GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 21/1/2007

TUẦN  III THƯỜNG NIÊN

 

?   “Chúa Kitô là ánh sáng, và là ánh sáng không thể bị tăm tối mà chỉ có thể sáng soi, chiếu rọi, tỏ hiện”

?  Tiến Trình và Chiều Hướng Đại Kết Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo Contantinôpôli

?  “Nếu không có một sự thật tối hậu để hướng dẫn và điều khiển hoạt động chính trị thì các ý nghĩ và niềm xác tín có thể dễ dàng bị mạo dụng vì những lý do quyền lực”

 

 

? “Chúa Kitô là ánh sáng, và là ánh sáng không thể bị tăm tối mà chỉ có thể sáng soi, chiếu rọi, tỏ hiện”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Lễ Hiển Linh Thứ Bảy 6/1/2007 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúng ta hân hoan cử hành Lễ Trọng Hiển Linh, cử hành ‘việc tỏ mình’ của Chúa Kitô cho các dân tộc được biểu hiệu nơi các Vị Đạo Sĩ, những n hân vật lạ lùng từ Đông phương đến. Chúng ta cử hành Chúa Kitô, đích điểm cho cuộc hành trình của các dân tộc tìm kiếm ơn cứu độ.

 

Trong Bài Đọc Thứ Nhất, chúng ta đã lắng nghe vị Tiên Tri, được Thiên Chúa linh ứng, trong việc chiêm ngưỡng thấy Giêrusalem như là một thứ hải đăng ánh sáng hướng dẫn tất cả mọi dân tộc trong cuộc hành trình của họ trải qua tăm tối và mù sương trên thế gian này.

 

Vinh quang của Chúa chiếu soi Thành thánh, và trước hết thu hút con cái riêng của Ngài, thành phần bị di đời và phân tán, song đồng thời cũng thu hút cả các quốc gia dân ngoại từ khắp nơi tuốn đến Sion như đến với một thứ quê hương chung, làm cho nó phong phú bởi những thứ sản vật của họ (x Is 60:1-6).

 

Bài Đọc Thứ Hai trình bày những gì được Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Êphêsô, đó là, bởi những dự án yêu thương của Thiên Chúa mà những người Do Thái và Chư Dân được qui tụ lại trong một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô vốn là một mầu nhiệm đã được hiện lộ vào lúc thời gian viên trọn, một ‘ân sủng’ mà Thiên Chúa đã làm cho ngài là người quản lý phân phát (x Eph 3:2-3,5-6).

 

Chút nữa đây chúng ta sẽ đọc trong Kinh Tiền Tụng rằng: ‘Hôm nay, Chúa đã tỏ ra nơi Chúa Kitô dự án cứu độ đời đời của Chúa và tỏ cho thấy Người là ánh sáng của tất cả mọi dân tộc’.

 

Hai mươi thế kỷ đã qua từ khi mầu nhiệm này được tỏ hiện và thể hiện  nơi Chúa Kitô, thế nhưng nó vẫn chưa đạt đến chỗ viên  trọn. Vị Tiền Nhiệm yêu dấu của tôi là Đức Gioan Phaolô II, đã mở đầu bức Thông Điệp về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội khi viết: ‘Vào lúc đệ nhị Thiên Kỷ sau khi Chúa Kitô Đến đang đi đến chỗ kết thúc thì cái nhìn tổng quan về nhân loại cho thấy rằng sứ vụ truyền giáo này mới chỉ là những gì khởi sự’ (Redemptoris Missio, 1).

 

Có một số thắc mắc tự nhiên được nẩy lên như sau: phải hiểu sao về vấn đề Chúa Kitô vẫn còn là lumen gentium, còn là Ánh Sáng muôn dân, vào lúc này đây? Nếu người ta có thể chứng tỏ được như vậy thì cuộc hành trình toàn cầu của các dân tộc hướng về Thiên Chúa đã tiến đến chỗ nào rồi? Cuộc hành trình này đang ở giai đoạn tiến bộ hay thoái bộ đây? Chưa hết, ngày nay ai là thành phần Đạo Sĩ? Nghĩ về thế giới ngày nay chúng ta hiểu thế nào về những nhân vật lạ lùng này của Phúc Âm?

