GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 25/1/2007

TUẦN  III THƯỜNG NIÊN

 

?   Tiến trình Hiệp Nhất Kitô Giáo đã đi tới đâu rồi - Thành Đạt ra sao?

?  “Nhờ việc trao đổi tư tưởng và các việc làm tốt đẹp nhất, chúng ta mới có thể và cần phải tìm thấy những phương tiện hiệu nghiệm nhất để làm giảm bớt đau thương và tái thiết các cộng đồng”

?  “Một giải pháp lâu bền cho vấn đề tị nạn và di tản nội quốc chẳng những ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng liên quan tới toàn thể nhân loại nữa”

 

 

? Tiến trình Hiệp Nhất Kitô Giáo đã đi tới đâu rồi - Thành Đạt ra sao?

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,  tổng hợp

 

Hôm nay, 25/1, là Lễ kính Thánh Phaolô trở lại, cũng là ngày theo truyền thống kết thúc Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo hằng năm của Giáo Hội. Nguồn gốc của Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo này đã diễn tiến như sau: Năm 1894, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã khuyến khích thực hành Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất trong bối cảnh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Năm 1958, Tổ chức Hiệp Nhất Kitô Giáo ở Lyon, Pháp, cùng với Ủy Ban Đức Tin và Cấp Trật của Hội Đồng Chư Giáo Hội Thế Giới bắt đầu hợp tác soạn thảo những tài liệu cho Tuần Lễ Cầu Nguyện. Năm 1964, Ủy Ban Đức Tin và Cấp Trật của Hội Đồng Chư Giáo Hội Thế Giới và Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo bắt đầu cùng nhau soạn thảo văn bản cho Tuần Lễ Hiệp Nhất này, và từ năm 1968 đề tài được soạn thảo này bắt đầu chính thức được sử dụng học hỏi cho Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo. Đề tài cho năm 2007 là ‘Người làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’ (Mk 7:37). Thế nhưng, chúng ta chắc ai cũng muốn biết tiến trình Hiệp Nhất Kitô Giáo đã đi tới đâu rồi, thành đạt ra sao?

 

Với Giáo Hội Chính Thống Giáo Constantinopoli Thổ Nhĩ Kỳ: “Chúng tôi không thể không nhắc tới tác động long trọng có tính cách giáo hội trong việc xóa bỏ ký ức của những thứ tuyệt thông xưa kia”

 

Bản Tuyên Ngôn Chung được ký kết giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Phanar, Istanbul 30/11/2006, trong đó, có đặc biệt nhắc tới việc xóa bỏ ký ức của những thứ tuyệt thông cho nhau ngày 7/12/1965:

 

Chúng tôi đã tri ân nhớ lại những cuộc gặp gỡ của các vị tiền nhiệm của chúng tôi, những cuộc gặp gỡ được Chúa chúc phúc, những vị đã tỏ cho thế giới thấy nhu cầu khẩn trương của mối hiệp nhất và tìm kiếm những đường lối vững chắc để đạt tới m ối hiệp nhất này, bằng việc đối thoại, nguyện cầu và bằng cuộc sống hằng ngày của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I đã đến Giêrusalem như những người hành hương, đến chính nơi Chúa Giêsu đã chết và sống lại vì phần rỗi của thế giới, và các vị cũng đã gặp nhau một lần nữa ở Phanar đây cũng như ở Rôma. Các vị đã để lại cho chúng ta một bản tuyên ngôn chung vẫn còn nguyên  tất cả giá trị của nó; nó nhấn mạnh rằng việc thực sự đối thoại với nhau trong bác ái cần phải làm sao để có thể duy trì và tác động tất cả mọi liên hệ giữa cá nhân với nhau cũng như giữa các Giáo Hội với nhau, và nó ‘phải được bắt nguồn từ việc hoàn toàn trung thành với một Chúa Giêsu Kitô duy nhất và từ việc tương kính truyền thống riêng của nhau’ ("Tomos Agapis," 195). Chúng tôi c ũng không quên những cuộc viếng thăm nhau giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Dimitrios I. Chính trong cuộc viếng thăm của Đuưc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chuyến viếng thăm đầu tiên về đại kết của ngài, đã xẩy ra việc loan báo vấn đề thành hình Ủy Ban Hỗn Hợp cho việc đối thoại về thần học giữa  Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống. Việc này đã làm cho hai Giáo Hội của chúng ta tiến lại với nhau trong cùng một mục đích được ấn định là việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn. Đối với vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople, chúng tôi không thể không nhắc tới tác động long trọng có tính cách giáo hội trong việc xóa bỏ ký ức của những thứ tuyệt thông xưa kia là những gì đã từng gây tác dụng tiêu cực qua các thế kỷ đối với hai Giáo Hội của chúng ta. Chúng ta vẫn chưa rút tỉa được từ hành động này tất cả mọi thành quả tích cực xuất phát từ đó cho việc tiến bộ của chúng ta hướng tới mối hiệp nhất trọn vẹn, những thành quả mà Ủy Ban Hỗn Hợp được kêu gọi để thực hiện việc đóng góp quan trọng. Chúng tôi kêu gọi tín hữu của chúng tôi hãy tích cực tham gia vào tiến trình này, bằng việc nguyện cầu và bằng những cử chỉ ý nghĩa”.

