GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 13/2/2007 TUẦN VI THƯỜNG NIÊN |
? Bản Tường Trình của Ủy Ban Quốc Tế giữa Giáo Hội Công Giáo Và Chư Chính Thống Đông Phương về cuộc họp lần thứ 4 ở Rôma 28/1-3/2/2007
? Đệ Trình Đức Thánh Cha Niên Giám Tòa Thánh Năm 2007
? Trưng Cầu Dân Ý về Vấn Đề Phá Thai ở Bồ Đào Nha bị Thất Bại
Bản Tường Trình của Ủy Ban Quốc Tế giữa Giáo Hội Công Giáo Và Chư Chính Thống Đông Phương về cuộc họp lần thứ 4 ở Rôma 28/1-3/2/2007
Cuộc họp lần thứ 4 ở Rôma từ ngày 28/1 đến 3/2/2007 của Ủy Ban Quốc Tế giữa Giáo Hội Công Giáo Và Chư Chính Thống Đông Phương, dưới sự đồng chủ tọa của ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Dặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, và ĐTGM Bishoy ở Damiette, Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hội Chính Thống Coptic.
Cuộc họp này theo chương trình đầu tiên được ấn định ở Lebanon theo lời mời tha thiết của Thượng Phụ Nasrallah Pierre Sfeir thuộc Giáo Hội Maronite. Tiếc thay, tình hình chính trị ở xứ sở ấy đã không cho phép các phần tử gặp nhau ở đó vào lúc này. Thay vào đó, cuộc họp đã được tổ chức ở Rôma tại các văn phòng mới của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Các phần tử tham dự được đón tiếp ở Domus Romana Sacerdotalis. Liên hợp với các vị đại biểu thuộc Giáo Hội Công Giáo có những vị đại diện thuộc những Giáo Hội Chính Thống Đông Phương sau đây: Giáo Hội Chính Thống Coptic, Giáo Hội Chính Thống Syria, Giáo Hội Tông Đồ Armenia (Catholicosate of All Armenians), Giáo Hội Tông Đồ Armenia (Holy See of Cilicia), Giáo Hội Syria Chính Thống Malankara, Giáo Hội Chính Thống Ethiopia, và Giáo Hội Chính Thống Eritrea.
Phái đoàn đại biểu Chính Thống Đông Phương đã gặp nhau riêng vào ngày 29-30/1 để bàn bạc những đề tài về giáo hội học. Trong thời gian của các cuộc họp này, họ đã soạn dọn một bản tường trình để sau đó trao cho các phần tử thuộc Giáo Hội C ông Giáo. Phái đoàn đại biểu Công Giáo gặp riêng hôm 30/1. Toàn thể Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế này gặp nhau 3 ngày liên, từ 31/1 đến 2/2. Mỗi ngày bắt đầu bằng giờ kinh nguyện ngắn, sử dụng các tài liệu được phổ biến cho Tuần Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo năm nay.
Các phần tử của ủy ban quốc tế này đã được triều kiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hôm ½. Đức Anba Bishoy đã thay mặt các phần tử tham dự cuộc trao đổi đối thoại chào mừng Đức Giáo Hoàng và cám ơn ngài về những nỗ lực ngài đã thực hiện để phát động vấn đề đối thoại với Giáo Hội Chính Thống. Vị đại diện cũng tặng ngài một bức ảnh vẽ bằng tay bởi những nữ tu thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic ở Ai Cập.
Ngỏ lời cùng nhóm này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói rằng: “Cuộc gặp gỡ của anh em liên quan tới hiến chế và sứ vụ của Giáo Hội có một tầm quan trọng rất nhiều đối với cuộc hành trình chung của chúng ta trong việc tiến tới chỗ phục hồi mối hiệp thông trọn vẹn. Giáo Hội Công Giáo và Chư Giáo Hội Chính Thống chia sẻ một gia sản giáo hội xuất phát từ thời các tông đồ cũng như từ các thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo. ‘Cái gia sản về kinh nghiệm’ này cần phải trở thành những gì làm nên tương lai của chúng ta ‘trong việc hướng dẫn đường lối chung của chúng ta hướng tới việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn’ (cf. Ut Unum Sint, 56)”. Đức Giáo Hoàng cũng bày tỏ mối quan tâm của ngài về tình hình các Kitô hữu ở Trung Đông, kêu gọi họ hãy “can đảm và kiên trì trong quyền lực của Thần Linh Chúa Kitô”.
