GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 25/12/2007

BÁT NHẬT HẬU GIÁNG SINH

 

?  "Thiên Chúa đã trở thành một người trong chúng ta, để chúng ta có thể ở với Ngài và trở nên giống như Ngài";

?  Bí Mật Maria (57-59) - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
?  “Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”: Cảm Mến Tôn Sùng NHƯ TRẺ NHỎ

 

 

 

 

?    

"Thiên Chúa đã trở thành một người trong chúng ta, để chúng ta có thể ở với Ngài và trở nên giống như Ngài"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Bài Giảng Lễ Đêm Giáng Sinh 2005 tại Đền Thớ Thánh Phêrô

 

  

“Chúa đã nói với tôi rằng: Con là Con Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. Với những lời này của Thánh Vịng thứ hai, Giáo Hội bắt đầu Lễ Vọng Giáng Sinh là lễ chúng ta cử hành việc hạ sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, trong hang Bêlem. Bài Thánh Vịnh này thuộc về lễ nghi tôn vinh các vua chúa của Giud0a. Dân Yến Duyên,  vì việc được tuyển chọn của mình, đã đặc biệt coi mình là con cái Thiên Chúa, thành phần con cái thừa nhận của Thiên Chúa. Như vua là hiện thân của dân chúng thế nào thì việc lên ngôi của ông cũng được cảm thấy như là một tác động Thiên Chúa long trọng nhận làm con nuôi vậy, bởi thế mà, một cách nào đó, vị vua ấy được tham dự vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vào đêm ở Bêlem, những lời này, những lời thực sự là một biểu hiệu cho một niềm hy vọng hơn là một thực tại hiện có, đã có một ý nghĩa mới mẻ và bất ngờ. Con Trẻ nằm trong máng có thực sự là Con Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một Đấng chỉ vĩnh hằng quan tâm mà là mối hiệp thông yêu thương và trao hiến cho nhau. Ngài là Cha và Con và Thánh Thần.

 

Thế nhưng, chưa hết: Nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, chính Thiên Chúa đã hóa thân làm người. Chúa Cha đã nói với Người rằng: “Con là Con Cha”. “Cái ngày hôm nay” vĩnh hằng của Thiên Chúa đã trở thành cái ngày hôm nay thoáng qua của thế giới này và thăng hóa cái hôm nay chốc lát của chúng ta đây lên cái ngày hôm nay đời đời của Thiên Chúa. Thiên Chúa quá lớn lao đến nỗi đã trở thành nhỏ bé. Thiên Chúa quá quyền năng đến nỗi đã trở thành mềm yếu và đến với chúng ta như một con trẻ bất khả tự vệ, để chúng ta có thể mến yêu Ngài. Thiên Chúa quá thiện hảo để Ngài có thể bỏ đi hiển vinh thần linh của mình mà đến nơi hang đá, để chúng ta có thế thấy được Ngài, để sự thiện hảo của Ngài chúng ta có thể chạm tới chúng ta, để ban phát cho chúng ta và tiếp tục hoạt động qua chúng ta. Đó là Giáng Sinh: “Con là Con Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”.

 

Thiên Chúa đã trở thành một người trong chúng ta, để chúng ta có thể ở với Ngài và trở nên giống như Ngài. Như một dấu hiệu, Ngài đã chọn làm Con Trẻ nằm trong máng cỏ: Đó là cách thức Thiên Chúa là. Đó là cách thức chúng ta biết được Ngài. Và nơi hết mọi con trẻ chiếu tỏa một cái gì đó của ánh quang của “cái ngày hôm nay” ấy, của cái Thiên Chúa gần gũi mà chúng ta phải mến yêu và chúng ta phải qui phục – vì nó chiếu tỏa ra nơi hết mọi con trẻ, ngay cả nơi những con trẻ chưa được sinh vào đời.