 

Để trả lời cho những thắc mắc ấy, tôi xin trở về với những gì được các vị Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticanô II nói tới về vấn đề này. Và tôi xin thêm là ngay sau Công Đồng này, Người Tôi Tớ Chúa là Đức Phaolô VI, đúng 40 năm trước đây vào chính ngày 26/3/1967, đã giành hẳn bức Thông Điệp ‘Populorum Progressio’ để nói về việc phát triển của các dân tộc.

 

Toàn thể Công Đồng Chung Vaticanô II thực sự được tác động bởi lòng mong muốn loan báo Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian cho nhân loại hiện đại. Nơi tâm điểm của Giáo Hội, từ thượng đỉnh giáo phẩm của mình, đã nổi lên một ước muốn thúc bách do Thần Linh khơi dậy trong việc thực hiện một cuộc hiển linh mới của Chúa Kitô trên thế giới này, một thế giới đã được biến đổi sâu xa vào một kỷ nguyên tân tiến, và lần đầu tiên trong lịch sử nó chạm trán với cuộc thách đố của một nền văn minh toàn cầu mà tâm điểm của nền văn minh này không còn tập trung ở Âu Châu nữa, hay thậm chí không còn ở những gì chúng ta gọi là Tây phương và Bắc phương của thế giới này nữa.

 

Nhu cầu cần phải thực hiện một trật tự thế giới mới về chính trị và kinh tế đã hiện lên, thế nhưng, đồng thời và hơn thế nữa, nó là một nhu cầu này vừa có tính cách thiêng liêng vừa có tính cách văn hóa, tức là nhu cầu cần phải có một nền nhân bản mới mẻ.

 

Nhận định này đã trở nên hiển nhiên mỗi ngày một hơn, ở chỗ, một trật tự thế giới mới về kinh tế và chính trị không thể nào thực hiện được trừ phi có một cuộc canh tân về tinh thần, trừ phi chúng ta một lần nữa có thể tiến đến gần với Thiên Chúa và thấy Ngài đang ở giữa chúng ta.

 

Trước Công Đồng Chung Vaticanô II, những bộ óc minh tri của các tư tưởng gia Kitô Giáo đã trực giác thấy được và đã đối diện với cuộc thách đố của kỷ nguyên này rồi.

 

Bởi vậy mà ở đầu thiên kỷ thứ ba này, chúng ta thấy mình ở vào khoảng giữa trong giai đoạn lịch sử này của con người là giai đoạn hiện nay đang tập trung vào tình trạng ‘toàn cầu hóa’ thế giới.

 

Hơn nữa, ngày nay chúng ta nhận thấy rằng thật là dễ dàng bị lạc hướng trước cuộc thách đố này, chỉ vì chúng ta đang nhập cuộc, ở chỗ, cái nguy cơ này là những gì được củng cố vững chắc bởi cuộc lan tràn rộng rãi của các phương tiện truyền thôn g đại chúng.

 

Cho dù, một mặt thì các phương tiện truyền thông đại chúng làm gia tăng hiểu biết một cách vô hạn, nhưng một mặt thì chúng lại làm cho chúng ta yếu kém khả năng nhận thức tổng luận. Lễ Trọng hôm nay có thể cống hiến cho chúng ta cái quan điểm này, dựa vào cuộc tỏ hiện của một Vị Thiên Chúa tỏ mình ra trong lịch sử như là Ánh Sáng thế gian để hướng dẫn nhân loại và dẫn nhân loại cuối cùng vào mảnh Đất Hứa của tự do, công lý và hòa bình. Và chúng ta càng ngày càng rõ ràng là tự mình chúng ta không thể nào duy trì được công lý và hòa bình trừ phi ánh sáng của một Vị Thiên Chúa là Đấng tỏ cho chúng ta thấy Dung Nhan của Ngài tỏ mình ra cho chúng ta, một Vị Thiên Chúa xuất hiện trước mắt chúng ta trong máng cỏ ở Bêlem, Đấng xuất hiện trước mắt chúng ta trên Thập Tự Giá.

