GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 17/1/2007

TUẦN  II THƯỜNG NIÊN

 

?   Tuần Lễ Cầu Nguyện hằng năm Cho Việc Hiệp Nhất Kitô Giáo

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 10/1/2007 – Loạt Bài Giáo Lý Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 28: Thánh Stephanô Phó Tế Tử Đạo

?  Đại sứ Do Thái tại Tòa Thánh Oded Ben-Hur: "Vị lãnh đạo đúng đắn nhất để đối phó với sự thách đố rất quan trọng này là Đức Giáo Hoàng"

 

 

? Tuần Lễ Cầu Nguyện hằng năm Cho Việc Hiệp Nhất Kitô Giáo

 

Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Việc Hiệp Nhất Kitô Giáo, theo truyền thống hắng năm, từ ngày 18 đến 25/1 (Lễ Thánh Phaolô trở lại). Năm nay được bắt đầu vào ngày Thứ Năm 18/1/2007. Chủ đề cho năm  2007 này là “Người thậm chí làm cho kẻ điếc nghe thấy và câm nói được”.

 

Các bản văn để suy nghĩ và cầu nguyện năm  nay được soạn thảo bởi Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, cũng như bởi Ủy Ban Về Đức Tin Và Cấp Trật Của Hội Đồng Chư Giáo Hội Thế Giới.

 

Theo bản thông báo của hội đồng tòa thánh thì “Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Việc Hiệp Nhất Kitô Giáo năm nay qui hợp hai đề tài, hai lời mời gọi được gửi đến cho Chư Giáo Hội Kitô Giáo và dân Kitô Giáo, đó là đề tài cầu nguyện và cùng nhau nỗ lực thực hiện việc hiệp nhất Kitô Giáo, cũng như cùng nhau liên kết để đáp ứng tình trạng khổ đau của nhân loại. Hai trách nhiệm này hết sức liên kết với nhau. Cả hai đều liên quan tới việc chữa lành Thân Thể của Chúa Kitô (là Giáo Hội), bởi thế mà bài đọc chính yếu được chọn cho tuần lễ cầu nguyện năm nay là một câu truyện chữa lành”.

 

Mỗi ngày trong Tuần Lễ này sẽ có một đề tài khác nhau như sau:

 

18/1: Từ ban đầu đã có Lời. “Và ThiênChúa phán…” (Gen 1).

 

19/1: Lời Cứu Độ của Chúa Kitô: “Người làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được” (Mk 7:31-37).

 

20/1: Thánh Thần ban Lời cho chúng ta. “Thần Linh… sẽ làm chứng về Thày” (Jn 15:26).

 

21/1: Sự câm nín của thành phần bị quên lãng và những tiếng kêu của thành phần khổ đau. “Nếu một phần tử cảm thấy đớn đau thì tất cả đều cảm thấy đau đớn” (1Cor 12:26).

 

22/1: Thiên Chúa phán quyết về việc thinh lặng của chúng ta. “Các người không làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất đây….” (Mt 25:45).

 

23/1: Được thêm sức để lên tiếng. “Thế nhưng người đàn bà… run rẩy sợ hãi ra mặt… đã nói với Người tất cả sự thật” (Mk 5:33).

 

24/1: Tình trạng bị bỏ rơi. “Sao Ngài lại không mau ra tay cứu giúp tôi?” (Ps 22:1).

 

25/1: Phục Sinh – vinh hiển. “Hết mọi miệng lưỡi đều phải tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa” (Phil 2:11).

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự việc cử hành Giờ Kinh Tối ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thánh lúc 5 giờ 30 chiều Thứ Năm 25/1/2007 để bế mạc Tuần Lễ Nguyện Cầu Cho Việc Hiệp Nhất Kitô Giáo năm nay.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 16/1/2007

 

 

TOP

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 10/1/2007 – Loạt Bài Giáo Lý Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 28: Thánh Stephanô Phó Tế Tử Đạo

