GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 6/1/2007

 TRƯỚC LỄ HIỂN LINH

 

?  Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” nên con người có quyền sống và quyền tự do tôn giáo

?  "‘Canh tân’ không phải là một biến cố mà là một tiến trình, và năm nay là năm đánh dấu một cơ hội quan trọng để bảo đảm cho các tiến trình này được tiếp tục"

?  "Tôn giáo và lý lẽ cho vấn đề dung nhượng tôn giáo là những gì được bắt nguồn từ con người, dù là người có tín ngưỡng hay chăng"

 

 

? Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” nên con người có quyền sống và quyền tự do tôn giáo

 

Phân tích học hỏi Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

 

chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn c ầu của Tòa Thánh V atican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20061208_xl-world-day-peace_en.html

 

4.         Nhim v tôn trng phm v ca mi mt con người, mt phm v t bn cht phn nh Đấng Hóa Công mà bi đó có nghĩa là con người không th b s dng tùy nghi theo ý mun. Tt c nhng ai có quyn hành hơn v chính tr, k thut hay kinh tế không được s dng quyn hành này để phm ti các quyn li ca nhng người khác mang thân phn thp kém hơn. Hòa bình được căn c vào vic tôn trng các quyn li ca tt c mi người. Ý thc được như thế, Giáo Hi tranh đấu cho các th nhân quyn căn bn ca mi mt người. Giáo Hi đặc bit c động và bênh vc vic tôn trng s sng và t do tôn giáo  cho hết mi người. Vic tôn trng quyn sng mi giai đon ca nó thc s làm nên mt nguyên tc có mt tm quan trng quyết lit, ch, s sng là mt tng ân không hoàn toàn tùy thuc vào vic s dng ca ch th. Cũng thế, vic xác định quyn t do tôn giáo là nhng gì liên kết con người vi mt nguyên tc siêu vit kéo h ra khi tính cách tht thường ca con người. Quyn sng và quyn t do bày t nim tin tưởng ca cá nhân  đối vi Thiên Chúa không phi là nhng gì l thuc vào quyn bính ca con người. Hòa bình đòi phi thiết lp mt biên gii rõ ràng gia nhng gì thuc quyn s dng ca con người và nhng gì không, nh đó, mi tránh được nhng th xâm nhp bt kh chp vào gia sn ca nhng th giá tr chuyên bit ca con người.

 

5.         Đối vi quyn sng, chúng ta cn phi vch trn vic vi phm lan tràn ca nó trong xã hi ca chúng ta: ngoài nhng nn nhân ca các cuc xung đột võ trang, nn khng b và nhng hình thc bo động khác, còn có nhng cái chết âm thm gây ra bi đói kh, bi phá thai, bi vic thí nghim phôi thai bào con người và bi vic trit sinh an t. Làm sao chúng ta li không thy nơi tt c nhng th y cuc tn công hòa bình ch? Vic phá thai và vic thí nghim phôi thai bào con người là mt th trc tiếp chi b thái độ chp nhn người khác như là nhng gì bt kh châm chước để thiết lp nhng mi liên h hòa bình bn vng. Liên quan ti vic t do bày t nim tin cá nhân, mt triu chng phin nhiu khác gây ra tình trng thiếu hòa bình trên thế gii được thy nơi nhng khn khó mà c Kitô hu và nhng tín đồ thuc các tôn giáo khác thường gp phi khi công khai và t động tuyên xưng các nim tin tưởng v đạo giáo ca mình. Đặc bit v Kitô hu, tôi cm thy kh tâm khi phi lên tiếng nói rng h chng nhng có nhng lúc b ngăn cn làm như thế; mà mt s Quc Gia, h thc s còn b bách hi, thm chí người ta còn thy được c nhng trường hp thê thm mi đây gây ra bi vic bo lc tàn ác na. Có nhng chế độ áp đặt mt tôn giáo duy nht trên mi người, trong khi các chế độ trn thế thường không dn ti ch có nhiu cuc bách hi d di cho b ng ti vic nho báng theo chiu hướng văn hóa các nim tin tôn giáo. Trong c hai trường hp, nhân quyn căn bn ca con người đều không được tôn trng, gây ra hu qu trm trng đến cuc chung sng thun hòa. Tình trng này ch có th c võ mt th tâm thc và văn hóa không li ích gì cho hòa bình c.