 

Vậy ai là thành phần ‘Đạo Sĩ’ ngày nay, và ‘cuộc hành trình’ của họ và ‘cuộc hành trình’ của chúng ta đã tiến tới chỗ nào rồi?

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy trở lại với giây phút ân sủng đặc biệt, đó là giây phút bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II ngày 8/12/1965, lúc các Nghị Phụ Công Đồng ngỏ một số ‘Sứ Điệp’ cho toàn thể nhân loại.

 

Sứ điệp đầu tiên được ngỏ ‘Cùng Các Lãnh Đạo’, và sứ điệp thứ hai ‘Cùng Những Tư Tưởng Gia và Khoa Học Gia’. Hai loại người này, một cách nào đó, chúng ta có thể thấy được phản ánh nơi hình ảnh các vị Đạo Sĩ trong phúc âm.

 

Bởi vậy tôi cũng muốn thêm vào một hạng người thứ ba là hạng không được Công Đồng gửi sứ điệp cho song đã được Công Đồng chú trọng trong Sắc Lệnh ‘Nostra Aetate’ của Công Đồng. Tôi muốn nói tới các vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo lớn ngoài Kitô Giáo. Hai ngàn năm sau chúng ta có thể nhận thấy nơi hình ảnh các vị Đạo Sĩ một thứ tiền thân của ba chiều kích cấu tạo nên nền nhân bản tân tiến, đó là các chiều kích chính trị, khoa học và tôn giáo.

 

Lễ Hiển Linh tỏ cho chúng ta thấy những chiều kích này ở trong một trạng thái ‘hành hương’, tức là trong một cuộc chuyển động để tìm kiếm, thường bị lầm lẫn làm sao ấy, về cái điểm tới của mình là Chúa Kitô, cho dù đôi khi ngôi sao có bị khuất đi.

 

Đồng thời Lễ Hiển Linh còn tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng cũng đang hành trình, một cuộc hành trình tiến đến với con người. Không phải chỉ có con người hành trình tiến tới với Thiên Chúa; chính Thiên Chúa đã lên đường tiến tới với chúng ta, ở chỗ, Chúa Giêsu là ai, nếu không phải là Thiên Chúa, là Đấng có thể nói đã xuất hành từ chính bản thân mình để đến gặp gỡ nhân loại hay sao? Chính vì yêu thương mà Người đã tự đi làm lịch sử nơi lịch sử của chúng ta; vì yêu thương mà Người đã đến để mang đến cho chúng ta hạt giống của sự sống mới (x Jn 3:3-6), và gieo hạt giống này vào những luống cầy của trái đất chúng ta, nhờ đó nó nẩy mầm, trổ hoa và sinh hoa kết trái.

 

Hôm nay, tôi muốn lập lại những Sứ Điệp ấy của Công Đồng, những sứ điệp không hề mất đi tín h cách hợp thời của chúng. Chẳng hạn, người ta đọc thấy nơi Sứ Điệp gửi cho thành phần Lãnh Đạo như sau: ‘Công việc của quí vị trong thế giới này là trở thành những người cổ võ trật tự và bình an nơi con người. Thế nhưng, đừng quên điều này là Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa hằng sống và chân thật, Đấng là Cha của con người. Và chính Chúa Kitô, Con hằng hữu của Ngài, Đấng đã đến để tỏ cho chúng ta biết điều ấy, và dạy cho chúng ta rằng tất cả chúng ta đều là anh em với nhau. Chính Người là đại thủ công viên của trật tự và an bình trên trái đất, vì chính Người hướng dẫn lịch sử loài người, và là Đấng duy nhất có thể thúc đẩy các tâm can loại trừ đi những thứ đam mê xấu xa gây ra chiến tranh và tai họa’.

 

Làm sao chúng ta lại không nhận thấy được nơi những lời ấy của các Nghị Phụ Công Đồng một luồng sáng cho một cuộc hành trình, một luồng sáng duy nhất có thể biến đổi lịch sử các quốc gia và thế giới chứ?