 

Với Cộng Đồng Luthêrô Thế Giới Đức Quốc 10/1999: “Mỗi một cộng đồng tin tưởng chủ trương nơi những sự thật nền tảng về khoản tín lý Công Chính Hóa … không tương khắc với nhau

 

Ngày 31-10-1999, Đức Hồng Y Edward I Cassidy, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Phụ Trách Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo, cũng là vị đại diện Giáo Hội Công Giáo, cùng với Giám Mục Christain Krause, đại diện Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới, chính thức ký vào Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa tại Augsburg, nước Đức. Đức Hồng Y Edward I Cassidy đã trình bày cho biết rõ ràng về tiến trình và nội dung của văn kiện này trong tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 24/11/1999, trang VI và VII, với điểm chính yếu sau đây:

Bản Tuyên Ngôn Chung không phải là một lời Tuyên Xưng mới, cũng không phải là một văn kiện dung hòa. Bản Tuyên Xưng Chung đây muốn tóm tắt những thành quả đối thoại sau một thời đoạn kéo dài 30 năm trời giữa Luthêrô và Công Giáo Rôma về khoản tín lý này, bằng cách nói lên những gì được mỗi một cộng đồng tin tưởng chủ trương nơi những sự thật nền tảng về khoản tín lý ấy, cũng như cho thấy việc hai bên cắt nghĩa về những sự thật nền tảng ấy không tương khắc với nhau…”

 

Với Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo 5/2005: “Chúng ta tin rằng không có lý do thần học nào nữa về việc chia rẽ giáo hội liên quan tới các vấn đề này’.

 

Cuộc đối thoại đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo này, một cuộc đối thoại trước hết được Đức Phaolô VI và ĐTGM Michael Ramsey ở Canterbury năm 1966 kêu gọi thực hiện, và được thiết lập vào năm 1970. Giai đoạn đầu tiên của hoạt động do ủy ban ARCIC thực hiện (1970-1981) mang lại những bản văn về Thánh Thể, về thừa tác vụ và về hai bản công bố liên quan tới quyền bính trong Giáo Hội. Giai đoạn thứ hai của ARCIC (1983-2005) bao gồm những công bố về ơn cứu độ và đức công chính, về bản tính của Giáo Hội, về những điều luân lý, về thẩm quyền trong Giáo Hội một lần nữa, cuối cùng đến vai trò của Đức Trinh Nữ Maria nơi tín lý và đời sống Giáo Hội. Giai đoạn thứ ba chưa được bắt đầu, nhất là lại có những diễn tiến bất lợi từ phía Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, như được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thẳng thắn nhận định và nêu lên, cũng trong cùng bài đáp từ của ngài ngỏ cùng vị Giáo Chủ Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo là Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams ngày 23/11/2006 như sau:

 

“Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, và nhất là trong một thế giới Tây phương bị tục hóa này, thành phần Kitô hữu và các cộng đồng Kitô Giáo đang bị chi phối rất nhiều bởi những ảnh hưởng và áp đảo tiêu cực. Trên 3 năm qua, ngài đã công khai nói về những trạng thái căng thẳng và những khó khăn cứ ám ảnh Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, gây ra tình trạng bất định cho tương lai của chung Cộng Đồng Hiệp Thông này. Những diễn tiến mới đây, đặc biệt liên quan tới vấn đề thừa tác vụ thánh chức (biệt chú: phải chăng ở đây Đức Thánh Cha có ý nói tới việc truyền chức linh mục và giám mục cho nữ giới?) và một số giáo huấn về luân lý (biệt chú: phải chăng ở đây Đức Thánh Cha muốn nói tới vấn đề tấn phong giám mục đồng tính luyến ái ở Hoa Kỳ?), đã chi phối chẳng những các mối liện hệ nội bộ của Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo mà còn cả các mối liên hệ giữa Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo nữa”.

