GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 20/3/2007

TUẦN IV MÙA CHAY

 

?   “Tên tuổi của vị Giáo Hoàng này, một vị giáo hoàng cao cả mà công luận đã hiểu được vào lúc ngài băng hà, tiếp tục, tiếp tục gắn liền đặc biệt với Công Đồng Chung Vaticanô II”.

?  “Việc cổ võ vấn đề bình đẳng và tăng quyền hạn của nữ giới”

? “Đụn Cát Lún Của Một Bãi Bùn Lầy”

 

 

 

?  “Tên tuổi của vị Giáo Hoàng này, một vị giáo hoàng cao cả mà công luận đã hiểu được vào lúc ngài băng hà, tiếp tục, tiếp tục gắn liền đặc biệt với Công Đồng Chung Vaticanô II”.

 

ĐTC Biển Đức XVI ngỏ lời cùng Tổ Chức Phaolô VI Brescia ngày 3/3/2007 về Đức Thánh Cha Phaolô VI

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Tôi hân hoan được đón tiếp mỗi một người trong anh chị em là thành phần thuộc về Tiểu Ban Khoa Học cũng như Tiểu Ban Điều Hành thuộc Tổ Chức Phaolô VI, một tổ chức được bảo trợ bởi “Hội Giáo Dục Kitô Giáo” ở Brescia để khuyến khích việc học hỏi đời sống, tư tưởng và hoạt động của v ị Giáo Hoàng bất khả lãng quên này.  

 

Tôi thân ái gửi lời chào đến tất cả anh chị em, trước hết là các vị hồng y hiện diện. Tôi đặc biệt gửi lời chào đến Tiến Sĩ Giuseppe Camadini và xin cám ơn ông về những lời lẽ ngỏ cùng tôi với tư cách là Chủ Tịch cho Tổ Chức của anh chị em.   

 

Tôi cũng gửi lời chào đặc biệt đến Đức Giám Mục Giulio Sanguineti, V ị Chủ Chăn của Giáo Phận là nơi vị Tiền  Nhiệm khả kính của tôi được sinh vào trần gian, được lãnh nhận phép rửa và được thụ phong linh mục. Tôi cũng xin cám ơn ngài về tất cả những gì ngài đã thực hiện theo thẩm quyền của mình để nâng đỡ và hỗ trợ cho hoạt động của một Tổ Chức đáng ca ngợi như thế.

 

Các bạn thân mến, xin cám ơn các bạn về việc trao tặng làm quà cho tôi tất cả mọi ấn bản anh chị em có cho tới nay. Đây là một loạt khổng lồ những tập sách chứng tỏ số lượng đáng kể về công việc anh chị em đã thực hiện trên 25 năm qua.

 

Như đã nói, tôi đã có dịp được thân quen với những hoạt động của Tổ Chức anh chị em. Tôi đã ca ngợi việc trung thành của nó đối với  Huấn Quyền cũng như ý hướng của nó muốn tôn kính vị đại Giáo Hoàng này, vị giáo hoàng có niềm ước vọng tông đồ được anh chị em lấy làm công cuộc của mình trong việc đề cao hoạt động nghiên cứu nghiêm cẩn và những khởi động đầy giá trị về khoa học và về giáo hội.

 

Tôi cảm thấy liên hệ một cách chặt chẽ và riêng tư với Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI vì việc ngài tin tưởng tôi khi bổ nhiệm tôi làm TGM Munich và Freising vào năm 1977, và sau đó 3 tháng, đã liệt kê tôi vào Hồng Y Đoàn.

 

Ngài được Đấng Quan Phòng kêu gọi để lèo lái con thuyền Phêrô vượt qua một giai đoạn lịch sử đầy những thách đố và trục trặc.

 

Khi nghĩ về những năm tháng thuộc Giáo triều của ngài, cần phải nhấn mạnh tới lòng nhiệt thành truyền giáo đã tác động và thúc bách ngài thực hiện những Chuyến Tông Du cho tới tận những quốc gia xa xôi để cho thấy những cử chỉ ngôn sứ có tính cách rất quan trọng về giáo hội, truyền giáo và đại kết.

Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đã đi đến Mảnh Đất Chúa Kitô đã sinh sống và từ đó Thánh Phêrô đã thực hiện cuộc hành trình đến Rôma. Cuộc Viếng Thăm  ấy, xẩy ra chỉ 6 tháng sau khi ngài được tuyển chọn làm Vị Mục Tử Tối Cao chăn dắt Dân Chúa, và trong lúc  đang diễn ra Công Đồng Chung Vaticanô II, có một ý nghiã hiển  nhiên tiêu biểu. Ngài đã tỏ cho Giáo Hội thấy rằng sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội cần phải theo bước chân của Chúa Kitô. 

Đó chính là những gì Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tìm cách thực hiện trong khi thi hành thừa tác vụ Phêrô của mình, một thừa tác vụ ngài luôn thi hành cách khôn ngoan và sáng suốt, hoàn toàn trung thành với lệnh truyền của Chúa Kitô.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/march/documents/hf_ben-xvi_spe_20070303_ist-paolo-vi_en.html                                                                                                                                                       

 

TOP

 

 

?  “Việc cổ võ vấn đề bình đẳng và tăng quyền hạn của nữ giới”

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Khóa Họp 61 của Tổng Hội Đồng ngày 8/3/2007

 

Thưa Bà Chủ Tịch,

 

Để mở đầu, đại biểu tôi đây xin cám ơn bà về việc triệu tập cuộc Tranh Luận Bán Chính Thức Theo Đề Tài này của Tổng Hội Đồng về Việc Cổ Võ Quyền Bình Đẳng Giống Tính và Việc Tăng Quyền cho Nữ Giới,  cùng với những cuộc tranh luận theo nhóm sau đó về nữ giới trong việc thực hiện quyết định và gia tăng quyền lực cho nữ giới bao gồm cả vấn đề tiểu tài trợ. Cuộc tranh luận hợp thời này là một thứ góp phần quan trọng cho những suy tư về các vấn đề nhân phẩm, quyền lợi và nghĩa vụ của nữ giới cũng như vào vai trò cùng những chiến đạt của họ trong những lãnh vực khác nhau nơi xã hội.

 

Việc tìm cầu hợp lý cho quyền bình đẳng giữa nam nhân và nữ giới đã đạt được các thành quả tích cực ở lãnh vực bình đẳng về quyền lợi. Việc tìm cầu này cần phải được kèm theo ý thức rằng quyền bình đẳng này được đi liền với và không được gây tai hại, lại càng không được tương phản, với sự nhìn nhận cả tính cách khác biệt lẫn tính cách bổ xung giữa nam nhân và nữ giới. Thiếu sự nhìn nhận này thì cuộc tranh đấu cho quyền bình đẳng sẽ không còn tính cách đích thực nữa.

 

Thật vậy, dường như thông thường thì những ý nghĩ về quyền bình đẳng quyền lợi giữa nam nhân và nữ giới đã từng được đánh dấu bằng một đường lối đối kháng đề cao cái trái nghịch giữa họ với nhau. Đường lối này đặt nữ giới phản lại nam nhân hay ngược lại, trong khi căn tính và vai trò của bên  này được nhấn mạnh với chủ ý làm giảm thiểu căn tính và vai trò của bên kia. Việc thành đạt trong việc tìm cầu quyền bình đẳng và gia tăng quyền hạn cho nữ giới chỉ có thể thành đạt một cách tốt đẹp nhất khi cái đối kháng này nhường bước cho sự tương kính và nhìn nhận căn tính cùng vai trò của bên này đối với bên kia.

 

Khuynh hướng thứ hai đó là việc làm lu mờ đi, nếu không muốn nói là hoàn toàn chối bỏ, những khác biệt giữa nam nhân và nữ giới. Để tránh sự thống trị của phái tính này trên phái tính kia, những sự khác biệt của chúng có khuynh hướng bị trở thành lu mờ đi hay được thấy như là những hậu quả thuần túy của điều kiện lịch sử và văn hóa. Cái khác biệt về thể lý thường được giảm thiểu, trong khi chiều kích thuần túy về văn hóa lại được gia tăng tối đa và được coi là chính yếu. Việc làm lu mờ đi những sự khác biệt này đã ảnh hưởng tới tính cách bền vững của xã hội cũng như của các gia đình, chưa kể tới quyền bình đẳng nơi các mối liên hệ giữa nam nhân và nữ giới. Quyền bình đẳng giữa nữ giới và nam nhân và việc gia tăng quyền hạn cho nữ giới sẽ đạt được khi những khác biệt về phái tính được nhìn nhận và đề cao như là những gì bổ xung, và yếu tố về văn hóa của giống tính được hiểu theo chiều hướng đúng đắn của nó.

 

Việc gia tăng quyền hạn cho nữ giới có liên quan tới việc gia tăng sức mạnh của họ về xã hội, chính trị, kinh tế và tâm linh, cả về tính cách cá nhân lẫn đoàn thể, cũng như tới việc loại trừ đi những trở ngại bất lợi cho nữ giới và không cho họ được hoàn toàn hội nhập vào các lãnh vực khác nhau trong xã hội.  Nói một cách cụ thể thì nó có nghĩ a là giải quyết những việc thực hành kỳ thị tỏ ra kỳ thị nữ giới trong các tiến trình quyết định, thường bị gây ra hay quá trớn bởi sự kỳ thị theo chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và vị thế của nữ giới.

 

Việc nữ giới trong xã hội cần phải được tham gia vào việc quyết định chẳng những đúng vì những lý do bình đẳng mà còn vì những minh thức đặc biệt được nữ giới mang lại cho tiến trình ấy nữa. ‘Tinh hoa của nữ giới’ sẽ là những gì cho thấy sáng giá nhất, khi nữ giới càng ngày càng đóng vai trò chính yếu trong việc giải quyết những thách đố trầm trọng mà thế giới đang đương đầu. Việc tăng quyền hạn cho nữ giới cũng có nghĩa là trả lương bình đẳng cho việc làm như nhau, là công bình nơi việc thăng tiến về nghề nghiệp, và là sự bình đẳng giữa vợ chồng nơi các quyền lợi trong gia đình. Cũng thế, nó có nghĩa là thành phần nữ giới quyết định làm vợ và làm mẹ cần phải được bảo vệ và không bị tác hại.

 

Về vấn đề gia tăng quyền hạn cho nữ giới bằng việc tiểu tài trợ, đại biểu tôi lấy làm hãnh diện nơi sự kiện là qua nhiều thập niên có một số tổ chức và cơ quan của Giáo Hội Công Giáo đã chủ động thực hiện việc tiểu tài trợ này. Chỉ cần lấy một thí dụ, đó là cơ quan Các Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo – Catholic Relief Services, một cl7 quan hoạt động ở 99 quốc gia thuộc các châu lục, bắt đầu những chương trình tiểu tài trợ vào năm 1988 ở năm quốc gia. Giờ đây c ác chương trình này đang thực hiện ở ít là 30 quốc gia, với trên 850 ngàn thân chủ, trong đó 75% là nữ giới. Chương trình này tập trung vào người nghèo, nhất là nữ giới nghèo, ở các cộng đồng thôn quê hẻo lánh xa xôi, nơi không có phương tiện để được hưởng những dịch vụ về tài chính. Ngoài ra, để xây dựng những khả năng về tài chính và bảo đảm tín h cách khả trợ của chương trình, các thân chủ trực tiếp được tham gia vào việc điều hành và quản trị của những dịch vụ họ thừa hưởng nữa.

 

Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy việc tiểu tài trợ đã dẫn tới chỗ cải tiến rộng lớn ra sao về tình trạng của nữ giới, từ việc chiếm được sự tôn trọng hơn nữa từ nam nhân đến việc được nhận biết như là thành phần đóng góp quan trọng của xã hội, từ việc chiếm đạt được tình trạng sức khỏe gia đình tốt đẹp hơn đến việc nhận thức hơn giá trị của vấn đề giáo dục; từ việc tự tin hơn đến việc đóng vai trò lãnh đạo trong vấn đề giảm nghèo. Những thành quả tích cựa này nọ nơi cuộc sống hằng ngày của nữ giới cho chúng ta thấy rằng việc tiểu tài trợ là những gì được ân cần ủng hộ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức rằng khó có thể là một thứ thuốc chữa bách bệnh cho tất cả mọi thứ bệnh nạn đang hoành hành nữ giới ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, hệ thống này không tránh khỏi việc lạm dụng. Thật vậy, vấn đề được ghi nhận là trong một số hoàn cảnh và nơi chốn, người nam yêu cầu vợ mình mượn tiền từ việ ctiểu tài trợ này, rồi lấy số tiền mượn đó đi làm ăm cho mình, hay thậm chí sử dụng số tiền đó cho các mục đích khác.

 

Song song với những thiện ích gia tăng quyền hạn cho nữ giới mang lại từ những khởi động như việc tiểu tài trợ, là nhu cầu giáo dục và nâng cao ý thức, nhất là ở cấp độ cộng đồng địa phương. Việc giáo dục nữ giới vẫn đặc biệt là dụng cụ quan trọng nhất trong vấn đề cổ võ quyền bình đẳng giữa nam nhân và nữ giới, cũng như trong vấn đề gia tăng quyền hạn của nữ giới để đóng góp một cách trọn vẹn vào vào xã hội. Về phần mình, Tòa Thánh mong ước tiếp tục giáo dục những người con trai con gái, những người nam nữ, hãy nuôi dưỡng và nâng dỡ phẩm giá, vai trò và quyền lợi của nữ giới. Bằng những dụng cụ như thế, việc gai tăng quyền hạn của nữ giới có thể bắt đầu đâm rễ và triển nở ở những nơi vấn đề gia tăng quyền hạn này vẫn còn đầy thiếu hụt.

 

Cám ơn Bà Chủ Tịch.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/3/2007

 

 

TOP

 

? “Đụn Cát Lún Của Một Bãi Bùn Lầy”

Truyện về Một Người Con Gái Tốt Trải Qua Những Lúc Khốn Nạn

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chuyển dịch câu truyện “A Good Girl Who Went Through Bad Times”
của Carolyn Kollegger
trong cuốn Bàng Hoàng Trước Sự Thật 2 – Surprised By Truth 2
edited by Patrick Madrid and published by Sophia Institute Press 2000


Tôi đã từng xuất hiện trên các tờ nguyệt san; tôi đã từng xuất hiện qua phim ảnh; tôi đã từng xuất hiện trên đài truyền hình toàn quốc. Tôi đã từng đến những nơi được hầu hết con người ta mơ ước thấy, đã từng làm những điều được hầu hết con người ta mong muốn làm. Tôi đã từng tiêu tiền như nước, liên hoan tiệc tùng thâu đêm tới sáng, và biến mình trở thành một kẻ hoàn toàn khốn nạn qua việc làm như thế. Thật ra không gì mà Thiên Chúa lại không làm nổi, vì tôi thực sự cảm thấy mình bất lực khi Ngài ra tay giải cứu tôi.

Là một đứa út trong gia đình có 4 người con, tôi đã vào đời với tên gọi là Carolyn Houlihan vào Tháng 3 năm 1961, và được lãnh nhận phép rửa theo Đức Tin Công Giáo. Tiếc thay, gia đình tôi được sinh ra ấy lại không vững Đức Tin mà tôi đã nhận lãnh qua phép rửa, ở chỗ, cha mẹ tôi đã ly dị nhau khi tôi mới lên hai tuổi.

Thoạt đầu, nhờ cha tôi, anh em chúng tôi đã đi lễ vào các Ngày Chúa Nhật. Thế rồi, dần dần mọi sự đã đổi thay. Những lúc hạnh phúc nhất thời ấu thơ của tôi là những giây phút được ở trong nhà thờ. Tôi thích ngửi mùi hương và các thứ hoa trên bàn thờ. Tôi thích nghe ca hát. Tôi thích những cửa kính mầu hình ảnh. Tôi thích hết mọi vẻ đẹp ở nhà thờ.

Tôi đã học trường Công Giáo, cả tiểu học lẫn trung học, nơi tôi được các nữ tu và linh mục gieo những mầm mống đức tin là những gì đã nở hoa nơi tôi hôm nay đây. Tiếc thay, những gì tôi đã học được nơi học đường ấy đã không được củng cố nơi ngôi nhà của mẹ tôi sau khi xẩy ra cuộc ly dị.

