GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 31/3/2007 TUẦN V MÙA CHAY |
? Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: II. Những Dấu Hiệu Tôn Sùng Mẹ Maria một cách sai lầm và chân thực
? “Đau Khổ cuối cùng chỉ hành khổ hết mọi người thôi”.
? Viếng lại những chặng đường thánh giá cuối cùng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tháng 3/2005: Ngày 31/3
Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: II. Những Dấu Hiệu Tôn Sùng Mẹ Maria một cách sai lầm và chân thực
Nguyên tác ấn bản Anh ngữ của Thánh Long Mộng Phố do Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
Những kẻ tôn sùng có tính cách hời hợt
96. Những kẻ tôn sùng có tính cách hời hợt giành tất cả lòng sùng kính Đức Mẹ vào những việc thực hành bề ngoài. Chỉ có những gì bề ngoài của lòng sùng kính mới thu hút họ, vì họ không có tinh thần nội tâm. Họ đọc nhiều kinh mân côi một cách vội vàng hấp tấp và giúp nhiều Thánh Lễ một cách chia lòng chia trí. Họ tham dự vào các cuộc cung nghinh Đức Mẹ mà chẳng có lòng tha thiết bên trong. Họ gia nhập các hiệp hội của Mẹ mà chẳng cải thiện đời sống hay kiềm chế các đam mê của họ hoặc noi gương bắt chước các nhân đức của Mẹ Maria. Tất cả những gì lôi cuốn họ đều theo chiều kích cảm xúc của lòng tôn sùng này, chứ bản chất của nó chẳng có một hấp lực nào. Nếu họ không cảm thấy sốt nóng qua các việc tôn sùng của họ thì họ cho rằng họ chẳng ra làm sao; họ trở nên buồn bực và bỏ hết mọi sự, hoặc có làm điều gì thì chỉ khi nào họ cảm thấy thích làm. Thế giới này có đầy những thành phần tôn sùng nông cạn ấy, và không còn gì nguy hiểm hơn cho những con người nguyện cầu, coi việc tôn sùng nội tâm như là chiều kích chính yếu và nỗ lực chiếm lấy nó, song lại bỏ bê việc thể hiện hợp lý bề ngoài là những gì luôn đi kèm theo lòng tôn sùng chân thực.
Những kẻ tôn sùng có tính cách tự tin
97. Thành phần tôn sùng có tính cách tự tin là thành phần tội nhân hoàn toàn chiều theo đam mê của mình hay lòng yêu thích của họ đối với thế gian, và là thành phần, nấp dưới danh xưng Kitô hữu đẹp đẽ và người tôi tớ của Đức Mẹ, che đậy sự kiêu hãnh, lòng tham lam, tính nhục dục, máu say sưa, nỗi nóng giận, lời nguyền rủa, điều vu khống, việc bất công và những tính mê nết xấu khác. Họ bình thản chiều theo những những thói hư tật xấu của họ, không tỏ ra một cố gắng nào để chỉnh đốn lại chúng, tin tưởng rằng lòng họ tôn sùng Đức Mẹ cho họ được thứ quyền tự do như thế. Họ tin rằng Thiên Chúa sẽ thứ tha cho họ, rằng họ sẽ không chết trước khi xưng tội, rằng họ sẽ không bị hư đi đời đời. Họ coi tất cả những điều ấy là dĩ nhiên phải xẩy ra, vì họ đọc Kinh Mân Côi, ăn chay vào các ngày Thứ Bảy, ghi danh vào Hiệp Hội Kinh Mân Côi Thánh hay Áo Đức Bà, hoặc một hội tương tế về Đức Mẹ, đeo ảnh vẩy Đức Mẹ hay sợi xích nhỏ Đức Mẹ.
