GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 18/12/2007 BÁT NHẬT TRƯỚC LỄ GIÁNG SINH |
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Gia Đình Nhân Loại là một Cộng Đồng của Hòa Bình (14-15)
?
Bí Mật
Maria (28-31) - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
?
“Hoán cải và
trở nên như trẻ nhỏ”:
Nồng Nan Đền
Đap NHƯ TRẺ NHỎ
Gia Đình Nhân Loại là một Cộng Đồng của Hòa Bình
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2007
Việc thắng vượt những xung khắc và vấn đề giải giới
14. Nhân loại ngày nay, bất hạnh thay, đang cảm nghiệm thấy tình trạng hết sức chia rẽ và dữ dội xung khắc là những gì đang làm âm u tương lai của nó. Có những miền đất rộng lớn trên thế giới đang bị giẫy dụa trong những tình trạng gia tăng căng thẳng, trong khi đó cái nguy hiểm của một thứ gia tăng con số các quốc gia sở hữu những thứ vũ khí nguyên tử đã gây ra một nỗi lo âu sợ hãi thực sự nơi hết tất cả những ai hữu trách. Nhiều cuộc nội chiến vẫn đang diễn ra ở Phi Châu, cho dù có một số quốc gia đang tiến bộ trên con đường tiến đến tự do và dân chủ. Trung Đông vẫn còn là một khấu trường của xung đột và bạo động, một tình trạng cũng ảnh hưởng cả những quốc gia cùng miền đất chung quanh và có cơ nguy lôi họ vào trận lốc bạo động. Nhìn bao rộng hơn nữa người ta không thể không xót xa nhận thấy con số gia tăng các Quốc Gia dính dáng tới cuộc đấu đua vũ khí: thậm chí có cả một số những quốc gia đang phát triển cũng phân định một phần đáng kể trong sản phẩm nội địa hiếm hoi của mình để mua các thứ vũ khí. Trách nhiệm đối với cuộc bán buôn tai hại này không có giới hạn, ở chỗ, các quốc gia thuộc thế giới phát triển về kỹ nghệ chiếm được rất nhiều lợi nhuận từ việc bán các thứ vũ khí, trong khi đó thì các tập đoàn cai trị ở nhiều quốc gia nghèo lại muốn củng cố thành trì của mình bằng việc chiếm hữu loại vũ khí tinh chế hơn bao giờ hết. Trong những thời điểm khó khăn như thế này, thật sự là cần đến tất cả những con người thành tâm thiện chí cùng nhau họp lại đển tiến đến những thỏa thuận cụ thể nhắm đến chỗ thực sự phi quân sự hóa, nhất là ở những miền có các thứ vũ khí nguyên tử. Trong lúc tiến trình vê 2 vấn đề không leo thang nguyên tử vẫn còn dậm chân tại chỗ, tôi cảm thấy cần phải nài xin những ai có thẩm quyền hãy cương quyết tái diễn những cuộc thương thuyết về một cuộc giải giới đang tiến triển và thỏa thuận với nhau các thứ vũ khí nguyên tử hiện nay. Khi lập lại lời kêu gọi này, tôi biết rằng tôi đang làm âm vang ước muốn của tất cả những ai quan tâm tới tương lai của nhân loại này vậy.
