GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 31/12/2007

TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH

 

?  Nơi Chúa Kitô, Thời Gian Nhân Trần đã được Tràn Đầy Vĩnh Cửu

?  Bí Mật Maria (71-77) - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
?  Thời Gian

 

NGÀY CUỐI CÙNG CỦA NĂM 2007

 

?    

Nơi Chúa Kitô, Thời Gian Nhân Trần đã được Tràn Đầy Vĩnh Cửu

  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II,

Giáo Lý dọn mừng Năm Thánh 2000 chủ đề về Chúa Kitô cho năm 1997,Thứ Tư ngày 10/12/1997

 

“T

rong việc kêu mời chúng ta cùng tưởng niệm 2000 năm Kitô giáo, Cuộc Mừng Kỷ Niệm này đưa chúng ta về lại với biến cố khai mở cho kỷ nguyên Kitô giáo: đó là việc hạ sinh của Chúa Giêsu. Phúc Aâm thánh Luca kể cho chúng ta nghe về biến cố phi thường này bằng những lời đơn sơ và cảm kích: Maria “đã sinh con trai đầu lòng, bọc Người trong khăn và đặt Người nằm trong máng cỏ, vì không có quán trọ để trú ngụ” (2:7).

 

         

Việc hạ sinh của Chúa Giêsu làm cho mầu nhiệm Nhập Thể đã được hiện thực nơi cung dạ của Đức Nữ Trinh trong ngày Truyền Tin trở thành tỏ tường. Thật thế, Đức Trinh Nữ hạ sinh con trẻ này ở chỗ, là một dụng cụ chân thành và dễ dậy đối với ý định thần linh, Đức Trinh Nữ đã thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Linh. Nhờ nhân tính mặc lấy trong cung dạ của Mẹ Maria, Con hằng hữu của Thiên Chúa bắt đầu sống như một con trẻ, và lớn lên “trong khôn ngoan và tầm vóc, đẹp lòng Thiên Chúa và loài người” (Lk.2:52). Như thế Người tỏ mình ra Người là con người thật.

 

2-       Sự thật này được thánh Gioan nhấn mạnh trong Phần Nhập Đề Phúc Aâm cùa mình, khi viết: “Lời đã hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (1:14). Khi viết “hoá thành nhục thể”, Thánh Ký chẳng những đang có ý nói đến nhân tính của Người theo thân phận tử vong mà còn với tính cách nguyên trọn nữa. Con Thiên Chúa đã mặc lấy tất cả những gì là nhân loại, ngoại trừ tội lỗi. Việc Nhập Thể là hoa trái của một tình yêu bao la, một tình yêu đã thúc đẩy Thiên Chúa tự động chia sẻ trọn vẹn thân phận loài người của chúng ta.

         

Trong việc trở nên con người, Lời Thiên Chúa đã mang lại một đổi thay sâu đậm nơi chính thân phận của thời gian. Chúng ta có thể nói rằng nơi Chúa Kitô thời gian nhân trần đã được tràn đầy vĩnh cửu.

         

Cuộc biến đổi này chạm đến định mệnh của tất cả nhân loại, vì “bởi việc Nhập Thể của mình, Người, Con Thiên Chúa, bằng một cách nào đó, đã liên kết mình với mỗi một người” (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, đoạn 22). Người đã đến để hiến tặng cho mỗi một người việc thông dự vào sự sống thần linh của Người. Tặng ân của sự sống đời này bao gồm cả việc chia sẻ với cõi trường sinh của Người. Chúa Giêsu đã phán điều liên quan đến Thánh Thể này một cách rất đặc biệt: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì có sự sống đời đời” (Jn.6:54). Hiệu quả của bữa tiệc Thánh Thể đó là chúng ta có được sự sống này. Ngoài ra, Chúa Giêsu cũng đã xác định cùng một ý nghĩa như thế với hình ảnh tượng trưng của nước hằng sống làm cho giãn khát, một thứ nước hằng sống của Thần Linh được ban phát liên quan đến sự sống đời đời (x.Jn.4:14). Như thế, sự sống ân sủng đã cho thấy một chiều kích trường sinh, một chiều kích thăng hoa việc hiện hữu trần thế của chúng ta, và không ngừng liên tục hướng dẫn việc hiện hữu trần thế của chúng ta cho tới ngưỡng cửa sự sống thiên đình.