Khi các bạn nói với họ rằng một việc tôn sùng như thế chỉ là một thứ ảo tưởng của ma quỉ bày ra và là một thứ tự tin nguy hiểm có thể làm cho họ bị tàn rụi, thì họ không chịu tin tưởng các bạn. Họ đáp lại rằng Thiên Chúa là Đấng nhân lành và xót thương, Ngài không dựng nên chúng ta để nguyền rủa chúng ta. Không ai mà lại không có tội. Chúng ta sẽ không chết mà lại không xưng tội, và tất cả những gì cần thiết vào trong giờ lâm tử đó là tác động ăn năn tốt lành. Ngoài ra, họ nói rằng họ có lòng tôn sùng Đức Mẹ; rằng họ mặc áo Đức Bà, rằng họ trung thành và khiêm tốn đọc hằng ngày 7 Kinh Lạy Cha và 7 Kinh Kính Mừng tôn kính Mẹ; rằng đôi khi họ còn đọc cả Kinh Mân Côi và Giờ Kinh Đức Mẹ, cùng với việc chay tịnh và thực hành các việc lành phúc đức khác.
Họ còn mù quáng hơn nữa khi trích lại những câu truyện mà họ đã nghe thấy hay đọc được – đúng hay sai chẳng cần biết – liên quan tới việc con người chết trong tình trạng đang mắc tội trọng đã được hồi sinh để đi xưng tội ra sao, hay việc linh hồn của họ vẫn còn tồn tại một cách mầu nhiệm ra sao nơi thân xác của họ cho tới khi xưng tội, vì khi còn sinh thời họ đã đọc một số kinh nguyện hay đã thi hành một ít việc đạo hạnh, để tôn kính Đức Mẹ. Những kẻ khác cho rằng sẽ được Chúa ban cho vào trong giờ lâm tử, qua lời chuyển cầu xót thương của Đức Trinh Nữ, ơn ăn năn và tha thứ các tội lỗi của họ, để họ được cứu độ. Như thế thì những thành phần này đều mong muốn cùng một điều xẩy ra cho họ.
98. Không gì trong Kitô Giáo đáng bị trầm luân bằng niềm tự tin quái gở ấy. Làm thế nào chúng ta có thể thực sự cho rằng chúng ta mến yêu và tôn vinh Đức Trinh Nữ này khi bằng tội lỗi của mình chúng ta nhẫn tâm đã thương, đâm xé, đóng đanh và lăng nhục Con của Mẹ? Nếu Mẹ Maria ra một qui luật để lấy tình thương mà cứu độ loại người ấy thì Mẹ sẽ bỏ qua sự gian ác và giúp vào việc lăng nhục cùng đóng đanh Con của Mẹ. Ai dám nghĩ tới một điều như thế chứ?
99. Tôi dám nói rằng việc lạm dụng về lòng tôn sùng Mẹ như thế là một thứ phạm thánh ghê gớm, và sau việc Hiệp Lễ bất xứng thì nó là một trọng nhất và khó có thể thứ tha, vì việc tôn sùng Đức Mẹ là việc sùng thánh hảo nhất và tốt lành nhất sau việc tôn sùng Thánh Thể.
Tôi công nhận rằng thành thực sùng kính Đức Mẹ là những gì tuyệt đối không cần thiết để trở nên thánh hảo cũng như để tránh lánh tất cả mọi tội lỗi, cho dù nó là những gì đáng mong ước. Thế nhưng tối thiểu nó cũng là những gì cần thiết (xin lưu ý đến những gì tôi đang nói đây), 1- để thực sự quyết tâm tránh lánh ít là tất cả mọi tội trọng làm nhục tới Người Mẹ lẫn Người Con; 2- để thực hành việc tự chế hầu tránh lánh tội lỗi; 3- để tham gia vào các hiệp hội của Mẹ, đọc Kinh Mân Côi cùng với các kinh nguyện khác, ăn chay vào các ngày Thứ Bảy, vân vân.
