GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 26/12/2007

BÁT NHẬT HẬU GIÁNG SINH

 

?  “Hôm nay, một ánh sáng cả thể đã chiếu tỏa trên trái đất này”

?  Bí Mật Maria (60-64) - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
?  Thánh Stephanô Phó Tế Tử Đạo: "Chính việc ‘phủ nhận’ đối với đền thờ và việc tôn thờ ở đền thờ đã mang lại bản án cho Thánh Stêphanô"

 

 

 

 

?    

“Hôm nay, một ánh sáng cả thể đã chiếu tỏa trên trái đất này”

 

ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp Giáng Sinh 2007

 

“Một ngày thánh đã hừng đông trên chúng ta

Hỡi chư dân hãy đến tôn thờ Chúa. 

Hôm nay, một áng sáng cả thể đã chiếu tỏa trên trái đất này”

(Câu xướng trước Phúc Âm Lễ Giáng Sinh Ban Ngày)

 

Anh Chị Em thân mến! ““Một ngày thánh đã hừng đông trên chúng ta”. Một ngày của niềm hy vọng cao cả: Hôm nay, Đấng Cứu Thế của nhân loại đã giáng sinh. Cuộc hạ sinh của một con trẻ bình thường mang ánh sáng hy vọng cho những ai đang ngong ngóng đợi chờ. Khi Chúa Giêsu được sinh ra ở hang lừa Bêlem thì trái đất đã xuất hiện một “áng sáng cả thể”; một niềm hy vọng lớn lao đã thấm nhập vào tâm hồn của những ai trông đợi Người, như ở những lời phụng vụ Giáng Sinh hôm nay, “ lux magna”. Thật ra nó không “vĩ đại” theo cách thế của thế gian này, vì vị đầu tiên thấy ánh sáng ấy chỉ có Mẹ Maria, Thánh Giuse và một số mục đồng, rồi tới các vị Chiêm Gia Đạo Sĩ, ông già Simêon, nữ tiên tri Anna: những người được Thiên Chúa tuyển chọn. Tuy nhiên, nơi cái tối tăm và thinh lặng của đêm thánh này, thì một ánh sáng cả thể bất khả lịm tắt đã soi chiếu cho hết mọi người; một niềm hy vọng lớn lao mang hạnh phúc cho thế giới: “Lời đã hóa thành nhục thể và chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người” (Jn 1:14). 

 

“Thiên Chúa là ánh sáng”, Thánh Gioan viết, “và nơi Ngài không hề có tối tăm” (1Jn 1:5). Trong Sách Khởi Nguyên chúng ta đọc thấy rằng khi vũ trụ được tạo dựng, “trái đất còn là những gì vô hình thể và trống không, và tối tăm còn đang bao phủ mặt vực thẳm”. “Thiên Chúa phán ‘Hãy có ánh sáng’; liền có ánh sáng” (Gen 1:2-3). Lời tạo dựng của Thiên Chúa là Ánh Sáng, là nguồn mạch của sự sống. Tất cả mọi sự được tạo dựng nên nhờ Lời - Logos, không có một sự gì hiện hữu mà chẳng nhờ Người (x Jn 1:3). Đó là lý do tại sao tất cả mọi tạo vật tự bản chất là tốt lành và mang nơi mình dấu ấn của Thiên Chúa, một tia sáng từ ánh sáng của Ngài. Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria thì đích thân Người là Ánh Sáng đã chiếu vào thế gian: như trong lời Kinh Tin Kính “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng”. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã mặc lấy những gì không phải là Ngài, trong khi vẫn giữ được những gì Ngài là: “cái toàn năng đã nhập vào thân thể của một con trẻ và không ngừng cai trị vũ trụ này” (cf. Saint Augustine, Sermo 184, No. 1 on Christmas). Đấng Hóa Công của con người đã hóa thân làm người để mang bình an cho thế giới. Vì lý do ấy, trong đêm Giáng Sinh, ca đoàn các thiên thần đã hát lên rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lk 2:14).