15. Sáu mươi năm trước đây, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đã long trọng ban hành Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền (1948-2008). Qua bản văn kiện này, gia đình nhân loại đã tỏ ra phản ứng lại trước những thứ kinh hoàng gây ra bởi Thế Chiến Thứ II, bằng việc nhìn nhận mối hiệp nhất riêng của mình, căn cứ vào phẩm vị bình đẳng của tất cả mọi con người nam nữ, cũng như bằng việc đề cao việc tôn trọng các thứ nhân quyền căn bản của cá nhân cũng như của các dân tộc như là tâm điểm của việc con người chung sống. Đó là một bước tiến quan trọng cùng với sự khốn khó và đường lối gay go để tiến tới tình trạng hòa hợp và hòa bình. Năm nay cũng đánh dấu 25 năm mừng kỷ niệm việc Tòa Thánh thừa nhận Bản Hiến Chương Các Quyền Lợi của Gia Đình (1983-2008), và kỷ niệm 40 năm việc cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới đầu tiên (1968-2008). Được xuất phát từ trực giác thức thời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và được thực hiện bằng một niềm xác tín cao cả của vị tiền nhiệm yêu dấu và khả kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, việc cử hành Ngày Hòa Bình này đã làm cho Giáo Hội, qua giòng thời gian, có thể trình bày qua những Sứ Điệp này một bộ giáo huấn hướng dẫn liên quan tới sự thiện nền tảng này của nhân loại. Theo chiều hướng của những việc mừng kỷ niệm quan trọng ấy, tôi mời gọi hết mọi con người nam nữ hãy có được một cảm quan sống động hơn nữa trong việc thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất, và nỗ lực làm cho việc chung sống của nhân loại càng ngày càng phản ảnh niềm xác tín này, một niềm xác tín thiết yếu cho việc thiết lập một nền hòa bình thực sự và vững bền. Tôi cũng mời gọi các tín hữu hãy liên lỉ nài xin Thiên Chúa ban cho đại tặng ân hòa bình này. Về phần mình, Kitô hữu biết rằng có thể tin tưởng vào việc chuyển cầu của Mẹ Maria, là Mẹ của Con Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể để cứu độ nhân loại và là Mẹ chung của chúng ta.
Chúc cho tất cả mọi người một Tân Niên vui tươi!
Tại Vatican ngày 8/12/2007
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Lời Mở Đầu của người dịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
|
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
(III) Việc Thánh Hóa của Chúng Ta nhờ Trọn Hảo Tôn Sùng Đức Trinh Nữ, hay bằng cách Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu
A. Bản Chất và Mục Tiêu của Việc Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu
Bản Chất
28.- Nó là ở chỗ hoàn toàn hiến mình như một nô lệ cho Mẹ Maria, cũng như cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria; và sau đó làm tất cả những gì chúng ta thực hiện nhờ Mẹ Maria, với Mẹ Maria, trong Mẹ Maria và cho Mẹ Maria. Gioơ đây tôi sẽ cắt nghĩa những chữ này.
Mục Tiêu: Hoàn Toàn Phó Thân
29.- Chúng ta phải chọn một ngày lễ đặc biệt để tự nguyện, ưu ái, không bị ép buộc, trao dâng, hiến dâng và hy hiến một cách trọn vẹn không tiếc nuối cho Mẹ Maria hồn xác của chúng ta, sản vật ngoại thân của chúng ta, như nhà cửa, gia đình và lợi tức; cũng như cả những sử vật nội tại của chúng ta, tức là các thứ công nghiệp, ơn lành, nhân đức và những việc thánh hóa của chúng ta.
Ở đây cần phải nhận định là, bằng việc tôn sùng này, linh hồn hy hiến cho Chúa Giêsu, nhờ Mẹ Maria, tất cả những gì linh hồn yêu quí nhất, những gì ngay cả các dòng tu cũng không đòi phải hy sinh như vậy; tức là quyền được làm chủ bản thân mình, làm chủ giá trị những lời nguyện cầu và bố thí của mình, làm chủ những việc hãm mình và thánh hóa của mình. Linh hồn từ bỏ tất cả mọi sự để Đức Mẹ được tự do sở hữu, nhờ đó Mẹ có thể hoàn toàn sử dụng linh hồn theo ý muốn của Mẹ cho vinh hiển của Thiên Chúa là Đấng chỉ có một mình Mẹ nhận biết trọn hảo nhất.