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Sau những ngày lễ, chúng ta trở lại với loạt bài giáo lý của chúng ta. Tôi đã suy niệm với anh chị em về các hình ảnh của 12 Tông Đồ và về Thánh Phaolô. Từ đó chúng ta đã bắt đầu chia sẻ về các hìn h ảnh khác thuộc Giáo Hội sơ khai. Bởi vậy, hôm nay, chúng ta muốn suy niệm về Thánh Stêphanô, vị Thánh được Giáo Hội mừng kính ngay sau Lễ Giáng Sinh. Thánh Stêphanô là vị tiểu biểu nhất của một nhóm 7 đồng bạn. Truyền thống thấy nơi nhóm này hạt giống của thừa tác vụ phó tế sau này, mặc dù chúng ta cần  phải xác nhận là dan h xưng này không có trong sách Tông Vụ. Dù sao đi nữa, tầm quan trọng của Thánh Stêphanô đã hiển nhiên ở sự kiện là, trong cuốn sách quan trọng này, Thánh Luca đã giành riêng 2 đoạn cho ngài.

 

Trình thuật của Thánh Luca bắt đầu bằng việc cho thấy tình trạng ngầm chia rẽ xẩy ra nơi Giáo Hội tiên  khởi Giêrusalem, ở chỗ, Giáo Hội này hoàn toàn được làm nên bởi các Kitô hữu gốc Do Thái (Jewish), thế nhưng, trong số thành phần Kitô hữu này một số là dân bản xứ ở đất Yến Duyên (Israel) và được gọi là những “Người Do Thái” (Hebrews), trong khi các người khác xuất thân từ niềm tin Do Thái thời Cựu Ước thuộc cộng đồng Do Thái nói tiếng Hy Lạp và được gọi là những “Người Theo Văn Hóa Hy Lạp” (Hellenists). Bởi thế mà vấn đề đã diễn ra là thành phần thiếu thốn nhất trong số những người Do Thái theo văn hóa Hy Lạp, nhất là nữ giới góa bụa không được trợ giúp gì về xã hội, có nguy cơ bị bỏ rơi trong việc trợ giúp về dưỡng thực hằng ngày của họ.

 

Để thắng vượt những khó khăn này, các vị tông đồ, để duy trì cho các vị việc cầu nguyện và thừa tác v ụ lời Chúa như là công việc chính yếu của các vị, đã quyết định bổ nhiệm “7 nam nhân có tiếng tốt, đầy Thần Linh và khôn ngoan” vào nhiệm vụ ấy, tức là, vào việc phucï vụ bác ái xã hội. Như Thánh Luca viết, theo chiều hướng mục tiêu ấy và trước lời mời gọi của các vị tông đồ, các môn đệ đã tuyển chọn ra 7 người nam. Chúng ta thấy tên tuổi của các vị. Đó là: ‘Stêphanô, một con người đầy đức tin và Thánh Thần, cũng như Philip, Prochorus, Nicanor, Timon, Parmenas, và Nicholas ở Antiokia, một người trở lại Do Thái Giáo. Họ trình cho các vị tông đồ những nam nhân ấy và được các vị tông đồ nguyện cầu và đạt tay trên họ’ (Acts 6:5-6).

 

Cử chỉ đặt tay có một số ý nghĩa. Theo Cựu Ước  thì cử chỉ này trước hết có ý nghĩa truyền đạt một nhiệm vụ quan trọng, như Moisen đã làm cho Gioduệ (x Num 27:18-23) để ủy thác cho việc thừa kế mình. Theo đó, Giáo Hội Antiôkia cũng sử dụng cùng một cử chỉ này để sai Thánh Phaolô và Barnabas đi truyền giáo cho các dân tộc trên thế giới (x Acts 13:3). Chi tiết về việc đặt tay như vậy cũng được đề cập tới, ở trường hợp Timôthêu, để truyền đạt một nhiệm vụ chính thức, trong hai bức thư gửi Thánh Phaolô gửi cho ngài (x 1Tim 4:14; 2Tim 1:6). Sự kiện của việc đặt tay là một hành động quan trọng, một hành động được thi hành sau khi nhận thức, là điều được suy diễn từ những gì đọc thấy ở bức thư thứ nhất gửi cho Timôthêu: ‘Đừng vội vàng hấp tấp trong việc đặt tay, cũng đừng can dự vào tội lỗi của kẻ khác’ (5:22).

 

Bởi thế, chúng ta thấy rằng cử chỉ đặt tay xẩy ra theo ý nghĩa của một dấu hiệu bí tích. Trong trường hợp của Thánh Stêphanô và đồng bạn của ngài thì đây thật sự là một việc các vị tông đồ chính thức chính thức truyền đạt một nhiệm vụ, đồng thời các vị cũng cầu xin ơn ban  để thi hành nhiệm vụ ấy.

 

Điều quan trọng ở đây đó là, ngoài những việc phục vụ bác ái, Thánh Stêphanô cũng thi hành cả công việc truyền bá phúc âm hóa nữa nơi thành phần đồng hương của mình, thành phần được gọi là ‘Những Người theo Văn Hóa Hy Lạp’. Thật vậy, Thánh Luca đã nhấn mạnh đến sự kiện là Thánh Stêphanô, ‘đầy ân sủng và quyền  năng” (Acts 6:8), đã nhân danh Chúa Giêsu, trình bày cho thấy một dẫn giải mới  về Moisen cũng như về chính Luật của Thiên Chúa, đọc lại Cựu Ước theo chiều kích loan báo cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Việc đọc lại Cựu Ước này, một việc đọc lại theo chiều kích Kitô học, đã làm bừng lên các phản ứng nơi người Do Thái cho rằng những lời lẽ của ngài là phạm thượng (x Acts 6:11-14). Bởi thế mà ngài bị kết tội bị ném đá. Và Thánh Luca đã để lại cho chúng ta bài nói cuối cùng của vị thánh này, một tổng luận cho việc ngài rao giảng.

 

Như Chúa Giêsu đã giải thích cho các môn đệ đi Emmau rằng toàn thể Cựu Ước đều nói về Người, về thập giá của Người và về cuộc phục sinh của Người thế nào thì cũng thế, Thánh Stêphanô, theo giáo huấn của Chúa Giêsu, đã đọc toàn thể Cựu Ước theo cái then chốt Kitô học. Ngài đã chứng minh rằng mầu nhiệm thập giá là tâm điểm của lịch sử cứu độ đã được trình thuật trong Cựu Ước, ngài thực sự chứng tỏ rằng Chúa Giêsu, Đấng tử giá và phục sinh, là ‘đền  thờ’ mới và đích thực.

 

Chính việc ‘phủ nhận’ này đối với đền thờ và việc tôn thờ ở đền thờ đã mang lại bản án cho Thánh Stêphanô, vị mà lúc ấy – Thánh Luca cho chúng ta biết rằng – ngước mắt lên trời đã thấy vinh hiển của Thiên Chúa và Chúa Giêsu ở bên hữu Thiên Chúa. Và khi nhìn lên trời, lên Thiên Chúa và Chúa Giêsu, Thánh Stêphanô đã nói: ‘Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con người đứng bên  hữu Thiên Chúa’ (Acts 7:56). Cuộc tử đạo của ngài thực sự giống với Cuộc Khổ Nạn của c hính Chúa Giêsu, khi ngài trút linh hồn mình cho Chúa và nguyện cầu ơn thứ tha cho những ai sát hại ngài (x Acts 7:59-60).

 

Vị trí xẩy ra cuộc tử đạo của Thánh Stêphanô ở Giêrusalem theo truyền thống ở ngay bên  ngoài Cổng Damasco phía bắc, nơi thực sự có một ngôi thánh đường Thánh Stêphanô hiện ở đó, gần ‘Trường Thánh Kinh’ nổi tiếng của tu sĩ Dòng Đaminh. Cuộc sát hại Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Kitô Giáo, đã mở màn cho một cuộc bách hại ở địa phương đối với thành phần  môn đệ Chúa Giêsu (x Acts 8:1), một cuộc bách hại đầu tiên được chứng thực trong lịch sử của Giáo Hội. Nó là một cơ hội cụ thể trong việc xua đẩy nhóm Kitô hữu Hebrew-Hellenist chạy thoát khỏi Giêrusalem và tản mát đi khắp nơi. Bị tống khứ khỏi Giêrusalem, họ trở thành các nhà truyền giáo lưu động. ‘Bấy giờ nhữn g ai bị tản mát đã ra đi rao giảng Lời Chúa’ (Acts 8:4). Cuộc bách hại ấy và việc phân tán kèm theo đã trở thành cuộc truyền  giáo. Nhờ đó, Phúc Âm đã được truyền bá ở Samaria, Phoenicia và Syria, cho đến khi tiến đến một thành phố lớn là Antiôkia, nơi mà theo Thánh Luca, Phúc Âm được truyền giảng cho dân ngoại (x Acts 11:19-20) và cũng là nơi danh xưng ‘Kitô hữu’ được vang lên lần đầu tiên (x Acts 11:26).

 

Thánh Luca đặc biệt cho rõ là những ai ném đá Thán h Stêphanô ‘đã đặt án xống của mình ở dưới chân một con người trẻ gọi là Saulê’ (Acts 7:58), cũng là con người từ một kẻ bách hại trở thành một v ị Tổng Đồ Phúc Âm long danh. Điều này có nghĩa là con người trẻ Saulê chắc chắn d0ã nghe thấy việc rao giảng của Thánh Stêphanô  và đã biết được những gì c hính yếu. Và Thánh Phaolô có lẽ trong số những ai theo dõi và lắng nghe bài diễn từ n ày ‘đã tỏ ra điên tiết lên’ và ‘nghiến răng tức giận ngài’ (Acts 7:54). Như thế chúng ta có thể thấy được những diệu kỳ của Đấng Quan Phòng Thần Linh, ở chỗ, Saulê, một đối thủ cứng lòng trước nhãn quan của Thánh Stêphanô, sau cuộc hội ngộ với Chúa Kitô phục sinh trên đường đi Damascô, đã tiếp tục việc dẫn giải Cựu Ước theo chiều kích Kitô học được vị tử đạo tiên khởi này thực hiện, một cách sâu xa hơn và trọn vẹn hơn, nhờ đó đã trở thành ‘Vị Tông Đồ Dân Ngoại’. Thánh Phaolô dạy rằng lề luật được nên trọn nơi thập giá của Chúa Kitô. Và niềm tin vào Chúa Kitô, mối hiệp thông với tình yêu Chúa Kitô, thực sự là những gì làm trọn toàn lề luật. Đó là nội dung của việc Thánh Phaolô rao giảng. Như thế, ngài cho thấy rằng vị Thiên Chúa của Abraham đã trở thành v ị Thiên Chúa của tất cả mọi người. Và tất cả những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô, như con cái của Abraham, đều trở thành những kẻ chung phần vào các lời hứa. Nhãn quan của Thánh Stêphanô đã được nên trọn nơi việc truyền giáo của Thánh Phaolô.

 

Câu truyện về Thánh Stêphanô đã dạy cho chúng ta nhiều điều. Chẳng hạn, nó dạy chún g ta rằng chúng ta không b ao giờ được tách rời việc dấn thân  làm việc bác ái xã hội với việc can đảm truyền bá đức tin. Ngài là một trong 7 người đã được ủy thác trước hết là đức bác ái. Thế nhưng, cũng không thể nào tách biệt bác ái khỏi việc rao giảng. Bởi thế, bằng đức bác ái, ngài đã loan truyền Chúa Kitô chịu đóng đanh, cho đến độ chấp nhận cả việc tử đạo. Đây là bài học đầu tiên chúng ta có thể học nơi hình ảnh Thánh Stêphanô: Bác ái và việc rao giảng bao giờ cũng đi với nhau.

 

Thánh Stêphanô nói với chúng ta trước hết về Chúa Kitô, về Chúa Kitô tử giá và phục sinh như là tâm điểm của lịch sử cũng như của đời sống chúng ta. Chúng ta có thể hiểu rằng Thập Giá bao giờ cũng chiếm chỗ chính yếu trong đời sống của Giáo Hội cũng như trong cuộc sống riêng tư của chúng ta. Khổ nạn và bách hại không bao giờ thiếu nơi lịch sử của Giáo Hội. Và chính vì bách hại, theo câu nói long dan h của giáo phụ Tertulliano, trở thành nguồn mạch truyền giáo cho các tân Kitô hữu. Tôi xin trích lại những lời của ông: ‘Chúng tôi tăng triển hết mọi lúc chúng tôi được gặt hái bởi quí ngài: Máu của Kitô hữu là một thứ hạt giống’ ("Apologetico" 50,13: "Plures efficimur quoties metimur a vobis: semen est sanguis christianorum").

