GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 1/2/2007

TUẦN  IV THƯỜNG NIÊN

 

?   Tòa Án  Rôta Rôma là Pháp Đình của Tòa Thánh trong cuộc khủng hoảng đến phá sản về hôn nhân gia đình theo chiều hướng duy nhân bản

?  “Tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội cũng như của tín hữu trong lãnh vực gia đình, cần phải dựa vào sự thật về hôn nhân cùng với chiều kích hợp lý nội tại của nó”.

?  “Sự thật về hôn nhân” chiều kích hợp lý nội tại của hôn nhân

 

 

? Tòa Án  Rôta Rôma là Pháp Đình của Tòa Thánh trong cuộc khủng hoảng đến phá sản về hôn nhân gia đình theo chiều hướng duy nhân bản

 

Trong cuộc khủng hoảng đến phá sản về hôn nhân gia đình từ thập niên 1960 đến nay, đối với Kitô hữu, vấn đề có thể nói là hấp dẫn nhất và thắc mắc nhất đó là vấn đề giải hôn. Theo chiều hướng chung chung thì hễ vợ chồng có chuyện, không phải chỉ liên quan tới vấn đề trầm trọng phạm tới chính bản tính hôn nhân là ngoại tình hay phản bội nhau, mà còn liên quan cả đến tính nết xung khắc nhau nữa, là họ liền nghĩ đến chuyện ly dị, hơn là tìm cách áp dụng đức tin và đời sống nội tâm để khắc phục khó khăn, rồi vì muốn ly dị chứ không phải ly thân, họ tất nhiên sẽ tiến đến chỗ tái hôn, cuối cùng để tái hôn họ nghĩ đến và cần đến việc giải hôn theo phép đạo.

 

Về vấn đề giải hôn, theo chiều hướng duy nhân bản, chiều hướng pro choice, chiều hướng tôn sùng nữ thần tự do và ngẫu tượng dân chủ nhân quyền, nhất là ở xã hội tân tiến theo cá nhân chủ nghĩa và duy thực dụng chủ nghĩa, thì ngoại trừ thể lệ phức tạp và lâu dài một chút, thường không có gì là khó khăn cho lắm. Bởi vì “người ta” cho rằng, thứ nhất nếu không tháo gỡ cho họ thì họ cũng phạm tội thôi; thứ hai, đó là khi lấy nhau họ chưa đủ khôn ngoan chín chắn.

 

Vậy thì căn cứ vào đâu để biết là con người đã đủ khôn ngoan chín chắn, cho dù ngay đầu bí tích hôn phối họ đã rõ ràng trả lời là tự nguyện lấy nhau chứ không bị ép buộc? Kinh nghiệm nhân sinh và tâm lý tự nhiên cho thấy cho dù có già đời đến đâu đi nữa, con người vẫn còn cảm thấy mình có những lúc ngu ngốc, khờ khạo. Vậy thì hôn nhân lúc nào cũng giải được hay sao? Nếu áp dụng nguyên tắc chưa đủ khôn ngoan này thì các linh mục cũng có thể được hoàn tục dễ dàng, vì các vị chịu chức thường ở vào tuổi chưa tam thập nhi lập, đủ trưởng thành để dấn thân v.v.

 

Vậy nhận định và ý hướng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI của chúng ta trong vấn đề giải hôn này ra sao, như ngài huấn dụ thành phần chuyên gia luật pháp thuộc Tòa Án Rôta Rôma, trong cuộc gặp gỡ truyền thống hằng năm, hôm Thứ Bảy 27/1/2007, để khai mạc Năm Pháp Đình mới của cơ quan đây?

 

Tòa Án  Rôta Rôma là Pháp Đình của Tòa Thánh để cứu xét các vụ án được chuyển lên từ các tòa án thuộc giáo hội địa phương. Theo Đức Giám Mục Antoni Stankiewicz, vị Trưởng Tòa của Pháp Đình Rôta này cho biết trong cuộc triều kiến của thành phần chuyên gia pháp luật của Tòa Thánh với Đức Thánh Cha hôm Thứ Bảy 27/1/2007, thì mở màn cho năm pháp đình mới 2007, cơ quan pháp đình trung ương của Tòa Thánh Vatican đang cứu xét 1.181 vụ. Năm 2006 có 1.679 vụ, và năm 2005 có 1.637 vụ.

