GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 23/2/2007 SAU THỨ TƯ LỄ TRO |
? “Hoán cải nghĩa là tìm kiếm Thiên Chúa, là bước đi với Thiên Chúa, là ngoan ngoãn theo các giáo huấn của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô”
? DANH - LỢI - THÚ
? Thiên Chúa Xót Thương tâm sự với Linh Hồn Tội Nhân
“Hoán cải nghĩa là tìm kiếm Thiên Chúa, là bước đi với Thiên Chúa, là ngoan ngoãn theo các giáo huấn của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/2/2007 về Lễ Tro và 40 Ngày Mùa Chay
Anh Chị Em thân mến,
Đối với chúng ta, Thứ Tư Lễ Tro chúng ta cử hành hôm nay đây là một ngày đặc biệt, được đánh dấu bằng một tinh thần thiết tha phản tỉnh và suy tư. Thật vậy, chúng ta đã bắt đầu hành trình Mùa Chay là thơi gian để lắng nghe Lời Chúa, nguyện cầu và thống hối. Trong thời gian 40 ngày này phuịng vụ sẽ giúp chúng ta sống lại những giai đoạn quan trọng của mầu nhiệm cứu độ.
Như chúng ta biết, con người được dựng nên để trở thành bạn hữu của Thiên Chúa, thế nhưng tội lỗi bởi những vị cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã làm đứt đoạn mối liên hệ tin tưởng và yêu thương này, mà hậu quả đó là nhân loại không thể làm nên ơn gọi nguyên thủy của mình.
Tuy nhiên, nhờ hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô, chúng ta đã được giải cứu khỏi quyền lực của sự dữ: Thật vậy, tông đồ Gioan đã viết, Chúa Kitô đã trở thành thí vật đền bồi tội lỗi của chúng ta (x 1Jn 2:2); và Thánh Phêrô còn thêm: “Chúa Kitô cũng đã chết cho tội lỗi một lần vĩnh viễn” (1Pt 3:18).
Khi cùng Chúa Kitô chết cho tội lỗi, con người được lãnh nhận phép rửa cũng được tái sinh vào một sự sống mới và nhưng không được tái thiết phẩm vị làm con cái của Thiên Chúa. Đó là lý do trong cộng đồng Kitô hữu sơ khai, phép rửa đã được coi như là ‘cuộc phục sinh đầu tiên’ (x Rev 20:5; Rm 6:1-11; Jn 5:25-28).
Bởi thế, từ ban đầu, Mùa Chay đã được sống như là một thời gian sửa soạn gần để lãnh nhận phép rửa, một phép rửa được long trọng cử hành trong lễ vọng phục sinh. Toàn thể Mùa Chay là một cuộc hành trình hướng tới cuộc gặp gỡ trọng đại với Chúa Kitô, hướng tới việc trầm mình vào Chúa Kitô và việc canh tân đời sống.
Chúng ta đã được lãnh nhận phép rửa, thế nhưng phép rửa thường không có tác dụng mấy trong đời sống thường nhật của chúng ta. Bởi thế, Mùa Chay đối với chúng ta cũng là một ‘cuộc học hỏi giáo lý dự tòng’ mới mẻ để chúng ta nhờ đó tái hội ngộ với phép rửa của mình cũng như tái nhận thức và tái sống phép rửa này một cách sâu xa, để trở thành những Kitô hữu thực sự một lần nữa.
Như vậy, Mùa Chay là một cơ hội “làm” Kitô hữu “một lần nữa”, nhờ tiến trình liên lỉ biến đổi nội tâm và tiến triển trong sự nhện biết và mến yêu Chúa Kitô. Việc hoán cải không bao giờ xẩy ra một lần là xong mà là m ột tiến trình, một cuộc hành trình nội tâm cho cả đời sống của chúng ta. Chắc chắn cuôc hành trình hoán cải theo phúc âm này không thể nào chỉ vỏn vẹn qua một giai đoạn đặc biệt nào đó trong năm: Nó là một cuộc hành trình hằng ngày bao gồm cả cuộc đời của chúng ta, hết mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta.
Theo quan điểm này, đối với hết mọi Kitô hữu cũng như với tất cả các cộng đồng giáo hội, Mùa Chay là một mùa thiêng liêng thích hợp để tỏ ar kiên trì hơn trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, mở lòng ra cho Chúa Kitô.