Việc Dâng Phú Giá Trị Các Việc Lành Chúng Ta Làm
30.- Chúng ta trao phó cho quyền sở hữu của Mẹ tất cả mọi thứ giá trị tốt đẹp và xứng đáng nơi những việc lành phúc đức của chúng ta, nhờ đó, sau khi chúng ta thực hiện việc hy sinh chúng đi, mặc dầu không phải bằng lời thế hứa, chúng ta không còn làm chủ bất cứ việc lành nào chúng ta làm nữa; mà Đức Mẹ là vị có thể sử dụng chúng, đôi khi cho việc cứu lấy một linh hồn nào đó trong Luyện Ngụ, đôi khi để hoán cải một tội nhân đáng thương nào đó, v.v.
31.- Bằng việc tôn sùng này, chúng ta cũng đặt các công lênh sự nghiệp của chúng ta trong tay Đức Mẹ nữa, thế nhưng, có thế, Mẹ mới bảo trì, lăm gia tăng và diễm lệ chúng, vì chúng ta không thể thông đạt cho nhau các công nghiệp của ơn thánh hóa hay các công nghiệp của tình rạng hiển vinh. Tuy nhiên, chúng ta hiến dâng cho Mẹ tất cả những lời nguyện cầu của chúng ta và những việc lành của chúng ta vì chúng có một giá trị xứng đáng và tốt đẹp, để Mẹ đem phân phát và áp dụng chúng cho những ai Mẹ muốn. Nếu sau khi chúng ta đã hiến dâng bản thân mình cho Đức Mẹ như thế, chúng ta muốn cứu một linh hồn trong Luyện Ngục, muốn cứu một tội nhân, hay muốn trợ giúp một người bạn, bằng những lời nguyện cầu của chúng ta, bằng những việc làm phúc bố thí của chúng ta, bằng việc hãm mình và hy sinh của chúng ta, chúng ta cần phải khiêm nhượng xin điều ấy với Đức Mẹ, tùy Mẹ quyết định, một quyết định chúng ta không biết ra sao; và chúng ta cần phải hoàn toàn thâm tín rằng giá trị các hành động của chúng ta, được phân phối bởi cùng bàn tay được chính Thiên Chúa muốn sử dụng để phân phát cho chúng ta các ân sủng và tặng ân của Ngài, không thể nào lại không được sử dụng để làm vinh hiển Ngài hơn.
(còn tiếp)
“Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”
Dẫn Nhập: Theo cảm nhận rất chân thực của ĐTC Gioan Phaolô II về Mầu Nhiệm Nhập Thể, thì, như ngài viết trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến,
“Ở đây chúng ta chạm đến một điểm chính yếu làm cho Kitô giáo khác với tất cả mọi tôn giáo khác, những tôn giáo diễn tả việc con người tìm kiếm Thiên Chúa từ những thời cổ xưa nhất. Khởi điểm của Kitô giáo bắt nguồn từ việc Lời nhập thể. Như thế, không phải là con người tìm kiếm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói với chính con người, và chỉ cho con người đường nẻo để con người có thể đến với Ngài”;
“Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Chúa Giêsu nói về việc tìm kiếm này như tìm kiếm một con chiên lạc đàn (x.Lk.15:1-7). Đó là một cuộc tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời”.
Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, con người tạo sinh và tội lỗi đáng thương chúng ta có gặp được Đấng tìm kiếm chúng ta hay chăng? Hay là, ngược lại, chính vì Ngài đã hạ mình xuống quá, đến độ chúng ta không còn nhận ra Ngài nữa, như khi Ngài được hạ sinh trong hang lừa máng cỏ ở hang Bê-Lem, mà chúng ta không nhận ra Ngài và không thể đến được với Ngài. Trong Mùa Vọng, chúng ta hãy ôn lại con đường mà chính Ngài đã làm gương trong việc nhập thể và dạy trong Phúc Âm liên quan tới việc “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, để có thể đến được với Ngài.