 

Như thế, con số 1.181 vụ mở đầu cho năm pháp đình 2007 sẽ còn tăng lên trong cả năm, có thể tương đương hay hơn hai năm trước ở khoảng 1.700 vụ. Cũng theo vị Giám Mục Trưởng Tòa này thì trong số 1.181 vụ mở đầu cho năm 2007 có 687 vụ từ Âu Châu, 413 vụ từ toàn Mỹ Châu, 64 vụ từ Á Châu, 12 vụ từ Phi Châu và 5 vụ từ Đại Dương Châu.

 

Ngoài ra, vị giám mục đại diện pháp đình trung ương còn cho biết “các vụ bất hiệu thành về hôn nhân là các vụ thông dụng nhất ở Pháp Đình Rôta”: năm 2006 pháp đình này đã giải quyết 262 vụ, trong số đó đã công nhận 69 vụ hôn nhân là bất thành; và những nước có nhiều vụ về hôn nhân được kháng án lên Pháp Đình Rôta trung ương của Tòa Thánh này là Ý với 128 vụ, Hoa Kỳ 38 vụ, Balan 19 vụ và Lebanon 12 vụ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

(Dẫn nhập cho bài huấn từ của ĐTC với Pháp Tòa RôTa Rôma ngày Thứ Bảy 27/1/2007 dưới đây)

 

 

TOP

 

 

?  “Tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội cũng như của tín hữu trong lãnh vực gia đình, cần phải dựa vào sự thật về hôn nhân cùng với chiều kích hợp lý nội tại của nó”.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Pháp Tòa RôTa Rôma ngày Thứ Bảy 27/1/2007 ở Sảnh Đường  Clementine

 

Quí Kiểm Thính Viên Giáo Phẩm thân mến,

Cùng Chư Vị Viên Chức và Cộng Sự thuộc Pháp Đình Rôta Rôma,

 

Tôi đặc biệt lấy làm vui được gặp gỡ quí vị một lần  nữa nhân dịp khai mạc năm pháp đình này.

 

Tôi thân ái gửi lời chào tới Hội Đồng Chư Vị Giáo Phẩm Kiểm Thính Viên, trước hết là Đức Giám  Mục Trưởng Tòa Antoni Stankiewicz về những lời lẽ mở đầu cho buổi gặp gỡ của chúng ta đây. Đoạn tôi gửi lời c hào tới Chư  Vị Viên Chức, Chư Vị Biện Hộ Viên và Chư V ị Cộng Sự khác thuộc Pháp Đình này, cũng như các Phần Tử khác của Studio Rotale và tất cả mọi người hiện diện  nơi đây. Tôi muốn lợi dụng cơ hội này để bày tỏ cùng quí vị lòng biết ơn của tôi, đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của thừa tác vụ hội thánh của quí vị nơi lãnh vực quan trọng như lãnh vực hoạt động về pháp lý này. Tôi rất chú trọng tới hoạt động sáng giá quí vị cần phải thi hành một cách khôn ngoan và cực kỳ thận trọng thay cho Tòa Thánh và sứ vụ của Tòa Thánh. Công việc phục vụ tế nhị của quí vị đối với sự thật một cách chính đáng là những gì được hỗ trợ bởi các truyền thống lừng lẫy của Pháp Đình này, những truyền thống quí vị cảm thấy buộc phải tỏ ra trân trọng.

 

Năm ngoái, ở cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với quí vị, tôi đã tìm cách khảo sát những đường lối để thắng vượt cái tương phản hiển nhiên giữa nội dung của những nguyên nhân nơi việc hủy hôn với mối quan tâm chân thực về mục vụ. Theo chiều hướng ấy thì lòng mến chuộng chân lý hiện lên như một điểm qui hợp giữa tiến trình cứu xét và việc mục vụ trợ giúp con người. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng nơi những nguyên nhân của việc giải hôn, thì sự thật về pháp lý chất chứa chính ‘sự thật về hôn nhân’. Thế nhưng, câu phát biểu ‘sự thật về hôn nhân’ đây đang mất đi tầm quan trọng hiện hữu của nó nơi một môi trường văn hóa thấm đẫm những gì là tương đối chủ nghĩa và thực chứng chủ nghĩa về pháp lý, một thứ thực chứng chủ nghĩa về pháp lý coi hôn nhân như là một thứ hợp thức hóa thuần túy về xã hội các mối liên hệ về cảm xúc. 

