GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 27/3/2007

TUẦN V MÙA CHAY

 

?   Trong Giáo Hội không có vấn đề trái ngược hay tương phản giữa chiều kích cơ cấu với chiều kích đoàn sủng

?  Tòa Thánh liệt kê những quan tâm về Âu Châu đánh dấu 50 kỷ niệm năm Hiệp Ước Rôma

? ĐIỂM MẶT CHỈ TÊN CHÂN TƯỚNG CỦA THÀNH PHẦN TIÊN TRI GIẢ – PHẢN KITÔ

 

 

 

?  Trong Giáo Hội không có vấn đề trái ngược hay tương phản giữa chiều kích cơ cấu với chiều kích đoàn sủng

 

ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ cùng Phong Trào Giáo Dân Hiệp Thông và Giải Phóng Thứ Bảy 24/3/2007 tại Quảng Trường Thánh Phêrô nhân dịp 25 năm phong trào này được Tòa Thánh chính thức công nhận

 

Anh chị em thân mến,

 

Tôi hết sức vui mừng được tiếp đón anh chị em hôm nay ở nơi này, tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào dịp 25 năm Hiệp Hội Hiệp Thông và Giải Phóng được Tòa Thánh công nhận. Chúng ta có thể cho rằng mặt trời, mà ngay cả nước là dấu hiệu ân sủng và tặng ân của Chúa Thánh Thần . Tôi thân ái gửi lời chào đến từng người trong anh chị em, nhất là các vị giáo phẩm, các linh mục và các vị giám đốc hiện diện nơi đây.

 

Tôi đặc biệt chào Cha Julián Carrón, chủ tịch hiệp hội của anh chị em, và tôi xin cám ơn ngài về những lời lẽ tất lành và sâu xa ngỏ cùng tôi thay cho tất cả anh chị em.

 

Dĩ nhiên là tâm tưởng của tôi trước hết hướng về v ị sáng lập phong trào của anh chị em là Đức Ông Luigi Giussani là vị tôi có rất nhiều kỷ niệm, vì ngài đã trở thành một người bạn thực sự đối với tôi. Cuộc gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi, như Cha Carrón đã đề cập tới, đã xẩy ra ở Vương Cung Thánh Đường Milan hai năm trước đây, khi vị Giáo Hoàng yêu dấu của chúng ta là Đức Gioan Phaolô II sai tôi tới để chủ sự lễ an táng trọng thể của ngài.

 

Qua ngài, Chúa Thánh Thần đã làm dậy lên trong Giáo Hội một phong trào – của anh chị em – để làm chứng nhân cho vẻ đẹp làm Kitô hữu trong một thời điểm lan tràn ý nghĩ cho rằng Kitô Giáo là một cái gì đó buồn chán và ngột ngạt sống. Bởi vậy mà Cha Giussani đã quyết tâm làm bừng lên nơi giới trẻ tình yêu đối với Chúa Kitô là đường là sự thật và là sự sống, lập lại rằng chỉ duy một mình Người mới là đường tiến tới chỗ hiện thực hóa c ác ước muốn sâu xa nhất của tâm can con người; và Chúa Kitô cứu độ chúng ta không phải là bất chấp nhân tính của chúng ta mà là nhờ nhân tính của chúng ta.

 

Như tôi đã nhắc lại trong bài giảng lễ an táng của ngài, v ị linh mục can trường này, vị đã lớn lên ở m ột ngôi nhà nghèo khổ về lương thực nhưng lại giầu về ca nhạc, như chính ngài thường nói, ngay từ b an đầu đã được đánh động, đúng hơn đã bị đả thương bởi ước muốn vẻ mỹ lệ, không phải là bất cừ vẻ mỹ lệ nào, mà là chính mỹ lệ, vẻ mỹ lệ vô cùng ngài thấy nơi C húa Kitô. Làm sao chúng ta không nhớ lại nhiều cuộc gặp gỡ đã xẩy ra giữa ngài và vị tiền  nhiệm đáng kính Gioan Phaolô II của tôi?

 

Vào dịp kỷ niệm thân thương của anh chị em, vị Giáo Hoàng này đã vạch ra rằng việc canh tân về giáo dục căn bản là ở chỗ tái đề ra, một cách thu hút, hợp với văn hóa hiện đại, biến cố Kitô Giáo này, một biến cố được coi như là nguồn mạch của những giá trị mới và có khả năng hướng dẫn toàn thể cuộc sống. Biến cố đã làm thay đổi cuộc sống của vị sáng lập viên có thể nói đã gây thươn g tích cho các cuộc sống của rất nhiều con cái thiêng liêng của ngài, và đã làm bừng lên nhiều c ảm nghiệm đạo hành và giáo hội làm nên lịch sử của gia đình rộng lớn và chuyên về thiêng liêng của anh chị em đây.