 

Chúng ta hãy lắng nghe câu thứ hai của phụng vụ đêm thánh này, một câu được trích từ Sách Tiên Tri Isaia: “Một ánh sáng rạng ngời đã chiếu tỏa trên dân chúng đang bước đi trong tăm tối” (Is 9:1). Tiếng “ánh sáng” là tiếng tràn ngập toàn thể phụng vụ của Thánh Lễ đêm nay. Nó tái xuất hiện ở đoạn được trích từ thư Thánh Phaolô gửi cho Titô: “Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện” (2:11). Lời phát biểu “đã xuất hiện”, theo nguyên ngữ Hy Lạp,  cũng có cùng một ý nghĩa với được diễn tả theo tiếng Do Thái với những lời lẽ là “một ánh sáng đã chiếu soi”: “việc xuất hiện” này – “việc hiển linh” này – là việc tỏa ra ánh sáng của Thiên Chúa trên thế giới đầy tối tăm cùng với những vấn đề nan giải. Thế rồi Phúc Âm thuật lại rằng vinh quang ấy của Chúa đã xuất hiện với các mục đồng và “chiếu tỏa chung quanh họ” (Lk 2:9). Bất cứ nơi nào vinh quang của Thiên Chúa tỏ hiện thì ánh sáng đều tỏa ra khắp thế giới. Thánh Gioan đã nói với chúng ta rằng “Thiên Chúa là ánh sáng và nơi Ngài không có tối tăm” (1Jn 1:5). Ánh sáng là nguồn sự sống.

 

Thế nhưng, trước hết, ánh sáng mang ý nghĩa hiểu biết; nó có ý chỉ về sự thật, vì nó tương phản với bóng tối tăm của sự sai lầm và vô thức. Ánh sáng ban sự sống cho chúng ta, nó tỏ cho chúng ta thấy đường đi nước bước. Thế nhưng, ánh sáng, như nguồn nhiệt lượng, cũng có nghĩa là yêu thương nữa. Đâu có yêu thương thì ánh sáng đều chiếu tỏa trên thế giới; đâu có hận thù thì ở đó thế giới vẫn còn ở trong tăm tối. Nơi hang Bêlem đã xuất hiện một ánh sáng rạng ngời đang được thế giới đợi trông. Nơi Con Trẻ năm trong hang lừa bò ấy Thiên Chúa đã tỏ vinh quang của Ngài ra – một vinh quang yêu thương, một vinh quang đã bỏ mình đi, tước bỏ hết những gì là cao sang để hướng dẫn chúng ta theo con đường yêu mến. Ánh sáng ở Bêlem này đã không bao giờ bị lịm tắt. Nó đã chạm tới con người nam nữ ở mọi thời đại, “nó đã chiếu tỏa chung quang họ”.

 

Bất cứ nơi nào con người tin tưởng vào Con Trẻ ấy thì bác ái cũng được tỏa ra – một đức ái hướng về người khác, ưu ái quan tâm tới thành phần yếu kém và thành phần khổ đau, ban phát thứ tha. Từ Bêlem, một luồng ánh sáng, yêu thương và chân lý tỏa lan khắp các thế kỷ. Nếu chúng ta nhìn đến các vị thánh nhân – từ Thánh Phaolô và Âu Quốc Tinh tới Thánh Phanxicô và Đaminh, từ Thánh Phanxicô Xavier và Têrêsa Avila tới Mẹ Têrêsa Calcutta – chúng ta đều thấy cái ngập lụt thiện hảo này, một con đường ánh sáng bốc tỏa luôn mới mẻ từ mầu nhiệm Bêlem, mầu nhiệm Thiên Chúa trở thành một Con Trẻ. Nơi Con Trẻ này, Thiên Chúa đã ngăn chặn bạo lực của thế giới này bằng sự thiện hảo của Ngài. Ngài kêu gọi chúng ta hãy bước theo Con Trẻ ấy.