 

Bởi thế, hôn nhân chẳng những trở thành những gì ngẫu nhiên tình cờ phụ thuộc, như chính cảm tình của con người, hôn nhân còn được trình bày cho thấy như là một thứ siêu cấu trúc pháp lý của ý muốn con người, một thứ hôn nhân có thể được mạo dụng lèo lái một cách độc đoán, và thậm chí còn có thể bị tước mất đi tính chất dị tính của nó nữa. 

 

Cuộc khủng hoảng về ý nghĩa của hôn nhân này cũng đang ảnh hưởng tới thái độ của nhiều tín hữu. Những hiệu quả thực tế của những gì được tôi gọi là ‘việc dẫn giải có tính cách bất liên tục và đoạn tuyệt’ đối với giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II (cf. Address to the Roman Curia, 22 December 2005; L'Osservatore Romano English edition [ORE], 4 January 2006, p. 4), là những gì được đặc biệt cảm nghiệm thấy một cách rõ ràng nơi lãnh vực hôn nhân và gia đình.

 

Thật vậy, đối với một số người thì giáo huấn của công đồng về hôn nhân, nhất là việc diễn tả cơ cấu này như ‘intima communitas vitae et amoris – cộng đồng mật thiết của sự sống và yêu thương’ (Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội ‘Vui Mừng và Hy Vọng’, khoản 48), cần phải dẫn tới chỗ phủ nhận cái hiện hữu của mối giây phối ngẫu bất khả phân ly, vì giáo huấn ấy là vấn đề của một thứ ‘lý tưởng’ mà ‘thành phần  Kitô hữu bình thường’ không thể nào ‘bị ép buộc’ theo đuổi.

 

Đúng thế, hiện cũng đang lan tràn ở một số lãnh vực trong giáo hội cho rằng thiện ích về mục vụ của con người trong tình trạng hôn nhân bất thường là những gì đòi phải thực hiện một thứ qui tắc hóa về giáo luật, không dính dáng gì tới vấn đề hiệu thành hay vô hiệu cuộc hôn nhân của họ, tức là không liên quan gì tới ‘sự thật’ về tình trạng riêng tư của họ. Tiến trình công bố vô hiệu hôn nhân thực sự được coi như là một phương tiện về pháp lý để đạt được mục tiêu ấy, theo lập luận là luật lệ trở thành những gì hợp thức hóa các đòi hỏi chủ quan. Về vấn đề này, trước hết cần phải vạch ra rằng Công Đồng Chung Vaticanô II thực sự đã diễn tả hôn nhân như là một cộng đồng mật thiết của sự sống và yêu thương - intima communitas vitae et amoris, thế nhưng, cộng đồng này, theo truyền thống của Giáo Hội, được ấn định bởi cả một loạt nguyên tắc của luật lệ thần linh làm nên ý nghĩa nhân loại học đích thực và vĩnh tại của nó (xem cùng nguồn vừa dẫn).

 

Ngoài ra, các Giáo Huấn của Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II, cũng như hành động về pháp lý của cả Bộ Giáo Luật Latinh và Đông Phương, đã áp dụng Công Đồng Chung Vaticanô II, bằng việc trung thành dẫn giải liên quan tới cả tín lý và kỷ luật của hôn nhân, nhờ đó đã kiên trì với nỗ lực của công đồng trong việc ‘canh tân’ hay ‘canh tân một cách liên tục’ (cf. Address to the Roman Curia, op. cit.). Diễn tiến này được căn cứ vào chủ trương bất khả tranh cãi là hôn nhân có một sự thật riêng biệt – sự thật đó là, nhờ Lời Chúa sáng soi, con người biết được thực tại khác nhau về phái tính nơi người nam và người nữ, cùng với nhu cầu sâu xa của họ trong việc họ cần phải bổ khuyết lẫn nhau, cần phải trọn vẹn hiến thân cho nhau và chỉ thuộc về nhau thôi – và việc nhận thức về sự thật này cùng với việc đào sâu lý lẽ và đức tin về sự thật ấy là những gì hòa hợp góp phần.