 

Dù sao tiến trình đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, một Cộng Đồng Kitô Giáo Anh Quốc, vì vấn đề cá nhân Vua Henry VII, đã tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma từ năm 1535, và là một Giáo Hội vẫn bất đồng với Giáo Hội Công Giáo về hai tín điều Thánh Mẫu là Tín Điều Vô Nhiễm Nguyên Tội và Tín Điều Mông Triệu, cũng như về việc tôn sùng Thánh Mẫu của những người Công giáo, lại đạt được thành quả không ngờ về lãnh vực Thánh Mẫu Học. Thật vậy, Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma (ARCIC: Anglican Roman Catholic International Commission), bao gồm 18 thần học gia thuộc 10 quốc gia của cả hai bên, hôm Thứ Hai 16/5/2005, ở Seattle Hoa Kỳ, đã phổ biến văn kiện đúc kết 6 năm bàn luận về hình ảnh Đức Maria, với tựa đề “Đức Maria: Ân Sủng và Hy Vọng trong Chúa Kitô”, trong đó có câu kết luận như sau:

 

“Cùng nhau xác nhận một cách ý thức vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, một vai trò mang lại hoa trái trong đời sống của Giáo Hội, chúng ta không coi việc kêu xin Đức Maria và các thánh nguyện cầu cho chúng ta như là một việc chia rẽ mối hiệp thông của chúng ta… chúng ta tin rằng không có lý do thần học nào nữa về việc chia rẽ giáo hội liên quan tới các vấn đề này”.  

 

Với Cộng Đồng Kitô Giáo Luthêrô Phần Lan 5/2005: “Những người Luthêrô Phần Lan chúng tôi muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo”

 

Chưa hết, dấu hiệu hiệp nhất phải nói là rạng ngời nhất được phát hiện từ Cộng Đồng Kitô Giáo Luthêrô. Thật vậy, trong Hội Nghị Thánh Thể Ý Quốc ở Bari, nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến để bế mạc hội nghị này vào Chúa Nhật 29/5/2005, thì hôm Thứ Tư, 25/5/2005, ngày hội nghị giành để bàn về vấn đề đại kết Kitô giáo, có một vị Giám Mục Luthêrô ở Helsinki là Eoro Huovinen đã bày tỏ trong hội nghị này là các người Luthêrô Phần Lan muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô. Thật vậy, sau khi giải thích rằng Martin Luthêrô không muốn thành lập một giáo hội mới mà chỉ muốn canh tân giáo hội thôi, vị giám mục này đã nói:

 

Những người Luthêrô Phần Lan chúng tôi muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô”. Đối với đề tài về Chúa Nhật của Hội Nghị Thánh Thể này, vị giám mục Luthêrô nói rằng người ta không thể nào sống “không có bí tích Thánh Thể, không có Chúa Kitô và không có Thiên Chúa. Chúa Nhật là ngày Chúa Kitô phục sinh. Thánh Thể là bí tích của việc Chúa Kitô thực sự hiện diện. Hiệp nhất không có hiệu lực khi thiếu sự thật… Tận đáy lòng của mình, tôi muốn tham dự vào ngày mà người Luthêrô và Công giáo cùng nhau hiệp nhất một cách hữu hình”.  

 

Với Cộng Đồng Kitô Giáo Tin Lành Á Căn Đình 7/2005: “Hôm nay đây, những người tin lành và Công giáo, được canh tân bởi Thánh Linh, thống hối về những thứ chia rẽ của mình và những việc xúc phạm lẫn nhau, nên xin nhau tha thứ”

 