 

3-       Việc thông truyền sự sống trường sinh của Chúa Kitô còn có nghĩa là chúng ta thông phần với thái độ con cái mến thảo của Người đối với Chúa Cha.

         

Từ đời đời, “Lời ở với Thiên Chúa” (Jn.1:1), nghĩa là, ở trong một mối gắn bó trọn hảo hiệp thông với Chúa Cha. Khi Người hoá thành nhục thể, mối gắn bó này bắt đầu được diễn đạt ra nơi tất cả mọi tác hành của Chúa Giêsu. Con đã sống hiệp thông liên lỉ với Cha trên thế gian bằng một thái độ của đức tuân phục mến yêu trọn hảo.

         

Việc vĩnh cửu đi vào thời gian nơi cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu là cửa ngõ của tình yêu đời đời liên kết Con với Cha. Bức thư gửi giáo đoàn Do Thái đề cập đến mối liên kết này khi nói về thái độ nội tại của Chúa Kitô vào chính lúc Người vào đời: “Này Con xin đến để thực thi ý Chúa, Oâi Thiên Chúa” (10:7). “Cái nhảy” vọt bao la từ sự sống thiên quốc của Con Thiên Chúa vào hố thẳm hiện hữu của loài người được kích động bởi ý muốn tự toàn hiến của Người trong việc hoàn tất ý định của Cha.

         

Chúng ta được kêu gọi để mặc lấy cùng một thái độ này, bằng cách bước theo con đường Con Thiên Chúa làm người đã khai mở, để chúng ta có thể thông phần cuộc hành trình của Người về với Chúa Cha. Cuộc sống trường sinh hội nhập với chúng ta là một quyền năng thống trị của yêu thương, một quyền năng tìm cách hướng dẫn trọn cuộc sống của chúng ta về tới mục đích tối thượng của mình được dấu ẩn nơi mầu nhiệm của Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu đã nối kết hai hướng động bất khả phân ly xuống và lên xác nghĩa Nhập Thể này: “Từ Cha mà Thày đã đến và đã đến trong thế gian; để rồi, Thày lìa bỏ thế gian mà về cùng Cha” (Jn.16:28).

         

Cuộc sống trường sinh đã đi vào cuộc sống loài người. Bởi vậy cuộc sống loài người được kêu gọi để thực hiện cuộc hành trình với Chúa Kitô từ thời gian về vĩnh cửu.

 

4-       Nếu thời gian nơi Chúa Kitô được nâng lên tới một mức độ cao hơn, khi nhận đuợc khả năng tiến tới vĩnh cửu, thì có nghĩa là việc ngàn năm đang tiến tới không được coi như một tiến bước thuần túy theo giòng thời gian, mà là như một chặng hành trình của nhân loại hướng về đinh mệnh chung cuộc của nó.

         

Năm 2000 không phải chỉ là cửa qua một ngàn năm khác; nó là cửa cho cõi trường sinh mà, trong Chúa Kitô, tiếp tục mở ra trong thời gian để ban cho nó một hướng đi đích thực cũng như một ý nghĩa chuyên chính.

         

Năm 2000 tỏ bày cho tâm trí và cõi lòng của chúng ta một cái nhìn bao rộng hơn liên quan đến tương lai. Thời gian thường không được tri nhận. Nó dường như làm con người thất vọng về tình trạng bất ổn của nó, về việc trôi qua nhanh chóng của nó, khiến cho tất cả mọi sự thành vô dụng. Thế nhưng, nếu vĩnh cửu đã hội nhập thời gian, thì không thể chối bỏ được cái giá trị phong phú của chính thời gian. Việc trôi đi dứt khoát không phải là một hành trình tiến đến hư vô, mà là một hành trình tiến về vĩnh cửu.

         

Cái nguy hiểm thực sự không phải là việc trôi theo thời gian, mà là sử dụng nó một cách tệ hại, khi chối bỏ sự sống đời đời được Chúa Kitô hiến ban. Ước vọng được sự sống và hạnh phúc trường sinh phải được tái thức tỉnh không ngừng nơi tâm can con người. Việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm có một ý nghĩa đích thực là làm tăng phát niềm ước vọng này, giúp cho các tín hữu và con người của thời đại chúng ta mở lòng mình ra cho một cuộc sống vô biên. 

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 17-24/12/1997)

 TOP

 

?  

