Chúa, tất cả an toàn trước địch thù của Thiên Chúa, tất cả mọi chân lý để chà đạp những lầm lạc, tất cả mọi dễ dãi để thắng vượt những khó khăn khốn khó trên con đường cứu độ, tất cả mọi ủi an và tất cả mọi vui mừng hoan lạc giữa đắng cay của cuộc đời.

Mẹ ban Ân Sủng để vác Thập Giá

22.- Điều này không có nghĩa là ai thành thực sùng kính Mẹ Maria thì sẽ được châm chước không bị vác thập giá và khổ đau. Trái lại, họ càng bị vây hãm bởi thập giá và khổ đau hơn những người khác nữa, vì Mẹ Maria, Mẹ của kẻ sống, ban cho tất cả mọi con cái của Mẹ được hưởng phần Cây Sự Sống là Thập Giá Chúa Giêsu. Thế nhưng, cùng với thập giá của họ, Mẹ cũng ban ân sủng để họ nhẫn nại, thậm chí vui vẻ, mang vác; nhờ thế thập giá Mẹ đặt lên những ai thuộc về Mẹ càng ngọt ngào hơn là đắng cay chua chát. Nếu con cái Mẹ một thời gian có cảm thấy cay đắng của chén mà họ cần phải uống để trở nên bạn hữu của Thiên Chúa, thì niềm an ủi và hân hoan do Người Mẹ nhân lành này gửi đến cho họ sau cuộc thử thách lại càng phấn khích họ hơn trong việc mang vác những thập giá nặng hơn và đau đớn hơn nữa.

Kết luận

23.- Bởi vậy, khốn khó là để thực sự và thật tình tìm kiếm Rất Thánh Trinh Nữ Maria, nhờ đó tìm được tất cả mọi ân sủng dồi dào phong phú. Là Chủ Tể tuyệt đối tối cao, Thiên Chúa có thể tự mình trực tiếp ban phát những gì Ngài thường chỉ ban qua Mẹ Maria. Dám nói là nông nổi nếu chối bỏ là Ngài đôi khi làm như vậy. Tuy nhiên, Thánh Tôma dạy rằng trong trật tự ân sủng được ấn định bởi Đức Khôn Ngoan Thần Linh, Thiên Chúa thường thông Mình cho con người chỉ qua một mình Mẹ Maria. Bởi thế, nếu chúng ta muốn đến với Ngài và được hiệp nhất với Ngài, chúng ta phải sử dụng cùng một phương tiện Ngài đã dùng để đến với chúng ta, để làm người cũng như để ban phát các ân sủng của Ngài cho chúng ta. Phương tiện đó là việc thành thực sùng kính Vị Nữ Lưu Thánh Đức của chúng ta vậy.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

?

 

“Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”

 

Dẫn Nhập: Theo cảm nhận rất chân thực của ĐTC Gioan Phaolô II về Mầu Nhiệm Nhập Thể, thì, như ngài viết trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến,

 

“Ở đây chúng ta chạm đến một điểm chính yếu làm cho Kitô giáo khác với tất cả mọi tôn giáo khác, những tôn giáo diễn tả việc con người tìm kiếm Thiên Chúa từ những thời cổ xưa nhất. Khởi điểm của Kitô giáo bắt nguồn từ việc Lời nhập thể. Như thế, không phải là con người tìm kiếm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói với chính con người, và chỉ cho con người đường nẻo để con người có thể đến với Ngài”;

 

“Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Chúa Giêsu nói về việc tìm kiếm này như tìm kiếm một con chiên lạc đàn (x.Lk.15:1-7). Đó là một cuộc tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời”.

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, con người tạo sinh và tội lỗi đáng thương chúng ta có gặp được Đấng tìm kiếm chúng ta hay chăng? Hay là, ngược lại, chính vì Ngài đã hạ mình xuống quá, đến độ chúng ta không còn nhận ra Ngài nữa, như khi Ngài được hạ sinh trong hang lừa máng cỏ ở hang Bê-Lem, mà chúng ta không nhận ra Ngài và không thể đến được với Ngài. Trong Mùa Vọng, chúng ta hãy ôn lại con đường mà chính Ngài đã làm gương trong việc nhập thể và dạy trong Phúc Âm liên quan tới việc “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, để có thể đến được với Ngài.

 

 

Đến Với Chúa: Như Trẻ Nhỏ

 "Tin vào Phúc Âm và chịu Phép Rửa Tội"

(Marcô 16:16)

  

“Trở Nên Như Trẻ Nhỏ" là “Mặc Lấy Con Người Mới"           

 

Trước khi con người có tư tưởng và ước vọng muốn "nên giống như các thần linh biết lành biết dữ", thì con người vẫn còn ở trong tình trạng tốt lành nguyên thủy, tức vẫn còn ở trong ý thức nhận biết Thiên Chúa: "Chúng tôi được ăn trái của các cây trong vườn, chỉ duy có trái của cây ở giữa vườn thì Thiên Chúa dặn 'Ngươi không được ăn hay được đụng đến nó kẻo chết'" (Khởi Nguyên 3:2-3).

 

Với ý thức nhận biết này, cho đến khi bị cám dỗ bởi "tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44) là "con cựu xà tức là ma quỉ hay Satan" (Khải Huyền 12:9), con người đã không dám "ăn hay đụng đến" điều Thiên Chúa cấm.

 

Như thế, khi còn sống trong tình trạng tốt lành nguyên thủy là con người còn sống trong sự kính sợ Thiên Chúa, qua việc tuân phục ý muốn tối cao của Ngài.

