GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 7/1/2007

LỄ HIỂN LINH

 

?  "Ba Vị Đạo Sĩ cũng là hoa trái đầu tiên của dân ngoại được kêu gọi để làm nên Giáo Hội là dân tộc mới của Thiên Chúa"

?  "Chương trình hành động NEPAD bao gồm một loạt những thứ ưu tiên nhắm đến chỗ gây một ảnh hưởng khả thức trong việc  phục hồi tình trạng ổn định và tăng trưởng ở Phi Châu"

?  "Không thể coi các thứ vũ khí như là bất cứ một thứ sản vật nào khác được trao đổi trên thị trường thế giới, trong vùng hay quốc gia"

 

 

? "Ba Vị Đạo Sĩ cũng là hoa trái đầu tiên của dân ngoại được kêu gọi để làm nên Giáo Hội là dân tộc mới của Thiên Chúa"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Lễ Hiển Linh 6/1/2007 về Ba Vua

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Lễ trọng Hiển Linh cử hành việc Chúa Kitô tỏ mình ra cho các vị Đạo Sĩ, một biến cố được Thánh Ký Mathêu mặc cho một tầm vóc quan trọng (x Mt 2:1-12). Ngài đã thuật lại trong Phúc Âm của ngài rằng ‘Những vị Đạo Sĩ’  - có lẽ là các vị lãnh đạo tôn giáo Ba Tư – đã đến Giêrusalem theo sự soi dẫn của một ‘ngôi sao’, một hiện tượng sáng láng trên trời  được họ hiểu là dấu chỉ về việc hạ sinh của một tân vương Do Thái.

 

Không ai trong thành này biết gì hết; chưa hết, Hêrôđê, vị vua đương trị vì, cảm thấy rất lo âu trước tin ấy và âm mưu một cách thê thảm trong việc ‘sát hại những trẻ vô tội’ để loại trừ đi đối thủ mới sinh. Trái lại, những vị Đạo Sĩ lại chấp nhận lời Thánh Kinh, đặc biệt là lời tiên tri Micah, là lời cho biết Đấng Thiên Sai được hạ sinh ở Bêlem, thành Đavít, khoảng 10 cây số ở  về phía nam thành Giêrusalem (x 5:2). Theo hướng đi ấy, họ lại thấy ngôi sao và hết sức hân hoan, họ đã theo ngôi sao này cho tới khi nó đâu trên một túp lều. Họ tiến vào và thấy Con Trẻ với Đức Maria; họ sụp lạy trước Người, đáng với vương phẩm của Người, hiến dâng cho Người vàng, nhũ hương và mộc dược.

 

Tại sao biến cố này lại rất quan trọng như thế? Vì biến cố này mở đầu cho mối liên hệ của các dân ngoại với niềm tin vào Chúa Kitô, theo lời hứa Thiên Chúa đã hứa cho Abraham, được Sách Khởi Nguyên nói tới: ‘tất cả mọi cộng đồng trên trái đất này sẽ được chúc phúc nơi ngươi’ (Gen 12:3). Như Mẹ Maria, Thánh Giuse và các mục đồng ở Bêlem là đại diện  cho dân Do Thái đã lãn h nhận Chúa thế nào thì Ba Vị Đạo Sĩ cũng là hoa trái đầu tiên của dân ngoại được kêu gọi để làm nên Giáo Hội là dân tộc mới của Thiên Chúa, một dân tộc không còn căn cứ vào tính đồng nhất về chủng tộc, ngôn ngữ hay văn hóa, mà chỉ căn cứ v ào niềm tin tưởng chun g nơi Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa mà thôi.

 

Đó là lý do, việc hiển linh của Chúa Kitô cũng là việc hiển linh của Giáo Hội, tức là việc tỏ hiện ơn gọi và sứ vụ hoàn vũ của Giáo Hội. Theo ý nghĩa này tôi hân hoan gửi lời chào thân ái tới anh chị em thuộc các Giáo Hội Đông Phương, các Giáo Hội, theo Lịch Julian, cử hành Giáng Sinh ngày mai: tôi ưu ái chúc họ được dồi dào bình an và thịnh đạt Kitô Giáo.

 

Ngoài ra, tôi cũng nhắc lại dịp Lễ Hiển Linh là dịp cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo của Trẻ Em. Đây là lễ của trẻ em Kitô Giáo, thành phần hân hoan sống tặng ân đức tin và nguyện cầu ánh sáng của Chúa Giêsu lan tới tất cả mọi trẻ em trên thế giới.

 

Tôi cám ơn trẻ em thuộc tổ chức ‘Thời Thơ Nhi Thánh’ hiện diện ở 110 quốc gia, vì họ là những cộng tác viên quí giá của Phúc Âm và là các tông đồ của tình đoàn kết Kitô Giáo đối với những người nghèo túng nhất. Tôi khuyến khích các nhà giáo dục hãy vun trồng nơi những con người nhỏ bé này tinh thần truyền giáo, để từ họ xuất hiện những vị thừa sai nhiệt thành hăng say, thành phần chứng nhân cho lòng dịu dàng của Thiên Chúa và là những người loan truyền tình yêu của Ngài.

 

Giờ đây chúng ta hãy hướng về Trinh Nữ Maria là minh tinh truyền bá phúc âm hóa: để nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, Kitô hữu khắp nơi trên thế giới có thể sống như con cái ánh sáng và dẫn đưa con người đến với Chúa Kitô, ánh sáng đích thực của thế giới.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/1/2007 

 

 

 

TOP

 

 

?  "Chương trình hành động NEPAD bao gồm một loạt những thứ ưu tiên nhắm đến chỗ gây một ảnh hưởng khả thức trong việc  phục hồi tình trạng ổn định và tăng trưởng ở Phi Châu"

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Hội Nghị ngày 12/10/2006 với đại hội của Tổng Hội Đồng LHQ về Vấn Đề Hợp Tác Mới cho Việc Phát Triển Phi Châu (NEPAD: New Partnership for Africa's Development)

 

Thưa Bà Chủ Tịch,

 

Từ khi được chấp thuận 5 năm trước đây, NEPAD đã trở thành một bản hướng dẫn cho các khởi động khác đã từng được áp dụng để làm trọn những hứa hẹn được thực hiện cho nhân dân Phi Châu.

 

NEPAD đã từng được hoan nghênh vì nó đã là một tiến trình do nhân dân Phi Châu làm chủ và nhân  dân Phi Châu dẫn đầu, phản ảnh một nhãn quan chung của nhân dân Phi Châu và đồng quyết tâm nhổ tận gốc rễ nghèo khổ để đưa các quốc gia, chung cũng như riêng, vào con đường tăng trưởng và phát triển khả thủ. Những mục tiêu này cũng hợp với các quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc chiếm đạt các mục tiêu phát triển ngàn năm MDG - Millennium Development Goals, và nhất là làm giảm thiểu phân nửa tình trạng cực bần cùng vào năm 2015.

 

NEPAD cũng đáng kể là vì nó là một cấu trúc phát triển Phi Châu thích đáng đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu ấy. Thật vậy, cái mãnh lực của việc khởi động này là khả năng của nó trong việc liên hợp thân hữu giữa các chính phủ Phi Châu với các nhân dân của họ cũng như với lãnh vực tư riêng và xã hội dân sự. Đó là lý do tại sao vai trò đại biểu tôi đây tin rằng rất cần phải có tí nh cách sáng tạo liên tục nơi lãnh vực này.

 

Cần phải có một chiều hướng mới vững chắc liên quan tới sáng kiến NEPAD này, đó là cần phải tạo nên những hình thức mới nơi tình đoàn kết ở cấp song phương và đa phương bằng một quyết tâm dứt khoát hơn nữa nơi phần của tất cả mọi phía, với một niềm hoàn toàn xác tín rằng tình trạng phúc hạnh của n hân dân Phi Châu là một điều kiện bất khả châm chước cho việc đạt tới công ích phổ quát.

 

Cần phải có một nền văn hóa chính trị mới trong việc đạt được mục tiêu ấy, nhất là trong lãnh vực hợp tác quốc tế. Cần phải khẩn trương giải quyết tất cả những gì là trì trệ trong việc tôn trọng các quyết tâm về Vấn Đề Trợ Giúp Phát Triển Chính Thức  ODA - Official Development Assistance, vấn đề vẫn chưa được giải quyết liên quan tới nợ nần hải ngoại và việc lưỡng lự cống hiến cho các quốc gia trong cuộc mối quan tâm đặc biệt nơi các liên hệ về thương mại quốc tế.

 

Ngày nay, hơn bao giờ hết, điều kiện quyết liệt trong việc mang lại hòa bình cho thế giới đó là việc nhìn nhận tính cách liên thuộc giữa các quốc gia giầu thịnh và các quốc gia nghèo khổ, nhờ đó việc phát triển mới được hiểu như là một tác vụ chung đối với tất cả chúng ta; bằng không, nó sẽ trải qua  một tiến trình suy thoái, cho dù một số nơi có dấu tiến bộ cho tới nay. Tòa Thánh vì thế cảm thấy hân hoan khi thấy được một số quan tâm này được vang vọng nơi bản tường trình đang ở trước mắt chún g ta đây.

 

Như là một phương tiện để giúp vào việc xây dựng mối hợp tác quốc tế và củng cố tình đoàn kết, vai trò đại biểu tôi đây một lần nữa kêu gọi các chính phủ hãy tôn trọng những lời hứa hẹn được tuyên bố liên quan tới vấn đề giảm nợ hay tha nợ cũng như làm hoàn thành lời hứa cống hiến  .7% của tổng sản lượng quốc gia GNP cho ODA. Chính nhờ những loại chương trình này mà các chính phủ mới có thể bắt đầu tập trung vào việc cung cấp những ngân quĩ cho hạ tầng cần thiết và cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội.

 

Các vấn đề hợp lý khác được nói tới trong bản tường trình của vị tổng thư ký là những gì liên quan tới nhu cầu tạo cơ hội giáo dục cho cả các em gái lẫn trai, cũng như những chương trình dạy chữ thiết yếu để đạt tới những mục tiêu phát triển.

 

Hơn nữa, Tòa Thánh còn nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường thiên nhiên như là phương tiện hành sử việc quản trị thiên  nhiên của nhân loại và việc bảo đảm những nguồn phong phú của trái đất cho các thế hệ tương lai.

 

Thưa Bà Chủ Tịch, những phát triển hứa hẹn trong năm qua đã cho thấy rằng có một cái đà mới trong việc ủng hộ vấn đề phát triển Phi Châu. Chương trình hành động NEPAD bao gồm một loạt những thứ ưu tiên nhắm đến chỗ gây một ảnh hưởng khả thức trong việc  phục hồi tình trạng ổn định và tăng trưởng ở Phi Châu.

 

Việc áp dụng hiệu nghiệm những thứ ưu tiên này nơi tình đồng hữu là yếu tố chính yếu để hiện thực những gì được nó hứa hẹn. Cơ hội được nó cung cấp cho cần phải được các vị lãnh đạo Phi Châu cũng như tất cả mội cộng tác viên phát triển  của họ nắm bắt khi họ hoạt động để làm cho những hứa hẹn đó thành hành động.

 

Xin cám ơn Bà Chủ Tịch.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/10/2006

 

 

TOP

 

 

? "Không thể coi các thứ vũ khí như là bất cứ một thứ sản vật nào khác được trao đổi trên thị trường thế giới, trong vùng hay quốc gia".

 

Bản văn của Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh phổ biến hôm 10/10/2006 để ủng hộ bản dự quyết liên quan tới vấn đề kiểm soát việc nhập/xuất cảng và di chuyển các thứ vũ khí qui ước, trong thời gian hội họp lần 61 của Đệ Nhất Tiểu Ban về Vấn Đề Giải Giới và An Ninh Quốc Tế thuộc Tổng Hội Đồng LHQ

 

1.         Từ khi thành lập Liên Hiệp Quốc, cộng đồng quốc tế này đã thực hiện một số bước tiến căn bản về pháp lý và chính trị để kiểm soát việc leo thang vũ khí nguyên tử, để cấm đoán các loại vũ khí đại cống phá khác, và để đặt giới hạn trên việc sử dụng các thứ vũ khí gây ra những ảnh hưởng chết chóc bất tương xứng. Tuy nhiên, đề tài về việc hoàn toàn giải giới chung, một đề tài từ năm này qua năm khác vẫn ở trong chương trình hành động của Tổng Hội Đồng, đã chưa đạt được mức tiến bộ chính yếu và tổng quát hóa.

 

2.         Những thứ khí giới qui ước, bao gồm cả những loại khí giới nhẹ và những loại có nòng súng nhỏ, là một yếu tố của hết mọi cuộc xung đột trong lãnh vực quốc tế và dân sự, cũng như của hết mọi thứ sử dụng võ lực bất hợp pháp, và chúng tạo nên một trong những khí cụ thông dụng nhất cho những cuộc vi phạm tới các quyền lợi của con người và coi thường luật nhân đạo. Hệ thống quốc tế về việc kiểm soát việc bất leo thang các thứ vũ khí, nhất là những thứ đại công phá, đã từng là một trong những phương tiện chính yếu được vấn đề ngoại giao sử dụng để tránh đi những cuộc xung đột ở một tầm cỡ lớn, thế nhưng nó vẫn không giúp vào việc tránh đi được những cuộc xung đột theo vùng, và ở địa phương dù ít xẩy ra hơn.