 

Cùng với cây Giáng Sinh, những người bạn Áo quốc của chúng ta cũng mang đến cho chúng ta một ngọn lửa nhỏ được thắp sáng từ Bêlem, như thể muốn nói rằng mầu nhiệm thực sự của Giáng Sinh là thứ rạng ngời nội tại được chiếu tỏa từ Con Trẻ ấy. Chớ gì cái rạng ngời nội tại ấy lan tỏa tới chúng ta và thắp lên trong lòng chúng ta ngọn lửa thiện hảo của Thiên Chúa; chớ gì tất cả chúng ta, với lòng mến yêu của mình, mang ánh sáng đến thế gian! Chớ gì chúng ta giữ lấy ngọn lửa tỏa sáng này cho khỏi bị lịm tắt bởi những luồng gió lạnh của thời đại chúng ta! Chớ gì chúng ta canh chừng nó cách trung thành và trao ban nó cho kẻ khác! Vào đêm hôm nay, khi chúng ta nhìn đến Bêlem, chúng ta hãy cầu nguyện đặc biệt cho nơi sinh hạ của Đấng Cứu Chuộc chúng ta cũng như cho các con người nam nữ sống và chịu khổ ở đó. Chúng con muốn cầu nguyện cho hòa bình ở Thánh Địa: Ôi Chúa, xin hãy nhìn đến cái góc của trái đất này là quê hương của Chúa, một nơi rất thân thương của Chúa! Chớ gì ánh sáng của Chúa chiếu tỏa trên  nó! Chớ gì nó tìm thấy được hòa bình!

 

Tiếng “hòa bình” mang chúng ta tới yếu tố thứ ba về phụng vụ của đêm thánh này. Con Trẻ được tiên tri Isaia báo trước được gọi là “Vị Hoàng Tử Bình An”. Vương Quốc của Người được nói là mợt vương quốc “an bình vô tận”. Các mục đồng trong Phúc Âm đã nghe thấy tin mừng là “Vinh danh Thiên Chúa trên trời” và “bình an dưới thế…”. Có lúc chúng ta thường nói “cho người thiện tâm”. Ngày nay chúng ta nói “cho những người được Thiên Chúa thương yêu”. Việc đổi thay này có nghĩa là gì? Phải chăng thiện tâm không còn quan trọng nữa? Tốt hơn nếu chúng ta đặt vấn đề là ai là những người được Thiên Chúa yêu thương, và tại sao Thiên Chúa lại yêu thương họ? Phải chăng Thiên Chúa lại thiên vị? Phải chăng Ngài chỉ yêu thương một người nào đó thôi, trong khi bỏ rơi mặc xác những kẻ khác?

 

Phúc Âm trả lời những vấn đề này bằng việc nêu lên một số người đặc biệt được Thiên Chúa yêu thương. Đó là những con người, như Mẹ Maria, Thánh Giuse, Bà Isave, Ông Giacaria, Ông Simêon và Bà Anna. Thế nhưng, cũng có cả hai nhóm người khác nữa, đó là thành phần mục đồng và thành phần khôn ngoan Đông Phương là các “vị đạo sĩ”. Đêm nay, chúng ta hãy nhìn tới thành phần mục đồng. Họ là loại người như thế nào đây? Trong thế giới vào thời của họ thì những kẻ chăn chiên chăn bò là thành phần thấp hèn; họ được coi là không đáng tin cậy và không được làm chứng nhân tại tòa án. Thế nhưng họ thực sự là ai? Chắc chắn họ không phải là các vị đại thánh, nếu chúng ta có ý nói tới thành phần có nhân đức anh hùng. Họ là những linh hồn đơn sơ thành thực. Phúc Âm đã cho thấy một tính chất mà sau đó, qua những lời của Chúa Giêsu, mang một tầm vóc quan trọng: Họ là thành phần tỉnh thức canh chừng. Điều này thực sự là thế theo bề ngoài: Họ canh chừng đàn vật của họ về đêm. Thế nhưng nó cũng có một ý nghĩa sâu xa hơn nữa: Họ đã sẵn sàng đón nhận lời Chúa. Cuộc sống của họ không phải là cuộc sống khép kín chỉ biết có mình; con tim của họ cởi mở. Một cách nào đó, tận thâm cung của mình, họ đang đợi chờ Ngài.