 

Nếu nhờ ý thức nhận biết Thiên Chúa, qua việc tuân phục ý muốn tối thượng của Ngài như thế, mà con người ngay từ ban đầu đã sống hoàn toàn hồn nhiên như trẻ nhỏ, không biết đến tội lỗi là gì, thì: "trở nên như trẻ nhỏ" chính là trở nên mọi sự như Thiên Chúa muốn. Chính ý muốn của Thiên Chúa mới đúng là vị thế để con người chọn, là mức độ để con người hạ mình xuống, là tầm vóc cho "con người mới" của họ.

 

Nếu mục tiêu "trở nên như trẻ nhỏ" là "trở nên mọi sự như Thiên Chúa muốn", thì tác động "trở nên như trẻ nhỏ" là "xin vâng". Chính tác động "xin vâng" này mới chứng thực được việc "hoán cải" là "hạ mình xuống" của con người là thật hay giả, tốt hay xấu.

 

Giả sử trường hợp của Mẹ Maria, vì thấy mình chỉ là "tôi tớ Chúa" (Luca 1:38), vô cùng bất xứng để "cưu mang và hạ sinh ... Con Đấng Tối Cao" (Luca 1:31-32), nên Mẹ đã "hạ mình xuống", đến nỗi, không chịu "xin vâng như lời sứ thần truyền" (Luca 1:38), thì lời tuyên bố của Chúa: "Ai hạ mình xuống trở nên như con trẻ này sẽ là kẻ lớn nhất trên Nước Trời" (Mathêu 18:4), có ứng nghiệm nơi Mẹ, như Mẹ hiện xứng đáng hay chăng?

 

Thật sự, "nếu không được tái sinh bởi trên cao, không ai được vào Nước Thiên Chúa" (Gioan 3:3). Là vì, "con người cũ", con người sau nguyên tội "vốn yêu tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan 3:19), không thể nào nhận ra được chân lý, nếu không được soi sáng.

 

Chúa Kitô, "Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), chính là "ánh sáng đã chiếu trong tăm tối" (Gioan 1:5), để "con cái ánh sáng" (Luca 16:8), thành phần con cái Thiên Chúa, thành phần trẻ nhỏ, thành phần chiên theo mục tử, thành phần mà Chúa Kitô xác quyết: "Ai theo Ta sẽ không đi trong tăm tối, song sẽ được ánh sáng ban sự sống" (Gioan 8:12).

 

Chúa Kitô, theo bản tính Thiên Chúa, chính "là ánh sáng" (1Gioan 1:5), và, trong mầu nhiệm nhập thể, khi mặc lấy nhân tính của con người, Người trở thành "ánh sáng chiếu trong tăm tối" (Gioan 1:5)..

Như thế, nhân tính của Chúa Kitô là phương tiện, là "Đường" để Người "là Sự Thật và là Sự Sống" (Gioan 14:6) tỏa ra "chiếu soi trong tăm tối".

 

Đối với con người, tất cả những gì tỏa ra từ Chúa Kitô, như lời Người nói hay việc Người làm, đều là " ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12), "là Đường" (Gioan 14:6) dẫn họ đến cùng Cha, dẫn họ vào Nước Thiên Chúa.

 

Chúa Kitô chẳng những đã dùng lời nói để soi sáng cho con người biết phải làm cách nào mới có thể đến cùng Cha, mới có thể vào Nước Thiên Chúa, khi Người chỉ cho con người biết phải "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ", Người còn dùng cả bản thân mình để làm gương cho con người nữa, như thánh Tông Đồ Phaolô diễn tả và kêu gọi: "Hành vi của anh em phải là hành vi của Chúa Kitô: Người bản thân tuy là Thiên Chúa, song Người đã không tự cho mình cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa. Trái lại, Người đã tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đòi, sinh ra theo hình ảnh con người. Với thân phận con người, Người đã tự hạ vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá." (Philiphê 2:6-8).

 

Nếu "hoán cải" là "cởi bỏ con người cũ", con người kiêu căng, bất tuân và tự ái, thì "trở nên như trẻ nhỏ" là "mặc lấy con người mới", con người tự hạ, phục tùng và chết trên thập giá như Chúa Kitô, Đấng mà họ mặc lấy khi chịu phép rửa và đã chôn táng con người cũ của họ trong sự chết của Người.

 

 Đến đây, vấn đề "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" đã được hoàn toàn sáng tỏ như sau:

 

1.      Trước hết, Thiên Chúa đã tỏ mình Ngài ra cho con người qua và nơi Con Một của Ngài là Chúa Giêsu Kitô.

 

2.      Chúa Giêsu Kitô là "Ngôi Lời vốn ở nơi Thiên Chúa ngay từ ban đầu" (Gioan 1:1) "đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14), như điểm hẹn "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24) muốn đến để gặp gỡ con người "thuộc hạ giới... thuộc thế gian" (Gioan 8:23), và cũng để con người không cần phải "nâng mình lên" "giống như các thần linh biết lành biết dữ" mới có thể  gặp Ngài, mà chỉ cần "hạ mình xuống", "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" mà thôi.

 

3.      Như thế, càng "hạ mình xuống", càng gặp được Thiên Chúa nơi Đấng "đã tự hủy ra như không". Càng "hoán cải", càng nên giống Đấng "đã mặc lấy thân phận tôi đòi". Càng "trở nên như trẻ nhỏ", càng nên giống Đấng "tự hạ vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá". Càng nên giống Chúa Kitô "đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14), càng tràn đầy Thiên Chúa, càng "là đệ nhất trên Nước Trời".

 

4.      Do đó, đối với "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gioan 4:8,16), nếu thánh thiện là Đức Ái Trọn Hảo, thì đối với con người, thánh thiện là “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