 

Thế nhưng, trong cả đời sống của chúng ta nữa, thập giá, một thập giá không bao giờ vắng vóng, trở thành một phúc lành. Và, khi chấp nhận thập giá, biết rằng nó trở thành và là một phúc lành, chúng ta  cảm thấy được niềm vui của Kitô Giáo, thậm chí trong những lúc khó khăn. Giá trị của chứng từ này là những gì bất khả thay thế, vì Phúc Âm dẫn đến với Người và Giáo Hội được nuôi dưỡng bởi Người. Thánh Stêphanô dạy chúng ta hãy học lấy những bài học ấy, ngài dạy chúng ta hãy mến yêu thập giá, vì nó thực sự là đường lối nhờ đó Chúa Giêsu luôn làm cho mình tái hiện diện nơi chúng ta. 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 10/1/2007

 

 

TOP

 

 

? Đại sứ Do Thái tại Tòa Thánh Oded Ben-Hur: "Vị lãnh đạo đúng đắn nhất để đối phó với sự thách đố rất quan trọng này là Đức Giáo Hoàng"

 

Rome, ngày 21.11.2006 - Đại sứ Do Thái tại Tòa Thánh nhận thấy cần có một chiến dịch giáo dục trên toàn thế giới để đập vỡ bức tường thành kiến, và ông cho rằng Đức Giáo Hoàng có một vai trò thiết yếu.

 

Ông Oded Ben-Hur là đại sứ Do Thái tại Vatican từ tháng sáu năm 2003. Ông sinh ra tại Do Thái năm 1951, và khởi đầu nghề nghiệp ngoại giao năm 1977. Ông là đại diện toàn quyền trong Cục Đặt Kế Hoạch Chính Sách Do Thái (2000-2003) và đại sứ tại các quốc gia vùng Baltic (1996-1999).

 

Trong cuộc phỏng vấn này với ZENIT, ngài đại sứ trình bày về đề xuất của ông trong việc yêu cầu Tòa Thánh kêu gọi "Người Kitô giáo trở lại sinh sống tại vùng Trung Đông, đặc biệt các vùng Lebanon và Palestine", bởi vì "họ là những yếu tố quan trọng cho sự hòa bình".

 

Vấn: Thưa ngài đại sứ, tình hình tại vùng Đất Thánh và các vùng lân cận đã có sự tiến triễn mới và mạnh mẽ. Hiện giờ sự việc như thế nào?

 

Ô. Ben-Hur: Đây là một đề tài rất phức tạp, mà không thể nói hết trong vài câu. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc xung đột diễn ra giữa người dân Palestine, và điều này cũng đang xảy ra ở Lebanon. Một điều mong muốn là từ các cuộc xung đột này sẽ phát xuất một con đường hướng tới sự đàm phán chứ không phải những đe dọa của thành phần cực đoan.

 

Nên nhớ rằng trong các thập kỷ sau khi nước Do Thái được thành lập vào năm 1948, cuộc xung đột giữa khối Ả rập và Do Thái được định hình bởi sự thù hận mà người Ả rập dành cho Do Thái, vì theo quan điểm của họ, nước này được dựng lên để tẩy rửa lương tâm của người Âu châu sau biến cố Holocaust. Tuy nhiên, giữa thập kỷ 1990, chúng ta chứng kiến một sự thay đổi đáng kể với sự phát triển của trào lưu chính thống Hồi giáo, họ nhân danh Đấng Allah mà mang vào vùng của chúng tôi "văn hóa của sự chết".

 

Cả Hamas lẫn Hezbollah ngăn cản mọi nỗ lực để đối thoại, họ phủ nhận chính sự hiện diện của nước Do Thái, và họ là biểu hiện địa phương về một mối nguy hiểm trên toàn cầu được gọi là Hồi giáo cực đoan.

 

Mặc dầu nhiều người trên thế giới cho rằng cuộc xung đột giữa khối Ả rập và Do Thái là "cuộc xung đột trên các cuộc xung đột", vì thế nếu giải quyết xong thì thế giới sẽ tiến một nửa đường đến hòa bình, sự thật lại rất khác.

 

Có thể nói 85% của tất cả các cuộc tấn công trên thế giới được thực hiện bởi thành phần Hồi giáo cực đoan trên các quốc gia và người dân Hồi giáo ôn hòa như Jodan, Thổ nhĩ kỳ, Tunisia, Indonesia... với mục đích ngăn cản họ đối thoại với Tây phương.