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

Lời Mở Đầu của người dịch

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
 

 

(IV)    Việc Chăm Sóc và Tăng Trưởng của Cây Sự Sống (hay nói cách khác) Cách Hay Nhất Để Mẹ Maria Sống Động và Hiển Trị nơi Linh Hồn Mình

 

 

B. Làm thế nào để vun tưới cho cây sự sống

 

Đây là cách tốt nhất, hỡi linh hồn tuyển chọn, trong việc vun tưới cho cây sự sống:

 

71. (1) Cây này, một khi được trồng cấy nơi một tấm lòng dễ dậy, cần phải hít thở bầu khí trong lành và không cần việc con người hỗ trợ. Được xuất phát từ trời, nó không thể bị chi phối bởi bất cứ một tạo vật nào, vì tạo vật có thể gây ngăn trở cho việc nó triển nở hướng về Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên  nó. Bởi thế, bạn không được cậy dựa những nỗ lực của mình hay những tài năng tự nhiên  của mình, hoặc vị thế tư riêng của mình hay sự hướng dẫn của con người. Bạn  cần  phải chạy đến với Mẹ Maria, chỉ cậy dựa vào việc trợ giúp của Mẹ mà thôi.

 

72 (2) Con người nào được cây sự sống này đâm rễ trong tâm hồn, thì canh chừng nó và bảo vệ nó như một người làm vườn giỏi. Vì cây này, có sự sống và có khả năng sản sinh hoa trái sự sống, cần phải được linh hồn chuyên chăm cẩn thận nâng niu và trông nom. Linh hồn nào muốn nên thánh cần phải lấy việc này làm mục đính và bận tâm chính yếu của mình.

 

73 Bất cứ điều gì có thể làm chết nghẹn cây này hay theo thời gian làm cho nó bị cản trở việc sinh hoa kết trái, chẳng hạn như những thứ gai góc và cỏ dại, đều phải được cắt tỉa và nhổ đi. Tức là, bằng việc từ bỏ mình và hãm mình, bạn cần phải chuyên  cần giảm bớt và thậm chí từ bỏ tất cả những thứ vui thỏa trống rỗng và những thứ giao tiếp vô bổ với các tạo vật khác. Nói cách khác, bạn cần phải đóng đinh xác thịt, canh chừng miệng lưỡi và khổ chế các giác quan tự nhiên.

 

74. (3) Bạn cần phải canh chừng những thứ côn trùng tác hại đến cây này. Những thứ ký sinh vật này là tự ái và yêu thích được thoải mái dễ chịu, chúng ăn hết những lá xanh của Cây này và làm vô hiệu hóa niềm hy vọng xinh tươi do cây này cung cấp cho trong việc trổ sinh hoa trái tốt đẹp; vì tự ái không thích hợp với lòng mến yêu Mẹ Maria. 

 

75. (4) Bạn không được để cho cây này bị tàn hại bởi những con thú phá phách, tức là bởi tội lỗi, vì tội lỗi có thể làm cho cây chết đi chỉ vì dính dáng tới chúng. Thậm chí không được để cho Cây này bị ảnh hưởng bởi hơi thở của tội lỗi, vì hơi thở của tội lỗi, tức là các tội nhẹ, là những gì rất nguy hiểm khi chúng ta không cảm thấy có chuyện gì đối với chúng cả.

 

76. (5) Cũng cần phải thường xuyên tưới cho Cây này bằng việc Hiệp Lễ, dâng Thánh Lễ cùng với các việc cầu nguyện chung riêng khác nữa. Bằng không, nó sẽ không tiếp tục  sinh hoa kết trái đâu.

 

77. (6) Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng khi thấy gió thổi lên làm cho cây rung lên, vì cần phải có những cơn gió bão cám dỗ trong việc đánh gục nó cùng với tuyết lạnh và sương giá muốn làm tàn úa nó đi. Nói như thếlà chúng ta muốn nói rằng việc tôn sùng này đối với Đức Mẹ chắc chắn sẽ có vấn đề và bị tấn công. Thế nhưng, bao lâu chúng ta tiếp tục  kiên trì chăm sóc cho nó, chúng ta chẳng cần phải sợ hãi gì.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

?