 

“Hôm nay, một áng sáng cả thể đã chiếu tỏa trên trái đất này”. Ánh Sáng Chúa Kitô là ánh sáng chất chứa an bình. Ở Thánh Lễ Nửa Đêm,  phụng vụ Thánh Thể được bắt đầu bằng chính lời ca này: “Hôm nay, ánh sáng chân thật đã từ trời tỏa xuống tới chúng ta” (Ca Nhập Lễ). Thật vậy, chỉ có ánh sáng “cả thể” duy nhất được tỏ hiện nơi Chúa Kitô này mới có thể mang lại hòa bình “thực sự” cho con người: đó là lý do tại sao hết mọi thế hệ được kêu gọi tiếp nhận ánh sáng ấy, tiếp nhận Vị Thiên Chúa đã trở nên một người trong chúng ta ở Bê Lem.

 

Đó là Giáng Sinh – một biến cố lịch sử và là một mầu nhiệm yêu thương, một giáng sinh trên hai ngàn năm qua đã nói với con người nam nữ thuộc hết mọi thời đại và hết mọi nơi chốn. Chính ngày thánh này được “ánh sáng cả thể” của Chúa Kitô soi chiếu, mang lại an bình! Thật sự nếu chúng ta muốn nhận ra ánh sáng ấy, nếu chúng ta muốn tiếp nhận ánh sáng này, chúng ta cần phải có đức tin và cần phải có lòng khiêm nhượng. Lòng khiêm nhượng của Mẹ Maria, vị đã tin tưởng vào lời của Chúa, và khi cúi mình xuống trên máng cỏ, là con người đầu tiên tôn thờ hoa trái của lòng Mẹ; lòng khiêm nhượng của Thánh Giuse, một con người công chính, vị đã can đảm tin tưởng và thích tuân theo Chúa hơn là bảo vệ danh thơm của mình; lòng khiêm nhượng của các mục đồng, những mục đồng nghèo nàn và vô danh tiểu tốt, những người đã tiếp nhận lời loan báo của vị sứ giả thiên đình đã mau mắn đến hang đá là nơi họ thấy con trẻ mới sinh và tôn thờ Người, đầy những ngỡ ngàng, chúc tụng Thiên Chúa (x Lk 2:15-20). Những con người nhỏ bé này, thành phần nghèo khó trong tinh thần này: họ là những hình ảnh chính của Giáng Sinh, trong quá khứ cũng như ở hiện tại; họ vẫn luôn là những hình ảnh chính yếu nơi lịch sử của Thiên Chúa, những xây dựng viên không mệt mỏi c ho Vương Quốc công lý, yêu thương và an bình của Ngài.

 

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/12/2007

 

 TOP

 

?  

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

Lời Mở Đầu của người dịch

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
 

(III)    Việc Thánh Hóa của Chúng Ta nhờ Trọn Hảo Tôn Sùng Đức Trinh Nữ, hay  bằng cách Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu

 

E. Những Việc Thực Hành Bên Ngoài

 

60.          Ngoài những việc thực hành bề trong vừa được tôi đề cập tới, thì việc tôn sùng này  cũng có một ít việc thực hành bề ngoài không được bỏ qua hay coi thường.

 

Việc tận hiến và lập lại việc tận hiến

 

61.          Việc thực hành đầu tiên cần phải làm đó là chọn lấy một ngày lễ đặc biệt nào đó để nhờ Mẹ Maria tận hiến cho Chúa Giêsu biến mình trở thành nô lệ của Người.  Đây là cơ hội để Hiệp Lễ và sống một ngày nguyện cầu. Ít là mỗi năm một lần, vào cùng ngày này, chúng ta hãy lập lại việc tận hiến ấy.