Thánh Âu Quốc Tinh có lần đã nói rằng cuộc sống của chúng ta là một cuộc thực hiện duy nhất cho cái ước vọng của chúng ta muốn đến gần Thiên Chúa, cho việc có thể để cho Thiên Chúa đi vào cuộc đời của chúng ta. Ngài nói: ‘Tất cả cuộc đời của người Kitô hữu sốt sắng là một ước v ọng thánh hảo’. Nếu vậy thì trong Mùa Chay chúng ta được mời gọi còn hơn thế nữa trong việc nhổ đi ‘những gốc rễ hão huyền c ho khỏi những ước muốn của chúng ta’ để uốn nắn tâm can theo ước vọng ấy, tức là theo tình yêu mến Thiên Chúa. Thánh Âu Quốc Tinh nói: ‘Thiên Chúa là tất cả những gì chúng ta ước mong’ (x ‘Tract in John”, 4). Và chúng ta hy vọng rằng chúng ta thực sự bắt đầu ước vọng Thiên Chúa, nhờ đó, ước vọng sự sống chân thực, ước vọng chính tình yêu và chân lý.
Thật là thích hợp lời huấn dụ của Chúa Giêsu được Thánh Ký Marcô ghi lại là: ‘Hãy thống hối và tin vào Phúc Âm’ (1:15). Niếm chân thành ước vọng Thiên Chúa dẫn chúng ta tới chỗ loại bỏ sự dữ và hành thiện. Cuộc hoán cải tâm hồn này trườc hết là một tặng ân nhưng không của Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên chúng ta cho chính Ngài và đã cứu chuộc chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô: Hạnh phúc của chúng ta là được ở trong Người (x Jn 15:3). Vì lý do đó, chính Người tác động ước muốn của chúng ta bằng ân sủng của Người và nâng đỡ các nỗ lực hoán cải của chúng ta.
Thế nhưng việc hoán cải thực sự có nghĩa là gì? Hoán cải nghĩa là tìm kiếm Thiên Chúa, là bước đi với Thiên Chúa, là ngoan ngoãn theo các giáo huấn của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô; được hoán cải không phải là một nỗ lực hoàn trọn bản thân mình, vì nhân loại không phải là kiến trúc viên cho định mệnh của họ. Chúng ta không làm nên chính bản thân mình. Bởi thế, việc tự mình viên trọn là những gì phản khắc và là những gì quá bé nhỏ đối với chúng ta. Chúng ta còn có một đích điểm cao hơn thế nữa.
Chúng ta có thể nói rằng việc hoán cải thực sự không phải là việc chúng ta coi mình là ‘thành phần kiến tạo’ nên bản thân chúng ta, nhờ đó khám phá ra chân lý, vì chúng ta không phải là tác giả của bản thân mình. Việc hoán cải là ở chỗ tự do và yêu mến chấp nhận rằng chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng Hóa Công đích thật của chúng ta, chúng ta lệ thuộc vào tình yêu. Đó không phải là lệ thuộc mà là tự do.
Thế nên, để được hoán cải có nghĩa là không theo đuổi việc thành đạt riêng tư là những gì sẽ qua đi mà là, bằng việc loại trừ đi tất cả mọi sự an toàn của loài người, chúng ta theo Chúa một cách chân thành và tin tưởng, nhờ đó Chúa Giêsu, đối với mỗi một người trong chúng ta, như Mẹ Têrêsa Calcutta thích nói rằng, sẽ trở nên ‘tất cả của tôi trong hết mọi sự’. Ai để cho mình được Người chiếm đoạt thì không sợ mất mạn g sống mình, vì trên cây thập giá, Người đã yêu thương chúng ta và đã ban mình cho chúng ta. Thật vậy, bằng việc mất sự sống mình đi vì yêu, chúng ta lại tìm được nó.
Tôi muốn nhấn mạnh đến tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với chúng ta trong sứ điệp nhân dịp Mùa Chay được phổ biến mấy hôm trước đây, nhờ đó Kitô hữu của tất cả mọi cộng đồng có thể lắng tâm trong thời gian của Mùa Chay, cùng với Mẹ Maria và Gioan là người tông đồ yêu dấu, trước Đấng trên thập giá đã hoàn tất hy tế mạng sống của mình cho nhân loại (x Jn 19:25).
Phải, anh chị em thân mến, thập giá, đối với chúng ta là thành phần nam nữ trong thời đại của chúng ta – tất cả những ai rất hay thường bị phân tâm bởi những lo toan và lợi lộc trần gian nhất thời – là mạc khải tối hậu của tình yêu và tình thương thần linh. Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu của Ngài là bí quyết hạnh phục của chúng ta. Tuy nhiên, để đi sâu vào mầu nhiệm yêu thương này không có con đường nào khác ngoài con đường mất mát bản thân mình, là con đường dấn thân chấp nhận thập giá.