Trong thời khoảng 2-4/7/2005, ở Buenos Aires Á Căn Đình đã diễn ra một cuộc Gặp Gỡ Huynh Đệ lần 2 được gọi là Mối Hiệp Thông Mới Giữa Tin Lành Và Công Giáo Trong Thần Linh CRECES (Renewed Communion of Evangelicals and Catholics in the Spirit). Trong cuộc Gặp Gỡ này, các nhân vật Công giáo và tin lành tìm thấy một lãnh vực mới của việc hiệp ý chung, đó là nhu cầu cần tha thứ cho nhau về những bất đồng của mình.  Niềm hy vọng của các phần tử tham dự Mối Hiệp Thông Mới Giữa Tin Lành Và Công Giáo Trong Thần Linh được phản ảnh qua Bản Tuyên Ngôn Chung ngày 2/7, một bản tuyên ngôn c ó những lời lẽ chính yếu như sau:

 

Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, dù là tin lành hay Công giáo, đều là con của cùng Cha, và vì thế là anh em của nhau. Chúa Kitô chỉ muốn một Giáo Hội duy nhất, và ngài muốn Giáo Hội của Người bộc lộ trong thế giới mối hiệp nhất và thánh đức là những gì làm nên đặc tính của Thiên Chúa. Hôm nay đây, những người tin lành và Công giáo, được canh tân bởi Thánh Linh, thống hối về những thứ chia rẽ của mình và những việc xúc phạm lẫn nhau, nên xin nhau tha thứ…. Chúng tôi nhìn nhận rằng tội lỗi lớn nhất của chúng tôi đó là không yêu thương nhau như Chúa Kitô dạy chúng ta”.

 

Với Cộng Đồng Methodist Thế Giới 7/2006: Nếu Hội Đồng Methodist Thế Giới tỏ ý muốn tham gia vào bản tuyên ngôn chung này… sẽ là một bước quan trọng tiến tới mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn hữu hình trong đức tin vậy”.

 

Hội Nghị Methodist Thế Giới này được tổ chức ở Seoul vào thời khoảng 20-24/7/2006, trong đó có sự tham dự của Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng này của Tòa Thánh là Walter Kasper. Hội nghị này được triệu tập 8 năm một lần, đem các Kitô hữu khắp thế giới thuộc truyền thống Wesley về lại với nhau. Phong trào Methodist bắt nguồn từ Anh Quốc do John Wesley (1703-1791) thành lập. Trong tuần lễ của Hội Nghị Methodist Thế Giới này, nghi thức bao gồm việc tham dự của Kitô hữu Methodist vào bản tuyên ngôn 1999 diễn ra trong khi long trọng cử hành Lời Chúa, trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Kasper và của Tiến Sĩ Khả Kính Ishmael Noko, tổng thư ký của Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới. Tín lý công chính hóa đã là nguyên nhân đưa đến phong trào Cải Cách Luthêrô từ năm 1517. Vào cuối năm vừa rồi, khi gặp gỡ phái đoàn đại biểu Hội Đồng Methodist Thế Giới được dẫn đầu bởi Giám Mục Sunday Mbang ở Nigeria, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đề cập tới ý hướng của hội đồng này trong việc cũng muốn tham dự vào bản tuyên ngôn chung về tín lý công chính hóa, như sau:

 

Nếu Hội Đồng Methodist Thế Giới tỏ ý muốn tham gia vào bản tuyên ngôn chung này thì là việc góp phần vào vấn đề hòa giải chúng ta thiết tha mong ước và sẽ là một bước quan trọng tiến tới mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn hữu hình trong đức tin vậy”.

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 17/1/2007 về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo: “Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn còn dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến”

 

Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn còn dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến, cậy dựa trước hết vào sự nâng đỡ vững chắc của Đấng trước khi lên trời đã hứa với các môn đệ của mình rằng: ‘Này đây Thày ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thế’ (Mt 28:20). Mối hiệp nhất là quà tặng của Thiên Chúa và là hoa trái của việc Thần Linh tác động. Bởi thế, cần phải nguyện cầu. Chúng ta càng đến gần với Chúa Kitô, càng trở về với tình yêu của Người, thì chúng ta càng đến gần nhau hơn... Tuy nhiên, lời cầu nguyện cho mối hiệp nhất Kitô Giáo không thể nào chỉ vỏn vẹn có một tuần lễ trong năm. Việc hợp lời nguyện cầu cùng Chúa, để xin Người mang lại, khi nào và ra sao chỉ có Người biết, mối hiệp nhất trọn vẹn của tất cả mọi thành phần môn đệ của Người, là những gì cần phải kéo dài mỗi ngày trong năm”.