 

(ngày mai: Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” nên tất cả mọi người đều bẩm sinh bình đẳng với nhau)

 

 

TOP

 

 

?  "‘Canh tân’ không phải là một biến cố mà là một tiến trình, và năm nay là năm đánh dấu một cơ hội quan trọng để bảo đảm cho các tiến trình này được tiếp tục".

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ ngày 2/10/2006 tại khóa họp của Tổng Hội Đồng về ‘Bản Tường Trình của Vị Tổng Thư Ký về Hoạt Động của Tổ Chức LHQ’

 

Thưa Bà Chủ Tịch,

 

Khi chúng ta đang cứu xét tới bản tường trình của vị tổng thư ký về hoạt độn g của Tổ Chức này, vai trò đại biểu tôi đây xin  gửi đến ông lời cám ơn cũng như đến nhân viên của ông, về việc làm của họ trong lãnh vực này cũng như về toàn bộ bản tường trình.

 

Như vẫn thường được nói tới, ‘canh tân’ không phải là một biến cố mà là một tiến trình, và năm nay là năm đánh dấu một cơ hội quan trọng để bảo đảm cho các tiến trình này được tiếp tục. Theo chiều hướng ấy, chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của vị tổng thư ký trong việc tiếp tục thúc đẩy vấn đề canh tân. Đặc biệt là việc thiết lập một thứ khả năng hỗ trợ trung gian trong Phân Bộ Chính Trị Vụ là một thí dụ cho thấy n hững thứ cơ cấu hiện hành cần phải được cải tiến một cách hiệu nghiệm ra sao trong việc giải quyết những nhu cầu hoàn vũ. Tuy nhiên, cho dù có đạt được tiến bộ, vẫn còn nhiều việc cần phải làm trong những lãnh vực khác nhau.

 

Chúng tôi có cùng những quan điểm của vị tổng thư ký về tầm quan trọng của v iệc ngăn ngừa xung khắc và trách nhiệm bảo vệ. Đồng thời chúng ta cũng muốn nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải liên kết một cách hiển nhiên hơn nữa và hiệu nghiệm hơn nữa giữa lãnh vực an ninh và phát triển. Việc thiếu tiến bộ hiện nay trong những lãnh vực trợ giúp phát triển và canh tân vấn đề mậu dịch là những gì đe dọa đến nền  an ninh và phúc hạnh của mọi người. Trái lại, việc hoàn trọn những mục tiêu phát triển ngàn năm MDGs [Millennium Development Goals] là những gì hứa hẹn cho việc tiến bộ về kinh tế, về việc giảm nghèo, về việc giảm khủng bố và về vấn đề gia tăng cuộc sống hòa hợp trong xã hội.

 

Ở những cuộc hội họp và hội nghị gần đây về vấn đề giải giới, vai trò đại biểu tôi đây đã tỏ ra hết sức quan tâm đến tình trạng khựng lại của các cuoôc thương thảo đa phương về vấn đề giải giới và thôi leo thang vũ khí nguyên tử. Toàn thể guồng máy LHQ cần phải nắm lấy cơ hội này để nhận thấy được những móc nối giữa vấn đề giải giới, phát triển và các mối quan tâm về nhân đạo, và dấn thân thực hiện các sách lược và chương trình giảm thiểu nhu cầu đòi hỏi các thứ vũ khí cũng như tình trạng bạo động võ trang.

 

Trong lãnh vực trợ giúp về nhân đạo, việc thiết lập Ngân Quĩ Đáp Ứng Khẩn Cấp Chính Yếu và canh tân lại guồng máy hợp tác liên hệ này là những thứ chỉnh đốn quan trọng đối với hệ thống trợ giúp về nhân đạo hiện nay. Vai trò đại biểu tôi đây mong thấy được những tiến triển của chúng. Trong việc điều hợp trợ giúp về nhân đạo, LHQ cần phải tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong vấn đề cân bằng quyền tự lập của các tác nhân xã hội dân sự với nhu cầu cần phải cung cấp việc trợ giúp hiệu năng cho thành phần yếu kém nhất. 