 

Việc họ canh chừng là một thứ sẵn sàng – một thứ sẵn sàng lắng nghe và lên đường. Họ đợi chờ một thứ ánh sáng cho họ thấy đường đi nước bước. Đó là những gì quan trọng đối với Thiên Chúa. Ngài yêu thương hết mọi người, vì họ là tạo vật của Ngài. Thế nhưng, có một số người khép kín lòng mình lại; không cởi mở để tình yêu của Ngài có thể lọt vào. Họ nghĩ rằng họ không cần đến Thiên Chúa, hay họ muốn có Thiên Chúa. Những kẻ khác, thành phần mà, theo quan điểm luân lý, có lẽ ít bất hạnh và tội lỗi hơn, ít là cảm thấy ân hận một phần nào đó. Họ đang đợi chờ Thiên Chúa. Họ nhận thấy rằng họ cần đến sự thiện hảo của Ngài, cho dù họ không rõ nó có nghĩa là gì. Ánh sáng của Thiên Chúa có thể nhập vào lòng họ, và cùng với ánh sáng này là sự an bình của Ngài. Thiên Chúa tìm kiếm những con người có thể là những thông mạch và là những con người rao giảng cho sự an bình của Ngài. Chúng ta hãy nguyện cầu để Ngài thấy không thấy tấm lòng khép kín của chúng ta. Chúng ta hãy nỗ lực để trở thành những người loan báo cho sự an bình của Ngài – trên thế giới của ngày hôm nay đây.

 

Nơi thành phần Kitô hữu, tiếng “hòa bình” đã có một ý nghĩa rất đặc biệt: Nó trở thành một danh hiệu cho Thánh Thể. Ở đó có sự bình an của Chúa Kitô. Ở tất cả mọi chỗ cử hành Thánh Thể, đều có một đại cơ cấu bình an tràn lan khắp thế giới. Các cộng đồngqui tụ lại chun g quanh Thánh Thể làm thành một vương quốc an bình trải rộng ra như chính thế giới. Khi chúng ta cử hành Thánh Thể, chúng ta thấy mình ở Bêlem, ở trong “nhà bánh”. Chúa Kitô hiến mình cho chúng ta, làm như thế là Người ban cho chúng ta bình an của Người. Người đã ban bình an cho chúng ta để chúng ta có thể mang ánh sáng an bình trong lòng mình mà cống hiến cho kẻ khác. Người đã ban nó cho chúng ta để chúng ta trở thành những người đi làm hòa bình và xây dựng hòa bình trên thế giới. Và vì thế chúng ta nguyện cầu rằng: Lạy Chúa, xin  Chúa hãy làm trọn lời hứa của Chúa! Ở đâu có xung khắc xin Chúa hãy làm phát sinh an bình! Ở đâu có hận thù, xin Chúa hãy làm nẩy sinh yêu thương! Ở đâu tối tăm bao phủ, xin Chúa hãy chiếu soi ánh sáng! Xin Chúa hãy làm cho chúng con trở thành những người loan báo hòa bình của Chúa. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/12/2005

 TOP

 

?  

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

Lời Mở Đầu của người dịch

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
 

(III)    Việc Thánh Hóa của Chúng Ta nhờ Trọn Hảo Tôn Sùng Đức Trinh Nữ, hay  bằng cách Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu

 

D. Những Hiệu Quả Phát Sinh từ Việc Tôn Sùng này nơi Linh Hồn Tín Hữu

 

57.          Tóm lại, Mẹ Maria trở nên tất cả mọi sự cho linh hồn muốn phụng sự Chúa Giêsu Kitô. Mẹ soi sáng trí khôn của họ bằng đức tin tinh tuyền của Mẹ. Mẹ đào sâu tâm can của họ bằng đức khiêm hạ của Mẹ. Mẹ nới rộng và làm cho tấm lòng của họ bùng lên bằng đức ái của Mẹ, làm cho nó tinh tuyền bằng đức khiết trinh của Mẹ, làm cho nó nên cao cả và vĩ đại bằng việc chăm sóc từ mẫu của Mẹ. Thế nhưng, tại sao chúng ta lại không nói nhiều hơn nữa về vấn đề này? Chỉ có kinh nghiệm mới dạy cho chúng ta biết về những sự lạ lùng kỳ diệu được Mẹ Maria thực hiện nơi linh hồn, những sự diệu kỳ lớn lao đến nỗi kẻ khôn ngoan và kiêu hãnh, thậm chí cả một số lớn thành phần đạo hạnh cũng thấy khó lòng mà tin nổi.