100. Những cách thức như thế là những gì hiệu nghiệm cách lạ lùng trong việc hoán cải thậm chí thành phần tội nhân cứng lòng. Nếu các bạn có là một tội nhân như thế, một chân đã lọt xuống vực thẳm, tôi khuyên các bạn hãy làm như tôi đã nói. Thế nhưng, cần phải có một điều kiện thiết yếu. Đó là các bạn cần phải thực thi các việc lành ấy chỉ duy để nhận được từ Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, ơn hối tiếc về các lỗi lầm của các bạn, được Chúa thứ tha tội lỗi và làm chủ các tính hư tật xấu của các bạn, chứ không phải để sống một cách thoải mái trong tình trạng tội lỗi, bất kể đến tiếng cảnh báo của lương tâm, gương lành củ Chúa cũng như của các vị thánh, cùng giáo huấn của Phúc Âm thánh.
“Đau Khổ cuối cùng chỉ hành khổ hết mọi người thôi”.
Đức Ông Pietro Parolin, phụ tá bí thư bộ ngoại giao của Tòa Thánh, ở một hội nghị ngày 22-23/3/2007 ở Rôma được tổ chức bởi Tiểu Ban Liên Hiệp Quốc về Việc Hành Sử Các Thứ Quyền Lợi Bất Khả Tước Đoạt của Nhân Dân Palestine.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Tôi hân hạnh chuyển lời chào và nguyện chúc của Tòa Thánh đến tất cả những ai đang tham dự vào Hội Nghị quốc tế này, được tổ chức ở Rôma, tại tổng hành dinh của Cơ Quan Lương Nông LHQ.
Hội nghị này, được tổ chức bởi Tiểu Ban Liên Hiệp Quốc về Việc Hành Sử Các Thứ Quyền Lợi Bất Khả Tước Đoạt của Nhân Dân Palestine, là để tái thúc đẩy việc suy tư và dấn thân của cộng đồng quốc tế, của các tổ chức tôn giáo, của các nhóm quốc hội và của xã hội dân sự, hầu điểm mặt các th1ch đố cần phải đương đầu, cùng với phương sách cần được chấp nhận để góp phần vào việc kiến thiết hòa bình giữa những người Do Thái và người Palestine.
Hội nghị này đang diễn tiến vì Chính Phủ của Mối Hiệp Nhất Quốc Gia được Thẩm Quyền Palestine tổ chức vào Thứ Bảy tuần trước ngày 17/3 đã mở đường. Chắc chắn đó là những gì tích cực vì chính quyền này là sản phẩm của một cuộc dung hòa giữa những nhóm chính trị chính yếu của người Palestine.
Nó chấm dứt mấy tháng trời xẩy ra cuộc xung đột võ trang bạo lực trầm trọng, với hậu quả là nhiều nạn nhân, thường là những người vô tội, trong số nhân dân Palestine đã phải chịu rất nhiều đau khổ.
Cộng đồng quốc tế hy vọng rằng chính phủ mới sẽ là một đối thoại viên có thẩm quyền và đáng tin tưởng, có khả năng dẫn dắt nhân dân của mình, bằng một cảm quan trách nhiệm và thực tiễn, mang lại thành quả hòa bình chân thực với những người Do Thái – thành phần có quyền sống an bình nơi quốc gia của họ (cf. Address of Pope Benedict XVI to the Diplomatic Corps accredited to the Holy See, Jan. 8, 2007) – cũng như việc tạo dựng một quốc gia tự do, độc lập và chủ quyền được tất cả mọi người mong muốn thấy thiết lập cho người Palestine.
Tòa Thánh đã luôn luôn chú ý theo dõi những biến cố trong các thập niên vừa qua, đó là hằng bao nhiêu là ngàn người Công Giáo sống ở mảnh đất này, một mảnh đất chúng tôi thích gọi là ‘Thánh Địa’, vì nó bảo trì ký ức sống động về các biến cố đánh dấu lịch sử cứu độ của chúng tôi. Nhiều triệu người Công Giáo và Kitô Giáo khắp thế giới hướng về mảnh đất này, hy vọng có thể hành hương đến đấy.