 

Hiệp Thông và Giải Phóng là một cảm nghiệm cộng đồng đức tin, xuất phát trong Giáo Hội, không phải từ một thứ ý muốn thiết lập phẩm trật, mà bắt nguồn từ một cuộc gặp gỡ mới mẻ với Chúa Kitô, nhờ đó, chúng ta có thể nói, từ một động lực thật sự xuất phát từ Chúa Thánh Thần. Cho tới cả hiện nay, cảm nghiệm này vẫn cống hiến như là một cơ hội để sống đức tin Kitô Giáo một cách sâu xa và cập nhật hóa, một đàng, bằng tất cả lòng trung thành và hiệp thông với vị Thừa Kế Thánh Phêrô, cũng như với các vị mục tử muốn bảo đảm việc quản trị Giáo Hội, đàng khác, bằng tính chất tự phát cũng như bằng một niềm tự do đi đến  chỗ hiện thực hóa những việc tông đồ và truyền giáo có tính cách ngôn sứ và mới mẻ.    

        

Các bạn thân mến, phong trào của các bạn bởi thế thuộc về cuộc bừng nở lớn rộng theo quan phòng thần linh các hội đoàn và phong trào cùng với những thực thể mới của giáo hội xuất phát trong Giáo Hội do Chúa Thánh Thần tác động từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II. Hết mọi tặng ân của Thần Linh đều được bắt nguồn trong Giáo Hội và cần phải phục vụ việc xây dựng Thân Thể của Chúa Kitô, cống hiến một chứng từ bác ái bao la của Thiên Chúa cho cuộc sống của tất cả mọi người. Thực tại của các phong trào trong giáo hội bởi thế là một dấu hiệu cho thấy tình cách phong phú của Thần Linh Chúa, nhờ đó cuộc vinh thắng của Chúa Kitô phục sinh được tỏ hiện trên thế giới, và công cuộc truyền giáo được ký thác cho Giáo Hội trở thành hiện thực.

            

Trong sứ điệp gửi Hội Nghị Thế Giới Các Phon g Trào Của Giáo Hội ngày 27/5/1998, Đức Gioan Phaolô II đã lập lại rằng trong Giáo Hội không có vấn đề trái ngược hay tương phản giữa chiều kích cơ cấu với chiều kích đoàn sủng là chiều kích làm cho các phong trào thành một biểu hiện đầy ý nghĩa, vì cả hai đều thiết yếu cho việc cấu tạo thần linh của Dân Chúa, và trong Giáo Hội thậm chí các tổ chức thiết yếu lại có tín h cách đoàn sủng, và dù sao đi nữa, chính những đoàn sủng ấy, một cách nào đó, phải được cơ cấu hóa để trở nên chặt chẽ và có tính cách liên tục.

 

Cả hai được bắt nguồn bởi cùng Thánh Linh cho cùng một Thân Thể Chúa Kitô cùng diễn tiến với nhau để bày tỏ cho thấy Mầu Nhiệm và công cuộc cứu độ của Chúa Kitô trên  thế giới. Điều này việc chú trọng của Giáo Hoàng cũng như của các vị mục tử trong việc để ý tới tính cách phong phú cùa các tặng ân đoàn sủng vào thời buổi hiện nay.

 

Về vấn  đề này, trong cuộc gặp gỡ mới đây với hàng giáo sũ và các linh mục giáo xứ ở Rôma, khi nhắc lại lời mời gọi của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Thessalonica về việc đừng dập tắt các đoàn sủng, tôi đã nói rằng nếu Chúa ban cho chúng ta những tặng ân mới thì chúng ta cần  phải tỏ lòng tri ân, mặc dù chúng có thể là những gì không thoải mái nói chung. Đồng thời, vì Giáo Hội duy nhất mà nếu các phong trào thực sự là tặng ân của Thánh Linh, thì chúng phải tháp nhập hơn vào cộng đồng Giáo Hội, bởi thế, trong việc đối thoại nhẫn nại với các vị mục tử, chúng có thể trở thành những yếu tố xây dựng cho Giáo Hội hôm nay cũng như Giáo Hội ngày mai.