 

Việc dâng cúng tỏ lòng thuận phục Đức Trinh Nữ

 

62.          Việc thực hành thứ hai là hằng năm, vào cùng ngày này, hãy hiến dâng cho Đức Mẹ một thứ dâng cúng nho nhỏ nào đó để tỏ ra chúng ta là người tôi tớ và tùy thuộc .  Đây vốn là việc thành phần nô lệ tỏ ra kính trọng chủ nhân ông của họ. Việc dâng cúng này có thể bao gồm tác động bỏ mình hay làm phúc, hoặc hành hương, hay mấy lời cầu nguyện. Thánh Đamianô đã nói với chúng ta rằng người anh em của ngài là Chân Phước Marino thường công khai sát phạt mình vào cùng ngày mỗi năm ở trước bàn thờ Đức  Mẹ. Không cần phải thực hiện thứ lòng nhiệt thành này, chúng tôi cũng không khuyên làm như thế. Tuy nhiên, những gì nhỏ bé chúng ta dâng lên Đức Mẹ thì ít là chúng ta dâng lên bằng tấm lòng khiêm hạ và tri ân.

 

Việc đặc biệt Cử Hành Lễ Truyền Tin Cho Mẹ

   

63.          Việc thực hành thứ ba đó là hằng năm cử hành thật sốt sắng Lễ Truyền Tin Lời Nhập Thể.  Đây là một lễ chuyên biệt của việc tôn sùng này và được chọn để chúng ta có thể tôn kính và bắt chước việc lệ thuộc của Lời hằng hữu đã chấp nhận vào ngày này vì yêu thương chúng ta.

 

Việc Đọc Kinh Nguyện Tiểu Vương Miện và Ca Vịnh Ngợi Khen

      

64.          Việc thực hành thứ tư, không buộc thành tội nếu không làm, đó là hằng ngày đọc kinh nguyện nhan đề “Tiểu Vương Miện của Đức Nữ Trinh”, một kinh nguyện bao gồm 3 Kinh Lạy Cha và 12 Kinh Kính Mừng, và thường xuyên đọc Ca Vịnh Ngợi Khen, bài thánh ca duy nhất được Đức Mẹ sáng tác. Nơi Ca Vịnh Ngợi Khen, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã ưu ái chúng ta trong quá khứ, và nài xin các ơn huệ khác của Ngài cho tương lai. Thời điểm đặc biệt chúng ta không được bỏ không đọc Ca Vịnh này đó là trong lúc tạ ơn Hiệp Lễ. Học giả Gerson đã cho chúng ta biết rằng chính Đức Mẹ thường đọc ca vịnh này để tạ ơn sau Hiệp Lễ.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

?

 

Thánh Stephanô Phó Tế Tử Đạo

 

 (Loạt bài Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

vào các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần 10/1/2007)

 

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Sau những ngày lễ, chúng ta trở lại với loạt bài giáo lý của chúng ta. Tôi đã suy niệm với anh chị em về các hình ảnh của 12 Tông Đồ và về Thánh Phaolô. Từ đó chúng ta đã bắt đầu chia sẻ về các hìn h ảnh khác thuộc Giáo Hội sơ khai. Bởi vậy, hôm nay, chúng ta muốn suy niệm về Thánh Stêphanô, vị Thánh được Giáo Hội mừng kính ngay sau Lễ Giáng Sinh. Thánh Stêphanô là vị tiểu biểu nhất của một nhóm 7 đồng bạn. Truyền thống thấy nơi nhóm này hạt giống của thừa tác vụ phó tế sau này, mặc dù chúng ta cần  phải xác nhận là dan h xưng này không có trong sách Tông Vụ. Dù sao đi nữa, tầm quan trọng của Thánh Stêphanô đã hiển nhiên ở sự kiện là, trong cuốn sách quan trọng này, Thánh Luca đã giành riêng 2 đoạn cho ngài.

 

Trình thuật của Thánh Luca bắt đầu bằng việc cho thấy tình trạng ngầm chia rẽ xẩy ra nơi Giáo Hội tiên  khởi Giêrusalem, ở chỗ, Giáo Hội này hoàn toàn được làm nên bởi các Kitô hữu gốc Do Thái (Jewish), thế nhưng, trong số thành phần Kitô hữu này một số là dân bản xứ ở đất Yến Duyên (Israel) và được gọi là những “Người Do Thái” (Hebrews), trong khi các người khác xuất thân từ niềm tin Do Thái thời Cựu Ước thuộc cộng đồng Do Thái nói tiếng Hy Lạp và được gọi là những “Người Theo Văn Hóa Hy Lạp” (Hellenists). Bởi thế mà vấn đề đã diễn ra là thành phần thiếu thốn nhất trong số những người Do Thái theo văn hóa Hy Lạp, nhất là nữ giới góa bụa không được trợ giúp gì về xã hội, có nguy cơ bị bỏ rơi trong việc trợ giúp về dưỡng thực hằng ngày của họ.