Gần đây chính Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhấn mạnh tới điều đáng chú ý ấy trong một bức thư gửi cho người Công Giáo sống ở Trung Đông.
Ngài nhận định rằng ‘trong các hoàn cảnh hiện nay, sáng ít tối nhiều, thật là niềm an ủi và hy vọng cho tôi khi biết được rằng các cộng đồng Kitô Giáo ở Trung Đông, thành phần tôi quá biết là đang chịu rất nhiều khổ đau, tiếp tục là nhữn g cộng đồng sống còn và hoạt động, quyết tâm làm chứng cho niềm tin của mình bằng căn tính riêng biệt của họ ở những xã hội họ đang chung sống. Họ muốn góp phần một cách xây dựng vào nhu cầu khẩn trương nơi những xã hội hiện nay của họ cũng như nơi toàn thể vùng này’.
Trong bức thư này, vị Giáo Hoàng này đề ra một cách cụ thể trong việc làm sao để thực hiện được việc đóng góp xây dựng này. Tôi xin trích lại những đoạn thích hợp, vì chúng chất chứa những lời khuyên dụ rất hữu ích theo tinh thần cần phải có trong việc kiến tạo các điều kiện cho một nền hòa bình chân thực và chính đáng giữa những người Do Thái và Palestine:
‘Tin tức hằng ngày ở Trung Đông cho thấy các tình hình báo động gia tăng, dường như không thể nào tránh né. Chúng là những biến cố tự nhiên đẩy thành phần trong cuộc đến chỗ cáo buộc lẫn nhau và phẫn nỗ, khiến họ nghĩ tới vấn đề trả đũa và trả thù.
‘Chúng ta biết rằng đó không phải là những cảm thức của Kitô hữu; chiều theo chúng sẽ biến chúng ta thành những kẻ bất nhẫn và hận thù, không đúng với ‘sự hiền lành và khiêm nhượng’ được Chúa Giêsu dạy chúng ta như mô phạm của hành vi cử chỉ.
‘Thật vậy, chúng ta có thể mất cơ hội trong việc góp phần một c ách thích đáng của Kitô hữu vào việc giải quyết những trục trặc trầm trọng trong thời đại của chúng ta. Sẽ không khôn ngoan tí nào, nhất là hiện nay, bỏ giờ ra để đặt vấn đề ai là người chịu khổ nhất hay tường trình về những thứ bất công phải chịu đựng, liệt kê các lý do biện minh cho lập luận của mình.
‘Điều này đã từng xẩy ra trong quá khứ, với thành quả phải nói là thất vọng. Cuối cùng thì mọi người đều chịu khổ, và khi một người chịu khổ thì họ trước hết cần phải hiểu người khác trong cùng một trường hợp phải chịu khổ đau như thế nào.
‘Việc nhẫn nại và khiêm tốn đối thoại, đạt được qua việc lắng nghe nhau và có ý muốn thông cảm trường hợp của người khác, đã từng mang lại những thành quả tích cực ở nhiều quốc gia trước đây đã bị bạo lực và hận thù tàn phá. Một chút tin tưởng hơn nữa nơi niềm cảm thương kẻ khác, nhất là những ai bị khổ đau, chỉ có thể mang lại những thành quả lợi ích mà thôi.
‘Ngày nay, nhiều đảng phái đã có lý để yêu cầu có được điều kiện nội tâm này…. Anh chị em thân mến, qua anh chị em, tôi muốn kêu gọi thành phần đồng bào của anh chị em, những con người nam nữ thuộc các niềm tin Kitô Giáo khác nhau, thuộc các tôn giáo khác nhau và tất cả những ai chân thành tìm kiếm hòa bình, công lý và tình đoàn kết bằng việc lắng nghe và thành tâm đối thoại.