 

Anh chị em thân mến, vào một dịp khác rất có ý nghĩa với anh chị em, Đức Gioan Phaolô II đã ký thác cho anh chị em sứ vụ ấy, tôi xin  trích lại như sau: ‘hãy đi khắp thế giới để mang sự thật, sự mỹ và an bình là những gì có được trong cuộc hội ngộ với Chúa Kitô Đấng cứu chuộc’.

 

Cha Giussani đã lấy những lời ấy làm chương trình cho toàn thể phong trào này, và đối với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng thì nó là khởi điểm của một giai đoạn  truyền giáo đưa anh chị em đến 80 quốc gia. Hôm nay đây, tôi mời gọi anh chị em hãy tiếp tục tiến bước trên con đường này bằng một đức tin sâu xa được bản thân hóa, sâu xa đâm rễ vào Thân Mình sống động của Chúa Kitô là Giáo Hội, một Giáo Hội bảo đảm tính chất hiện đại của Chúa Giêsu với chúng ta.

 

Chúng ta hãy kết thúc cuộc gặp gỡ này bằng việc hướng tâm tưởng của chúng ta về Đức Mẹ, khi nguyện kinh Truyền Tin. Như chúng ta biết, Cha Giussani có một lòng sùng kính đặc biệt đối với Mẹ, một lòng sùng kính được nuôi dưỡng bằng việc kêu cầu ‘Veni Sancte Spiritus, Veni per Mariam’, và bằng việc đọc Thánh Ca của Dante Alighieri kính vị Trinh Nữ này, một bài thánh ca được anh chị em lập lại vào sáng sớm hôm nay.

 

Chớ gì vị Thánh Nữ Trinh này hỗ trợ anh chị em và giúp anh chị em quảng đại thưa vâng với ý muốn của Thiên Chúa trong hết mọi hoàn cảnh. Các bạn thân mến, các bạn có thể tin tưởng vào việc tôi liên lỉ tưởng nhớ nguyện cầu cho anh chị em, tôi ưu ái ban phép lành cho tất cả các bạn hiện diện nơi đây c ũng như cho toàn thể gia đình thiêng liêng của anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/3/2007

                                      

 

TOP

 

 

?  Tòa Thánh liệt kê những quan tâm về Âu Châu đánh dấu 50 kỷ niệm năm Hiệp Ước Rôma

 

Nhân dịp mừng kỷ niệm 50 năm Hiệp Ước Rôma, tại hội nghị được tổ chức ở thủ đô Ý quốc, do Ủy Ban thuộc Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu - COMECE (Commission of the Bishops' Conferences of the European Community), từ Thứ Sáu  đến Chúa Nhật, 23-25/3/2007, Tòa Thánh Rôma, qua vị thư ký của bộ ngoại giao là ĐTGM Dominique Mamberti, đã tổng quan bày tỏ những mối quan tâm của mình về tương lai của Âu Châu, ít là 3 vấn đề chính bao gồm từ cuộc khủng hoảng về năng lượng và các thách đố về kinh tế, đến vấn đề sự sống và gia đình, kể cả vấn đề thành phần  giáo dân.

 

Trước hết, vấn đề cuộc khủng hoảng về năng lượng được vị đại diện  Tòa Thánh nhấn mạnh tới khía cạnh về luân lý của nó, khi nói tới việc cần phải ‘giảm bới việc sử dụng những thứ khí đốt hóa thạch’ và tìm kiếm những nguồn năng lực khác nhau, để cỗ võ ‘hòa bình trên thế giới và bảo vệ môi trường’.

 

‘Việc hủy hoại môi trường, việc sử dụng một cách không thích đáng hay vị kỷ và việc dữ dội dồn vào chân  tường các nguồn nhiên liệu của trái đất, là những gì gây thiệt hại, xung đột và chiến tranh’.

 

Sau nữa, vấn đề các thách đố về kin h tế, vị TGM 55 tuổi này nhấn mạnh đến nhu cầu cần  phải ‘tạo phấn khởi cho các cuộc đầu tư vào vấn đề nghiên cứu và canh tân. Giáo Hội Công Giáo tin tưởng rằng, bao lâu hướng tới công ích và tôn trọng phẩm vị con người thì khoa học và kỹ thuật là những dụng cụ thiết yếu cần phải được phấn khích’.

 

‘Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những hậu quả trầm trọng và bất khả chấp của việc nghiên cứu không lấy con người làm tâm điểm cho các m ục tiêu của nó’. Ở đây vị TGM cố ý nói tới 7th European Framework Program 2007-2013 muốn tài trợ cho việc nghiên  cứu thân bào con người.