 

Sự thật về nhân loại học và cứu độ của hôn nhân – cũng theo chiều kích pháp lý của nó – là những gì đã được trình bày trong Thánh Kinh. Rõ ràng nhất là câu Chúa Giêsu trả lời cho những người Pharisiêu muốn hỏi ý của Người về tính cách pháp lý hợp lệ của vấn đề ruồng rẫy vợ: ‘Quí vị không đọc thấy hay sao Ngài là Đấng từ ban đầu đã dựng nên họ có nam có nữ, và phán vì lý do này mà người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mình mà liên kết với vợ mình, rồi cả hai sẽ thành một? Vậy họ không còn là hai song là một. Bởi vậy những gì Thiên Chúa đã liên kết thì không ai được phân rẽ’ (Mt 19:4-6).

 

Những lời trích dẫn từ Sách Khởi Nguyên (1:27; 2:24) ấy cho thấy sự thật về hôn nhân theo ‘nguyên tắc’, một sự thật được nên trọn ở mối hiệp nhất giữa Chúa Kitô với Giáo Hội (x Eph 5:30-31), và trở thành đối tượng cho những chia sẻ sâu rộng của Đức  Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong loạt bài giáo lý về tình yêu của con người theo dự án thần linh.

 

Căn cứ vào mối hiệp nhất lưỡng diện này của đôi phối ngẫu mới có thể thực hiện một khoa nhân loại học về hôn nhân theo pháp lý đích thực. Bởi thế mà những lời kết luận của Chúa Giêsu mới là những gì đặc biệt sáng tỏ: ‘Vậy những gì Thiên Chúa đã liên kết thì không ai được phân ly’. Dĩ nhiên hết mọi cuộc hôn nhân là thành quả của việc tự do đồng ý lấy nhau của người nam và người nữ, thế nhưng trong thực tế thì quyền tự do này của họ bày tỏ cái khả năng tự nhiên được bẩm sinh nơi nam tính và nữ tính của họ.

 

Mối liên kết này diễn ra bởi chính dự án của Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên họ có nam có nữ và ban cho họ khả năng vĩnh viễn liên kết những chiều kích tự nhiên và bổ khuyết của con người họ.

 

Tính cách bất khả phân ly của hôn nhân không xuất phát từ quyết tâm vĩnh viễn của những ai hứa quyết giữ nó, mà là những gì nội tại theo bản chất của ‘mối liên hệ mãnh liệt do Đấng Hóa Công thiết lập’ (John Paul II, Catechesis, General Audience 21 November 1979, n. 2; ORE, 26 November 1979, p, 1).

 

Con người lập gia đình cần phải dứt khoát dấn thân cho hôn nhân vì hôn nhân thuộc về dự án tạo dựng và cứu chuộc. Và tính chất pháp lý thiết yếu này của hôn nhân là những gì thực sự vốn có ở nơi mối liên hệ hôn nhân ấy, một tính chất hôn nhân đối với nam nhân cũng như đối với nữ nhân là những gì tiêu biểu cho việc đòi hỏi của công lý và yêu thương, những đòi hỏi mà họ, vì thiện ích của họ cũng như của tất cả mọi người, không được hủy bỏ kẻo phản nghịch lại với những gì được chính Thiên Chúa ghi khắc nơi họ.

 

Cần phải học hỏi về khía cạnh này hơn nữa, chẳng những vì quí vị đóng vai trò là thành phần luật sư giáo luật, mà còn vì việc hiểu biết toàn diện về cơ cấu hôn nhân này cũng cần phải được sáng tỏ nơi chiều kích thẩm quyền của nó nữa. Tuy nhiên, những quan niệm về bản chất của mối liên hệ này có thể rất khác nhau. Đối với chủ nghĩa thực chứng thì phạm vi pháp lý của mối liên hệ hôn nhân chỉ là thành quả của vấn đề áp dụng một thứ tiêu chuẩn hợp lệ và hiệu nghiệm chính thức của con người mà thôi. Như thế, thực tại về sự sống và tình yêu hôn nhân của con người là những gì nằm ở ngoài cơ cấu ‘hợp lý’ của hôn nhân. Giữa luật lệ và đời sống của con người nẩy sinh một thứ gián đoạn hoàn toàn chối bỏ cái khả thể của một nền  tảng về nhân loại học nơi luật lệ.

 

Vai trò truyền thống của Giáo Hội là những gì hoàn toàn khác biệt nơi việc hiểu biết chiều kích hợp lý của mối hiệp nhất hôn nhân theo giáo huấn của Chúa Giêsu, của các Tông Đồ và của các Đức Thánh Cha. Thánh Âu Quốc Tinh chẳng hạn, khi trích lại lời của Thánh Phaolô, đã mạnh mẽ khẳng định rằng: ‘Cui fidei (coniugali) tantum iuris tribuit Apostolus, ut eam potestatem appellaret, dicens:  Mulier non habet potestatem corporis sui, sed vir, similiter autem et vir non habet potestatem corporis sui, sed mulier (1Cor 7:4)’ (De Bono Coniugali, 4, 4).