Giữa cha mẹ của tôi vốn đã xẩy ra những xung khắc ngay cả trước khi tôi được sinh ra. Tôi được kể cho biết rằng cuộc cãi lộn nẩy lửa đầu tiên của các vị là về việc xem mục Phô Diễn Hoa Hậu Hoa Kỳ trên truyền hình. Mẹ tôi thì muốn xem mục này; còn ba tôi, một con người Công Giáo đạo đức hơn, lại không thích. Ông đã coi mục này gần như là một dịp tội, vì ông cảm thấy rằng nó có thể làm cho thành phần nam giới nhìn xem bị cám dỗ về nhục dục. Ông cũng cảm thấy nó là những gì làm hạ phẩm giá của những người nữ tham dự vào cuộc phô diễn ấy, khi nó biến họ thành một thứ đồ vật thuần túy, thành những đối tượng của khoái lạc.

Mẹ tôi đã xa lánh ông từ đêm hôm ấy. Thái độ của bà đối với những điều như thế sau này đã khuôn đúc cuộc đời của tôi, cũng như Cuộc Phô Diễn Hoa Hậu Hoa Kỳ đã làm vậy.

Đời sống trong gia đình của chúng tôi chẳng hạnh phúc gì, ngay cả trước khi xẩy ra cuộc ly dị; sau đó nó đã trở thành một ác mộng. Những cuộc đánh nhau dữ dội về thể lý luôn xẩy ra giữa thành phần con cái chúng tôi. Khi tôi cố gắng gọi cho mẹ tôi ở sở về vấn đề này, thì thằng anh cả của tôi đuổi theo tôi, dằng lấy điện thoại, rồi nắm lấy tóc của tôi, lôi tôi đi mà đấm đá. Thậm chí cả những người đến thăm viếng gia đình tôi cũng hung tợn nữa. Tôi đã thấy một trong những người bồ của mẹ tôi đã đấm vào mặt mẹ tôi cho đến khi mặt bà đổ máu ra. Tôi lo sợ đến hoảng hốt lên, tưởng bà bị chết đến nơi rồi chứ.

Đôi khi mẹ tôi dẫn tôi ra ngoài chơi với bà. Tôi nghĩ, một phần là vì bà làm việc quá nhiều và vì bà muốn bao gồm cả việc trông coi tôi với việc bà tiêu khiển theo sở thích của bà vào những lúc rỗi rãi. Thậm chí bà đưa tôi vào cả hộp đêm với bà. Bấy giờ tôi không nhận ra điều ấy, nhưng tôi nghĩ rằng bà đã muốn tôi làm quen với những thứ giao du ấy. Vào những ngày hẹn hò của mình, bà quả thực đã dẫn tôi tới những quán ăn sang trọng, cho tôi thưởng thức món bò hầm mềm, món tôm hùm và các thức ăn ngon lành khác mà tôi chưa từng được nếm hưởng trước đó, nhờ vậy, tôi đã biết thích thú với những thứ ngon lành như vậy.

Mặc dù chúng tôi đã được học ở trường rằng mất Lễ là có tội, gia đình chúng tôi cũng chẳng còn đi nhà thờ vào các Ngày Chúa Nhật nữa, và anh em chúng tôi đã thừa biết như thế chứ chẳng cần gì phải hỏi. Tôi đã ngẫm nghĩ đến những gì sẽ xẩy ra nếu cha tôi tích cực hơn nữa trong cuộc sống thường nhật của tôi. Có lúc tôi nghĩ rằng ông là một con người quá tệ, chẳng làm gì cho chúng tôi hết, (khi cha mẹ tôi ly dị nhau thì tôi còn quá trẻ). Sau này, khi tôi làm hòa với ông, tôi đã đứng về bên ông. Rõ ràng là ông đã cố gắng rất nhiều để liên lạc với chúng tôi; song mẹ tôi cứ giữ chúng tôi ở một khoảng cách xa ông, một khoảng cách rất ư là nguy hại.

(còn tiếp) 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