 

Iran là chứng minh đáng e ngại nhất về sự nguy hiểm này, vì họ tiếp tục xuất khẩu khái niệm cách mạng Hồi giáo theo hướng Shiite, đe dọa sự tồn tại của Do Thái, phủ nhận biến cố Holocaust, bày tỏ ý nguyện rằng toàn thế giới sẽ sống dưới sự cai trị của Hồi giáo. Tôi cho rằng đây là mối quan ngại lớn cho thế giới Kitô giáo. Trên thực tế, chính vì Hezbollah và "những vai trò thuận lợi" của Syria mà Iran gây nên chiến tranh gần đây nhất ở Lebanon.

 

Vấn: Ông có thấy một lối thoát ra khỏi tình hình này không?

 

Ben-Hur: Tôi tin rằng nền tảng của tất cả sự va chạm và sự xung khắc là một vực sâu chứa đầy sự vô hiểu biết giữa các tôn giáo và văn hóa, do nhiều thế kỷ trải qua những thành kiến, sự hận thù và chiến tranh.

 

Cách duy nhất để thoát ra khỏi vòng hung dữ này, theo quan điểm của tôi, là phục hồi một chiến dịch giáo dục và đào tạo liên tục để giúp mọi người trên thế giới xây dựng cầu nối là sự thông cảm và kiến thức để đập vỡ bức tường thành kiến và chống đối giữa các tôn giáo, là nguồn gốc của việc chúng ta bôi nhọ nhau.

 

Vấn: Nhưng ai có thể khởi xướng chiến dịch  này?

 

Ô. Ben-Hur: Chiến dịch này phải mang tính phổ quát và được xây dựng trên ba phương tiện chính yếu: nguồn tài chánh, các chương trình giáo dục ở trường lớp, và trên hết, những thầy cô đứng đắn.

 

Dĩ nhiên là các chính quyền và chính trị gia phải đảm trách nỗ lực này. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của trách nhiệm, ít khi họ có thể có nhiệm kỳ dài hơn bốn hay năm năm. Vì thế, những người cổ võ cho và cái trục cho "cuộc chạy đua giáo dục" này phải là các vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Họ không cần phải được tái cử; họ có tầm nhìn cao rộng và động lực lớn lao.

 

Theo lối suy nghĩ này, điều không thể bỏ qua được là người cổ võ cho nỗ lực này là vị lãnh đạo tôn giáo cao nhất. Trong Hồi giáo không có một vị lãnh đạo duy nhất. Thế giới Do thái giáo bé nhỏ, vì những lý do rõ rệt, có thể để cho mình được hướng dẫn nhưng không thể mở đường.

 

Vì thế, vị lãnh đạo đúng đắn nhất để đối phó với sự thách đố rất quan trọng này là Đức Giáo Hoàng, đặc biệt dưới ánh sáng của những va chạm gần đây trong việc đối thoại liên tôn.

 

Vấn: Tương lai của người Kitô giáo ở vùng Trung Đông sẽ ra sao?

 

Ô. Ben-Hur: Tôi tin rằng hoàn toàn cần có việc Tòa Thánh khởi xướng chiến dịch kêu gọi người Kitô giáo trở lại vùng Trung Đông, đặc biệt là các lãnh thổ Lebanon và Palestine. Các công đồng Kitô giáo luôn là một yếu tố thiết yếu cho hòa bình. Việc họ trở lại để trở nên một phần gắn liền với cơ cấu xã hội trong các vùng này là điều cần thiết.

 

Ý nguyện hướng tới việc đối thoại liên tôn và xuyên văn hóa chỉ thành công nếu người Kitô giáo có thể trở lại để cùng chung sống với những người anh em Hồi giáo trong cung cách đã được thỏa thuận. Bằng cách này, cho ví dụ, Bethelehem sẽ thêm lần nữa trở nên thành phố hòa bình mà người dân chung sống như trong những thập kỷ trước.

 

Vấn: Những người hành hương có vai trò gì trong sự phát triển chính trị và xã hội trong vùng?

 

Ô. Ben-Hur: Tòa Thánh cũng nên kêu gọi thế giới Kitô giáo và thúc đẩy các vị giám mục khuyến khích những cuộc hành hương đến vùng Thánh Địa và các quốc gia lân cận.