 

58.          Vì nhờ Mẹ Maria mà Thiên Chúa đã đến trong thế gian lần đầu tiên trong thân phận thấp hèn và thiếu thốn, thì chúng ta không thể nói là cũng nhờ Mẹ Maria mà Người sẽ đến lần thứ hai hay sao? Vì không phải hay sao toàn thể Giáo Hội mong đợi Người đến để cai trị toàn thể trái đất và phán xét kẻ sống và kẻ chết? Không ai biết được cách thức và thời điểm lần đến này xẩy ra, thế nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa, Đấng có những ý nghĩa xa vượt chúng ta như trời với đất, sẽ đến một lúc nào đó và một cách nào đó không ngờ nhất, thậm chí bởi những con người học thức nhất và những ai thông thạo Thánh Kinh nhất là nơi không nói rõ về vấn đề này.

 

59.          Chúng ta có lý để mà tin rằng, càng đến ngày cùng tháng tận và có lẽ sớm hơn chúng ta tưởng, Thiên Chúa sẽ làm nổi dậy n hững con người cao cả tràn đầy Thánh Thần và thấm đẫm tinh thần của Mẹ Maria. Qua họ, Mẹ Maria, Vị Nữ Vương uy quyền nhất, sẽ thực hiện những điều kỳ diệu trên thế giới này, bằng việc hủy hoại tội lỗi và thiết lập vương quốc của Chúa Giêsu Con Mẹ trên những tàn rụi của vương quốc thế gian băng hoại. Những con người thánh thiện ấy sẽ hoàn thành điều này bằng việc tôn sùng được tôi chấm phá những nét chính yếu mà thôi bởi trình độ thiếu khả năng của tôi.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

?

 

“Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”

 

Dẫn Nhập: Theo cảm nhận rất chân thực của ĐTC Gioan Phaolô II về Mầu Nhiệm Nhập Thể, thì, như ngài viết trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến,

 

“Ở đây chúng ta chạm đến một điểm chính yếu làm cho Kitô giáo khác với tất cả mọi tôn giáo khác, những tôn giáo diễn tả việc con người tìm kiếm Thiên Chúa từ những thời cổ xưa nhất. Khởi điểm của Kitô giáo bắt nguồn từ việc Lời nhập thể. Như thế, không phải là con người tìm kiếm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói với chính con người, và chỉ cho con người đường nẻo để con người có thể đến với Ngài”;

 

“Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Chúa Giêsu nói về việc tìm kiếm này như tìm kiếm một con chiên lạc đàn (x.Lk.15:1-7). Đó là một cuộc tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời”.

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, con người tạo sinh và tội lỗi đáng thương chúng ta có gặp được Đấng tìm kiếm chúng ta hay chăng? Hay là, ngược lại, chính vì Ngài đã hạ mình xuống quá, đến độ chúng ta không còn nhận ra Ngài nữa, như khi Ngài được hạ sinh trong hang lừa máng cỏ ở hang Bê-Lem, mà chúng ta không nhận ra Ngài và không thể đến được với Ngài. Trong Mùa Vọng, chúng ta hãy ôn lại con đường mà chính Ngài đã làm gương trong việc nhập thể và dạy trong Phúc Âm liên quan tới việc “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, để có thể đến được với Ngài.

 

 

Cảm Mến Tôn Sùng NHƯ TRẺ NHỎ

    

 

        Trong câu chuyện hai người tử tội bị đóng đanh hai bên thập giá Chúa Giêsu Kitô (xem Luca 23:39-43), hai thành phần người lớn theo thế gian và thành phần "như trẻ nhỏ" của Thiên Chúa cũng hiển hiện không kém phần xác thực.