 

‘Một nền dân chủ mà, thay vì phục vụ sự sống con người, lại đem nó ra bỏ phiếu và ủng hộ những ai muốn lấn át nó, dường như trở thành một con mồi cho sự lầm lạc và thái độ bất nhân nhượng’. Hành vi này cho thấy ‘một chính sách bị dụ dẫm bởi c ác thứ lợi lộc về kỹ thuật và kỷ nghệ, hướng về chính trị để được bảo vệ về pháp lý trong việc nâng đỡ cho những thứ lợi lộc ấy… khi coi đạo lý như là một cái gì ngãng trở thay vì là một thứ hỗ trợ cho niềm phúc hạnh’.

 

Chưa hết, về vấn đề sự sống và gia đình, vị TGM này đề cập tới tình trạng giảm sút dân số, khi cho biết rằng không một quốc gia nào ở Âu Châu có một tỉ lệ sinh cao đủ để bảo tồn dân số: ‘Trước hết, đây là vấn đề của cá nhân chủ nghĩa và là vấn đề về cuộc khủng hoảng sâu xa của tân  thế hệ liên  quan tới việc tin tưởng vào tương lai… Giáo Hội sẵn sàng góp phần vào việc giải quyết khuynh hướng yếm thế ấy; thế nhưng các cơ cấu chính trị và kinh tế cần  phải mạnh mẽ đặt lại vấn đề lối sống hưởng thụ và khoái lạc’.

 

Liên quan tới các quốc gia gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu, vị TGM này nhấn mạnh là Tòa Thánh’ yêu cầu việc tuân  giữ’ những qui tắc được gọi là Copenhagen được chấp nhận năm 1993, những qui tắc quan tâm tới việc bênh vực các quyền lợi của con người, quyền tự do tôn giáo, và việc bảo vệ thành phần thiểu số. Vị TGM này nhận định rằng:

 

‘Nếu việc việc nới rộng là một c hính sách về an ninh và ổn định cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu, thì những ‘giá’  gây ra bởi việc nới rộng này đối với thành phần công dân cũng không được bỏ qua – chẳng những về lãnh vực tài chính, cho dù rất thích đáng, mà còn cả về lãnh vực văn hóa nữa. Nói cách khác, một chính sách nới rộng không được tác hại tới việc chia sẻ các thứ nguyên tắc và giá trị, những gì được Kitô Giáo khuôn đúc, những thứ đã làm cho Âu Châu trở thành ánh sáng văn minh cho toàn thế giới. Thành phần Công Giáo tham gia vào lãnh vực công cộng cần phải biết rằng ý nghĩa đối với các sinh hoạt chính trị của họ và tương lai của Âu Châu là những gì đang gặp nguy hiểm’.

 

Vị TGM còn nói thêm là đối với Kitô hữu hoạt động ở lãnh vực công cộng ở Âu Châu, ‘để hoàn toàn liên kết với đức tin của mình, họ cần phải coi ưu tiên hoãt động công cộng của họ sự an toàn của sự sống con người, từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên  qua đi,  và cấu trúc tự nhiên  của gia đình, như lạ một hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ được xây dựng trên cuộc hôn nhân’.

 

Sau hết, về vấn đề thành phần thế tục, vị TGM nói về nhu cầu cần phải kiến tạo ‘một thứ chủ nghĩa trần thế đúng đắn’ và ‘quyền tự lập của các thực tại trần  thế’.

 

Theo vị đại diện Tòa Thánh Vatican này thì ‘Trong hai cơ quan lập pháp của Quốc Hội Âu Châu vừa qua, các chủ trương của Giáo Hội Công Giáo và của Tòa Thánh Vatican đã bị tấn công gần 30 lần và đã bị vu cáo một cách bất công về vấn đề nhúng tay một cách không được mời gọi vào vấn đề Âu Châu’.

 

Đoạn ngài nhấn mạnh tới những nguy hiểm của một thứ ý hệ về thành phần thế tục, một ý hệ nhắm đến  một ‘hình thức bất nhân nhượng, được trình bày như là những gì tinh hoa của nhân nhượng’. Lịch sử đã chứng tỏ cho thấy rằng khi ‘những thứ ý hệ của loại tân dân ngoại tạo nên  một quốc gia trở thành tuyệt đối, bằng việc giải thể bất cứ một hình thức đa dạng nào, thì các nền dân chủ đều bị sụp đổ và những quyền lợi của con người bị vi phạm và hủy hoại’.