 

Ngoài ra, trong ‘Sứ Điệp gửi Các Tư Tưởng Gia và Khoa Học Gia’, chúng ta đọc thấy rằng: ‘Quí vị hãy tiếp tục việc tìm kiếm của quí vị không ngừng và đừng bao giờ tuyệt vọng trước sự thật’, thật sự điều này là một nguy hiểm lớn lao, ở chỗ, bị mất đi niềm hứng khởi trong sự thật và chỉ tìm kiếm những gì là hoạt động, là hiệu năng và thực dụng mà thôi! ‘Xin quí vị hãy nhớ những lời của một trong vị đại thân hữu của quí vị là Thánh Âu Quốc Tinh: Chúng ta hãy tìm kiếm bằng một tấm lòng ước ao kiếm tìm, và chúng ta hãy kiếm tìm bằng một lòng ước ao càng muốn tìm kiếm hơn nữa. Phúc cho những ai, trong khi chiếm hữu được sự thật thì biết thiết tha tìm kiếm hơn nữa để làm cho nó mới mẻ, làm cho nó sâu xa và mang nó truyền đạt cho người khác. Cũng phúc cho những ai, dù không thấy nó, vẫn hoạt động hướng về nó bằng tấm lòng chân thành. Chớ gì họ tìm kiếm ánh sáng của ngày mai bằng ánh sáng của ngày hôm nay, cho đến khi họ đạt tới ánh sáng trọn vẹn’.

 

Đó là những gì được nói tới trong hai Sứ Điệp này của Công Đồng. Ngày nay, càng cần hơn bao giờ hết trong việc làm cho thành phần lãnh đạo chư quốc cùng thành phần nghiên cứu và khoa học gia sát cánh với các vị lãnh đạo những truyền thống tôn giáo lớn ngoài Kitô Giáo, mời gọi họ hãy đối diện nhau trước ánh sáng của Chúa Kitô, Đấng đã đến không phải để hủy bỏ mà là làm cho nên trọn những gì được bàn tay Thiên Chúa viết lên trong lịch sử văn minh về tôn giáo, nhất là nơi ‘các lin h hồn cao cả’ đã giúp phần xây dựng nhân loại bằng sự khôn ngoan v à gương nhân đức của họ.

 

Chúa Kitô là ánh sáng, và là ánh sáng không thể bị tăm tối mà chỉ có thể sáng soi, chiếu rọi, tỏ hiện. Bởi thế, đừng có người nào tỏ ra sợ hãi Chúa Kitô và sứ điệp của Người! Và nếu, qua giòng lịch sử, Kitô hữu, một dân hạn hữu và là thành phần tội nhân, đôi khi đã phản bội Người bằng hành vi cử chỉ của mình, thì vấn đề lại càng trở thành rõ ràng hơn nữa, ở chỗ, ánh sáng là Chúa Kitô và Giáo Hội phản ánh ánh sáng này chỉ khi nào tiếp tục hiệp nhất với Người.

 

‘Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người’ (câu công bố Phúc Âm, x Mt 2:2).

 

Điều làm cho chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng mỗi khi chúng ta nghe những lời ấy về các vị Đạo Sĩ, đó là việc họ phục mình xuống trước một hài nhi đơn sơ trong vòng tay mẹ của Người, chứ không phải ở trong một khung cảnh cung đình vua chúa, trái lại, ở trong cảnh bần cùng của một hang đá Bêlem (x Mt 2:11).

 

Làm sao điều ấy có thể xẩy ra được? Điều gì đã thuyết phục các vị Đạo Sĩ này tin rằng Con Trẻ ấy là ‘Vua dân Do Thái’ và là Vua của chư dân chứ? Chắc chắn là họ bị thuyết phục bởi dấu hiệu ngôi sao mà họ đã thấy ‘mọc lên’ và là ngôi sao đến đậu ngay chính chỗ thấy được Con Trẻ này (x Mt 2:9). Thế nhưng, thậm chí ngôi sao này cũng không đủ nếu các vị Đạo Sĩ này không phải là những người có nội tâm cởi mở trước chân lý.

 

So sánh với Vua Hêrôđê, bị bủa vây bởi những lợi lộc về quyền lực và giầu sang, thì các vị Đạo Sĩ này đã nhắm tới mục tiêu của việc họ tìm cầu, và khi thấy được mục tiêu ấy rồi, mặc dù họ là những con người văn hóa trí thức, họ cũng tác hành như các mục đồng ở Bêlem, khi họ hiến dâng cho Người những tặng vật quí báu và tiêu biểu được họ mang theo.

 

Anh chị em thân mến, chúng ta cũng dừng lại trong tinh thần để chiêm ngắm hình ảnh tôn thờ của các vị Đạo Sĩ. Nó chất chứa một sứ điệp cần thiết và hợp thời hơn bao giờ hết. Họ cần thiết và hợp thời hơn bao giờ hết, trước hết đối với Giáo Hội, một Giáo Hội, được phản ảnh nơi Mẹ Maria, được kêu gọi để tỏ cho nhân loại thấy Chúa Giêsu, không gì khác ngoài Chúa Giêsu. 

 

Thật vậy, Người là Tất Cả Mọi Sự và Giáo Hội hiện hữu chỉ khi nào còn tiếp tục liên kết với Người và tỏ Người ra cho thế giới. Chớ gì Người Mẹ của Lời Nhập Thể giúp chúng ta trở thành những người môn đệ dễ dạy của Con Mẹ, Ánh Sáng soi chư quốc!

 

Gương của các vị Đạo Sĩ thời ấy cũng là một lời mời gọi thành phần Đạo Sĩ ngày nay hãy hướng lòng trí mình về Chúa Kitô và hãy dâng lên cho Người những tặng ân tìm kiếm của họ. Tôi xin lập lại cùng họ rằng, cũng như cùng tất cả mọi người thuộc thời đại của chúng ta rằng: đừng sợ hãi ánh sáng của Chúa Kitô! Ánh sáng của Người là chân lý rạng ngời. Hỡi tất cả mọi dân tộc trên trái đất này, xin hãy để Người soi sáng cho quí vị; để tình yêu của Người bao bọc quí vị, quí vị sẽ thấy được con đường bình an. Chớ gì được như thế.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070106_epifania_en.html

 

 

 

TOP

 

 

?  Tiến Trình và Chiều Hướng Đại Kết Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo Contantinôpôli

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch

 Nhập Đề

Phong trào Đại Kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và các Giáo Hội Kitô Giáo khác, như những Giáo Hội Chính Thống Giáo (ly khai từ năm 1054 ở Thổ Nhĩ Kỳ), những cộng đồng Cải Cách Tin Lành (ly khai từ năm 1517 ở Đức quốc), và Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo (ly khai từ năm 1535 ở Anh quốc), được bắt đầu bùng lên từ Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965), với Sắc Lệnh về Hiệp Nhất Unitatis Redintegratio được ban hành ngày 21/11/1964, và được đẩy mạnh từ đầu giáo triều của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi ngài công khai tuyên bố trong bài giảng cho hồng y đoàn tại Nguyện Đường Sistine ngày Thứ Tư 20/4/2005, sau ngày ngài được bầu làm giáo hoàng, về mối ưu tiên hàng đầu của giáo triều ngài là vấn đề đại kết Kitô Giáo:

 

·        Bằng tất cả ý thức và vào lúc mở đầu cho thừa tác vụ của mình ở Giáo Hội Rôma là nơi Thánh Phêrô đã tắm máu, vị Thừa Kế này quyết tâm không ngừng hoạt động hướng đến việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình nơi tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Đó là tham vọng của ngài, đó là nhiệm vụ bó buộc của ngài. Ngài biết rằng, để làm điều này, những bày tỏ về cảm tình thiện cảm mà thôi chưa đủ. Cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết….. Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đây tự cảm thấy chính mình liên quan đến vấn đề này và sẵn sàng làm tất cả những gì trong khả năng của mình để cổ võ lợi ích chính yếu cho việc đại kết. Theo những vị tiền nhiệm của mình, ngài nhất định quyết tâm nâng đỡ bất cứ sáng kiến nào có vẻ thích hợp với việc đẩy mạnh việc giao tiếp và thỏa hiệp với những vị đại diện thuộc các Giáo Hội khác và các cộng đồng giáo hội khác”.

 

Vấn đề đại kết Kitô Giáo, vào 2 tháng cuối năm 2006 đã trở nên khởi sắc, chẳng những với Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, qua cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với vị Giáo Chủ Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo là Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams ở Canterbury, để cùng ngài ký kết một Bản Tuyên Ngôn Chung về vấn đề đại kết giữa đôi bên hôm 23/11/2006, mà nhất là với Giáo Hội Chính Thống Constantinople qua chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ (28/11/-1/12/2006) trong dịp mừng Lễ Tông Đồ Anrê, Thánh Sư của Giáo Hội này. Ngoài tiến trình đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo (xin xem Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 1/2007) như hy vọng đang vươn lên như thế, tiến trình đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma với Giáo Hội Chính Thống Constantinople cũng tiến tới một trang sử mới.

 

Quyết tâm n lc thc hin vic đại kết Kitô Giáo nơi hai v lãnh đạo

 

Đúng thế, căn cứ vào những gì được trao đổi giữa hai vị lãnh đạo của hai Giáo Hội này, nhất là của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Bản Tuyên Ngôn Chung giữa hai vị lãnh đạo, chúng ta chẳng những thấy được những tiến triển trong quá khứ cho tới nay, mà còn thấy được cả những bước tiến trong tương lai nữa, nhất là cảm thấy hết sức phấn khởi trước quyết tâm của hai vị lãnh đạo hai Giáo Hội này, như được bày tỏ rõ ràng trong lời nghênh đón ĐTC của Đức Thượng Phụ Bartholomew I hôm Thứ Tư 29/11/2006 sau đây:

 

“Với vòng tay rộng mở chúng tôi nghênh đón ngài nhân dịp hồng ân đến thăm Thành Phố này lần đầu tiên, như các vị tiền nhiệm của tôi là các Đức Thượng Phụ Athenagoras và Demetrios, đã tiếp đón các vị tiền nhiệm của ngài là Giáo Hoàng Phaolô VI và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Những con người khả kính này của Giáo Hội cảm nhận được giá trị khôn lường và nhu cầu khẩn thiết về những cuộc gặp gỡ như thế trong tiến trình hòa giải bằng việc đối thoại trong yêu thương và chân lý.

 

“Thế nên, cả hai chúng ta, như những người thừa kế của các vị và là những người thừa kế Ngai Tòa Rôma và Tân Rôma, chúng ta đồng chịu trách nhiệm về những bước – dĩ nhiên như chúng ta chịu trách nhiệm về những lỡ bước – trong cuộc hành trình này cũng như trong cuộc chiến đấu của chúng ta để tuân lệnh của Chúa chúng ta đó là xin cho thành phần môn đệ của Người ‘được nên một’. 

 

“Chính trong tinh thần này mà nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã nhiều lần đến viếng Rôma và hai năm trước đây để hộ tống các hài tích của Thánh Grêgôriô Thần Học Gia và Thánh Gioan Kim Khẩu, nguyên là những vị Tổng Giám Mục của Thành Phố này, những vị có thánh tích được đức cố Giáo Hoàng quảng đại trả về cho Vương Cung Thánh Đường Thượng Phụ này. Chính trong tinh thần ấy nữa mà chúng tôi đã đến Rôma vào những tháng sau đó để tham dự lễ an táng của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

 

“Chúng tôi hết lòng cảm tạ Thiên Chúa về việc Đức Thánh Cha đã thực hiện những bước tương tự hôm nay đây với cùng một tinh thần”.

 

Về phần Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, tron g bài diễn từ vào lúc kết Lễ Thánh Anrê, cũng đã mạnh mẽ khẳng định lập trường của chung Giáo Hội Công Giáo Rôma mà ngài quyết tâm đặc biệt theo đuổi tron g giáo triều của ngài ngay từ ban đầu, như sau:

 

“Hôm nay, trong Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George này, chúng ta có thể cảm thấy một lần nữa mối hiệp thông và ơn gọi của hai anh em Simon Phêrô và Anrê, nơi cuộc gặp gỡ của Vị Thừa Kế  Thánh Phêrô và Người Anh của mình trong thừa tác vụ giáo phẩm, vị lãnh đạo một Giáo Hội theo truyền thống được thành lập bởi Tông Đồ Anrê. Cuộc gặp gỡ huynh đệ của chúng ta làm nổi bật mối liên hệ đặc biệt liên kết Giáo Hội Rome và Constantinople như hai Giáo Hội Chị Em với nhau…

 

“Trong cùng một tinh thần ấy, việc tôi hiện diện ở đây hôm nay là để lập lại quyết tâm của chúng ta trong việc tiến bước trên con đường hướng về vấn đề tái thiết lập – theo ơn Chúa – mối hiệp thông trọn vẹn giữa Giáo Hội Rome và Giáo Hội Constantinople. Tôi có thể bảo đảm cùng huynh rằng Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng làm mọi sự có thể để thắng vượt những trở ngại và, cùng với anh chị em Chính Thống Giáo của chúng ta, tìm cách hiệu nghiệm nhất của vấn đề hợp tác về mục vụ để đạt được mục đích này”.

 

Quyết tâm thực hiện nỗ lực đại kết của hai vị lãnh đạo này còn được tỏ hiện rõ ràng ở ngay phần mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Chung như sau:

 

“Cuộc gặp gỡ huynh đệ này đã mang chúng tôi lại với nhau, Giáo Hoàng Rôma Biển Đức XVI và Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I, là việc Thiên Chúa làm, và ở một nghĩa nào đó là tặng ân của Ngài. Chúng tôi dâng lời cảm tạ lên Vị Tác Giả của tất cả những gì là tốt đẹp này, Đấng cho chúng tôi một lần nữa có thể, trong nguyện cầu và qua đối thoại, bày tỏ niềm vui chúng tôi cảm thấy như là anh  em và lập lại quyết tâm của chúng tôi trong việc tiến tới mối hiệp thông trọn vẹn. Quyết tâm này bắt nguồn từ ý muốn của Chúa và từ trách nhiệm của chúng tôi là những Mục Tử trong Giáo Hội Chúa Kitô. Chớ gì cuộc gặp gỡ của chúng tôi trở thành một dấu hiệu và là một phấn khởi cho chúng tôi trong việc chia sẻ cùng những cảm thức như nhau và những thái độ giống nhau của tình huynh đệ, việc hợp tác và mối hiệp thông trong bác ái và chân lý. Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ giúp chúng tôi sửa soạn cho ngày trọng đại của việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn, bao giờ và ra sao tùy ý Chúa. Bấy giờ chúng tôi mới có thể thực sự mừng rỡ hân hoan”.

 

Căn cứ vào những lời lẽ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, như trong bài đáp từ cho riêng Đức Thượng Phụ hôm Thứ Tư 29/11 (1), rồi bài diễn từ cho chung cộng đồng Giáo Hội Chính Thống Contanstinople sau Lễ Thánh Anrê 30/11 (2), và Bản Tuyên Ngôn Chung giữa hai vị cùng thời điểm kết Lễ Thánh Anrê (3), chúng ta thấy được tiến trình đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo Constantinople đã diễn tiến trong quá kh và hướng đi của tiến trình này trong tương lai như sau:

 

(xem tiếp mai: 1) Quá kh: Xóa b v tuyt thông ln nhau; 2) Quá kh: Những cuộc viếng thăm nhau và những tuyên ngôn chung)

 

 

 

TOP

 

 

? “Nếu không có một sự thật tối hậu để hướng dẫn và điều khiển hoạt động chính trị thì các ý nghĩ và niềm xác tín có thể dễ dàng bị mạo dụng vì những lý do quyền lực”.

