GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 19/1/2007

TUẦN  II THƯỜNG NIÊN

 

?   "Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn còn dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến"

?  "Vẫn cần phải tìm được 150 tỉ nữa thì Những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm MDGs mới có thể thành đạt"

?  Tổng Kết 24 Các Vị Thừa Sai Bị Sát Hại trong Năm 2006

 

 

Bản Tin Công Giáo Việt Nam

CÁO PHÓ

Lạy Chúa!

Xin cho linh hồn Đức Cha Cố Phaolô Maria được nghỉ yên muôn đời

 

Trong niềm tin vào Đức Kitô Khổ nạn và Phục sinh, chúng tôi trân trọng báo tin :

 

Đức Giám mục PHAOLÔ-MARIA NGUYỄN MINH NHẬT

 

Nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

Nguyên Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

           Đã được gọi về nhà Cha lúc12g30  ngày 17  tháng 01  năm 2007

tại bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 81 tuổi.

Thánh lễ an táng sẽ được cử hành vào lúc 9g00

ngày 23 tháng 01 năm 2007 tại Nhà thờ Chánh Tòa Xuân Lộc.

 

Khấp báo

 

Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh

Cùng gia đình linh tông và huyết tộc

 

 

TIỂU SỬ ĐỨC CHA PHAOLÔ-MARIA NGUYỄN MINH NHẬT

 

- Sinh ngày 12/09/1926 tại Thượng Kiệm, Ninh Bình

- Thụ phong linh mục ngày 07/06/1952 tại Phát Diệm

- 1952 – 1955 : Du học tại Canada

- 1955 – 1967 : Linh hướng Tiểu chủng viện thánh Phaolô tại Phú Nhuận

- 1967 – 1969 : Linh hướng Tiểu chủng viện thánh Phaolô tại Phước Lâm

- 1969 – 1975 : Linh hướng Tiểu chủng viện thánh Phaolô tại Xuân Lộc

- 1956 – 2007 : Sáng lập và Hướng dẫn Tu hội Tông Đồ Nhỏ tại Bạch Lâm

- Ngày 16/07/1975 : Tấn phong Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc

với khẩu hiệu : “PHỤC VỤ CHÚA TRONG HÂN HOAN”

- Ngày 22/02/1988 : Chấp chánh Giáo phận Xuân Lộc

- 1989 – 1995 : Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

- 1990 – 1995 : Cố vấn Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc

- Ngày 11/11/2004 : Hưu tại Giáo phận Xuân Lộc.

- 12giờ30 ngày 17/01/2007 : An nghỉ trong Chúa.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH LỄ AN TÁNG

 

-  Di chuyển thi hài về Toà Giám mục : ngày 17 tháng 01 năm 2007

-  Nghi thức tẩm liệm : lúc 14g30 ngày 18 tháng 01 năm 2007

-  Di quan ra Nhà thờ Chánh Toà: lúc 15g0 ngày 18 tháng 1 năm 2007

-  Kính viếng : từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 01 năm 2007

-  Thánh lễ an táng : lúc 9g00 ngày 23 tháng 01 năm 2007

-  Di linh cữu về Đất Thánh Toà Giám mục Xuân Lộc

 

 

? "Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn còn dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 17/1/2007 về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Ngày mai bắt đầu Tuần Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, một tuần lễ tôi sẽ đích thân bế mạc tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thánh vào ngày 25/1 tới đây, bằng việc cử hành giớ kinh tối, được tham dự bởi thành phần đại diện các Giáo Hội khác cũng như các cộng đồng giáo hội ở Rôma được mời.

 

Những ngày từ 18 đến 25  trong Tháng Giêng, và ở các phần đất khác trên thế giới là những ngày trong tuần lễ Hiện Xuống, là một thời gian gia tăng việc quyết tâm và nguyện cầu nơi tất cả mọi Kitô hữu, thành phần có thể sử dụng những gợi ý được khai triển chung bởi Hội Đồng Tòa Thánh Về Việc Cỗ Võ Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo cũng như bởi Ủy Ban Về Đức Tin Và Cấp Trật của Hội Đồng Chư Giáo Hội Thế Giới.

 

Tôi đã thấy được sâu xa biết bao lòng ước muốn hiệp nhất trong các cuộc gặp gỡ giữa tôi với một số vị đại diện thuộc các Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội trong những năm này, và thật là cảm kích trong chuyến viếng thăm mới đây đối với Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ Tư tới đây, tôi sẽ lại nói tới những điều này cùng các cảm nghiệm khác là những gì làm cho lòng tôi cảm thấy hy vọng.