 

 

TOP

 

 

?  “Nhờ việc trao đổi tư tưởng và các việc làm tốt đẹp nhất, chúng ta mới có thể và cần phải tìm thấy những phương tiện hiệu nghiệm nhất để làm giảm bớt đau thương và tái thiết các cộng đồng”

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với đại hội Khóa Họp 61 của Tổng Hội Đồng ngày 13/11/2006 về khoản 69 (A): “Củng Cố Việc Hợp Tác Việc Trợ Giúp Nhân Đạo Khẩn Cấp của LHQ”

 

Thưa Bà Chủ Tịch,

 

Phái đoàn đại biểu của tôi xin góp tiếng bày tỏ mối quan tâm sâu xa về việc hủy hoại gây ra bởi những tai họa nhân tạo và thiên tạo mới đây. Trong mọi trường hợp, những tai ương này cũng đều giúp vào việc tái khẳng định cái giá trị đệ nhất của luật nhân đạo và nhiệm vụ kèm theo đó trong việc bảo đảm quyền được hưởng trợ cấp nhân đạo của thành phần dân chúng và tị nạn khổ đau. Từ bão tố tới động đất, từ hạn hán tới chiến tranh, năm vừa rồi đã cho thấy rằng tất cả mọi dân tộc và tất cả mọi xứ sở đang bị tổn thương trước  những hậu quả thảm khốc của những thứ tai họa, và cần phải có một điều hợp việc đáp ứng khẩn cấp để ngăn ngừa tình trạng chết chóc, phục hồi lại các cộng đồng và thiết lập những sách lược cho việc tái phát triển dài hạn.

 

Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng vẫn còn là những gì rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ vấn đề là những tình hình nhân đạo vẫn chưa được cộng đồng quốc tế chú trọng và vẫn còn ở trong tình trạng bị hụt hẫng về tài trợ rất nhiều. Chúng tôi hoan hô những nỗ lực đề cao những cuộc khủng hoảng bị lãng quên này, cũng như những nỗ lực bảo toàn các khoản tài trợ cho các hoạt động thiết yếu trong việc cứu vớt mạng sống con người. 

 

Như quá rõ, Tòa Thánh, qua Hội Đồng Đồng Tâm của Tòa Thánh và những tổ chức như Hội Caritas Quốc Tế, đang hoạt động trợ giúp nhân đạo một cách vô tư ở khắp nơi trên thế giới. Như cuộc biển động sóng thần tsunami 2004, trận động đất ở Pakistan 2005 và mùa bão lụt cùng năm 2005 đã cho thấy, mối quan tâm cho anh chị em của chúng tôi đã vượt biên cương bờ cõi của các cộng đồng quốc gia và càng nới rộng chân trời của mình đến toàn thể thế giới.

 

Những văn phòng này đã nghe thấy nhiều cuộc bàn luận về các khía cạnh khác nhau nơi vấn đề toàn cầu hóa, thế nhưng nếu hiện tượng toàn cầu hóa này có một khía cạnh đặc biệt tích cực, thì đó là khả năng của nó trong việc sắp xếp một loạt phương tiện để phân phát việc trợ giúp nhân đạo. Việc đáp ứng đáng khen và càng ngày càng được toàn cầu hóa đối với những trường hợp khẩn cấp nhân đạo ấy cần phải được điều hợp làm sao để cẩn thận cân bằng được tính cách hiệu năng liên quan tới việc tự động cứu trợ của các diễn viên nhân đạo khác nhau.

 

Để đạt được mục đích ấy, không cần phải nói cũng thấy rằng vấn đề điều hợp các hoạt động cứu trợ cho những trường hợp khẩn cấp là những gì thiết yếu và Liên Hiệp Quốc phải là cơ quan đóng vai trò điều hợp này. Tuy  nhiên, không phải nguyên tắc điều hợp mà là những phương thức của nguyên tắc này cần phải được thích ứng một cách xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của tất cả mọi người và mọi cơ quan. Trước cái mục tiêu càng ngày càng dồn lên, chúng ta cần phải tỏ ra tôn trọng những tổ chức nhân đạo có những đặc tính, những khả năng và những mối cảm thông trong công cuộc của họ.

 

Những phối hợp viên cần phải đóng một vai trò trọng yếu trong việc thu góp và truyền bá tín liệu, trong việc bắt liên lạc với các thẩm quyền địa phương cũng như trong việc cố vấn cho các tổ chức  nhân đạo. Ngoài ra, việc hợp tác giữa các điều hợp viên và các cơ quan nhân đạo là những gì hệ trọng để hình thành các thỏa hiệp và các chính sách tỏ ra tôn trọng những gì là chuyên biệt và sứ vụ của các cơ quan nhân đạo, trong khi cho họ được tiếp tục hoạt động một cách xây dựng tùy trường hợp.