‘Nếu ai muốn theo Thày thì hãy bỏ mình đi và vác thập giá mà theo Thày’ (Mk 8:34). Đó là lý do, phụng vụ Mùa Chay, khi kêi gọi chúng ta hãy suy tư và cầu nguyện, phấn khích chúng ta hãy coi trọng việc thống hối và hy sinh hơn nữa, hãy từ bỏ tội lỗi và sự dữ và hãy khống chế cái tôi và tình trạng lạnh lùng dửng dưng. Việc cầu nguyện, chay tịnh và thống hối, những việc bác ái đối với anh chị em, nhờ đó trở thành những đường lối thiêng liêng chún g ta cần phải thực hiện để trở về cùng Thiên Chúa để đáp lại những lời kêu gọi hãy hoán cải được lập đi lập lại trong phụng vụ hôm nay (x Gal 2:12-13; Mt 6:16-18).
Anh chị em thân mến, chớ gì giai đoạn Mùa Chay chúng ta thực hiện hôm nay đây, với việc khổ chế và nghi thức xức tro ý nghĩa, đối với tất cả chúng ta trở thành một cảm nghiệm mới mẻ về tình yêu nhân hậu của Chúa Kitô, Đấng đã đổ máu mình ra cho chúng ta trên thập giá.
Chúng ta hãy ngoan ngoãn lắng nghe Người để biết ‘tái cống hiến’ tình yêu thươn g của Người cho tha nhân của chúng ta, nhất là những ai đang đau khổ và đang trải qua khốn khó. Đó là sứ vụ của hết mọi người môn đệ của Chúa Kitô, thế nhưng để thực hiện nó cần phải lắng nghe lời của Người và si6ng năng nuôi dưỡng mình bằng mình máu của Người. Chớ gì cuộc hành trình Mùa Chay, cuộc hành trình vào thời Giáo Hội sơ khai là cuộc hành trình gia nhập Kitô Giáo, hà nh trình tiến đến phép rửa và Thánh Thể, đối với chúng ta là thành phần đã lãnh nhận phép rửa, trở thành một ‘thời gian ‘Thánh Thể’ được chúng ta lợi dụng để hết sức sốt sắng tham dự vào hy tế của Thánh Thể.
Chớ gì Trinh Nữ Maria – vị sau khi chia sẻ với cuộc khổ nạn sầu thương của Người Con Thần Linh, đã cảm nghiệm thấy niềm vui phục sinh – đồng hành với chúng ta trong Mùa Chay này hướng về mầu nhiệm Phục Sinh là mạc khải cao cả của tình yêu Thiên Chúa.
Chúc tất cả một Mùa Chay tốt đẹp!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 21/2/2007
DANH - LỢI - THÚ
Lm Trần Đức Phương
Trong Chúa Nhật I Mùa Chay, cả ba bài Tin Mừng (Chu kỳ Năm A, B, C) đều nói đến việc Chúa Giêsu “để cho qủy (Satan) cám dỗ”. Tuy nhiên, chúng ta có thể để ý đến một số điểm sau đây, trước khi đi đến một vài suy tư áp dụng vào tinh thần sống Mùa Chay Thánh của mỗi người chúng ta:
Bài Tin Mừng Năm B trích trong Tin Mừng Thánh Mátcô (1:12-15) chỉ nhắc đến việc Chúa Giêsu ‘chịu Satan cám dỗ’ mà không ghi lại các chi tiết; trong khi Tin Mừng theo Thánh Mátthêu (4:1-11) (Năm A) và Tin Mừng theo Thánh Luca (4:1-3) (Năm C) thì tường thuật đầy đủ hơn; tuy nhiên, trong bài Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, thì lần cám dỗ thứ hai là cám dỗ “gieo mình xuống khỏi tường Đền Thánh”, lần thứ ba là cám dỗ “vinh quang thế gian”; còn trong Tin Mừng theo Thánh Luca thì lần cám dỗ thứ hai là cám dỗ “vinh quang thế gian”, còn lần thứ ba là “gieo mình xuống khỏi tường Đền thờ”; riêng lần cám dỗ thứ nhất đều là “hóa bánh ra nhiều”.
Cả ba lần chịu cám dỗ, Chúa Giêsu đều dùng lời “Thánh Kinh” để chống lại ‘tên cám dỗ’. Sau ba lần cám dỗ không được, qủy (Satan) bỏ đi “chờ dịp khác” (theo Thánh Lucca) và “các Thiên Thần đến hầu hạ Ngài” (theo Thánh Mátthêu). Riêng Thánh Mátcô có nói đến sự việc ‘Chúa Giêsu sống giữa lòai vật trong hoang địa’.