 

Thật vậy, nhiều triệu nạn nhân trong các cuộc xung đột trên 60 năm qua đã gây nên bởi các loại vũ khí qui ước và đặc biệt là nhẹ này. Ngoài ra, sự thiếu vắng của những guồng máy thanh tra hiệu nghiệm về việc buôn bán vũ khí đã gây ảnh hưởng tiêu cực chẳng những cho tiến trình hòa bình, hòa giải và tái thiết hậu chiến, mà còn trên tình trạng bền vững của các cơ cấu cũng như trên vấn đề phát triển khả thủ nữa. Vấn đề bán hay di chuyển xả láng các loại vũ khí qui ước là một phần gắn liền với những vấn đề liên hệ tới nạn khủng bố quốc tế, tới việc thuyên chuyển bất hợp pháp các nguồn lợi quí hóa hay sách lược, cũng như tới những bộc lộ đê tiện nhất của tội ác có tổ chức như việc buôn người hay thuốc phiện.

 

3.         Trước một thực tại như thế, Tòa Thánh phải công nhận là LHQ cùng với các cơ quan theo vùng và xã hội dân sự đã thực hiện nhiều khởi động để tránh cuộc thi đua võ trang, để cổ võ niềm tin tưởng nhau giữa các quốc gia bằng việc hợp tác, bằng việc trao đổi tín liệu và bằng việc minh bạch trong vấn đề chiếm hữu và mua bán các thứ vũ khí. Tuy nhiên, Tòa Thánh khuyến khích cộng đồng thế giới hãy lãnh nhận trách nhiệm của mình trong việc thiết lập một cơ cấu pháp lý thắt buộc nhắm tới chỗ qui định vấn đề buôn bán các thứ vũ khí qui ước bất cứ loại nào, cũng như kỹ thuật và kiến thức để sản xuất chúng.

 

Bởi thế, Tòa Thánh, với tư cách là quan sát viên ở Tổng Hội Đồng LHQ, muốn bày tỏ việc hoàn toàn ủng hộ dự án được phác họa bởi váv chính phủ Á Căn Đình, Úc Đại Lợi, Costa Rica, Phần Lan, Nhật Bản, Kenya và Hiệp Vương Quốc trong việc thiết lập một nhóm chuyên viên thuộc chính phủ, trong LHQ, để bàn thảo thương lượng về một dụng cụ bắt buộc về pháp lý đối với việc nhập cảng, xuất cảng và trao đổi các thứ vũ khí qui ước.

 

4.         Không thể coi các thứ vũ khí như là bất cứ một thứ sản vật nào khác được trao đổi trên thị trường thế giới, trong vùng hay quốc gia. Việc chiếm hữu chúng, sản xuất chúng và buôn bán chúng có những ý nghĩa sâu xa về đạo lý và xã hội, và chúng cần phải được chỉnh lý bằng việc chú trọng xứng với các nguyên tắc đặc biệt theo trật tự về luân lý và pháp lý. Trong số các nguyên tắc ấy có nguyên tắc về sự thẩm quyền là nguyên tắc cho phép các quốc gia có thể chiếm hữu chỉ những phương tiện cần thiết để bảo đảm việc bảo vệ hợp pháp dân chúng của mình (Holy See, Pontifical Council for Justice and Peace, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 508). Bởi thế, việc chấp thuận những phương tiện và những phương sách bó b uộc về pháp lý đối với vấn đề kiểm soát việc buôn bán các thứ vũ khí qui ước trên hoàn vũ, theo miền và quốc gia là những gì thiết yếu và khẩn trương (Pope John Paul II, Message for the World Day of the Peace 1999, No. 11).

 

Tòa Thánh tin tưởng rằng một công ước như thế có thể là một bước tiến quan trọng hướng tới một thứ văn hóa hòa bình chân thực, trong đó, các quốc gia, xã hội dân sự và kỹ nghệ quân sự hợp tác với nhau theo trách nhiệm và tình đoàn kết để hoạt động cho một thế giới an bình hơn và an ninh hơn . Theo quan điểm ấy, các phương tiện bắt buộc về pháp lý đối với những thứ vũ khí được buôn bán sẽ là một dấu hiệu cho thấy ý muốn chính trị quyết liệt muốn thực hiện  hòa bình và công lý trên thế giới. Đó là một sứ vụ của LHQ và là niềm hy vọng của toàn thể gia đình nhân loại vậy.

 

ĐHY Renato Martino

Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý và Hòa Bình

 

Giám Mục Giampaolo Crepaldi

Thư Ký.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/10/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