 

Cần phải có một loạt những qui chuẩn trong việc tạo nên một cuộc hợp tác trọn vẹn có tính cách toàn diện và trân trọng.

 

Trước hết, bất cứ một thể chế điều hợp nào cũng c ần phải tôn trọng tín h cách độc lập và tự lập của các tổ chức nhân đạo.

 

Thứ hai, cơ cấu điều hợp không được chỉ ngả về phía các tổ chức nhân đạo lớn mà cũng buộc phải để cho các tổ chức nhân  đạo cỡ trung bình hay nhỏ có khả năng đóng vai trò hợp lý trong việc cứu trợ nữa.

 

Thứ ba, các cơ cấu của LHQ không được làm giảm uy tín về khả năng hoạt động hay tính cách hiệu năng của các cơ quan ngoài chính phủ trong lãnh vực này, nhất là những tổ chức quá quen với các dân tộc đang bối rối và cần giúp đỡ. Những nguyên tắc này có thể giúp vào vấn đề bảo đảm rằng việc đáp ứng muôn mặt trước các cuộc khủng hoảng nhân đạo vẫn là những gì thuận lợi ở tất cả nơi gặp tai ương.

 

Về phương diện tài trợ, việc mới đây thiết lập cơ quan trợ cấp của Ngân Quĩ Đáp Ứng Cấp Cứu Trung Ương CERF (Central Emergency Response Fund's) là những gì hứa hẹn trở thành một yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm rằn g tiền bạc cứu trợ cấp cứu đáng tin cậy sẵn sàng cung ứng khi nhận được báo cáo ngắn hạn. Hy vọng rằng Điều Hợp Viên Cứu Trợ Khẩn Cấp sẽ hòa hợp hoạt động của CERF này với hoạt động của các ngân quĩ cứu trợ liên chính phủ và ngoài chính phủ khác để đạt được hiệu năng của vấn đề sử dụng các nguồn tài trợ.

 

Ngoài ra, những thứ ngân quĩ cứu trợ lớn, như của CERF, không được trở thành những gì hạn chế khả năng của xã hội dân sự và của các tổ chức cứu trợ nhân đạo về tôn giáo trong việc kêu gọi những đóng góp tư riêng và của chính phủ.

 

Tòa Thánh mong được tham dự một cách chủ động vào cuộc tranh cãi về vấn đề rất quan trọng này, vì, nhờ việc trao đổi tư tưởng và các việc làm tốt đẹp nhất, chúng ta mới có thể và cần phải tìm thấy những phương tiện hiệu nghiệm nhất để làm giảm bớt đau thương và tái thiết các cộng đồng.

 

Xin cám ơn Bà Chủ Tịch.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/11/2006

 

TOP

 

 

?  “Một giải pháp lâu bền cho vấn đề tị nạn và di tản nội quốc chẳng những ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng liên quan tới toàn thể nhân loại nữa”

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với ủy ban của Tổng Hội Đồng LHQ ngày 8/11/2006 về ‘Bản Tường Trình của Cao Ủy Tị Nạn, Những Vấn Đề liên quan tới những người Tị Nạn, những người trở về và những người phân tán cùng các Vấn Đề Nhân Đạo’.

 

Thưa Ông Trưởng Ban,

 

Để mở đầu, Tòa Thánh cảm thấy vui mừng lập lại việc Tòa Thánh tiếp tục cảm nhận về hoạt động tích cực của Cao Ủy Tị Nạn LHQ và của Ông Guterres trong việc bảo vệ những nhóm người khác nhau đang được cơ quan Cao Ủy này phục vụ.

 

Qua nhiều năm, thể chế pháp lý thích ứng với những nhu cầu biến đổi của một thực tại đổi thay và phức tạp đã là những gì được khai triển để có thể bảo vệ những ai cần đến nó. Những trường hợp điển hình gần đây nhất đó là việc chấp thuận thể chế Giải Quyết Tình Trạng Nữ Giới và Nữ Nhi gặp Nguy Hiểm và Giải Quyết về Việc Nhận Diện, Ngăn Ngừa và Giảm Bớt Tình Trạng Không Có Tư Cách Công Dân và Bảo Vệ Những Người Vô Tổ Quốc.