 

‘Tòa Thánh cũng như tất cả mọi Kitô hữu trước hết cần phải nhắc nhở cho châu lục này rằng nó khôn g thể phản bội các thứ giá trị Kitô Giáo của nó, như một người không thể phản bội lại những lý lẽ của họ trong việc sống động và có hy vọng, nếu không rơi vào một cuộc khủng hoảng thảm thương’. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/3/2007

 

 

TOP

 

? ĐIỂM MẶT CHỈ TÊN CHÂN TƯỚNG CỦA THÀNH PHẦN TIÊN TRI GIẢ – PHẢN KITÔ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Có một số người kể cả giới trẻ, hỏi tôi về một số vấn đề liên quan tới những hiện tượng thường xẩy ra. Chẳng hạn như một số hiện tượng rất thông dụng và tỏ tường hiện nay, đó là hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ, hiện tượng đặt tay ngã lăn quay, hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du ở Nam Tư, hiện tượng bùa ngải v.v.

 

Về hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ, vào dịp Đại Hội Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại 20 năm ở Orange County năm 1998, sau khi nghe tôi chia sẻ về chủ đề Hồn Nhỏ hôm đó, một chị bạn của nhà tôi ở San Dimas thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles đã đến với tôi trong giờ nghỉ giải lao và cho tôi biết là chị được ơn  cầu nguyện bằng tiếng lạ suốt mấy tiếng đồng hồ. Đó là lần đầu tiên tôi được một người trực tiếp đến nói với tôi về hiện tượng này. Tôi vui vẻ hỏi chị rằng vậy khi cầu nguyện bằng tiếng lạ như vậy chị có biết chị nói gì hay chăng, và chị trả lời là “không”, hay người khác có hiểu chị nói gì hay chăng, chị cũng đáp là “không”. Sau này, có một người bạn thân của tôi, cũng tích cực tham gia những sinh hoạt như người chị em này, đã cho tôi biết rằng cầu nguyện bằng tiếng lạ mà chính mình và người khác không hiểu gì là vì đó là “những lời than khôn tả” do Chúa Thánh Thần ở trong người được ơn cầu nguyện bằng tiếng lạ, như Thánh Phaolô nói tới trong Thư gửi giáo đoàn Rôma, đoạn  8 câu 26. Nghe thế, tôi lấy làm thắc mắc và đặt vấn đề với người bạn tôi như sau: Nếu vậy thì tại Kinh Lạy Cha là kinh Chúa dạy, hay Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ Maria, những kinh tràn đầy Thánh Linh hơn bất cứ một lời nguyện cầu nào hết, thế mà đọc lên ai cũng hiểu, lại không được gọi là kinh tiếng lạ!

 

Về hiện tượng đặt tay ngã lăn quay, thì chứng nhân là một người thân trong đại gia đình của chúng tôi. Người nữ này đi tham dự những lễ nghi này với chồng, cách đây cả 20 năm, ở một cộng đoàn thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles. Trong khi người chồng tò mò tìm đến xem sao, như chẳng tin tưởng gì, nên chẳng hề hấn chi, còn người vợ thì thú rằng khi vừa được đặt tay lên đầu một chút thì tự nhiên cảm thấy choáng váng, tối tăm mặt mũi lại, rồi ngã lăn đùng ra. Sau khi nghe thuật lại như thế, tôi nói với người nữ thân thuộc ruột thịt này rằng, nếu “Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không hề có tối tăm” (1Gioan 1:5), thì Ngài phải kéo con người đến với ngài, như trường hợp xẩy ra nơi một số vị thánh, cầu nguyện đến xuất thần ngất trí, thậm chí có vị còn bay bổng cả thân mình trên cả mặt đất nữa, chứ Ngài đâu có đẩy mình ra, xô mình ngã bổ ngửa như vậy, chẳng còn biết trời đất đâu nữa, chẳng biết mình ở đâu nữa là làm sao? Một vị linh mục tiến sĩ giáo luật rất thân với tôi phỏng đoán hiện tượng này có liên quan tới vấn đề nhân điện sao đó.