Nồng Nan Đền Đap NHƯ TRẺ NHỎ
Trong câu chuyện Chúa Giêsu dự bữa cơm tối tại nhà ông Simon (xem Luca 7:36-50), chúng ta cũng thấy rõ ràng diễn ra, trước mặt Chúa Giêsu, hai thành phần: người lớn và "như trẻ nhỏ".
Thành phần người lớn ở trong câu chuyện này chính là Simon, "một người Pharisiêu mời Chúa Giêsu đến dùng bữa tối với mình" (Luca 7:36). Và thành phần "như trẻ nhỏ" chính là "người phụ nữ có tiếng là tội lỗi trong thành" (Luca 7:37).
Trước hết về việc nhận biết Chúa Giêsu, thành phần người lớn chỉ tỏ ra có cảm tình với Chúa Giêsu hơn là cảm phục Người. Trong khi đó, thành phần "như trẻ nhỏ" chẳng những hết lòng cảm phục Chúa Giêsu mà còn hết sức cảm mến Người nữa.
Thái độ và hành động của cả hai thanh phần này đối với đối tượng chung của mình là Chúa Giêsu đã nói lên tinh thần người lớn hay "như trẻ nhỏ" của họ. Chính Chúa Giêsu đã thẳng thắn tỏ ra nhận định của Người về hai thành phần này.
Trong con mắt tự cao của thành phần người lớn, tiêu biểu qua người Pharisiêu gia chủ này, Chúa Giêsu cùng lắm chỉ được coi như một "sư phụ" (Luca 7:40), chứ chưa phải là "một tiên tri" (Luca 7:39) nữa, theo như nhận định của gia chủ.
Bằng không, gia chủ đã đâu dám tỏ ra coi thường Chúa Giêsu, đến nỗi không làm một việc lịch sự tỏ ra qúi trọng đối với một vị thượng khách, một vị khách qúi mà mình cảm phục, (vì nhỏ hơn khách), được hân hạnh đón tiếp, như Chúa Giêsu đã nói với ông, là: "Tôi đến nhà của ông mà ông không rửa chân cho tôi" (Luca 7:44).
Ngược lại, trong con mắt của "những ai giống như chúng", "như trẻ nhỏ", như người phụ nữ tội lỗi nổi tiếng ở đây, Chúa Giêsu lại là Đấng "có quyền tha tội" (Luca 7:49).
Bằng không, chị đã đến với Chúa Giêsu mà làm gì, với "một bình dầu thơm" (Luca 7:37), và với những tác động tôn vinh sùng kính "như trẻ nhỏ", trước mặt thành phần người lớn vẫn khinh thường mình "là loại đàn bà ... tội lỗi" (Luca 7:39) và vẫn coi Chúa Giêsu là thành phần khách không đáng được rửa chân cho.
Việc làm cho Chúa Giêsu của người đàn bà tội lỗi nổi tiếng trong thành này, chẳng những tỏ ra lòng ngưỡng mộ tôn sùng của chị, mà còn tỏ ra lòng kính mến của chị nữa.
Nếu chỉ ngưỡng mộ tôn sùng không mà thôi, chắc gì chị phụ nữ biết mình tội lỗi nhơ nhuốc xấu xa "nổi tiếng trong thành" như chị trước mặt một vị cao cả như Chúa Giêsu dám mon men đến gần Người.
Ở đây, chị đã dạn dĩ đến nỗi, chẳng những bất chấp những cái nhìn khinh khi của đám người lớn đang ở chung quanh Chúa Giêsu bấy giờ, mà còn dám "chạm đến (Người)" (Luca 7:39), qua những tác động rất thân tình, như Chúa Giêsu đã phải kể ra cho chủ nhà, tiêu biểu cho thanh phần người lớn biết:
"Chị rửa chân tôi bằng nước mắt của chị và lau chân khô bằng tóc của chị... Chị không ngừng hôn chân tôi từ khi tôi vào đây... Chị đã xức chân tôi bằng dầu thơm" (Luca 7:44-46).