Về địa điểm khi Chúa bị cám dỗ, cả ba Tin Mừng đều ghi là “nơi hoang địa”, còn thời gian là sau (trong) 40 đêm ngày (nhịn ăn uống). Ngòai ra cả ba sách Tin Mừng đều ghi lại việc Cám dỗ sau biến cố Chúa Giêsu đến xin Thánh Gioan Baotixita làm “phép Rửa cho Ngài” và Thánh Thần Chúa hiện ra dưới hình chim bồ câu đậu xuống trên Ngài và có tiếng từ trời nói: “Đây là Con yêu dấu của Cha…”. Như vậy, biến cố Chúa chịu cám dỗ đó xãy ra vào những ngày mở đầu cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu; vì thế bài Tin Mừng theo Thánh Mátcô (Năm B) có nói đến việc Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời và nói: “Thời giờ đã tới; Nước Thiên Chúa đã đến gần; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.
“Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” là chương trình sống cho Mùa Chay, và cũng là chương trình sống cho cả cuộc đời chúng ta trong suốt cuộc hành trình Đức Tin (vừa dài, vừa nhiều gian khổ, và đầy những cám dỗ thử thách) tiến về “Hứa Địa” là “Quê hương thật của chúng ta! (‘Sinh ký tử quy’, Sống gửi, thác về là như vậy!).
Nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta cố gắng thắng cơn cám dỗ; ‘ma quỷ bỏ đi!’ nhưng ‘chờ dịp khác!’ và như vậy cuộc đời của con người chúng ta luôn phải đối diện với cám dỗ và thử thách. Vì thế Giáo Hội ở trần gian còn được gọi là Giáo Hội chiến đấu (đối với Giáo Hội trên trời là Giáo hội chiến thắng, và Giáo hội đau khổ nơi luyện tội). Đã chiến đấu thì cũng có lúc thắng, lúc bại. Có những khi vì yếu đuối, chúng ta trót sa ngã phạm tội cách này, cách khác. Lúc đó chúng ta cần ăn năn sám hối và nhờ lòng tin vào “Chúa là Đấng Từ bi và Nhân hậu, Người đại lượng và chan chứa tình thương…” chúng ta can đảm đứng dậy và tiếp tục cuộc hành trình qua sa mạc cuộc sống, nhờ ‘Cột Lửa’ là ánh sang Đức Tin soi dẫn… Cứ đi và đi mãi đến cuối cuộc đời.
Có vô vàn cơn cám dỗ khác nhau; nhưng tất cả đều quy về ba mối chính: DANH – LỢI – THÚ… Ham danh, ham lợi ham phú quý là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng muốn giàu có ai cũng ham thích thú vui.
Chúa Giêsu đã “để cho qủy cám dỗ” để dạy chúng ta: Phải chấp nhận cám dỗ và thử thách (cf. Tho Roma 12, 12 ) ; nhưng để thắng cám dỗ chúng ta phải kiên trì cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa (Kinh Thánh) “vì tinh thần thì mạnh mẽ, nhưng thể xác thì yếu đuối…” (Mátthêu 26:41). Hạ mình khiêm tốn, “nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro…”; Thiên Chúa yêu thương và nâng đở những người có tinh thần khó nghèo và khiêm tốn; ‘vì Kinh Thánh có lời viết : Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng ; nhưng ban ơn cho những người có lòng khiêm nhường’ (Giacôbê 4:6…) . Hành trình Đức Tin là một cuộc “đồng hành”; chúng ta cần thông cảm yếu đuối của nhau, tha thứ và cầu nguyện chung cho nhau, nâng đở lẫn nhau, “chị ngã, em nâng…” thay vi lên mặt tự phụ, khinh chê, dèm pha và kết án người khác.
“Cầu nguyện… hãm mình (ăn chay)… và sống tinh thần bác ái yêu thương (làm phúc, bố thí), là những phương thế tuyệt vời để thắng cám dỗ, để đền tội, để được Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và giúp đở chúng ta trên con đường về quê thật là Nước Hằng Sống.
Xin Chúa thương chúc lành cho mỗi người chúng ta trong Mùa Chay Thánh năm nay. Xin Mẹ Maria và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta.