 

Để thắng vượt những khó khăn này, các vị tông đồ, để duy trì cho các vị việc cầu nguyện và thừa tác v ụ lời Chúa như là công việc chính yếu của các vị, đã quyết định bổ nhiệm “7 nam nhân có tiếng tốt, đầy Thần Linh và khôn ngoan” vào nhiệm vụ ấy, tức là, vào việc phucï vụ bác ái xã hội. Như Thánh Luca viết, theo chiều hướng mục tiêu ấy và trước lời mời gọi của các vị tông đồ, các môn đệ đã tuyển chọn ra 7 người nam. Chúng ta thấy tên tuổi của các vị. Đó là: ‘Stêphanô, một con người đầy đức tin và Thánh Thần, cũng như Philip, Prochorus, Nicanor, Timon, Parmenas, và Nicholas ở Antiokia, một người trở lại Do Thái Giáo. Họ trình cho các vị tông đồ những nam nhân ấy và được các vị tông đồ nguyện cầu và đạt tay trên họ’ (Acts 6:5-6).

 

Cử chỉ đặt tay có một số ý nghĩa. Theo Cựu Ước  thì cử chỉ này trước hết có ý nghĩa truyền đạt một nhiệm vụ quan trọng, như Moisen đã làm cho Gioduệ (x Num 27:18-23) để ủy thác cho việc thừa kế mình. Theo đó, Giáo Hội Antiôkia cũng sử dụng cùng một cử chỉ này để sai Thánh Phaolô và Barnabas đi truyền giáo cho các dân tộc trên thế giới (x Acts 13:3). Chi tiết về việc đặt tay như vậy cũng được đề cập tới, ở trường hợp Timôthêu, để truyền đạt một nhiệm vụ chính thức, trong hai bức thư gửi Thánh Phaolô gửi cho ngài (x 1Tim 4:14; 2Tim 1:6). Sự kiện của việc đặt tay là một hành động quan trọng, một hành động được thi hành sau khi nhận thức, là điều được suy diễn từ những gì đọc thấy ở bức thư thứ nhất gửi cho Timôthêu: ‘Đừng vội vàng hấp tấp trong việc đặt tay, cũng đừng can dự vào tội lỗi của kẻ khác’ (5:22).

 

Bởi thế, chúng ta thấy rằng cử chỉ đặt tay xẩy ra theo ý nghĩa của một dấu hiệu bí tích. Trong trường hợp của Thánh Stêphanô và đồng bạn của ngài thì đây thật sự là một việc các vị tông đồ chính thức chính thức truyền đạt một nhiệm vụ, đồng thời các vị cũng cầu xin ơn ban  để thi hành nhiệm vụ ấy.

 

Điều quan trọng ở đây đó là, ngoài những việc phục vụ bác ái, Thánh Stêphanô cũng thi hành cả công việc truyền bá phúc âm hóa nữa nơi thành phần đồng hương của mình, thành phần được gọi là ‘Những Người theo Văn Hóa Hy Lạp’. Thật vậy, Thánh Luca đã nhấn mạnh đến sự kiện là Thánh Stêphanô, ‘đầy ân sủng và quyền  năng” (Acts 6:8), đã nhân danh Chúa Giêsu, trình bày cho thấy một dẫn giải mới  về Moisen cũng như về chính Luật của Thiên Chúa, đọc lại Cựu Ước theo chiều kích loan báo cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Việc đọc lại Cựu Ước này, một việc đọc lại theo chiều kích Kitô học, đã làm bừng lên các phản ứng nơi người Do Thái cho rằng những lời lẽ của ngài là phạm thượng (x Acts 6:11-14). Bởi thế mà ngài bị kết tội bị ném đá. Và Thánh Luca đã để lại cho chúng ta bài nói cuối cùng của vị thánh này, một tổng luận cho việc ngài rao giảng.

 

Như Chúa Giêsu đã giải thích cho các môn đệ đi Emmau rằng toàn thể Cựu Ước đều nói về Người, về thập giá của Người và về cuộc phục sinh của Người thế nào thì cũng thế, Thánh Stêphanô, theo giáo huấn của Chúa Giêsu, đã đọc toàn thể Cựu Ước theo cái then chốt Kitô học. Ngài đã chứng minh rằng mầu nhiệm thập giá là tâm điểm của lịch sử cứu độ đã được trình thuật trong Cựu Ước, ngài thực sự chứng tỏ rằng Chúa Giêsu, Đấng tử giá và phục sinh, là ‘đền  thờ’ mới và đích thực.

 

Chính việc ‘phủ nhận’ này đối với đền thờ và việc tôn thờ ở đền thờ đã mang lại bản án cho Thánh Stêphanô, vị mà lúc ấy – Thánh Luca cho chúng ta biết rằng – ngước mắt lên trời đã thấy vinh hiển của Thiên Chúa và Chúa Giêsu ở bên hữu Thiên Chúa. Và khi nhìn lên trời, lên Thiên Chúa và Chúa Giêsu, Thánh Stêphanô đã nói: ‘Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con người đứng bên  hữu Thiên Chúa’ (Acts 7:56). Cuộc tử đạo của ngài thực sự giống với Cuộc Khổ Nạn của c hính Chúa Giêsu, khi ngài trút linh hồn mình cho Chúa và nguyện cầu ơn thứ tha cho những ai sát hại ngài (x Acts 7:59-60).

 

Vị trí xẩy ra cuộc tử đạo của Thánh Stêphanô ở Giêrusalem theo truyền thống ở ngay bên  ngoài Cổng Damasco phía bắc, nơi thực sự có một ngôi thánh đường Thánh Stêphanô hiện ở đó, gần ‘Trường Thánh Kinh’ nổi tiếng của tu sĩ Dòng Đaminh. Cuộc sát hại Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Kitô Giáo, đã mở màn cho một cuộc bách hại ở địa phương đối với thành phần  môn đệ Chúa Giêsu (x Acts 8:1), một cuộc bách hại đầu tiên được chứng thực trong lịch sử của Giáo Hội. Nó là một cơ hội cụ thể trong việc xua đẩy nhóm Kitô hữu Hebrew-Hellenist chạy thoát khỏi Giêrusalem và tản mát đi khắp nơi. Bị tống khứ khỏi Giêrusalem, họ trở thành các nhà truyền giáo lưu động. ‘Bấy giờ nhữn g ai bị tản mát đã ra đi rao giảng Lời Chúa’ (Acts 8:4). Cuộc bách hại ấy và việc phân tán kèm theo đã trở thành cuộc truyền  giáo. Nhờ đó, Phúc Âm đã được truyền bá ở Samaria, Phoenicia và Syria, cho đến khi tiến đến một thành phố lớn là Antiôkia, nơi mà theo Thánh Luca, Phúc Âm được truyền giảng cho dân ngoại (x Acts 11:19-20) và cũng là nơi danh xưng ‘Kitô hữu’ được vang lên lần đầu tiên (x Acts 11:26).

 

Thánh Luca đặc biệt cho rõ là những ai ném đá Thánh Stêphanô ‘đã đặt áo xống của mình ở dưới chân một con người trẻ gọi là Saulê’ (Acts 7:58), cũng là con người từ một kẻ bách hại trở thành một vị Tổng Đồ Phúc Âm lừng danh. Điều này có nghĩa là con người trẻ Saulê chắc chắn đã nghe thấy việc rao giảng của Thánh Stêphanô  và đã biết được những gì chính yếu. Và Thánh Phaolô có lẽ trong số những ai theo dõi và lắng nghe bài diễn từ này ‘đã tỏ ra điên tiết lên’ và ‘nghiến răng tức giận ngài’ (Acts 7:54). Như thế chúng ta có thể thấy được những diệu kỳ của Đấng Quan Phòng Thần Linh, ở chỗ, Saulê, một đối thủ cứng lòng trước nhãn quan của Thánh Stêphanô, sau cuộc hội ngộ với Chúa Kitô phục sinh trên đường đi Damascô, đã tiếp tục việc dẫn giải Cựu Ước theo chiều kích Kitô học được vị tử đạo tiên khởi này thực hiện, một cách sâu xa hơn và trọn vẹn hơn, nhờ đó đã trở thành ‘Vị Tông Đồ Dân Ngoại’. Thánh Phaolô dạy rằng lề luật được nên trọn nơi thập giá của Chúa Kitô. Và niềm tin vào Chúa Kitô, mối hiệp thông với tình yêu Chúa Kitô, thực sự là những gì làm trọn toàn lề luật. Đó là nội dung của việc Thánh Phaolô rao giảng. Như thế, ngài cho thấy rằng vị Thiên Chúa của Abraham đã trở thành vị Thiên Chúa của tất cả mọi người. Và tất cả những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô, như con cái của Abraham, đều trở thành những kẻ chung phần vào các lời hứa. Nhãn quan của Thánh Stêphanô đã được nên trọn nơi việc truyền giáo của Thánh Phaolô.

 

Câu truyện về Thánh Stêphanô đã dạy cho chúng ta nhiều điều. Chẳng hạn, nó dạy chún g ta rằng chúng ta không b ao giờ được tách rời việc dấn thân  làm việc bác ái xã hội với việc can đảm truyền bá đức tin. Ngài là một trong 7 người đã được ủy thác trước hết là đức bác ái. Thế nhưng, cũng không thể nào tách biệt bác ái khỏi việc rao giảng. Bởi thế, bằng đức bác ái, ngài đã loan truyền Chúa Kitô chịu đóng đanh, cho đến độ chấp nhận cả việc tử đạo. Đây là bài học đầu tiên chúng ta có thể học nơi hình ảnh Thánh Stêphanô: Bác ái và việc rao giảng bao giờ cũng đi với nhau.

 

Thánh Stêphanô nói với chúng ta trước hết về Chúa Kitô, về Chúa Kitô tử giá và phục sinh như là tâm điểm của lịch sử cũng như của đời sống chúng ta. Chúng ta có thể hiểu rằng Thập Giá bao giờ cũng chiếm chỗ chính yếu trong đời sống của Giáo Hội cũng như trong cuộc sống riêng tư của chúng ta. Khổ nạn và bách hại không bao giờ thiếu nơi lịch sử của Giáo Hội. Và chính vì bách hại, theo câu nói long dan h của giáo phụ Tertulliano, trở thành nguồn mạch truyền giáo cho các tân Kitô hữu. Tôi xin trích lại những lời của ông: ‘Chúng tôi tăng triển hết mọi lúc chúng tôi được gặt hái bởi quí ngài: Máu của Kitô hữu là một thứ hạt giống’ ("Apologetico" 50,13: "Plures efficimur quoties metimur a vobis: semen est sanguis christianorum").

 

Thế nhưng, trong cả đời sống của chúng ta nữa, thập giá, một thập giá không bao giờ vắng vóng, trở thành một phúc lành. Và, khi chấp nhận thập giá, biết rằng nó trở thành và là một phúc lành, chúng ta  cảm thấy được niềm vui của Kitô Giáo, thậm chí trong những lúc khó khăn. Giá trị của chứng từ này là những gì bất khả thay thế, vì Phúc Âm dẫn đến với Người và Giáo Hội được nuôi dưỡng bởi Người. Thánh Stêphanô dạy chúng ta hãy học lấy những bài học ấy, ngài dạy chúng ta hãy mến yêu thập giá, vì nó thực sự là đường lối nhờ đó Chúa Giêsu luôn làm cho mình tái hiện diện nơi chúng ta. 

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 10/1/2007

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