Thái độ "giống như chúng", "như trẻ nhỏ" của chị phụ nữ tội lỗi trong trường hợp này là ở chỗ ấy, ở chỗ, như Chúa Giêsu kết luận về các việc làm của chị đối với Người: "Đó là lý do tại sao tôi lỗi của chị dù nhiều cũng được tha thứ, bởi vì chị yêu nhiều" (Luca 7:47).
Thế nhưng, cái gì đã làm cho chị phụ nữ "tội lỗi nổi tiếng trong thành" này "yêu (Chúa Giêsu) nhiều" đến nỗi "tội lỗi (của chị) dù nhiều cũng được tha thứ" như vậy, nếu không phải, như Chúa Giêsu quả quyết: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta" (Gioan 10:27).
Vì là chiên của Chúa, cho dù có là con chiên lạc (xem Luca 15:4; Gioan 10:16), miễn không phải là "dê" (Mathêu 25:33), người phụ nữ dù "tội lỗi nổi tiếng trong thành" này, cũng đã nhận ra Chúa Giêsu, bằng việc đến với Người: "biết được Người đang dùng bữa tối ở nhà của một người Pharisiêu, chị đã mang một bình dầu thơm, đến đứng ở dưới chân Người..." (Luca 7:37), và bằng việc theo Người, qua những việc "yêu nhiều" chị làm cho Chúa Giêsu (xem Luca 7:44-48), vị chủ chiên của mình, Đấng đã tuyên bố: "Người mạnh khỏe không cần đến thày thuốc, mà là kẻ yếu đau. Ta đến không phải để kêu gọi kẻ cho mình là công chính không cần ăn năn hối cải, mà là tội nhân" (Luca 5:31-32).
Tuy nhiên, chị phụ nữ "tội lỗi có tiếng trong thành" này sẽ không thể nào nhận ra Chúa Giêsu và theo Chúa Giêsu, nếu trước hết chị không "hạ mình xuống", nhận biết thân phận tội lỗi khổng lồ của mình như một thứ "nợ không thể nào thanh toán nổi" (Luca 7:42) cần phải ăn năn cải thiện bằng mối tình "yêu nhiều" của mình.
Chính khi chị phụ nữ "tội lỗi nổi tiếng trong thành" này "hạ mình xuống" tới tận cùng của thân phận mình như thế, chị mới gặp được Đấng mà thánh tông đồ dân ngoại đã không ngần ngại viết: "Vì chúng ta, Thiên Chúa đã làm cho Người là Đấng vốn không biết đến tội lỗi thanh tội lỗi, để trong Người, chúng ta trở nên đúng là sự thánh thiện của Thiên Chúa" (1Côrintô 5:21).
Thế nhưng, tác động "hạ mình xuống" để gặp Chúa sẽ không thể nào thành công, nếu không phải là tác động "hạ mình xuống trở nên như con trẻ", thành phần Chúa Giêsu muốn đến với Người. (Nếu "hạ mình xuống" mà không gặp được Chúa, hay không dám tiến "đến với Chúa", thì "hạ mình xuống" chỉ là tự hủy diệt).
Ở đây, tac động "hạ mình xuống trở nên như con trẻ" của chị phụ nữ "tội lỗi nổi tiếng trong thành" này là ăn năn khóc lóc vì kính mến Đấng đến để tha tội cho mình. Và, chính lòng "yêu nhiều" này đã làm cho chị tin tưởng để đến với Chúa và đã chạm đến chính tim Người: "Tội lỗi con đã được tha. Đức tin của con đã cứu con. Vậy hãy đi bằng an" (Luca 7:48,50).
Tóm lại, qua câu chuyện người phụ nữ "tội lỗi nổi tiếng trong thành" "yêu (Chúa) nhiều": "Trở nên như trẻ nhỏ" là trở nên mồi ngon cho tình yêu Thiên Chúa, bằng tác động lăn xả vao lòng Tình Yêu.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL