GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 28/2/2007

TUẦN I MÙA CHAY

 

?   Chiến dịch vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Piô XII

?  “Sứ Vụ của Giáo Hội và Định Mệnh của Con Người”

?  Thiên  Chúa Xót Thương tâm sự với linh hồn gắng nên trọn lành

 

 

 

?  Chiến dịch vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Piô XII

 

Phỏng vấn nữ tu Margherita Marchione

 

Gần đến ngày kỷ niệm 50 năm ĐGH Piô XII qua đời, những sai lầm về cuộc đời của ngài và sự liên can đến biến cố Diệt Chủng Tế Thần (Holocaust) vẫn tiếp tục duy trì, đó là lời phát biểu của sử gia nữ tu Margherita Marchione. ĐGH Piô XII đã thực hiện rất nhiều việc để giúp đỡ các nạn nhân của Đệ nhị thế chiến, kể cả người theo đạo Do Thái, và các văn khố chứng minh điều này, học giả này cho hay.

 

Sr. Marchione, một chuyên gia về cuộc đời của ĐGH Piô XII là tác giả của cuốn sách “Chiến dịch từ thiện: ĐGH Piô XII và các tù binh chiến tranh, 1939-1945” được phát hành gần đây (NXB Paulist). Năm 2003 nữ tu sĩ người Mỹ gốc Ý này đã được trao giải thưởng giáo hoàng là Thánh Giá “Proecclesia et Pontifice” vì công trình của nữ tu trong việc cổ võ cho sự thật về ĐGH Piô XII.

 

Sr. Marchione đã thuật lại với ZENIT các nỗ lực không ngừng của ĐGH trong việc cứu vớt người Do Thái và đoàn tụ các tù binh chiến tranh với gia đình của họ.

 

Vấn: “Chiến dịch từ thiện” là cuốn sách thứ sáu của nữ tu về ĐGH Piô XII và vai trò của Tòa Thánh Vatican trong Đệ nhị thế chiến. Cuốn sách mới này giới thiệu những quan điểm mới nào về vị giáo hoàng?

 

Sr. Marchione: “Chiến dịch từ thiện: ĐGH Piô XII và các tù binh chiến tranh” là một câu chuyện chưa được kể lại.

 

Sách trình bày về ĐGH Piô XII như một vị giáo hoàng nhân ái và yêu thương, một con người cho mọi mùa trong mọi năm, các nỗ lực của ngài an ủi và gây cảm hứng cho người xuất thân từ mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, và niềm tin tôn giáo. Điều này được bày tỏ qua lời nói của những người thân trong các lá thư được gởi trực tiếp đến ĐGH Piô XII là người mà họ đã gởi gắm những ước mơ, nỗi buồn, và niềm hy vọng.

 

Trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến, người già và trẻ, người theo đạo Do Thái và Kitô giáo đã khẩn cầu sự giúp đỡ của ĐGH Piô XII để tìm người con, người chồng, người thân, và bạn bè đang bị thất lạc. Thay mặt cho ngài, Văn phòng Thông tin của TT Vatican đã xử lý các yêu cầu và cung cấp thông tin để an ủi họ.

 

Tôi kể câu chuyện vô cùng hấp dẫn về những con người đau khổ và anh hùng bằng chính lời nói của họ, và thêm vào đó là các bức thư, điện tín và các báo cáo của các đại diện tòa thánh, những vị dưới sự chỉ đạo của ĐTC đã đến thăm các trại tù khắp nơi trên thế giới.

 

Vấn: Sách được chia thành hai phần: Phần đầu thuật lại cách ĐGH Piô XII đã giúp cứu trợ người theo đạo Do Thái, nhưng phần lớn hơn đáng kể thuật lại những gì ngài đã làm để giúp đỡ các tù binh chiến tranh trong Đệ nhị thế chiến, từ cả hai bên. ĐGH Piô XII đã tham gia vào các hoạt động này như thế nào?

 

Sr. Marchione: Các tài liệu của TT Vatican diễn tả các nỗ lực của ĐGH Piô XII nhằm kết thúc cuộc chiến và xoa dịu những hệ quả đau thương. Sách của tôi cho thấy Văn phòng Thông tin của TT Vatican đã có một hệ thống mạnh mẻ để các tù bình chiến tranh có thể liên lạc với những người thân của họ.

 

Khi còn là một Đức ông trẻ tuổi, cha Euginio Pacelli đã nắm vai trò một phái viên của ĐGH Benedictô XV trong Đệ nhất thế chiến. Nhà ngoại giao trẻ tuổi này đã điều hành mạng hoạt động cứu trợ ba năm và dành được sự tôn trọng trên trường quốc tế cũng như sự hỗ trợ vật chất cho mọi người, đặc biệt các tù binh chiến tranh.

 

Hợp tác với Hội hồng thập tự và chính quyền Thụy Sĩ, ngài bắt đầu các cuộc đàm phán để cho hàng ngàn tù nhân không còn phục vụ trong quân đội, đồng thời những người già cả, trẻ em, bác sĩ, linh mục, các quân nhân bệnh tật, và các con tin được trao đổi và cho về nhà.

 

ĐGH Benedictô XV đã tuyên dương công trình của cha Pacelli bằng cách phong chức ngài làm giám mục ngày 13.5.1917. Ngay khi Đệ nhị thế chiến bắt đầu năm 1939, ĐGH Piô XII đã tái thiết Văn phòng Thông tin của TT Vatican.

 

(còn tiếp)

 

Rev Antôn Lê Ngọc Phúc Đức, SVD, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện toán toàn cầu phổ biến ngày 6/10/2006 

 

TOP

 

 

?  “Sứ Vụ của Giáo Hội và Định Mệnh của Con Người”

 

ĐTC GPII: Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần “Redemptor Hominis” (ban hành Chúa Nhật I Mùa Chay 4/3/79
 

Sự sống đời đời, được Chúa Cha ban nơi Chúa Giêsu Kitô, “là mức độ thành trọn cuối cùng của ơn gọi làm người”. Giáo Hội, khi sống thực tại này của con người, “cần phải chú trọng và tập trung vào Mầu Nhiệm ấy, tìm thấy nơi nó ánh sáng và sức mạnh bất khả thiếu cho sứ vụ của Giáo Hội”.

Theo chiều hướng giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II, Giáo Hội hiện hữu như là một thực thể mang trách nhiệm truyền đạt một cách xác đáng sự thật thần linh. Bởi thế, Giáo Hội cần phải trung thành gắn bó với việc truyền đạt này khi Giáo Hội tuyên xưng và giảng dạy đức tin. Trách nhiệm truyền đạt sự thật này còn có nghĩa là “yêu mến nó và tìm cách hiểu được ý nghĩa đích xác nhất của nó, để mang nó đến gần chúng ta cũng như đến với những người khác hơn nữa”. Trong lãnh vực này, không thể thiếu việc hợp tác chặt chẽ của các thần học gia đối với Huấn Quyền. Là những bầy tôi của sự thật, “các thần học gia… không bao giờ được đánh mất ý nghĩa của việc họ phục vụ Giáo Hội”.

Tất cả mọi người đều phải chung trách nhiệm với Giáo Hội trong việc phục vụ sự thật thần linh. Các thần học gia và “tất cả mọi người hiểu biết trong Giáo Hội ngày nay được kêu gọi liên kết đức tin với kiến thức và sự khôn ngoan, để giúp cho chúng hòa hợp với nhau”. Các chuyên viên về các ngành khác nhau, với tư cách là phần tử thuộc Dân Chúa, đều tham dự vào sứ vụ ngôn sứ của Chúa Kitô trong việc phục vụ sự thật thần linh.

Đời sống bí tích của Giáo Hội cũng như của mỗi một Kitô hữu tiến đến chỗ trọn vẹn nơi Thánh Thể. Nơi bí tích này, theo ý muốn của Chúa Kitô, mầu nhiệm hiến tế trên Thánh Giá, mầu nhiệm mà Người đã chiếm hữu cho chúng ta từ Chúa Cha các tặng ân Thánh Thần và sự sống đời đời khi phục sinh, được liên tục canh tân mới mẻ.

Trong việc cử hành Bí Tích Mình Máu Chúa Kitô, cần phải tôn trọng “tính cách hoàn toàn cao cả của mầu nhiệm thần linh… một mầu nhiệm Chúa Kitô thực sự hiện diện và được nhận lãnh, làm cho linh hồn tràn đầy ân sủng”. Tất cả mọi người trong Giáo Hội, nhất là các vị giám mục và linh mục, cần phải coi chừng để làm cho bí tích này trở thành tâm điểm của đời sống Dân Chúa”.

Bí Tích Thánh Thể liên kết chặt chẽ với Bí Tích Thống Hối: “Không liên lỉ cố gắng lập lại hơn nữa việc hoán cải thì việc tham phần lãnh nhận Thánh Thể sẽ thiếu mất hiệu năng cứu chuộc của bí tích này”. Cả hai bí tích ấy liên kết mật thiết với cuộc sống theo tinh thần Phúc Âm. Giáo Hội, khi tiếp tục sửa soạn cho sự sống mới của Chúa, phải là một Giáo Hội của Thánh Thể và của Thống Hối. “Chỉ khi nào thấy được khía cạnh thiêng liêng này nơi đời sống và hoạt động của mình, Giáo Hộ mới được coi như là Giáo Hội của sứ vụ thần linh”.

Ơn gọi Kitô hữu là ở chỗ “là một người tôi tớ” và “là một hoàng vương”. Theo chiều hướng của các giáo huấn Chúa Kitô dạy, chỉ khi nào “trở thành một người tôi tớ” con người mới thực sự “là một hoàng vương”. Cũng thế, “’trở thành một người tôi tớ” đòi phải thật sự trưởng thành về phương diện thiêng liêng, một sự trưởng thành cần phải được thực sự diễn tả bằng việc ‘là một hoàng vương’”.

Công việc vương giả này nằm ở trên vai mỗi một người chúng ta, theo gương của Chúa Kitô, “nhiệm vụ đòi hỏi chính bản thân Người chính là những gì chúng ta được kêu gọi thực hiện”. Trung thành với ơn gọi của mình là một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới những công việc cần phải dấn thân hơn nữa và cũng là những gì ảnh hưởng hơn nữa trên đời sống tha nhân của chúng ta cũng như của xã hội.

Hợp tác với ân sủng Chúa Kitô đã chiếm hữu cho chúng ta, “chúng ta có thể đạt đến chỗ ‘là những hoàng vương’, tức là chúng ta có thể sản sinh ra một nhân tính trưởng thành nơi mỗi một người chúng ta”. Điều này có nghĩa là hoàn toàn được tự do như Đấng Hóa Công đã ban tự do cho chúng ta: “Chúa Kitô đã dạy chúng ta rằng việc sử dụng tự do tốt nhất đó là đức bác ái, một đức bác ái được thể hiện cụ thể nơi việc hiến thân và phục vụ”.

Giáo Hội thực sự phục vụ nhân loại khi Giáo Hội say mến canh chừng sự thật này, và khi Giáo Hội truyền đạt sứ thật ấy và cống hiến cho dự thật ấy một hình thức cụ thể nơi đời sống con người. Đó là khẳng định rằng “con người là và bao giờ cũng trở nên ‘đường lối’ cho sinh hoạt thường nhật của Giáo Hội”.

Đối diện với những việc làm trước mắt của mình cùng với những khó khăn có thể chạm trán, Giáo Hội rất cần phải cầu nguyện. “Chỉ có cầu nguyện mới có thể ngăn ngừa tất cả mọi công việc tiến hành cao cả cũng như những khó khăn ấy khỏi trở thành căn nguyên gây ra khủng hoảng, mà trái lại còn làm cho chúng trở thành cơ hội và thực sự trở thành nền tảng cho những đạt thành vững vàng hơn trên con đường Dân Chúa tiến về Đất Hứa”.


(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tái liệu của VIS phổ biến ngày 9/3/2004

 

TOP

 

 

?  Thiên  Chúa Xót Thương tâm sự với linh hồn gắng nên trọn lành

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo cuốn Nhật Ký của Chị Thánh Faustina

 

Chúa Giêsu: Ôi linh hồn hứng khởi nên trọn lành, Cha hài lòng về những nỗ lực của con, nhưng Cha thấy hình như con rất hay buồn nản làm sao ấy? Hãy nói cho Cha biết đi con, con buồn như thế nghĩa là gì và tại sao con lại buồn như vậy?

 

Linh hồn: Lạy Chúa, sở dĩ con buồn là vì, mặc dù nhiều lần thành tâm dứt khoát, con vẫn cứ sa đi ngã lại lại cùng những lỗi lầm cũ. Con quyết định ban sáng, chiều đến con đã thấy mình lệch lạc khỏi những quyết định này biết là chừng nào rồi.

 

Chúa Giêsu: Con ơi, con đã thấy được tự bản thân mình con là gì. Nguyên do những sa ngã của con là vì con cậy dựa quá nhiều vào mình và quá ít vào Cha. Song cũng đừng để điều này phiền hà con nhiều lắm. Con đang giải quyết vấn đề với Thiên Chúa của tình thương, vấn đề khốn khó mà con không thể giải tỏa. Con hãy nhớ rằng, Cha không bị giới hạn vào số lượng những lần thứ tha đâu. 

 

Linh hồn: Vâng, con biết tất cả những điều đó, song những chước cám dỗ dữ dội cứ tấn công con, cộng với một số những ngờ vực lẫn lộn được khêu gợi lên trong con, nhất là con bị hết mọi sự làm cho con bị lung lạc và nhụt chí.

 

Chúa Giêsu: Hỡi con nhỏ của Cha, hãy biết rằng những ngãng trở lớn nhất trên đường thánh thiện là chán nản và lo âu thái quá. Những tâm trạng này sẽ làm cho con mất đi khả năng thực hành nhân đức. Tất cả những chước cám dỗ có vào bè với nhau đi nữa cũng không được làm con xáo trộn bình an nội tâm, dù chỉ trong chốc lát. Dễ bị tổn thương và chán nản là những hoa trái của tự ái. Con không được nản lòng, mà phải cố gắng làm cho tình yêu của Chúa ngự trị thay vào chỗ tự ái của con. Hãy cậy trông, con nhỏ của Cha ơi. Đừng ngã lòng trong việc tìm kiếm ơn tha thứ, vì Cha luôn luôn sẵn lòng tha thứ cho con. Con càng van xin ơn tha thứ, con càng tôn vinh vinh hiển của Cha.

 

Linh hồn: Con hiểu được điều gì tốt hơn phải làm, điều gì làm Chúa hài lòng hơn, song con lại phải đương đầu với những trở ngại khi làm như thế.

 

Chúa Giêsu: Con của Cha ơi, cuộc sống trên mặt đất này thật sự là một cuộc chiến đấu; một cuộc chiến đấu cao cả cho vương quốc của Cha. Nhưng đừng sợ, vì con không đơn thân độc mã đâu. Cha luôn luôn hỗ trợ con, vậy hãy dựa vào Cha mà chiến đấu, đừng sợ gì hết. Con hãy lấy lòng tin làm như một thứ đồ chứa mà kín múc lấy mạch nguồn sự sống cho chính con, cũng như cho các người khác, nhất là cho những trường hợp thiếu tin tưởng vào lòng nhân lành của Cha như thế.

 

Linh hồn: Ôi Chúa, con cảm thấy trái tim con tràn đầy tình yêu Chúa, và những tia sáng của tình Chúa thương yêu xuyên thấu linh hồn con. Lạy Chúa, vâng lệnh Chúa, con ra đi. Con ra đi để chiếm lấy các linh hồn. Được ơn Chúa nâng đỡ, con sẵn lòng theo Chúa, lạy Chúa, chẳng những lên tới Tabor mà cả lên tới Canvê. Con ước mong dẫn đưa các linh hồn đến với nguồn mạch của tình thương Chúa, để ánh quang của tình thương Chúa có thể phản chiếu nơi tất cả các linh hồn, và nhà của Cha chúng con sẽ đầy ngập các linh hồn. Rồi khi quân thù bắt đầu tấn công con, con sẽ tìm náu ẩn ở đằng sau chiếc thuẫn của tình thương Chúa.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