Thời Gian

  

 

T

heo Tây lịch, kể từ Năm 2000, lịch sử loài người đã bước sang một thiên niên kỷ mới là ngàn năm thứ ba, một thế kỷ mới là thế kỷ 21. Một số người, căn cứ vào cách đếm từ số 1 và kết thúc ở số có con số 0, cho rằng thiên niên kỷ thứ ba và thế kỷ 21 phải được bắt đầu từ năm 2001. Vẫn biết chúng ta bao giờ cũng đếm từ số 1, song số 1 tự nó lại phải được bắt đầu từ số 0, tức là nếu không có số 0 thì cũng không có số 1, (phải sống qua đủ 365 năm ngày từ khi được sinh ra đời mới mừng sinh nhật 1 tuổi là vậy), do đó, thực tế cho thấy, chục thứ nhất không phải được bắt đầu từ số 10, dù số 10 được bắt đầu với con số 1, mà là từ 0 tới 9, và chục thứ hai từ hàng số (10-19) với mỗi số được bắt đầu với con số 1, cứ thế chục thứ ba bắt đầu từ hàng số với mỗi số được bắt đầu với con số 2 v.v. Bởi thế, từ trước tới nay chúng ta mới thấy những năm thiên kỷ hay thế kỷ có con số 1 đứng đầu lại thuộc về thế kỷ hay thiên niên 2. Chẳng hạn những năm thuộc thiên niên kỷ thứ hai bao gồm tất cả các năm có con số 1 dẫn đầu, tức từ năm1000 tới năm 1999; hay những năm thuộc thế kỷ thứ ba bao gồm tất cả các năm có con số 2 dẫn đầu, tức từ năm 200 tới 299 v.v. Do đó, nếu đếm thì đếm từ số 1 còn tính phải tính từ số 0 thế nào, thì theo cách tính số này Năm 2000 thực sự đã mở màn cho thiên kỷ mới thứ 3 cũng là thế kỷ mới 21.  

 

Thời Gian Hiện Thân nơi Không Gian

 

Nói đến thời gian là nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Thế nhưng, có thể nói, nếu không có con người cũng không có thời gian… Tại sao? Tại vì, trong tất cả mọi sự thuộc thế giới không gian, tức thế giới thiên nhiên tạo vật, chỉ có con người mới nhận thức được thời gian, mới đi làm lịch sử, mới tiến hóa theo thời gian, nói đúng hơn, mới làm cho thời gian đạt được mục đích hiện hữu của nó với vai trò là một thực tại trung gian, một thực tại qui hướng về vĩnh cửu, về Thực Tại Thần Linh toàn hảo tối thượng là cùng đích của tất cả mọi sự nói chung và nhất là của loài linh ư vạn vật nói riêng. Bởi thế, không có con người, thì dù hiện hữu, giá trị của thời gian sẽ là gì và ở chỗ nào? Phải chăng nó là một tiến trình mù quáng của vật chất, của thiên nhiên tạo vật?

 

Vẫn biết không gian và thời gian đồng qui ở chỗ hữu hạn, ở chỗ có cùng, có bắt đầu và có kết thúc, và dù cho thời gian và không gian có hội ngộ nhau ở bốn mùa thời tiết xuân, hạ, thu, đông, vì “thời” đây là thời gian và “tiết” đây thuộc về không gian. Thế nhưng, theo hiện tượng vật lý, thời gian hoàn toàn tùy thuộc vào không gian và được con người sử dụng làm phương tiện đo đếm không gian. Bởi vì, theo con người hiểu biết và khám phá về khoa học, ngày giờ năm tháng của thời gian trên trái đất này lệ thuộc vào cuộc xoay vần vận chuyển của không trung vũ trụ, như một ngày là do kết quả của một vòng xoay (rotation) của trái đất chung quanh chính tâm trục của nó, hay một năm là do kết quả của một vòng quay (movement) của trái đất chung quanh mặt trời v.v. Ở những nơi có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, như ở Hoa Kỳ hay ở miền Bắc Việt Nam, thì ngày dài vào mùa hè và đêm dài vào mùa đông. Thế nhưng, vấn đề cần phải giải quyết ở đây là thái dương hệ, tiêu biểu cho không gian vũ trụ đây, được hình thành từ lúc nào và bắt đầu hoạt động chuyển vận của nó như thế bao lâu rồi?