 

         Thành phần người lớn theo thế gian đây không phải chỉ có người tử tội "bị" đóng đanh bên trái thập giá Chúa Giêsu, người tử tội đã hùa theo (xem Marcô 15:32) dân chúng và hội đồng chức sắc (xem Marcô 16:29-31; Mathêu 27:39-43), cũng như quân lính (xem Luca 23:36-37), "đồng điệu" (Mathêu 27:44) lộng ngôn phạm đến Người:        "Ngươi không phải là Đức Kitô hay sao? Thế thì hãy cứu lấy mình và cả bọn này đi" (Luca 23:39).

 

         Thật ra, không phải chỉ có người tử tội bên trái thập giá Chúa Giêsu mới nói những lời xúc phạm đến Người như vậy, mà ngay cả người tử tội bên phải của Người nữa (xem Mathêu 27:44; Marcô 15:32). Thế nhưng, cuối cùng, người tử tội "được" đóng đanh bên phải Chúa Giêsu đã hoàn toàn "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" với tâm tình như sau: "Thấy mình cùng chịu chung một bản án mà ngươi lại chẳng sợ Thiên Chúa hay sao? Tụi mình dầu sao cũng đáng tội. Tụi mình chỉ trả giá cho những gì mình đã gây ra mà thôi, còn người này đâu có làm chi nên tội... Ngài Giêsu ơi, xin nhớ đến tôi khi Ngài lên ngai vương quốc của Ngài" (Luca 23:40-42).

 

         Qua bản tuyên ngôn Đức Tin rất ngắn gọn mà vô cùng sâu xa của người tử tội ở bên phải thập giá Chúa Giêsu này, đủ biết sức mạnh của ơn Chúa trong chốc lát đã tác dụng vô cùng hiệu nghiệm nơi "những ai Thiên Chúa biết trước thì Ngài cũng tiền định" (Rôma 8:29) là chừng nao.

 

         Không biết người tử tội được tiền định nay, khi còn làm mưa làm gió trên giang hồ, có bao giờ được điễm phúc thấy và nghe những điều như trường hợp đặc ân của riêng các môn đệ Chúa Giêsu (xem Mathêu 13:16) và của chung dân chúng theo Người hay chăng. Thế mà, người tử tội diễm phúc này đã hoàn toàn tin vào Chúa Giêsu đến nỗi, đã mạnh dạn tuyên xưng Đức Tin của mình ra trước bá quan thiên hạ đang nhao nhao nhào tới phỉ nhổ và hạ nhục chính "Chân Lý" (Gioan 14:6), Đối Tượng Đức Tin của mình.

 

         Thành phần, như Chúa Giêsu trả lời cho hội đồng Do Thái chất vấn Người, "những người đã nghe Tôi nói. Họ phải là những người biết được điều Tôi đã nói" (Gioan 18:21), vì "tôi đã nói cách công khai cho những ai muốn nghe. Tôi luôn luôn giảng huấn trong hội đường hay nội vi đền thờ, nơi tụ tập của tất cả các người Do Thái. Chẳng có điều gì bí mật về bất cứ điều gì Tôi nói cả" (Gioan 18:20).

 

         Đáng lẽ thành phần nầy phải lả những người thấy rõ nhất Chúa Giêsu là nhân vật như thế nào, đáng tin hay không. Thế mà, trái lại, thành phần đỉnh cao trí tuệ của dân Do Thai đứng ra hạch hỏi Chúa Giêsu bấy giờ, thành phần người lớn, đã không hề can thiệp trong việc đồng ý để cho "một trong những vệ sĩ đang đứng gần đó tát  Chúa Giêsu một cái" (Gioan 18:22). 

 

         Thế mà, người tử tội bên phải thập giá Chúa Giêsu, trong quá khứ, hầu như không biết Người là ai, lại dám chứng nhận và tuyên xưng: "Ngưòi này có làm chi nên tội đâu".

 

         Thế nhưng, người tử tội luật sư này lấy lý gì mà dám làm chứng một cách hết sức liều lĩnh như vậy. Nếu không phải anh ta đã lấy chính kinh nghiệm bản thân tội lỗi của mình ra: "Dầu sao tụi mình cũng đáng tội. Tụi mình chỉ trả giá cho những gì tụi mình gây ra mà thôi". 