Thiên Chúa Xót Thương tâm sự với Linh Hồn Tội Nhân
Chúa Giêsu: Ôi linh hồn tội nhân, đừng sợ Đấng Cứu Thế của con. Việc đầu tiên Cha làm là đến với con, vì Cha biết rằng con không thể nào tự động nâng mình lên cùng Cha được. Con nhỏ ơi, đừng trốn chạy Cha của mình; hãy mở lòng mình ra nói chuyện với Thiên Chúa tình thương của con, Đấng muốn nói lên những lời thứ tha và đổ tràn ơn của Người xuống trên con. Cha yêu dấu linh hồn con là chừng nào! Cha đã in tên tuổi của con trên bàn tay Cha. con đã được khắc như một vết thương sâu đậm trong Trái Tim Cha.
Linh hồn: Lạy Chúa, con nghe tiếng Chúa gọi con rời bỏ con đường tội lỗi, song con không đủ sức lực cũng không đủ can đảm để làm điều này.
Chúa Giêsu: Cha là sức mạnh của con, Cha sẽ giúp con đương đầu.
Linh hồn: Lạy Chúa, vì con nhận thức được sư thiện hảo của Chúa nên con cảm thấy sợ Chúa.
Chúa Giêsu: Con nhỏ của Cha ơi, con lại sợ Thiên Chúa của tình thương à? Sự thiện hảo của Cha không cản trở Cha xót thương. Này nhé, vì con mà Cha đã thiết lập ngai tòa tình thương trên dương thế, đó là nhà tạm, và từ ngai tòa này Cha ước mong nhập vào lòng con. Chung quanh Cha đâu có hộ vệ hay lính gác. Con có thể đến với Cha bất cứ lúc nào, bất cứ thời gian nào. Cha muốn nói với con và Cha mong muốn ban ơn cho con.
Linh hồn: Lạy Chúa, con không tin là Chúa sẽ tha thứ tội lỗi vô số của con; cảnh khốn nạn của con làm con run sợ.
Chúa Giêsu: Tình thương của Cha còn lớn hơn cả tội lỗi của con và của cả thế gian nữa. Ai có thể đo lường được chiều kích lòng nhân lành của Cha? Vì con mà Cha đã từ trời xuống thế; vì con mà Cha đã để mình bị đóng đanh trên cây thập giá; vì con mà Cha đã để cho Thánh Tâm Cha bị lưỡi đòng đâm thâu qua, nhờ đó mở rộng nguồn mạch tình thương cho con. Vậy nên con hãy tin tưởng mà đến kín lấy các ân sủng từ nguồn mạch này. Cha không bao giờ xua đuổi một cõi lòng thống hối ăn năn. Cảnh khốn nạn của con đã biến mất tiêu tan trong vực sâu thăm thẳm của tình thương Cha. Đừng viện cớ với Cha là con lầm lỗi. Con sẽ làm Cha vui sướng khi con trao cho Cha tất cả những trở ngại và khổ tâm của con. Cha sẽ chồng chất lên con những bảo vật của ơn Cha.
Linh hồn: Ôi Chúa, Chúa đã thắng được trái tim chai đá của con bằng lòng nhân lành của Chúa. Tin tưởng và tự hạ, con tiến đến với tòa tình thương của Chúa, nơi mà chính Chúa sẽ giải tội cho con qua vị đại diện Chúa. Ôi Chúa, con cảm thấy ân sủng của Chúa và bình an của Chúa tràn ngập linh hồn nghèo khốn của con. Ôi Chúa, con cảm thấy ngập ngụa tình thương Chúa. Chúa thứ tha cho con hơn cả lòng con mong ước và trí con suy tưởng. Lòng nhân lành của Chúa vượt trên mọi ước mong của con. Nên, giờ đây, đầy lòng biết ơn đối với biết bao ân sủng Chúa, con xin mời Chúa đến với lòng con. Con lang thang như một đứa con nhỏ lạc loài đi hoang, mà Chúa vẫn không thôi là Cha con. Xin tăng thêm tình thương Chúa đối với con, vì Chúa thấy con yếu đuối là chừng nào.
Chúa Giêsu: Con nhỏ ơi, đừng nói đến nỗi khốn cùng của con nữa; nó đã được quên đi rồi. Hãy lắng nghe đây, hỡi con nhỏ của Cha, về điều mà Cha muốn nói với con. Con hãy xích lại gần những thương tích của Cha, và hãy kín lấy từ Nguồn Mạch Sự Sống này bất cứ những gì lòng con mong ước. Hãy uống thỏa thuê Mạch Nguồn Sự Sống ấy, và con sẽ không bị kiệt sức trong cuộc hành trình của con. Con hãy nhìn vào những ánh quang chói lọi của tình thương Cha, mà đừng sợ những kẻ thù đối với phần rỗi của con. Con hãy tôn vinh tình thương của Cha.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo cuốn Nhật Ký Divine Mercy In My Soul của Thánh Nữ Faustina)