 

Đó là lý do, theo triết lý, nếu không gian vũ trụ hay thiên nhiên tạo vật không tự mình mà có thì nó phải có trong thời gian và tồn tại cũng như phát triển theo thời gian. Theo quan sát khoa học, nếu xẩy ra đúng như định luật tự nhiên, thì mọi sự, nhất là loài sinh vật, xuất hiện ở một lúc nào đó, rồi phát triển theo thời gian, cho đến khi hết thời của nó. Chẳng hạn, sau cuộc ân ái của vợ chồng vào đúng thời gian trứng rụng của người vợ, thì bình thường trong thời gian tối đa 48 tiếng là người vợ có thể mang bầu, và qua thời gian ấn định 9 tháng 10 ngày sau đó là người con ra đời; và con người mới này, sau khoảng thời gian ấu nhi và thiếu nhi, họ sẽ bắt đầu tiến vào thời gian dậy thì, thời gian phát triển sinh lý, với những phát triển mới mẻ trên thân xác liên quan đến cơ phận sinh dục của họ v.v. Thế rồi, cũng theo tiến trình bình thường, vào một thời gian nào đó, 70 tuổi hay 100 tuổi, cuối cùng, con người sẽ qua đi. Không phải con người chết là hết thời mà là vì hết thời của mình nên con người chết đi. Bởi thế, sau khi con người chết đi, thời gian vẫn còn đó. Và dù con người có muốn làm chủ thời gian, ở chỗ, họ muốn chết vào ngày giờ do họ ấn định, bằng cách tự tử đi nữa, họ vẫn lệ thuộc vào thời gian, bởi vì, những vụ tự tử không thành đã hùng hồn chứng thực điều này, do đó, những vụ tự tử thành công cũng chính là lúc thực sự hết thời của con người tuyệt vọng chán đời.

  

Thời Gian là Thực Tại Tỏ Hiện

 

Như thế, thời gian có tính cách thần linh, chất chứa nơi nó tất cả những dự định thần linh, được thể hiện qua các định luật tự nhiên, những định luật mà bất cứ tạo vật nào, nhất là sinh vật, cách riêng loài người, đến nỗi, một khi cả dám làm ngược lại hay chống lại, con người có lý trí khôn ngoan suy xét và có tự do chọn lựa lành dữ sẽ phải chịu một hậu quả tai hại khôn lường. Điển hình là nếu họ uống thuốc ngừa thai họ có thể sẽ bị ung thư ngực, uống kích thích tố (hormone) sau khi hết kinh nguyệt để giữ nét trẻ trung có thể sẽ dễ bị mục xương, ăn nhiều quá sẽ bị bội thực, uống rượu nhiều quá sẽ bị say. Tại sao ở Mỹ ung thư là một tác nhân đệ nhất sát hại mạng sống con người cả nam lẫn nữ như thống kê cho thấy, nếu không phải con người ở đây đã ăn uống mọi sự hầu như có chất hóa học, kể cả thịt thà được cung cấp từ những con vật được nuôi bằng những chất dinh dưỡng hóa học, hay rau cỏ được tưới bón bằng những thứ phân hóa học. Sự kiện suy diễn này không biết có chính xác hay chăng, chỉ biết rằng, ngày xưa, khi còn sống sát với thiên nhiên, còn ăn tươi nuốt sống những thứ có thể cho được vào bụng, thì con người sống khỏe mạnh và thọ hơn con người văn minh vật chất sau họ!

 

Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là con người phải sống theo thời gian, phó mặc cho định mệnh là những gì vốn chất chứa trong thời gian và là những gì sẽ được hiện lộ khi tới thời điểm (time) của nó, khi tới lúc (moment) của nó. Chẳng hạn như bị bệnh nguy tử không chịu chạy chữa, cho rằng, nếu hết thời của mình thì dù có đi bác sĩ hay uống thuốc tiên cũng chết. Đúng thế, sinh vật nói chung và con người nói riêng, vì sống trong thời gian và hoàn toàn lệ thuộc vào thời gian, nếu hết thời của mình thì tự nhiên sẽ qua đi, không thể thoát được, dù có đề phòng cách mấy đi nữa. Tuy nhiên, định luật tự nhiên cũng bao gồm cả định luật bảo tồn và tự vệ, định luật khôn sống mống chết, như vẫn thấy nơi loài thú vật. Nếu đói không ăn, theo định luật tự nhiên, con người chắc chắn sẽ chết thế nào, thì bị bệnh nguy tử không chữa, theo định luật tự nhiên, họ cũng khó lòng thoát được bàn tay tử thần như vậy. Bởi thế, cái chết của con người không chịu chữa trị khi bị bệnh nguy tử đây không phải bị gây ra bởi họ buông xuôi theo định luật tự nhiên cho bằng chỉ vì họ đã đi ngược chiều với định luật tự nhiên, định luật bảo tồn, khuynh hướng sinh tồn. Tai nạn xẩy ra hay tất cả mọi tai ương biến loạn trong thiên nhiên vũ trụ nói chung và trong xã hội loài người nói riêng này, kể cả nhân tai lẫn thiên tai, không phải đã bị gây ra bởi những hiện tượng hay sự kiện ngược ngạo và đối địch nhau liên quan đến định luật tự nhiên hay sao?