 

Về hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du Nam Tư. Tôi chưa hề đi, mà chỉ nghe thôi. Người ta nói là nhiều người đến đấy được thấy phép lạ, nhất là được ơn ăn năn cải thiện đời sống. Tôi thú thực là tôi không chú trọng tới hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du cho lắm, trước hết vì giáo quyền chưa công nhận, trong khi đó lại xẩy ra tình trạng bất tuân phục giáo quyền ở đây; sau nữa, nhất là vì tôi “bị” thu hút bởi Biến Cố Fatima, đến nỗi, sau khi đi sâu vào Fatima, tôi thấy Fatima là Biến Cố Thánh Mẫu cả thể nhất và hệ trọng nhất, liên quan tới cả sứ mệnh của Giáo Hội hoàn vũ và định mệnh của thế giới trong lịch sử hiện đại. Tuy nhiên, tôi cũng thành thật bày tỏ điều thắc mắc của tôi về kiểu cách và thời gian kéo dài của hiện tượng Thánh Mẫu này với những ai hỏi tôi, những gì xẩy ra hoàn toàn khác hẳn với hai Linh Địa Thánh Mẫu lừng danh nhất thế giới, hai nơi đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến kính viếng với tư cách là Giáo Hoàng, đó là Linh Địa Lộ Đức và Linh Địa Fatima. Thật vậy, điều tôi thắc mắc ở đây là, trong khi ở Linh Địa Lộ Đức cũng như ở Linh Địa Fatima, Mẹ Maria khi hiện ra đều xin hãy đến với Mẹ bao nhiêu lần thôi (ở Fatima 6 lần, và ở Lộ Đức 15 lần), vào ngày giờ và địa điểm nhất định, và ban bố sứ điệp rất vắn gọn nhưng lại rất sâu xa và đầy đủ ý nghĩa, trong khi hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du lại hoàn toàn khác hẳn. Cũng có thể vì thời điểm khác nhau mà Mẹ cần phải đổi phương pháp làm việc hay chăng? Bởi thế, riêng tôi, cần phải khôn ngoan chờ đợi phán quyết tối hậu của Giáo Hội.

 

Về hiện tượng bùa ngải, tôi chưa bao giờ thấy cũng chưa bao giờ gặp, chỉ nghe nói tới mà thôi. Trong trường hợp này tôi không có chứng nhân như hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ hay hiện tượng đặt tay ngã ngửa trên đây. Theo tôi thì có hiện tượng bùa ngải, do thành phần phù thủy thực hiện. Thật vậy, căn cứ vào Thánh Kinh, thành phần phù thủy của vua Pharao nước Ai Cập, cũng làm được những gì Aaron đi theo Moisen làm, như quẳng cây gậy cầm tay ra trở thành rắn và đồng thời họ cũng có thể biến nước thành máu (xem Xuất Hành 7:12, 22). Thánh Kinh không cho biết rõ quyền lực phù phép này của họ từ đâu mà có hay làm thế nào có được. Tất nhiên nếu không bởi Chúa thì bởi ma quỉ, vì quỉ cũng có thể làm được những sự lạ, chẳng hạn có thể đưa Chúa Giêsu lên  nóc đền thờ, hay đưa Người từ hoang địa lên núi cao, sau thời gian Người chay tịnh 40 ngày (xem Mathêu 4:5,8). Chưa hết, thành phần phù thủy này, theo Thánh Kinh, còn có thể liên lạc được với cả bên kia thế giới nữa. Như đã xẩy ra trong trường hợp của vua Saolê, vị vua đầu tiên của dân Do Thái bị Chúa bỏ, trong lúc bối rối trước quân lực Philitinh, không biết cầu vấn ai ngoài vị tiên tri Samuel đã qua đời của Chúa, nên đã phải giả dạng đến vào ban đêm xin một bà đồng bóng trong dân ở Endor giúp cho gặp lại vị tiên tri này, và vị tiên tri đã thực sự hiện về bảo cho vua biết rằng vua cùng với các con vua sẽ bị quân Philitinh sát hại vào ngày hôm sau (1Samuel 28:6-19).

 

Vấn đề được nhiều người hỏi tôi đặt ra ở đây là làm sao biết được đâu là giả và đâu là thật? Tức những hiện tượng này hay những hiện tượng tương tự xuất phát từ Chúa, mà không phải từ “tên gian trá và là cha của những dối trá” (Gioan 8:44), “tên dụ dỗ cả thế gian” (Khải Huyền 12:9), nhất là ở vào một thời điểm một số người cảm thấy loài người như đang sống vào thời tận thế, thời điểm “có nhiều tiên tri giả xuất hiện lừa được nhiều người” (Mathêu 24:11).

 

(còn tiếp)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