 

Thánh Phaolô, vị giải thích rất sâu xa trong Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô về ‘mầu nhiệm cao cả – mysterion mega’ của tình yêu phối ngẫu liên quan tới mối hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (5:22-31), đã không ngần ngại áp dụng vào hôn nhân những từ ngữ pháp lý mạnh mẽ nhất để nói lên mối liên hệ hợp lý thắt kết các đôi phối ngẫu lại nơi chiều kích phái tính của họ. Đối với Thánh Âu Quốc Tinh cũng thế, tính cách pháp lý là những gì thiết yếu nơi mỗi một thiện ích trong thứ 3 thiện ích (proles, fides, sacramentum) làm nồng cốt cho chủ trương tín lý về hôn nhân  của ngài.

 

Trước tình trạng tương đối hóa theo chủ quan và tự do nơi cảm nghiệm về tính dục, truyền thống của Giáo Hội minh nhiên khẳng định tính chất hợp lý tự nhiên của hôn nhân, tức là sự kiện tự bản chất nó thuộc về phạm vi của công lý nơi những tương quan liên ngôi vị.

 

Theo chiều hướng ấy thì luật lệ thực sự được đan kết với sự sống và yêu thương như là một trong những trách nhiệm nội tại của việc nó hiện hữu. Thế nên, như tôi đã viết trong Bức Thông Điệp đầu tay của mình, ‘theo quan điểm của việc tạo dựng thì erostình ái là những gì hướng con người tới hôn nhân , đến một mối liên hệ đặc thù và tối hậu; nhờ đó và chỉ nhờ đó nó mới hoàn trọn mục đích sâu xa nhất của nó’ (Deus Caritas Est, n. 11).

 

Bởi vậy, tình yêu và luật lệ có thể liên kết ở chỗ bảo đảm là người chồng và người vợ mắc nợ lẫn nhau thứ tình yêu nhờ đó họ tự nhiên yêu thương nhau: tình yêu trong họ này là hoa trái của lòng họ tự do mong ước thiện ích của nhau và của con cái họ; tình yêu, ngoài ra, còn là một đòi hỏi yêu thương cho thiện ích thực sự của bản thân họ.

 

Tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội cũng như của tín hữu trong lãnh vực gia đình, cần phải dựa vào sự thật về hôn nhân này cùng với chiều kích hợp lý nội tại của nó. Cho dù như vậy, như tôi đã nhắc nhở trước đây, cái tâm thức tương đối, một cách công khai hay tinh quái không nhiều thì ít, cũng có thể lọt vào cộng đồng giáo hội.

 

Quí vị đã quá rõ đó là mối nguy cơ của thời đại chúng ta, một mối nguy cơ đôi khi được thể hiện nơi những thứ dẫn giải méo mó về những qui tắc giáo luật đang có hiệu lực. Người ta cần phải đáp lại khuynh hướng này một cách can đảm và tin tưởng, liên lỉ áp dụng việc dẫn giải có tính cách canh tân trong liên tục, chứ đừng để mình bị dụ dẫm bởi những hình thức dẫn giải dính dáng tới một thứ đứt đoạn với truyền thống Kitô Giáo.

 

Những đường lối ấy là những gì dẫn đến chỗ tách khỏi yếu tính thực sự của hôn nhân, cũng như khỏi chiều kích hợp lý nội tại của nó, và ẩn nấp dưới những danh xưng hấp dẫn khác nhau không nhiều thì ít, tìm cách che đậy một thực tại giả tạo về hôn nhân.

 

Bởi vậy đôi khi vấn đề tiến tới chỗ chủ trương rằng chẳng có gì là đúng hay sai trong mối liên hệ vợ chồng cả, nếu nó tương hợp với việc chiếm đạt được những khát vọng chủ quan của mỗi bên. Theo chiều hướng này thì ý nghĩ về hôn nhân bị chao đảo ‘in facto esse’ giữa những mối liên hệ thực sự với chiều kích thực chứng về pháp lý, khi coi thường yếu tính của nó vốn là một mối liên hệ nội tại chính đáng giữa những ngôi vị của người nam và người nữ.