 

Thế nhưng, nói chung, như lịch sử loài người cho thấy, qua giòng thời gian hiện hữu của mình, từ thời ăn lông ở lỗ sống để mà ăn như con vật, đến thời điểm văn minh văn hóa ăn để mà sống thuần túy loài người hiện nay, con người càng ngày càng khám phá ra sự thật về thiên nhiên tạo vật nói chung nhất là về chính bản thân mình nói riêng. Qua thời gian, con người đã không khám phá ra thiên nhiên tạo vật chung quanh mình bằng những khám phá khoa học hay sao, về đủ mọi lãnh vực, từ bầu trời cao đến đáy biển cả, từ đại không gian đến tiểu vũ trụ, nhất là về lãnh vực tạo sinh cải giống từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 và đầu thiên kỷ thứ ba hiện nay hay sao? Cũng qua thời gian, con người đã thực sự khám phá ra chính mình, bằng việc ý thức được mối liên hệ đại đồng, một mối liên hệ chỉ được tồn tại nếu xã hội loài người muốn duy trì và phát triển, ở chỗ, con người cần phải nhìn nhận, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá cùng quyền lợi làm người bẩm sinh của mỗi người cũng như của mọi người trong xã hội, như được ý thức và công bố trong Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc năm 1948 sau hai trận Thế Chiến Thứ I & II.

 

Thời Gian Nên Trọn nơi Con Người

 

Nếu qua thời gian, con người đã khám phá ra trong thời gian tất cả sự thật về thiên nhiên tạo vật cũng như về chính bản thân mình như thế, một sự thật đã có trước họ và tồn tại sau khi từng thế hệ nhân gian của họ qua đi, và nếu họ biết sống đúng với sự thật ấy, họ sẽ chẳng những có thể làm chủ trái đất, mà còn có thể làm chủ cả thời gian nữa. Thật vậy, nếu sự thật là một thực tại bất biến, một thực tại chi phối tất cả không gian, được từ từ hiện lộ trong thời gian và được khám phá thấy bởi nhân gian, thì một khi con người đã biết lợi dụng sự thật tự nhiên bằng khả năng khoa học của mình để làm chủ trái đất này thế nào, họ cũng có thể biết lợi dụng cả sự thật về con người nhân bản của mình bằng ý thức luân lý, nhờ đó họ làm chủ được cả thời gian như vậy. Vì sống trong sự thật và sống theo sự thật, một thực tại bất biến, một thực tại tối thượng, con người hữu hình và hữu hạn, cho dù có chết về phần xác, có bị thiếu hụt về thể lý, tâm lý và luân lý trên đời này, họ sẽ không bao giờ qua đi, không bao giờ cảm thấy thiếu thốn, trái lại, họ sẽ vĩnh viễn tồn tại, có thể nói, họ đã đạt đến cùng đích của mình ngay khi họ còn sống trong thời gian. Hay nói cách khác, thời gian cô đọng lại nơi con người sống sự thật, hội tụ lại nơi con người sống trong sự thật. Nếu không gian thu hẹp lại nơi con người sống yêu thương thế nào, hay không gian được yêu thương bao trùm thế nào, thì thời gian cũng tụ lại nơi con người chân thực như thế, hay thời gian được chân lý bao trùm như vậy.