 

Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn còn dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến, cậy dựa trước hết vào sự nâng đỡ vững chắc của Đấng trước khi lên trời đã hứa với các môn đệ của mình rằng: ‘Này đây Thày ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thr61’ (Mt 28:20). Mối hiệp nhất là quà tặng của Thiên Chúa và là hoa trái của việc Thần Linh tác động. Bởi thế, cần phải nguyện cầu. Chúng ta càng đến gần với Chúa Kitô, càng trở về với tình yêu của Người, thì chúng ta càng đến gần nhau hơn .

 

Ở một số xứ sở mà Ý là một thì Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo được dẫn lối bằng Ngày Suy Tư Về Do Thái Giáo Và Kitô Giáo, ngày được cử hành chính hôm nay đây, 17/1. Vì gần 2 thập niên qua, hội đồng giám mục Ý đã giành ngày này cho Do Thái Giáo để cổ võ việc hiểu biết và cảm nhận cùng gia tăng mối liên hệ tương thân giữa Kitô hữu và các cộng đồng Do Thái, một mối liên hệ đã được phát triển tích cực sau Công Đồng Chung Vaticanô II, cũng như sau cuộc viếng thăm hội đường Do Thái chính ở Rôma được thực hiện bởi Người Tôi Tớ Chúa là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

 

Để tăng triển và sinh hoa trái, mối thân hữu Do Thái Giáo và Kitô Giáo này cũng cần phải được đặt trên căn bản nguyện cầu. Bởi thế, tôi mời gọi hết mọi người hôm nay hãy dâng lên Chúa lời cầu nguyện liên lỉ để người Do Thái và Kitô hữu biết tôn trọng và cảm nhận nhau, cùng hợp tác hoạt động cho công lý và hòa bình trên thế giới.

 

Đề tài thánh kinh được đặt ra cho năm  nay để cùng suy niệm và cầu nguyện trong tuần lễ này là: ‘Người làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’ (Mk 7:37). Đó là những lời của Phúc Âm Thánh Marcô và nói về việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị câm điếc. Nơi sứ điệp vắn gọn này, vị thánh ký trình thuật rằng Chúa Kitô, sau khi đặt các ngón tay của Người vào tai và bôi nước bọt vào lưỡi người câm điếc, đã thực hiện một phép lạ khi phán: ‘Ephphatha’, tức là ‘Hãy mở ra!’.

 

Được nghe thấy và nói được, người ấy đã làm cho những người khác phải ca ngợi khi thuật lại những gì đã xẩy ra cho mình. Hết mọi Kitô hữu, bởi nguyên tội cũng bị câm điếc thiêng liêng, đã lãnh nhận nơi Phép Rửa tặng ân của Chúa Kitô là Đấng đã đặt các ngón tay của Người lên mặt họ, nhờ đó, nhờ tặng ân phép rửa, họ có thể nghe được Lời Chúa và loan báo Lời Chúa cho an hem mình. Hơn thế nữa, từ lúc ấy trở đi, họ có nhiệm vụ hiểu biết sâu xa hơn và yêu mến Chúa Kitô hơn để có thể loan báo và làm chứng cho Phúc Âm một cách hiệu nghiệm.

 

Đề tài này, khi làm sáng tỏ hai khía cạnh của hết mọi sứ vụ của cộng đồng Kitô Giáo đó là việc loan truyền Phúc Âm và chứng từ bác ái, cũng là đề tài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc chuyển sứ điệp của Chúa Kitô thành những khởi động cụ thể của tình đoàn kết. Tình đoàn kết này là những gì thuận lợi cho con đường tiến tới mối hiệp nhất, như có thể nói rằng hết mọi việc trợ giúp, cho dù nhỏ mọn, mà Kitô hữu cùng nhau cống hiến cho nỗi khổ đau của tha nhân, cũng góp phần vào việc làm hiện lộ hơn nữa mối hiệp thông của họ và việc họ trung thành với giới lệnh của Chúa Kitô.

 

Tuy nhiên, lời cầu nguyện cho mối hiệp nhất Kitô Giáo không thể nào chỉ vỏn vẹn có một tuần lễ trong năm. Việc hợp lời nguyện cầu cùng Chúa, để xin Người mang lại, khi nào và ra sao chỉ có Người biết, mối hiệp nhất trọn vẹn của tất cả mọi thành phần môn đệ của Người, là những gì cần phải kéo dài mỗi ngày trong năm.

 

Ngoài ra, cái hòa hợp của những mục tiêu ở mối hiệp thông – diakonia’ trong việc cứu trợ những niềm đau thương của con người, việc tìm kiếm chân lý nơi sứ điệp của Chúa Kitô, việc hoán cải và thống hối, là những giai đoạn cần thiết đòi hỏi thành phần Kitô hữu xứng danh cần phải liên kết với anh em mình trong việc nài xin ơn hiệp nhất và hiệp thông.

 

Bởi thế, tôi xin anh chị em hãy sống những ngày này trong một bầu khí lắng nghe nguyện cầu Thần Linh Chúa, để đạt được những bước tiến quan trọng trên con đường tiến đến chỗ hoàn toàn và trọn vẹn hiệp thông giữa tất cả mọi thành phần môn đệ Chúa Kitô.

 

Xin Trinh Nữ Maria, Vị chúng ta kêu cầu như Mẹ của Giáo Hội và cứu giúp hết mọi Kitô hữu, xin cho chúng ta ơn nâng đỡ trên con đường chúng ta tiến đến với Chúa Kitô.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/1/2007

 

TOP

 

 

?  "Vẫn cần phải tìm được 150 tỉ nữa thì Những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm MDGs mới có thể thành đạt".

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Hội Nghị ngày 10/10/2006 với đệ nhị tiểu ban của khóa họp thứ 61 của Tổng Hội Đồng LHQ về việc ‘theo dõi và áp dụng Thánh Quả của Hội Nghị Quốc Tế về vấn  đề Tài Trợ Phát Triển”. 

 

Thưa Bà Trưởng Ban,

 

Đại biểu tôi đây hoan nghênh việc bàn luận về chủ đề Tài Trợ Cho Việc Phát Triển này, nhất là về những đề nghị đặc biệt trong bản tường trình có mục đích mang lại thành quả nơi hoạt động áp dụng cụ thể.

 

Ngay từ đầu nó trùng hợp với việc nhấn mạnh đến vấn đề chiến đấu với tất cả mọi hình thức băng hoại cũng như đến tầm quan trọng ở chỗ có được một cơ cấu quản trị lành mạnh cũng như những tổ chức mạnh mẽ có thể vận động hóa phương sách cách hiệu nghiệm. Đồng thời cũng cần phải công nhận rằng công việc cải tiến những cấu trúc quản trị hiện hữu nơi các quốc gia đang phát triển cần phải trở thành một tiến trình từ từ phát triển.

 

Đại biểu tôi đây cũng đồng ý với quan điểm là các quốc gia đang phát triển có lợi tức thấp đương gặp phải những khó khăn lớn lao nhất trong việc vận động các nguồn lợi phát triển trong nước. Những xứ sở này bởi thế cần phải là những đối tượng cần phải đặc biệt chú trọng, nhất là từ khi việc trực tiếp đầu tư hải ngoại FDI (foreign direct investment) dường như không còn đáng kể nữa, chỉ vì nó không nhắm tới chỗ giải quyết những trục trặc của nạn nghèo khổ và của việc phát triển như thế, song nó giúp làm như vậy nếu hợp với những gì được qui định.

 

Những Giấy Tờ Về Chính Sách Giảm Nghèo PRSPs (Poverty Reduction Strategy Papers), được soạn thảo bởi các chính quyền thuộc quốc gia đang phát triển bằng những tiến trình dự phần, có một vai trò quan trọng trong tiến trình này, vì chúng có thể cung cấp một cơ cấu thích hợp cho việc ấn định những sách lược phát triển của quốc gia. Về vấn đề này thì mức tiến bộ phấn khởi của 70 quốc gia đang phát triển có lợi tức thấp trong việc hoàn tất 50 PRSPs vào tháng 6/2006 là những gì tự mình là một chứng từ cho thấy tầm quan trọng được những thứ giấy tờ về chính sách ấy đạt được đối với việc gia tăng các nguồn lợi quốc nội.

 

PRSPs cũng có thể cống hiến một mối liên hệ quan trọng trong việc đạt được các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm MDGs (Millennium Development Goals) nơi các quốc gia đang phát triển có lợi tức thấp, trong đó có nhiều quốc gia đang ở rất xa các mục tiêu cần phải đạt tới vào năm 2015. Trước vai trò quan trọng của PRSPs đối với  vấn đề giảm nghèo, Tòa Thánh muốn phấn khích tất cả mọi cơ cấu trên thế giới đã quyết tâm thực hiện việc giảm nghèo ở các quốc gia bần cùng nhất trên thế giới hãy c hủ động tham gia vào tiến trình này và là thành phần thanh tra chặt chẽ, nếu được thì hằng năm, mức tiến bộ của mỗi một quốc gia này đối với MDGs được họ muốn nhắm tới.

 

Khó có thể ngờ vực được về tầm quan trọng của việc huy động các thứ tài trợ cho thế giới đang phát triển cùng với việc họ sử dụng hữu hiệu trong những thứ kỹ nghệ ấy, cho dù thực tại hợp với quyết tâm bao giờ cũng là những gì cần phải cải tiến . Công việc đối với những quốc gia về vấn đề này có thể là việc cổ võ những môi trường trong tầm tay của họ có thể làm dễ dàng hóa việc huy động các nguồn tài trợ cho vấn đề phát triển, chẳng những bằng việc làm dễ dàng hóa FDI mà còn nhờ những khởi động liên tục riêng của các nước này nữa.