 

Việc đóng góp của các tòa án của giáo hội trong việc thắng vượt cuộc khủng khoảng về ý nghĩa của hôn nhân, trong Giáo Hội cũng như nơi xã hội dân  sự, đối với một số người có thể được coi như là một cái gì đó phụ thuộc hay chẳng quan trọng là bao.

 

Tuy nhiên, chính vì hôn nhân có một chiều kích hợp lý nội tại, mà việc trở nên những người tôi tớ khôn ngoan và tin tưởng của công lý trong lãnh vực tế nhị và rất quan trọng này có một giá trị chứng từ đáng kể và trở thành một thứ tái bảo đảm sâu xa cho tất cả mọi người. Quị Kiểm Thính Viên Giáo Phẩm thân mến, quí vị đang dẫn đầu cuộc dấn thân lãnh một trách nhiệm đối với sự thật được thể hiện một cách đặc biệt trong thời đại của chúng ta.

 

Trong việc tỏ ra trung thành với công việc của mình, hãy tin tưởng rằng hành động của quí vị thích hợp một cách hài hòa với việc tài nhận thức được toàn diện vẻ đẹp của ‘sự thật về hôn nhân’, sự thật về ‘nguyên tắc’ được Chúa Giêsu đã trọn vẹn dạy cho chúng ta và là nguyên tắc được Thánh Thần  tiếp tục nhắc nhở chúng ta trong Giáo Hội ngày nay.

 

Quí Kiểm Thính Viên  Giáo Phẩm, Chư Viên Chức và chư vị cộng sự viên, đó là những quan tâm tôi cảm thấy cần phải mời gọi quí vị chú trọng, với  niềm tin tưởng rằng tôi sẽ thấy nơi quí vị là những thẩm phán và quan tòa biết sẵn sàng chia sẻ và chấp nhận áp dụng một giáo huấn rất quan trọng và nghiêm trọng. 

 

Tôi đặc biệt bày tỏ cùng mỗi người và mọi người việc tôi cảm thấy hân hoan và tin tưởng là Tông Pháp Đình Rôta Rôma này, một biểu lộ hiệu nghiệm và thế giá cho đức khôn ngoan thẩm quyền của Giáo Hội, sẽ tiếp tục thi hành một cách nhất trí munus – vai trò không dễ dàng của mình, để phục vụ dự án thần linh là những gì được Đấng Hóa Công và Cứu Chuộc theo đuổi nơi cơ cấu hôn nhân.

 

Tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt cho tất cả quí vị khi kêu cầu ơn  trợ giúp thần linh xuống cho hoạt động của quí vị.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070127_roman-rota_en.html

 

TOP

 

 

?  “Sự thật về hôn nhân” chiều kích hợp lý nội tại của hôn nhân

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, phân tích bài huấn từ của ĐTC với Pháp Tòa RôTa Rôma ngày Thứ Bảy 27/1/2007 trên đây.

 

Nếu đọc kỹ toàn bài huấn  từ của ngài, chúng ta thấy đại ý của bài huấn dụ của ngài được tóm gọn trong  câu sau đây: Tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội cũng như của tín hữu trong lãnh vực gia đình, cần phải dựa vào sự thật về hôn nhân cùng với chiều kích hợp lý nội tại của hôn nhân”.

 

Trong câu đại ý này, chúng ta thấy ngài nhấn mạnh đến hai chi tiết quan trọng được khai triển dài dòng trong toàn bài nói, chi tiết thứ nhất đó là “sự thật về hôn nhân, và chi tiết thứ hai đó là “chiều kích hợp lý nội tại của hôn nhân”.

 

Trước hết, đối với “sự thật về hôn nhân”, ngài đã nhận định và xác định như sau:

 

1.      “Thế nhưng, câu phát biểu ‘sự thật về hôn nhân’ đây đang mất đi tầm quan trọng hiện hữu của nó nơi một môi trường văn hóa thấm đẫm những gì là tương đối chủ nghĩa và thực chứng chủ nghĩa về pháp lý, một thứ thực chứng chủ nghĩa về pháp lý coi hôn nhân như là một thứ hợp thức hóa thuần túy về xã hội các mối liên hệ về cảm xúc”.