 

Vai trò đại biểu tôi đây xin đồng ý với bản tường trình là đã có nhiều tiến bộ nơi các lãnh vực ngăn ngừa, chữa trị và chăm sóc cho Hội Chứng Liện Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng. Tuy nhiên, trong khi nạn dịch này dường như bị kiềm chế ở một số quốc gia, thì nhiều quốc gia khác lại tỏ ra hầu như ba1â lực trong việc chặn đứng việc làn tràn chúng. Chúng ta cần phải làm hết sức để đối phó với vấn đề này bằng những khởi động tập trung hơn, chẳng hạn, bằng việc học biết từ hành động đặc biệt ở lãnh vực nợ nần hải ngoại với những quốc gia nghèo khổ nhất với chồng chất nợ nần (HIPCs - highly indebted poorest countries). Việc tập trung vào các nguồn tài chính, hậu cần và nhân bản là những gì sẽ giúp cho các quốc gia bị ảnh hưởng nhất bởi Hội Chứng Liệt Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng ấy có thể chấm dứt tai hoạ này và củng cố niềm hy vọng là nhân loại sẽ khăé phục được nạn dịch này trên khắp thế giới.

 

Thưa Bà Chủ Tịch, trong lúc cần hoạt động hơn nữa để bảo đảm rằng tất cả mọi quyết tâm của năm 2005 được nên trọn, cần phải hiểu rằng chiều rộng của những quyết tâm ấy đã được thực hiện rồi. Bản Văn Kiện Đúc Kết Thượng Nghị Thế Giới này đã là một văn kiện được thảo luận kỹ lưỡng và soạn thảo cẩn thận trong việc tìm cách cân bằng những quan điểm được mạnh mẻ chủ trương. Bởi thế, khi áp dụng văn kiện này chúng ta rất cần phải làm sao để bảo đảm được việc tồn tại của vấn đề tôn trọng sự cân bằng tế nhị ấy. Theo chiều hướng này, cần phải tái xác nhận rằng ‘việc bảo đảm cho vấn đề có thể hưởng được sức khỏe sản sinh vào năm 2015’, như được đề cập tới trong Đoạn 24, được các vị lãnh đạo của chúng ta thấy như là một phương tiện đạt mục tiêu giảm bớt tử vong cho người mẹ hơn là tự nó và bởi nó là chính mục tiêu.

 

Sau hết, chúng tôi hy vọng rằng khóa họp này của Tổng Hội Đồng sẽ tiếp tục tiến triển từ những quyết tâm sang hành động, và LHQ có thể tiếp tục tiến bộ trong việc biến mình thành một cơ cấu sẵn sàng chiến đấu với các thánh đố của thế kỷ 21.

 

Xin cám ơn Bà Chủ Tịch


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/10/2006

 

 

TOP

 

 

? "Tôn giáo và lý lẽ cho vấn đề dung nhượng tôn giáo là những gì được bắt nguồn từ con người, dù là người có tín ngưỡng hay chăng".

ĐTGM Silvano Tomasi Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc Geneva Thụy Sĩ trong Khóa Họp Thứ Hai của Hội Đồng Nhân Quyền ngày 21/9/2006

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Cám ơn ông về thời gian được phân phối để bàn về những vấn đề nhân nhượng và tự do tôn giáo, những đề tài chắc chắn cần phải suy tư cẩn thận và kéo dài cho tới những năm tới đây. Hiện nay chỉ cần thấy rằng đâu có ngờ vực thì người dẫn giải hay nhất của một bản văn đó là chính tác giả của nó. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã giải thích những gì ngài có ý muốn nói. Cũng tốt thôi khi chú ý tới lời lẽ này của ngài.

 

1.         Hai mươi năm năm trước đây, cộng đồng thế giới đã đồng lòng chấp nhận Bản Tuyên Ngôn quan trọng về Việc Loại Trừ Tất Cả Mọi Hình Thức của Những Gì Là Bất Nhân Nhượng và Kỳ Thị về Tôn Giáo hay Niềm Tin [1]

 

2.         Ngày nay,  việc áp dụng bản tuyên ngôn này vẫn còn xa vời với mục tiêu của nó, một công việc đang trên đà tiến triển đòi phải hành động hòa hợp với nhau để cổ võ những tiêu chuẩn về quyền tự do tôn giáo được cộng đồng quốc tế nhìn nhận. Nơi một số quốc gia thì tình trạng bất dung nhượng và các hành động bạo lực nhắm tới đặc biệt thành phần dân chúng và cộng đồng thuộc những tôn giáo khác là những gì phạm đến quyền  lợi của họ bằng những cách thức khác nhau.