 

Theo chiều hướng này, cũng đáng mãn nguyện thấy rằng bản tường trình ghi nhận là, như thành quả của những quyết tâm được bày tỏ ở Monterrey, tình trạng suy giảm ra sao nơi việc trợ giúp phát triển chính thức ODA (official development assistance) đã được lật ngược, một khuynh hướng tích cực đáng đón nhận và rất cần thiết, nếu các quốc gia phát triển cương quyết thực hiện các quyết tâm của mình. Tuy nhiên, vẫn cần phải tìm được 150 tỉ nữa thì MDGs mới có thể thành đạt.

 

Cũng hoan hỉ khi thấy được việc đồng thuận đang gia tăng nơi thành phần đóng góp cũng như các chính quyền thụ nhận đối với những hành động cần phải có để duy trì những thành quả phát triển tốt đẹp hơn. Tiến trình này hướng tới tính cách trách nhiệm hỗ tương hơn nữa về những thành quả phát triển đã đạt tới giây phút quan trọng từ Hội Nghị Monterrey, đặc biệt ở Diễn Đàn Cao Cấp ở Rôma về Việc Hòa Hợp Hóa và Diễn Đàn Cao Cấp ở Paris về Việc Liên Hợp Tiến Bộ Hướng Tới Vấn Đề Hiệu Năng Gia Tăng Trợ Cấp. Những nguyên tắc về quyền sở hữu, về việc hòa hợp hóa, về vấn đề liên kết, về những thành quả và trách nhiệm hỗ tương, đều cho thấy là những gì lành mạnh, và hy vọng là sẽ tiến bộ hơn nữa trên con đường hiệu năng về việc trợ cấp.

 

Nợ nần hải ngoại, một thứ nợ nần làm què quặt nhiều thứ kinh tế qua nhiều thập niên, cũng vẫn là một mối quan tâm, mặc dù có một vài khởi động hữu dụng đang được thực hiện đi sâu vào vấn đề ấy. Bản dự thảo của Khối G-8 hồi Tháng 7/2006 mà IMF, mà Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế, mà IDA (International Development Association) và Ngân Quĩ Phát Triển Phi Châu đã hủy bỏ 100% những nợ nần của mình đối với những quốc gia nghèo nhất, hầu hết ở Phi Châu, cũng là những gì đáng hoan nghênh ngoài những khởi động khác về vấn đề này.

 

Bởi thế, bản tường trình này đã họa lên một bức tranh tích cực chung chung về việc dấn thân trong lãnh vực này từ Hội Nghị Monterrey, thế nhưng, nếu MDGs cần phải được đạt tới vào năm 2015, thì tất cả mọi quốc gia phần tử cần phải tham gia và giải quyết những vấn đề về cơ cấu, nhất là những vấn đề liên quan tới những việc kiến tạo và bảo trì một hệ thống cân bằng về tiền tệ, tài trợ và mậu dịch công bằng, cởi mở và có khả năng hỗ trợ việc phát triển.

 

Xin cám ơn Bà Trưởng Ban

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/10/2006

 

 

TOP

 

 

? Tổng Kết 24 Các Vị Thừa Sai Bị Sát Hại trong Năm 2006

Trong năm 2006 có 24 vị thừa sai bị sát hại, chỉ thua năm 2005 1 vị. Con số được ghi nhận ở đây là con số nắm chắc trong tay, còn một số bị sát hại không biết tới tất nhiên không được kể đến.

 

Điều đặc biệt ở đây là cho dù tất cả những vị bị sát hại này có cảm thấy được cái nguy hiểm đến tính mạng sống vẫn không sợ dấn thân chu toàn sứ vụ truyền giáo của mình.

 

Phi Châu là châu lục có nhiều vị thừa sai bị sát hại nhất năm vừa rồi, với 9 linh mục, một nữ tu và 1 giáo dân tình nguyện viên. Ở Kenya có 3 vị linh mục bị sát hại và ở Nigeria có 2 vị linh mục bị mất tích.

 

Nam Mỹ Châu là nơi xẩy ra những vụ sát hại này đứng hàng thứ hai, với 6 vị linh mục, 1 nữ tu và 1 giáo dân. Giáo Hội bị thiệt hai nhân viên của mình ở Ba Tây.

 

Á Châu có 2 vị linh mục, 1 nữ tu và 1 giáo dân.

 

Đại Dương Châu có 1 tu sĩ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/1/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