Những bản tường trình được báo cáo trong tiến trình họp, theo dự án cuộc đối thoại đã được chấp thuận ở Cuộc Họp Sửa Soạn vào năm 2003:
- “Sứ Vụ, Chứng Từ, Phục Vụ và Vấn Đề Dụ Giáo”, bởi ĐTGM Khajag Barsamian
- “Sứ Vụ của Giáo Hội”, bởi GM Paul-Aerner Scheele
- “Ơn Cứu Độ của Thành Phần Vô Tín Ngưỡng trong Giai Đoạn Giáo Phụ”, bởi Cha Mark Sheridan, OSB
- “Giáo Hội và Ơn Cứu Độ của Thành Phần Không Phải Kitô Hữu theo Công Đồng Chung Vaticanô II và Sau Đó”, bởi Đức Ông Johan Bonn
- “Ơn Cứu Độ của Thành Phần Vô Tín Ngưỡng”, bởi ĐTGM Bishoy
- “Vấn Đề Thành Hôn Giữa Người Công Giáo và Hồi Giáo: Một Quan Điểm Công Giáo”, bởi ĐTGM Peter Marayat
- “Hôn Nhân Pha Lẫn Với Người Không Phải Kitô Hữu”, bởi ĐTGM Bishoy
Vì lý do kỹ thuật, tiểu ban soạn thảo đã được chỉ định từ buổi họp đối thoại thứ ba ở Etchmiadzin, Armenia, không thể gặp nhau. Các phần tử của họ đã được điều chỉnh, hiện nay bao gồm các phần tử Công Giáo là Cha Frans Bouwen, Cha Mark Sheridan, Đức Ông Johan Bonny và Dietmar Winkler, và những phần tử Chính Thống Đồng Phương là ĐTGM Bishoy, ĐTGM Theophilus George Saliba, ĐTGM Mesrob Krikorian, và GM Nareg Alemezian. Tiểu ban soạn thảo sẽ gặp nhau ở Rôma từ ngày 29 đến 30 tháng 5 năm 2007.
Vào buổi tối ngày 30/1, các phần tử thuộc ủy ban này đã tham dự một giờ kinh tối ở Nhà Thờ Chúa Biến Hình, một giáo xứ Công Giáo ở Rôma cũng là nơi tiếp đãi một cộng đồng Chính Thống Coptic.
Các phần tử của ủy ban này sau đó gặp gỡ giáo dân trong xứ đạo và đã tham dự một bữa khoản đãi của giáo xứ. Tối ½, ĐHY Kasper đã đãi một bữa tại Domus Sanctae Marthae ở Vatican để đón mừng các phần tử tới Rôma. C ùng tham dự bữa tiệc này còn có một số viên chức của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo và những phân bộ khác thuộc Giáo Triều Rôma. ĐTGM Bishoy đã cám ơn ĐHY Kasper và nhân viên phân bộ của ngài về việc tiếp đãi ấy.
Cuộc gặp gỡ thứ năm của Ủy Ban Quốc Tế này sẽ diễn ra tại Đan Viện Chính Thống Syria Thánh Ephrem ở Maarrat Saydnaya gần Damascus, Syria, theo lời mời của Đức Thượng Phụ Ignatius Zakka I Iwas thuộc Giáo Hội Chính Thống Syria ở Antioch.
Phái đoàn đại biểu Chính Thống Đông Phương sẽ có dự định đến đó vào ngày 27/1 và phái đoàn Công Giáo vào ngày 28/1/2008. Hai phái đoàn đại biểu sẽ gặp gỡ riêng biệt, và sẽ có những phiên họp chung tất cả vào ngày 30 và 31/1 rồi ngày ½, lên đường ngày 2/2. Trong cuộc họp ấy sẽ cứu xét tới bản văn được tiểu ban soạn dọn thực hiện, và mỗi bên sẽ trình bày một văn kiện về mục tiêu đối thoại đại kết.
Các phần tử của Ủy Ban này gồm có:
Những vị đại diện Chư Giáo Hội Chính Thống Đông Phương (theo thứ tự theo vần)
Giáo Hội Chính Thống Syria Antiochia,
--
Archbishop Mor Theophilus George Saliba of Mount Lebanon, secretary of the Holy
Synod of the Syrian Orthodox Church
-- Metropolitan Kuriakose Theophilose of the Malankara Syrian Orthodox
Theological Seminary, Kerala, India
Giáo Hội
Tông Đồ
Armenia (Catholicosate of All Armenians),
--
Archbishop Mesrob Krikorian of Vienna and patriarchal delegate for Central
Europe and Scandinavia
-- Archbishop Khajag Barsamian of the Eastern Diocese of the United States
Giáo Hội
Tông Đồ
Armenia (Holy See of Cilicia),
--
Archbishop Oshagan Choloyan, Prelate of the Eastern Prelacy in the U.S.A.
-- Bishop Nareg Alemezian, Ecumenical Officer of the Holy See of Cilicia
Giáo Hội
Chính Thống
Coptic,
--
Metropolitan Anba Bishoy of Damiette (co-chair), secretary-general of the Holy
Synod of the Coptic Orthodox Church
-- Father Shenouda Maher Ishak, West Henrietta, New York
Giáo Hội
Chính Thống
Eritrea.
-- Father
Kaleab Gebreselassie Gebru, coordinator for foreign affairs
Giáo Hội
Chính Thống
Ethiopia,
-- Father
Megabe Biluy Seife SeJassie Yohannes. Lique Hinlyan Getachew Guadie (prevented)
Giáo Hội
Syria Chính Thống
Malankara,
--
Metropolitan Philipos Mar Eusebios of Pathanamthitta
-- Father John Mathews (co-secretary), secretary of the Committee on InterChurch
Relations (prevented; substituted by Father Abraham Thomas, London)
Giáo Hội Công Giáo Rôma
--
Cardinal Walter Kasper (co-chair), president of the Pontifical Council for
Promoting Christian Unity
-- Bishop Paul-Werner Scheele, retired Bishop of Wurzburg (Germany)
-- Bishop Kyrillos Kamal William Samaan, Coptic Catholic bishop of Assiut,
president of the Ecumenical Commission of the Catholic Church in Egypt
-- Archbishop Jules Mikhael AI-Jamil, procurator of the Syrian Catholic
Patriarchate to the Holy See and apostolic visitator in Europe
-- Achbishop Peter Marayati, Armenian Catholic archbishop of Aleppo, president
of the Ecumenical Commission of the Catholic Church in Syria
-- Bishop Woldetensaé Ghebreghiorghis, apostolic vicar of Harar (Ethiopia),
president of the Ecumenical Commission of the Catholic Church in Ethiopia and
Eritrea
-- Father Frans Bouwen M.Afr., consultant to the Pontifical Council for
Promoting Christian Unity; Jerusalem
-- Father Philippe Luisier, S.J., Pontifical Oriental Institute, Rome
-- Father Ronald Roberson, C.S.P., associate director of the Secretariat for
Ecumenical and Interreligious Affairs, U.S. conference of Catholic bishops,
Washington, D.C.
-- Father Paul Rouhana, O.L.M., University of the Holy Spirit, Kaslik, Jounieh,
Lebanon
-- Father Mark Sheridan, O.S.B., rector, Pontifical Athenaeum of St. Anselm,
Rome
-- Father Mathew VeUanickal, vicar general of the Archdiocese of Changanacherry,
India
-- Father Boghos Levon Zekiyan, Pontifical Oriental Institute, Rome
-- Professor Dietmar W. Winkler, Paris-London University, Salzburg, Austria
Secretariat: Monsignor Johan Bonny (co-secretary), staff-member of the
Pontifical Council for Promoting Christian Unity
Rome, Feb. 2, 2007
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
12/2/2007
Đệ Trình Đức Thánh Cha Niên Giám Tòa Thánh Năm 2007
Sáng Thứ Hai 12/2/2007, ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, SDB, đã kính d âng ĐTC ấn bản 2007 ‘Cuốn Niên Giám Tòa Thánh – Annuario Pontificio’. Hiện diện trong buổi trình đệ n ày còn có cả sự hiện diện của ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá văn phòng Tổng Vụ, và các viên chức đặc trách thjực hiện cuốn niên giám này.
Tờ công báo về việc đệ trình này nhấn mạnh tới một số dữ kiện nổi bật trong cuốn niên giám mới này. Trong năm 2006, có 12 tòa giám mục mới được thiết lập, cũng như có 9 tòa TGM và một tông tòa mới; cũng có thêm 180 vị tân giám mục được bổ nhiệm.
Giữa năm 2004 và 2005, con số Công Giáo trên thế giới tăng từ 1.098 triệu tới 1.115 triệu, tức tăng 1.5%. Tuy nhiên, vì mức tăng này giống như mức tăng dân số trên trái đất (1.2%) mà tỷ lệ của người Công Giáo trên thế giới vẫn không thay đổi lắm, ở mức 17.2%.
Phân tích về địa dư thì trong giai đoạn 2004-2005, con số ở Phi Châu tăng 3.1%, trong khi dân số ở châu lục này tăng 2.1%. Ở Á Châu và Mỹ Châu, con số Công Giáo cũng hơi tăng so với dân số (2.71% trên 1.18% ở Á Châu, 1.2% trên 0.9% ở Mỹ Châu). Ở Âu Châu, con số Công Giáo cũng hơi tăng trong khi dân số vẫn hầu như giữ nguyên như vậy.
Trong thời gian 2004-2005, con số tu sĩ và linh mục giáo phận tăng 0.13%, từ 405.891 lên 406.411. Tuy nhiên. Việc phân phối các vị linh mục lại khác nhau tùy theo châu lục, trong khi con số linh mục gia tăng ở Phi Châu và Á Châu (thứ tự có 3.8% và 3.55%) và giảm sút ở Âu Châu và Mỹ Châu (0.5%) và ở Đại Dương Châu (1.8%).
Con số tuyển sinh làm linh mục, cả triều lẫn dòng, nói chun g gia tăng, 1.23%, từ 113.044 năm 2004 lên 114.439 năm 2005. Các ơn gọi đông nhất là ở Phi Châu và Á Châu, ngoài ra suy giảm ở Âu Châu và nguyên vậy ở Đại Dương Châu.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 12/2/2007
Trưng Cầu Dân Ý về Vấn Đề Phá Thai ở Bồ Đào Nha bị Thất Bại
Theo luật hiện hành của Bồ Đào Nha thì chỉ được phép phá thai trong trường hợp b ị hiếp, hay thai nhi bị tật nguyền hoặc sức khỏe người mẹ bị nguy hiểm mà thôi. Thế nhưng, luật lệ nước này muốn nới rộng thêm ở chỗ cho phép phá thai lên tới 10 tuần mang bầu.
ĐTGM Jorge Ortiga, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha đã tuyên bố trong một văn kiện được cơ quan tin tức Ecclesia phổ biến là vấn đề phá thai không phải là vấn đề cần phải được quyết định bằng việc trưng cầu dân ý, vì sự dữ không thể nào trở thành sự thiện bởi đa số phiếu thuận.
Dầu sao thì cuộc trưng cầu dân ý cũng cho thấy đa số dân chúng Bồ Đào Nha, một dân tộc có 94% là Công Giáo, vẫn không chấp nhận nới rộng vấn đề luật phá thai. Bởi đó, kết quả là trong số 43.6% đi bỏ phiếu hôm Chúa Nhật 11/2/2007, một tỉ số bất thành theo điều kiện đòi hỏi 50% của cuộc bỏ phiếu ở nước này. Dù sao, trong số 43.6% bất hiệu thành đi bỏ phiếu này có 59.24% ưng thuận và 40.75% không ưng thuận.
Mặc dù cuộc trưng cầu dân ý bất thành, Thủ Tướng José Sócrates hôm Thứ Hai 12/2/2007 đã tuyên bố rằng ‘phá thai không còn là một tội ác nữa’ vào 10 tuần đầu thai kỳ qua cuộc chiến thắng ở số phiếu ‘ưng thuận’ trong cuộc trưng cầu dân ý.
Đảng xã hội của ông ta nắm đa số trong Quốc Hội. Ông ta quyết thay đổi luật lệ qua Quốc Hội thậm chí ngay cả xẩy ra biến cố trưng c ầu dân ý này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/2/2007