 

         Và, trong việc biện hộ để làm chứng Chúa Giêsu vô tội, chỉ có người tử tội phạm pháp đầy mình kinh nghiệm này mới có đủ thế giá và sáng suốt để nhận định mà thôi, chứ không phải nhóm người tự cho mình "'chúng tôi thấy' nên tội của mình vẫn còn đó" (Gioan 9:41).

 

        Nguyên tắc va đường lối phân xử công minh nhất, như Chúa Giêsu đã dạy cho dân chúng và các môn đệ của Người (xem Mathêu 5:1-2) ngay từ đầu ở bài giảng Phúc Đức Trọn Lanh, đó là: "Hãy lấy khỏi mắt của mình cái xà trước đã, rồi các ngươi mới thấy rõ để lấy cái rằm khỏi mắt anh em mình" (Mathêu 7:6), ở đây, người tử tội luật sư của Chúa Giêsu đã đem ra thực hành một cách hợp tình, hợp lý và hợp cảnh.

 

         Trong lời biện hộ cho Chúa Giêsu là người vô tội như thế, người tử tội còn gián tiếp muốn chứng minh rằng: Người là Con Thiên Chúa, Đấng mà giáo quyền Do Thai phủ nhận, và đồng thời cũng là Vua, Đấng mà chính quyền Rôma kết án.

 

         Bởi vì, sau nguyên tội, nếu không có ơn đặc biệt của Thiên Chúa, như trường hợp độc nhất vô nhị là trường hợp Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì "tất cả mọi người đã phạm tội, làm mất đi vinh quang của Thiên Chúa" (Rôma 3:23). Do đó, "nếu chúng ta nói rằng, 'chúng tôi vô tôi vạ', là chúng ta tự lừa dối mình' sự thật không ở trong chúng ta" (1Gioan 1:8).

 

         Như thế, "người này đâu làm chi nên tội" trong lời biện chứng của người tử tội bên phải thập giá Chúa Giêsu còn có nghĩa Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, "Đấng Cha đã thánh hóa và sai đến trần gian" (Gioan 10:36), Đấng đã cho hội đồng Do Thái muốn biết Người "có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa" (Mathêu 26:63) biết: "Chẳng bao lâu nữa quí vị sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Quyền Năng và đến trên mây trời" (Mathêu 26:64).

 

         Đức Tin của người tử tội biện hộ cho Chúa Giêsu mạnh mẽ đến nỗi, theo tự nhiên, cho dù thấy rằng con người đang bị đóng đanh ở giữa  mình, sắp chết như một tên tử tội chúa đảng  giữa hai tên tử tội vô danh tiểu tốt, trong đó có anh ta, thế mà, (như hai anh em thánh tông đồ  Giacôbê và Gioan, dẫu có được Thày tỏ cho biết rằng Thày sẽ bị tử nạn, mà còn cứ xin cho bằng được ngồi bên hữu và bên tả của Thày), anh ta vẫn thành khẩn cậy trông kêu xin với vị tử tội lãnh đạo của mình bấy giờ: "Ngài Giêsu ơi, xin nhớ đến tôi khi Ngài lên ngai vương quốc của Ngài" (Luca 23:42) 

 

        "Lên ngai vương quốc của Ngài"  trong câu cầu khẩn của người tử tội biện hộ cho Chúa Giêsu ở đây cũng chính là lời người tử tội diễm phúc này tuyên xưng vương quyền của Chúa Giêsu, như chính Chúa Giêsu đã công nhận và tuyên bố với nhà cầm quyền Philatô: "Phải, Tôi là Vua. Lý do Tôi được sinh ra, lý do Tôi đến thế gian là để làm chứng cho chân lý. Ai tìm kiếm chân lý thì nghe tiếng của Tôi" (Gioan 18:37).

 

            Chính vì nhận biết Chúa Kitô, tức nhận biết "Chân Lý" như vậy mà người tử tội diễm phúc đã chứng tỏ Đức Tin của mình, đã nghe thấy tiếng của Chúa Giêsu, và đã được "Chân Lý giải phóng" (Gioan 8:32), đúng như lời Chúa Giêsu tuyên phán: "Con Người bị treo lên để tất cả những ai tin được sự sống trong Người" (Gioan 3:14-15): "Tôi nói thật cho anh biết: ngay hôm nay  anh sẽ được ở cùng tôi trên Thiên Đàng" (Luca 23:43).