 

2.      “Bởi thế, hôn nhân chẳng những trở thành những gì ngẫu nhiên tình cờ phụ thuộc, như chính cảm tình của con người, hôn nhân còn được trình bày cho thấy như là một thứ siêu cấu trúc pháp lý của ý muốn con người, một thứ hôn nhân có thể được mạo dụng lèo lái một cách độc đoán, và thậm chí còn có thể bị tước mất đi tính chất dị tính của nó nữa”. 

 

3.      “Cuộc khủng hoảng về ý nghĩa của hôn nhân này cũng đang ảnh hưởng tới thái độ của nhiều tín hữu…. Thật vậy, đối với một số người thì giáo huấn của công đồng về hôn nhân, nhất là việc diễn tả cơ cấu này như ‘intima communitas vitae et amoris – cộng đồng mật thiết của sự sống và yêu thương’ (Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội ‘Vui Mừng và Hy Vọng’, khoản 48), cần phải dẫn tới chỗ phủ nhận cái hiện hữu của mối giây phối ngẫu bất khả phân ly, vì giáo huấn ấy là vấn đề của một thứ ‘lý tưởng’ mà ‘thành phần  Kitô hữu bình thường’ không thể nào ‘bị ép buộc’ theo đuổi.

 

4.      “Đúng thế, hiện cũng đang lan tràn ở một số lãnh vực trong giáo hội cho rằng thiện ích về mục vụ của con người trong tình trạng hôn nhân bất thường là những gì đòi phải thực hiện một thứ qui tắc hóa về giáo luật, không dính dáng gì tới vấn đề hiệu thành hay vô hiệu cuộc hôn nhân của họ, tức là không liên quan gì tới ‘sự thật’ về tình trạng riêng tư của họ. Tiến trình công bố vô hiệu hôn nhân thực sự được coi như là một phương tiện về pháp lý để đạt được mục tiêu ấy, theo lập luận là luật lệ trở thành những gì hợp thức hóa các đòi hỏi chủ quan.

 

5.      “Hôn nhân có một sự thật riêng biệt – sự thật đó là, nhờ Lời Chúa sáng soi, con người biết được thực tại khác nhau về phái tính nơi người nam và người nữ, cùng với nhu cầu sâu xa của họ trong việc họ cần phải bổ khuyết lẫn nhau, cần phải trọn vẹn hiến thân cho nhau và chỉ thuộc về nhau thôi”.

 

6.      “Sự thật về nhân loại học và cứu độ của hôn nhân – cũng theo chiều kích pháp lý của nó – là những gì đã được trình bày trong Thánh Kinh. Rõ ràng nhất là câu Chúa Giêsu trả lời cho những người Pharisiêu muốn hỏi ý của Người về tính cách pháp lý hợp lệ của vấn đề ruồng rẫy vợ: ‘Quí vị không đọc thấy hay sao Ngài là Đấng từ ban đầu đã dựng nên họ có nam có nữ, và phán vì lý do này mà người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mình mà liên kết với vợ mình, rồi cả hai sẽ thành một? Vậy họ không còn là hai song là một. Bởi vậy những gì Thiên Chúa đã liên kết thì không ai được phân rẽ’ (Mt 19:4-6)”.

 

7.      “Những lời trích dẫn từ Sách Khởi Nguyên (1:27; 2:24) ấy cho thấy sự thật về hôn nhân theo ‘nguyên tắc’, một sự thật được nên trọn ở mối hiệp nhất giữa Chúa Kitô với Giáo Hội (x Eph 5:30-31)”.

 

Sau nữa, về “chiều kích hợp lý nội tại của hôn nhân”, Đức Thánh Cha cũng nhận định và xác định như thế này:

 

1.      “Con người lập gia đình cần phải dứt khoát dấn thân cho hôn nhân vì hôn nhân thuộc về dự án tạo dựng và cứu chuộc. Và tính chất pháp lý thiết yếu này của hôn nhân là những gì thực sự vốn có ở nơi mối liên hệ hôn nhân ấy, một tính chất hôn nhân đối với nam nhân cũng như đối với nữ nhân là những gì tiêu biểu cho việc đòi hỏi của công lý và yêu thương, những đòi hỏi mà họ, vì thiện ích của họ cũng như của tất cả mọi người, không được hủy bỏ kẻo phản nghịch lại với những gì được chính Thiên Chúa ghi khắc nơi họ”.