‘Tôi muốn nói với tất cả anh chị em rằng: Xin hãy can đảm và tin tưởng kiên tâm! Tôi kêu gọi những ai có trách nhiệm chi phối các b iến cố hãy vun trồng sự cảm thức, mối quan tâm và việc thân thiện là những gì vượt trên những mưu đồ và sách lược, nhờ đó họ có thể xây dựng những xã hội an bình và công chính hơn, thực sự tôn trọng hết mọi người’.
Tôi xin kết thúc lời chào ngắn gọn của tôi bằng việc chúc cho hội nghị này được mọi thành quả. Nhân danh Tòa Thánh, tôi muốn nói lên niềm xác tín mạnh mẽ của tôi là các tôn giáo khác nhau ở Thánh Địa có thể góp phần quan trọng vào việc tái tấu những cuộc thương thuyết hòa bình giữa những người Do Thái và Palestine, chính nhờ việc phát động nơi các phần tử của mình những thái độ đã được tôi đề cập tới trên đây.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
26/3/2007
Viếng lại những chặng đường thánh giá cuối cùng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tháng 3/2005: Ngày 31/3
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Bệnh
trạng của ĐTC GPII càng nguy kịch hơn nữa
Vào lúc 10:15 đêm hôm Thứ Năm 31/3/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa
thánh là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến tin tức về ĐTC GPII như sau:
“Hôm nay ĐTC đã bị sốt nặng do bởi nhiễm trùng đường tiểu. Vấn đề trị liệu kháng
trùng đã được bắt đầu. Tình trạng bệnh lý của ngài đang được theo dõi cẩn thận
bởi nhóm ý khoa của Vatican chăm sóc cho ngài”.
Vào lúc 6 giờ 30 sáng Thứ Sáu, vị giám đốc này lại cho biết thêm:
“Sáng nay tình trạng sức khỏe của ĐTC rất ư là trầm trọng. Chiều hôm qua, 31/3,
như đã được thông báo, sau khi biết được tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, thì
một cơn động xuất nhiễm trùng xẩy ra làm ngưng đọng cơ mạch. Tức thì ĐTC được
nhóm y khoa coi sóc ngài tại phòng riêng của ngài. Tất cả mọi phương pháp về trị
liệu và tim phổi đều đã được sử dụng.
“ĐTC muốn ở tại phòng của ngài là nơi xẩy ra bất cứ điều gì cũng được chăm sóc
đầy đủ. Chiều tối hôm qua, tình trạng bệnh lý của ngài tạm thời được ổn định,
nhưng vài tiếng đồng hồ sau tình hình lại không được khả quan cho lắm.
“Tình hình của ĐTC đang được theo dõi và canh chừng cẩn thận. ĐTC còn tỉnh táo
và bình thản. Hôm qua, vào lúc 7 giờ 17 phút ngài đã lãnh nhận nghi thức cuối
cùng. Vào lúc 6 giờ sáng nay ngài còn đồng tế Thánh Lễ.
“ĐHY Quốc Vụ Khanh và các cộng sự viên thân cận nhất của ĐTC, hiệp lời cầu
nguyện với ngài, đang theo dõi diễn tiến bệnh trạng của ĐTC.
“Đức Giáo Hoàng đang được phục vụ bởi vị bác sĩ riêng của ngài là Renato
Buzzonetti, cũng như bởi hai chuyên viên về ngành tái sinh động, bởi một chuyên
viên về tim, một chuyên viên về tai mũi họng và hai ý tá”.
Bắt đầu buổi
tường trình cho báo chì hôm nay vào lúc 12:30 trưa, vị giám đốc này đã lập lại
hai thông báo về sức khỏ của ĐTC tối hôm qua và sáng hôm nay, và cho biết thêm
những chi tiết mới và trả lời một số câu hỏi. Tuy nhiên, ông quả thực có loan
báo rằng Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh sẽ mở cửa suốt đêm. Ông nói:
“Ngay từ giây phút ban đầu, ĐTC đã được báo cho biết về tình trạng trầm trọng
của bệnh trạng và ngài đã quyết định lưu lại phòng của ngài ở Vatican, nơi mà,
việc giúp đỡ về y khoa còn được bảo đảm đầy đủ và thích hợp. Chiều tối hôm qua
tình trạng sức khỏe của ngài đã tạm ổn để rồi mấy tiếng đồng hồ sau lại biến
chứng.