 

         Thế nhưng, tât cả sự khôn ngoan của người tử tội được chân lý giải phóng này, sự khôn ngoan mà mức độ của nó đã trổi vượt, như một trời một vực, hơn cả các nhân vật cao cấp nhất trong giao quyền Do Thai lẫn chính quyền Rôma bấy giờ, không phải đã được bắt đầu từ lòng kính sợ Thiên Chúa, "lòng kính sợ Chúa là đầu cội sự khôn ngoan" (Cach Ngôn 9:10), của người tử tội này hay sao?

 

         Chính lòng kính sợ Chúa này đã lam cho người tử tội bên phải thập giá Chúa Giêsu, về mặt tiêu cực, thôi vào hùa với dân chúng, với các vị tư tế và ký lục, với quân lính nhục mạ Người, và về mặt tích cực, một đàng chặn đứng những lời nhục mạ Chúa từ người bạn tử tội với mình, đàng khác còn bênh chữa cho Người, nhất là lại mạnh dạn tôn vương Người.

 

         Thế nhưng, nguyên nhân nào đã làm cho người tử tội nhận biết và tôn vương Chúa Giêsu như vậy. Nếu không phải là do chính Chúa Giêsu, một cách âm thầm, (như sẽ được chứng minh sau), đã tỏ mình ra cho anh là con chiên lạc mà Người đã dẫn về đàn của Người.

 

        Theo nguyên tắc, nếu không nghe thấy tiếng gọi của chủ chiên, tức không nghe thấy và nhận ra đúng là tiếng chủ chiên của mình, chiên lạc không thể nào tự mình trở về đàn được: "Ta cũng phải dẫn dắt chúng (chiên lạc) nữa và chúng sẽ nghe tiếng Ta" (xem Gioan 10:16).

 

         Vậy, Chúa Giêsu đã dẫn dắt người tử tội ở bên hữu về với Người như thế nào. Nếu không phải bằng hấp lực "Tình Yêu Nhân Hậu" của Người: "Lòng nhân hậu của Thiên Chúa là lời mời gọi anh em ăn năn hối cải" (Rôma 2:4)

 

         Phúc Âm không tiết lộ cho biết lý do làm người tử tội diễm phúc này trở lại với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, ngay sau khi đề cập đến việc hai người tử tội cùng bị đóng đanh với Chúa Giêsu, một người bên phải và một người bên trái của Người, Phúc Âm thánh Luca liền tiếp theo bằng việc lập lại một trong bảy lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên thập giá, đó là câu: "Lạy Cha, xin tha cho họ; họ không biết việc họ đang làm" (Luca 23:34)

 

         Không phải hay sao, chính vì thấy được lòng nhân hậu vô cùng này của Chúa Giêsu, mà người tử tội thuộc về thành phần lầm lạc, thành phần "không biết việc mình làm" này, đã nhận ra tội lỗi của mình, không dám nói phạm đến Chúa Giêsu nữa, Đấng "đâu có làm chi nên tội", ngược lại, đã xin Ngưòi thương đến mình khi Người lên ngai vương quốc của Người, một vương quốc "không thuộc về thế gian này" (Gioan 18:36), một vương quốc của Sự Sống thống trị "quyền lực sự chết" (Mathêu 16:18), một vương quốc của "tình thương vượt trên phán quyết" (Giacôbê 2:13), một vương quốc của "tình yêu khoả lấp muôn vàn tội lỗi" (1Phêrô 4:8).

 

         Tóm lại, trong trình thuật Phúc Âm về thái độ của người tử tội bên phải thập giá Chúa Giêsu, "Trở nên như trẻ nhỏ" là trở nên chiến lợi phẩm của Nước Trời, bằng việc tôn vương Chúa Giêsu trong con người tội lỗi hèn hạ của mình

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