 

Thậm chí Cao Ủy Tị Nạn LHQ cũng dấn thân vào việc bảo vệ cả Những Người Di Tản Nội Quốc, nơi mà trong theo đường lối dính chùm, nó lãnh nhận trách nhiệm lãnh đạo trong việc bảo vệ, cung cấp nơi cư trú khẩn cấp và điều hành các trại tạm cư, cũng như công việc quản trị.

 

Đó là một diễn tiến tích cực mới trong vấn đề vươn tới những ai phải di tản trong bản quốc, một tiến trình được bắt đầu bằng việc khai triển mới mẻ Các Nguyên Tắc Hướn g Dẫn Về Vấn Đề Di Tản Nội Quốc, và được tác động bởi việc gia tăng ý thức của cộng đồng quốc tế đối với trách nhiệm của nó trong việc bảo vệ những ai cần đến. Thực tại của vấn đề này cần phải được thẩm lượng hơn nữa đối với trách nhiệm ấy cũng như với việc nới rộng trách nhiệm bao gồm cả những người phải di tản nội quốc, mà không xao lãng những đặc tính về thành phần tị nạn và về việc bảo vệ họ.

 

Việc bảo vệ là những gì cần thiết vượt ra ngoài cả cấu trúc tốt đẹp về pháp lý nữa: ở chỗ, việc hợp tác và ý muốn chính trị cũng cần phải có để làm cho cơ cấu ấy thực hiện một cách thích đáng. Tiếc thay, tình hình đang xẩy ra là quan niệm pháp lý về thành phần tìm nơi nương trú dường như bị suy yếu một cách nào đó, khi có một số quốc gia thiên về luật pháp quốc gia hay những thỏa thuận song phương đối với luật tị nạn quốc tế.

 

Ngoài ra, phương thế giành cho thàn h phần tìm nơi nương trú cũng càng trở nên khó khăn hơn vì hiện tượng hỗn hợp di chuyển này; và một số xứ sở không công nhận hay chấp nhận những quyền lợi được quốc tế ấn định theo luật lệ bản quốc của họ, chẳng hạn như quyền tự do di chuyển, quyền làm việc, và việc nhìn nhận các khả năng chuyên môn. 

 

Hơn thế nữa, các chương trình trợ giúp phần lớn vẫn thiếu ngân khoản tài trợ, gây ra từ cái lỗ hổng chính yếu giữa việc trợ giúp với việc điều hành thành phần tị nạn. Những khẩu phần về lương thực không theo các tiêu chuẩn quốc tế và thường bị giảm bớt hay được cung cấp một cách thất thường, trong khi đó thì các qui chuẩn tối thiếu được ấn định về sức khỏe, giáo dục, canh nông, kiếm lợi tức và các việc phục vụ cộng đồng không phải lúc nào cũng đạt được chỉ tiêu.

 

Cũng may, có một số cuộc xung đột đang tiến tới chỗ kết thúc, nhờ đó giúp cho dân chúng có thể hồi hương, và nếu điều ấy xẩy ra thì cần phải có một sự hợp tác liên kết mạnh mẽ giữa các cơ quan dấn thân vào việc giúp cứu trợ và việc phục hồi hậu chiến, nhờ đó, cùng với việc tái thiết cơ sở hạ tầng xã hội cùng kinh tế ở địa phương, bảo đảm việc trở về khả trợ trong an toàn và xứng đáng của họ.

 

Mỗi người cần phải làm sao để có thể hành sử quyền được bảo vệ, một quyền được bảo đảm hay được phục hồi, như vốn hiện hữu nơi nhiều thỏa ước quốc tế. Một giải pháp lâu bền cho vấn đề tị nạn và di tản nội quốc chẳng những ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng liên quan tới toàn thể nhân loại nữa. Những qui tắc bảo vệ những ai đang cần đến nó là những gì cần phải được áp dụng ở tầm cấp quốc gia, theo miền và quốc tế khi có thể. Các thứ quyền lợi cùng phẩm vị của những con người đồng loại đau thương của chúng ta đang gặp nguy hiểm, bởi thế, họ đáng được chúng ta hết sức quan tâm và nỗ lực hết sức để bảo vệ họ.

 

Xin cám ơn  Ông Trưởng Ban.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/11/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