 

3.         Vai trò đại biểu của Tòa Thánh nhận thấy rằng những cấu trúc về pháp lý ở mọi nơi không dấn thân đủ trong việc bảo vệ thành phần thiểu số về tôn giáo và các phần tử của họ, ngay cả khi họ là thành phần công dân của các xứ sở trong cuộc nữa.

 

4.         Ảnh hưởng nhanh chóng của vấn đề thông tin và các kỹ thuật truyền thông đang cống hiến một ý nghĩa mới cho ngôi làng hoàn vũ này, vượt cả ra ngoài những guồng máy về kinh tế của nó. Tính cách đa dạng của những ý nghĩ và văn hóa đang được xích lại gần nhau hơn và đang hòa trộn với nhau ngay cả ở những xó xỉnh trên thế giới, và những cuộc di chuyển rộng lớn của thành phần di dân là những gì làm cho các tư tưởng và văn hóa ấy trở thành hiện hữu và cụ thể trong cuộc sống thường nhật.

 

Cái xuất hiện ở đây đó là những gì có thể gây ra lo sợ và xung khắc, hay một giai đoạn mới của một thứ làm phong phú nhau và tôn trọng nhau là những gì tạo cơ hội chuyên chở những đóng góp của tất cả mọi người vào việc xây dựng một nền hòa bình chân chính hơn và bền vững hơn. Bởi thế càng khẩn trương hơn bất cứ một thứ luật lệ nào có khuynh hướng muốn áp đặt những lo sợ và xung khắc ấy, hơn là thái độ cởi mở và chấp nhận nhau, hơn là việc giáo dục lòng trí trong việc nhìn nhận và coi trọng mỗi một người như là một phần  tử bình đẳng của gia đình nhân loại. Việc truyền thông đại chúng và các sách giáo khoa cần phải góp phần vào nỗ lực này chứ đừng làm bùng lên những cảm xúc theo các ý nghĩa mơ hồ hay sai lầm gây nên thái độ bất dung nhượng và khép kín lòng trí lại trước một tương lai vui tươi mừng rỡ.

 

5.         Để xây dựng một tương lai như thế cần phải hiểu biết sâu xa hơn: 1) về vai trò nền tảng và việc đóng góp của tôn giáo nơi đời sống của cá nhân cũng như của các cộng đồng; 2) về những cái khác biệt giữa các tôn giáo để có thể thực hiện một cuộc đối thoại chân thành và hiệu quả; 3) về khoa địa chính trị vì những căn tính theo miền đất và tôn giáo không nhất thiết phải là những gì trùng hợp, và do đó nó là những gì cần phải được điểu chỉnh về quan niệm.

 

6.         Tôn giáo và lý lẽ cho vấn đề dung nhượng tôn giáo là những gì được bắt nguồn từ con người, dù là người có tín ngưỡng hay chăng. Việc chú trọng vào các thứ ý hệ hơn là vào dân chúng và các cộng đồng tín hữu chất chứa nguy cơ biến những chủ trương tôn giáo thành tư lợi về chính trị.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

7.         Để kết thúc, tôi muốn dùng những lời được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ngỏ cùng những vị đại diện thuộc các cộng đồng Hồi Giáo năm ngoái, đó là: ‘Những bài học trong quá khứ cần phải là những gì giúp chúng ta tránh đi việc tái vấp lại cùng những lầm lỗi. Chúng ta cần phải tím kiếm những đường lối hòa giải và biết sống tôn trọng các căn tính của nhau. Việc bênh vực quyền tự do tôn giáo, hiểu như thế, là một trách nhiệm vĩnh viễn vậy’ (bài nói trong chuyến Tông Du Đức Quốc 18-21/8/2005).

 

Xin cám ơn Ông Chủ Tịch

 

[1] Phẩm giá và sự bình đẳng tất cả mọi người được thừa hưởng, một nguyên tắc căn bản của Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, được coi như bị vi phạm nặng nề khi quyền tự do tư tưởng, tự do sống theo lương tâm và tôn giáo được con người chủ trương và hành sử bị coi thường, một quyền tự do ‘theo cá nhân hay cộng đồng, và ở nơi chung hay riêng, muốn biểu lộ tôn giáo hay niềm tin tưởng tôn thờ, tuân giữ, thực hành và giảng dạy’ (Khoản 1.1).


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/9/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