 

Nếu chỉ một trong một nghìn người Công giáo trên thế giới, chiếm khoảng 1,2 tỷ người, đến thăm Thánh Địa mỗi năm, một phong trào sẽ được khởi sinh mang lại ảnh hưởng tích cực đối với sự xung đột giữa khối Ả rập và Do Thái, thay đổi tình trạng tâm lý một cách sâu xa, thu hút đầu tư, phục hồi nền kinh tế trong công nghiệp du lịch để hỗ trợ cho người Palestine, các cộng đồng Kitô giáo ở Do Thái, Lebanon, Jordan, Ai cập, v.v.

 

Chắc hẳn các khách hành hương sẽ đảm nhiệm vai trò “ngôn sứ hòa bình”.

 

Vấn: Mối quan hệ giữa Do Thái và Tòa Thánh đang phát triển như thế nào?

 

Ô. Ben-Hur: Chúng tôi đang bước vào năm thứ 13 có mối quan hệ chính thức, mà trong tiếng Hebrew chúng tôi gọi là ‘năm Bar Mitzvah’, đây là nghi thức truyền thống tượng trưng cho sự chuyển đổi từ tuổi thơ ấu sang tuổi người lớn, có nghĩa là đảm nhận trách nhiệm và trở nên trưởng thành. Tôi hy vọng điều này sẽ xảy ra.

 

Lịch sử lâu đời của người Do Thái và Kitô giáo làm cho mối quan hệ giữa Do Thái và Tòa Thánh phức tạp và khó khăn, và vì luật điều khiển cuộc phỏng vấn không cho phép dài giòng, tôi sẽ đề cập đến chỉ hai điểm quan trọng để giải thích về tình hình mối quan hệ hiện nay.

 

Điểm đầu tiên là sự thỏa thuận về tài chánh và kinh tế nhằm thiết lập các quyền lợi và trách nhiệm của các cộng đồng Công giáo tại Do Thái đối với các vấn đề thuế má, tài sản, các địa điểm thánh, quyền lợi sử dụng hệ thống pháp luật, v.v. Cuối tháng 11 đang dự định sẽ có một phái đoàn Do Thái cao cấp đến thăm Vatican để bàn thảo về các đề nghị hướng tới việc vượt qua các trở ngại đang tồn tại và đi đến sự thỏa thuận.

 

Điểm thứ hai là nhu cầu cổ võ một cú nhảy chất lượng trong mối quan hệ giữa chúng ta, thực hiện một cuộc đối thoại chính trị đích thực với mục tiêu này; một chương trình làm việc về các đề tài và mối quan tâm chung phải được dự thảo và được hỗ trợ bằng các cuộc thăm viếng qua lại của các quan chức cao nhất của hai chính quyền.

 

Cuối cùng, nhưng không phải ít quan trọng nhất, tôi muốn nhắc lại niềm hy vọng của chúng tôi rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Do Thái trong năm tới.

 

Vấn: Ông có thấy những dấu hiệu tích cực?

 

Ô. Ben-Hur: Tôi lạc quan bởi hai lý do. Thứ nhất là vì tôi sinh ra trong một gia đình có cha mẹ, mặc dầu họ đã trải qua  nhiều khó khăn, cùng với những đồng bào đã sống sót biến cố Holocaust, đã thành công trong việc xây dựng một quốc gia dân chủ, vững mạnh, và hiện đại, quốc gia cũng đang trong giai đoạn phát triển thứ tư trong việc áp dụng kỹ thuật sinh học và kỹ thuật tiền tố một phần tỉ.  

 

Lý do thứ hai đơn giản là vì ở Do Thái, chúng tôi không thể để cho mình hưởng được cái xa xỉ là sự bi quan. Chúng tôi không thể tự khóa mình trong nhà và thảy chìa khóa xuống biển Mediterranean.

 

Chúng tôi phải với tay ra để đón nhận bất kể thiện ý nào mà người Ả rập có trong việc đối thoại với chúng tôi và cố gắng cổ võ mọi nỗ lực hòa bình là điều chúng tôi tin tưởng một cách sâu xa.

 

Rev Antôn Lê Ngọc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