 

2.      “Trước tình trạng tương đối hóa theo chủ quan và tự do nơi cảm nghiệm về tính dục, truyền thống của Giáo Hội minh nhiên khẳng định tính chất hợp lý tự nhiên của hôn nhân, tức là sự kiện tự bản chất nó thuộc về phạm vi của công lý nơi những tương quan liên ngôi vị.

 

3.      “Theo chiều hướng ấy thì luật lệ thực sự được đan kết với sự sống và yêu thương như là một trong những trách nhiệm nội tại của việc nó hiện hữu. Thế nên, như tôi đã viết trong Bức Thông Điệp đầu tay của mình, ‘theo quan điểm của việc tạo dựng thì erostình ái là những gì hướng con người tới hôn nhân , đến một mối liên hệ đặc thù và tối hậu; nhờ đó và chỉ nhờ đó nó mới hoàn trọn mục đích sâu xa nhất của nó’ (Deus Caritas Est, n. 11).

 

4.      “Bởi vậy, tình yêu và luật lệ có thể liên kết ở chỗ bảo đảm là người chồng và người vợ mắc nợ lẫn nhau thứ tình yêu nhờ đó họ tự nhiên yêu thương nhau: tình yêu trong họ này là hoa trái của lòng họ tự do mong ước thiện ích của nhau và của con cái họ; tình yêu, ngoài ra, còn là một đòi hỏi yêu thương cho thiện ích thực sự của bản thân họ.

 

5.      “Tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội cũng như của tín hữu trong lãnh vực gia đình, cần phải dựa vào sự thật về hôn nhân này cùng với chiều kích hợp lý nội tại của nó. Cho dù như vậy, như tôi đã nhắc nhở trước đây, cái tâm thức tương đối, một cách công khai hay tinh quái không nhiều thì ít, cũng có thể lọt vào cộng đồng giáo hội.

 

6.      “Quí vị đã quá rõ đó là mối nguy cơ của thời đại chúng ta, một mối nguy cơ đôi khi được thể hiện nơi những thứ dẫn giải méo mó về những qui tắc giáo luật đang có hiệu lực. Người ta cần phải đáp lại khuynh hướng này một cách can đảm và tin tưởng, liên lỉ áp dụng việc dẫn giải có tính cách canh tân trong liên tục, chứ đừng để mình bị dụ dẫm bởi những hình thức dẫn giải dính dáng tới một thứ đứt đoạn với truyền thống Kitô Giáo.

 

7.      “Những đường lối ấy là những gì dẫn đến chỗ tách khỏi yếu tính thực sự của hôn nhân, cũng như khỏi chiều kích hợp lý nội tại của nó, và ẩn nấp dưới những danh xưng hấp dẫn khác nhau không nhiều thì ít, tìm cách che đậy một thực tại giả tạo về hôn nhân.

 

8.      “Bởi vậy đôi khi vấn đề tiến tới chỗ chủ trương rằng chẳng có gì là đúng hay sai trong mối liên hệ vợ chồng cả, nếu nó tương hợp với việc chiếm đạt được những khát vọng chủ quan của mỗi bên. Theo chiều hướng này thì ý nghĩ về hôn nhân bị chao đảo ‘in facto esse’ giữa những mối liên hệ thực sự với chiều kích thực chứng về pháp lý, khi coi thường yếu tính của nó vốn là một mối liên hệ nội tại chính đáng giữa những ngôi vị của người nam và người nữ.

 

9.      “Việc đóng góp của các tòa án của giáo hội trong việc thắng vượt cuộc khủng khoảng về ý nghĩa của hôn nhân, trong Giáo Hội cũng như nơi xã hội dân  sự, đối với một số người có thể được coi như là một cái gì đó phụ thuộc hay chẳng quan trọng là bao”.

 

Tóm lại, vấn đề được ĐTC nói trong bài huấn từ với pháp đình Rôta Rôma để khai mạc cho tân niên  pháp đình liên quan tới “sự thật về hôn nhân cùng với chiều kích hợp lý nội tại của hôn nhâncó thể được tóm gọn ở chỗ, nếu người ta còn ý thức hôn nhân là một ơn  gọi, biết chấp nhận nhau trong Chúa và như Chúa muốn, họ sẽ sống trọn dự án thần linh và cứu chuộc của cơ cấu hôn nhân, và đời sống hôn nhân gia đình của họ chắc chắn sẽ trung thực phản ảnh mầu nhiệm cao cả là Chúa Kitô và Giáo Hội.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