 

Đức Ông Anthony Frontiero, viên chức của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, với cuộc họp thường niên của 56 quốc gia thành viên của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu về những dấn thân trong lãnh vực nhân quyền, được tổ chức ở Warsaw, Balan 2-13/10/2006.

 

Thưa Ông Điều Hợp Viên,

 

Tòa Thánh xin cám ơn về cơ hội được tham dự vào Cuộc Họp Áp Dụng Nhân Bản của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu OSCE, và muốn xác nhận những nỗ lực của cơ quan này cùng những tổ chức và cơ cấu chi n hánh của nó trong việc phục vụ cho dân chủ và nhân quyền.

 

Làm như thế là Tòa Thánh muốn lập lại niềm xác tín của mình là nền dân  chủ đích thực chỉ có thể trở thành khả dĩ trong một tình trạng được cai trị bằng luật pháp, và trên nền tảng của một quan niệm đúng đắn về con người cùng với phẩm vị vốn có nơi mỗi người.

 

C ần phải hội đủ những điều kiện cho viêc tiến triển này cả từ cá nhân, nhờ được giáo dục và đào luyện theo những lý tưởng chân thực, lẫn từ ‘vai trò chủ thể’ của xã hội, bằng việc tạo nên những cấu trúc cho vấn đề tham gia và chia sẻ trách nhiệm.

 

Tuy  nhiên, trong việc theo đuổi cao quí cho nền dân chủ cần phải chống lại khuynh hướng cho rằng chủ trương bất khả thần tri và chủ trương tương đối nghi hoặc là thứ triết lý và là thái độ căn bản tương hợp với các hình thức dân chủ nơi đời sống chính trị.

 

Thường xẩy ra là, những người tin rằng họ biết được sự thật và chặt chẽ gắn bó với sự thật ấy được cho là không đáng tin theo một quan điểm dân chủ nào đó, vì họ đã không chấp nhận sự thật là những gì cần phải được quyết định bởi số đông, hay nó tùy thuộc vào sự biến đổi tùy theo các chiều hướng chính trị khác nhau.

 

Tòa Thánh cũng xin lập lại niềm tin tưởng của mình là, nếu không có một sự thật tối hậu để hướng dẫn và điều khiển hoạt động chính trị thì các ý nghĩ và niềm xác tín có thể dễ dàng bị mạo dụng vì những lý do quyền lực. Như lịch sử đã chứng to 3, một nền dân chủ mà không có n hững thứ giá trị có thể dễ dàng biến thành một thứ độc tài chuyên chế công khai hay lộ liễu trá hình.

 

Ngoài ra, nền dân chủ đích thực và các cấu trúc của nó cũng cần đến những nỗ lực phát triển và nâng đỡ cái nền tảng thu nhập trong việc hỗ trợ cho các sản vật công cộng toàn cầu, bao gồm vấn đề về môi trường, những hiệp định công nhận nhân quyền, việc gia tăng dự phần và đại diện trong các chính sách qua tổ chức vàv các cơ cấu địa phương, miền và đa phương của công dân – tất cả đều giúp vào việc áp dụng thi hành công ích.

 

Sau hết, Thưa Ông Điều Hợp Viên, nguyên tắc phụ trợ bao hàm là ‘xã hội dân sự là một mảnh đất mà ở đó các mầm mống của xá hội tính nhân loại tăng trưởng’. Tính cách phụ trợ của các c ộng đồng địa phương và các hiệp hội là những gì cần thiết cho công ích của chính quyền dự phần.

 

Chính vì dấu ấn xã hội nơi phẩm giá của con người mà Tòa Thánh đã nhất trí liên kết nhân quyền với trách nhiệm, và nhìn nhận rằng chính quyền vẫn có trách nhiệm cai trị bằng hành động phụ trợ, hay cải tiến hành động phụ trợ đang gây thiệt hại cho thiện ích của toàn thể hay gây tổn thương cho phúc hạnh của một số phấn tử.

 

Xin cám ơn  Ông Điều Hợp Viên

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/10/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