 

Đó là lý do thực tế cho thấy, con người khôn ngoan, một khôn ngoan trung thực phản ánh sự thật, là một con người sống hiện tại với cả quá khứ lẫn tương lai. Bởi vì, tất cả những gì họ tác hành, hay phản ứng, hoặc giải quyết, trong giây phút hiện tại và cho cuộc sống hiện tại của cá nhân họ, những gì liên quan đến cả xã hội hay cho xã hội, họ đều căn cứ vào những kinh nghiệm sống họ đã được truyền thụ bởi các bậc tiền bối cha ông họ, nhất là do chính họ rút tỉa được từ cuộc sống riêng tư trong thời gian quá khứ của họ, để làm sao cho bản thân họ cũng như cho chung nhân gian chẳng những được tồn tại mà còn phát triển, hầu đạt đến một chân trời tương lai rạng ngời chân lý và thiện hảo, đúng như dự án thần linh của Thượng Trí Quan Phòng là Chân Lý Tối Cao và là Nguyên Lý Đệ Nhất. Một con người sống sự thật, hay sống trong sự thật, sống theo sự thật, là một con người làm chủ thời gian, làm cho thời gian được kết tụ lại nơi họ, ở chỗ họ đang sống trung thành, trước sau như một, sống thủy chung (từ đầu đến cuối), bất chấp mọi bất trắc và ngãng trở xẩy ra trong cuộc sống. Dù trước mắt thế gian họ có bị coi là ngu dại, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Họ có chết đi cho chân lý và vì chân lý, như trường hợp của những con người tranh đấu cho công lý và hòa bình, hay như trường hợp của những vị tử đạo chân chính, những anh hùng vị quốc vong thân, nhân gian lịch sử sẽ không bao giờ quên họ, và họ sẽ vĩnh viễn tồn tại với lịch sử, với thời gian, thậm chí vượt ra ngoài thời gian và không gian, ở chỗ họ sẽ bất diệt và bất tận như chính sự thật vậy.

 

Để có thể sống trong hiện tại một cách khôn ngoan, một cách chân thật như thế, ngoài tác động ý thức liên quan mật thiết tới hiện tại, con người còn cần phải có một ký ức sống động và một phán đoán chính xác nữa, một ký ức liên quan đến quá khứ và một phán đoán liên quan đến tương lai. Thật vậy, con người cần đến ký ức là yếu tố tâm lý liên quan đến quá khứ, vì thời gian chất chứa sự thật và tỏ hiện sự thật, nên tất cả những gì xẩy ra trong cuộc đời con người và cho cuộc đời con người đều mang con người đến gần sự thật hay đều tỏ cho con người biết sự thật về bản thân họ cũng như về ngoại cảnh chung quanh họ. Bởi thế, càng sống con người càng khôn ra là vậy, con người càng cảm thấy mình biết đời hơn và biết mình hơn, hành sử một cách hiệu quả hơn, không còn vụng về, dại dột, ngớ ngẫn, thất sách như trước nữa. Thế nhưng, nếu con người không biết rút kinh nghiệm và lưu trữ những cảm nhận cuộc đời, họ khó mà có thể tiến thân, có thể trưởng thành. Tưởng niệm là một yếu tố tối ư quan trọng của Do Thái Giáo cũng như của Kitô Giáo. Bởi vì, ơn cứu độ của họ không phải là một thực tại mơ hồ, mà là một biến cố lịch sử, một biến cố họ chẳng những cần phải tưởng nhớ mà còn phải liên tục long trọng cử hành nữa.

 

Thời Gian Sống Động trong Cuộc Đời

 

Biến cố lịch sử cứu độ của Do Thái Giáo là biến cố Vượt Qua, biến cố họ được Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, Vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho tổ phụ họ là Abramham, Isaac và Giacóp, Vị Thiên Chúa đã tự động lập Giao Ước với các vị cha ông của họ ấy và thực sự đã hoàn tất giao ước của Ngài với con cháu các vị, cụ thể nhất là việc Ngài chẳng những dùng nhân vật Moisen để giải thoát họ khỏi cảnh làm tôi cho dân Ai Cập 450 năm, mà còn dùng Gioduệ để đưa họ vào chính mảnh đất Ngài đã hứa với các vị là mảnh đất Palestine thấm đẫm huyết lệ nhất trên thế giới hiện nay. Đó là lý do Do Thái Giáo, từ biến cố lịch sử cứu độ vô tiền khoáng hậu đó tới nay, hằng năm, họ vẫn cử hành tuần lễ Vượt Qua để, trong khi tưởng nhớ đến Vị Thiên Chúa Cứu Độ của mình, họ ý thức ngay trong hiện tại những gì họ cần phải sống một cách xứng đáng với ơn cứu độ của họ.

 

Biến cố lịch sử cứu độ của Kitô Giáo cũng là Biến Cố Vượt Qua, một cuộc vượt qua đã được báo trước bằng chính cuộc vượt qua của dân Do Thái. Biến Cố Vượt Qua mà Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng long trọng cử hành vào mỗi Chúa Nhật hằng tuần trong năm, nhất là vào Tuần Thánh, với cao điểm là Lễ Phục Sinh, đó là biến cố vượt qua của Vị Sáng Lập họ tôn thờ, Đấng đã chịu chết trên cây thập giá, nhưng đã tự mình sống lại từ trong kẻ chết vào ngày thứ ba. Theo ý nghĩa vượt qua này, cũng như nhờ biến cố lịch sử vượt qua này của Vị Sáng Lập, Kitô hữu, qua Bí Tích Rửa Tội, chẳng những được cứu độ cho khỏi tội lỗi và sự chết, mà còn được sự sống và là một sự sống viên mãn, một sự sống thần linh, một sự sống hoàn toàn tự do siêu thoát, khiến họ có khả năng chế ngự sự dữ bằng sự lành, nhất là khả năng làm chứng cho chân lý, khả năng làm cho con người nhận biết chân lý và sống trong chân lý, một sự sống trường sinh bất diệt, một sự sống thần linh toàn hảo. Như thế, nếu biến cố Vượt Qua của Kitô Giáo, qua con người Kitô hữu, có thể làm cho nhân gian nhận biết sự thật và sống trong sự thật, một sự thật là nguồn gốc và là cốt lõi của văn hóa nhân bản đích thực, thì biến cố này không phải chỉ là biến cố lịch sử thuần túy đã hoàn toàn qua đi và cần phải tưởng niệm, mà còn là một biến cố hiện thực sống động nơi việc cử hành phụng vụ của cộng đồng Kitô hữu nữa.

 

Để có thể sống trong hiện tại một cách khôn ngoan, một cách chân thật, con người chẳng những cần phải có một ký ức sống động liên quan đến quá khứ mà còn phải có một phán đoán chính xác liên quan đến cả tương lai nữa. Đúng thế, cho dù ký ức có nhớ kỹ lưỡng và đầy đủ những gì xẩy ra trong quá khứ, nhưng nếu con người không biết lợi dụng những kinh nghiệm lợi hại, tốt xấu đã qua ấy để áp dụng vào môi trường và hiện cảnh cuộc sống của mình thì tương lai trước mắt họ vẫn chỉ là một ảo tưởng, hiện tại của họ vẫn là một cuộc dậm chân tại chỗ, thậm chí có những lúc trở thành một vũng lầy, càng nhúc nhích cựa quậy con người càng bị lún xuống sâu hơn, cho đến lúc không còn cứu được nữa. Nhận định này không đúng hay sao, bằng không tại sao con người càng văn minh lại càng lo âu sợ hãi chính mình, sợ hãi chính những gì mình làm ra, sợ hãi nhau, không tin tưởng nhau. Đến nỗi, kinh nghiệm của hai trận Thế Chiến I và II chưa đủ, con người hiện nay hình như sắp sửa cần đến một trận  Thế Chiến III nữa mới được? Bởi thế, phán đoán của con người không thể chỉ căn cứ vào nguyên kinh nghiệm quá khứ để quyết định cho số phận của tương lai, bằng không, tương lai chỉ là lập lại quá khứ, như giòng nước chảy ngược. Vì không bài học nào giống bài học nào, lại còn vấn đề hoàn cảnh mỗi thời đại mỗi khác nữa, mà con người hiện tại cần phải hết sức sáng suốt, ở chỗ, họ làm sao để kinh nghiệm quá khứ có thể kết trái tương lai. Thế nhưng, nếu kinh nghiệm quá khứ, tự bản chất của nó, là cảm nghiệm của con người về sự thật, thì càng kinh nghiệm cuộc đời, con người càng gần gũi sự thật, càng thông suốt sự thật, càng thấu triệt sự thật mới đúng. Như thế, chỉ cần con người nhận biết sự thật, qua kinh nghiệm và nhờ kinh nghiệm quá khứ, cũng như qua những dấu chỉ và môi trường hiện tại, họ có thể an tâm tiến vào tương lai, dù chân trời tương lai mù mịt giông ba bão táp. Bởi vì, sự thật chẳng những là Thực Tại Thần Linh Tối Thượng mà con người phải đạt tới như cùng đích của mình, mà còn là ánh sáng soi đường dẫn lối cho con người thiện tâm bước đi và là sức mạnh thúc đẩy con người khao khát kiếm tìm chân thiện mỹ tiến bước về cõi trường sinh vĩnh hằng.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