“Tình trạng của ĐTC được cẩn thận theo dõi. ĐTC tỉnh táo. Vào lúc 7 giờ 17 phút
tối hôm qua ngài đã lãnh nhận các phép cuối cùng. Vào 6 giờ sáng nay ngài muốn
đồng tế Thánh Lễ, thường tại ngay giường của ngài. ĐGH, như quí vị đều biết,
được chăm sóc bởi vị bác riêng riêng của ngài là Renato Buzzonetti, bởi hai
chuyên viên về hồi động, bởi một chuyên viên về tim, bởi một chuyên viên tai mũi
họng và bởi 2 y tá”.
“ĐGH bao giờ cũng tỉnh táo. Sáng nay, vào lúc 6 giờ, ngài đã cử hành Thánh Lễ.
Khoảng 7 giờ 15, biết rằng hôm nay là Thứ Sáu, một ngày ngài có thói quen đi
Đường Thánh Giá, ngài đã xin đọc cho ngài nghe 14 đàng thánh giá. Ngài đã chuyên
chú lắng nghe việc đọc bản văn này và làm dấu Thánh Giá ở mỗi chặng.
“Sau khi xong Đường Thánh Giá, ngài nói ngài muốn nguyện Giờ Kinh Phụng Vụ và
xin đọc Giờ Nguyện Thứ Ba cho ngài.
“Sáng nay tôi đã thấy ngài tiếp một số vị cộng tác viên của ngài, như ĐHY Quốc
Vụ Khanh Angelo Sodano; ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá văn phòng Tổng Vụ; ĐHY
Joseph Ratzinger, trưởng hồng y đoàn; ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư văn phòng
Liên Hệ Chư Quốc; và ĐTGM Paolo Sardi, phó viên thị thần.
“Tình hình hiện nay không thay đổi. Những tình trạng trầm trọng đáng kể vẫn còn
nguyên như thế. Máy thông số về cơ thể chưa ổn định. Áp huyết của ngài vẫn chưa
bình thường. ĐGH vẫn tiếp tục tỉnh táo, hoàn toàn tỉnh táo, tôi phải nói là rất
bình thản.
“Một vài phút mới đây ngài đã xin đóc mấy đoạn Thánh Kinh cho ngài nghe, và ngài
đã chăm chú lắng nghe những gì được đọc cho ngài”.
Trả lời cho câu hỏi liên quan đến việc trở lại bệnh viện, vị giám đốc này cho
biết: “ĐTC, khi được cho biết về thực trạng của bệnh tình, đã xin là nếu thực sự
cần thiết phải trở lại bệnh viện, và ngài đã tin rằng việc chăm sóc về y khoa
đầy đủ cũng có thể được bảo đảm ở Vatican nữa”.
Được hỏi về phản ứng của bản thân ngài với biến cố này, ông đã bảo đảm là “không
gì cần phải để ý tới những cảm tưởng của tôi vào lúc này. Tuy nhiên, đây là một
hình ảnh tôi chưa từng thấy ở nơi đây. Đức Giáo Hoàng tỉnh táo và bình thản lạ
thường”.
Riêng tôi, người dịch và phổ biến tin tức theo VIS của tòa thánh này thì nếu ĐTC
GPII có quả thực tạ thế vào dịp này thì sẽ được Thiên Chúa gọi về vào chính ngày
Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh, ngày Lễ Kính Tình Thương Chúa, lễ ngài đã chính thức
thông báo thiết lập vào lễ ngài phong thánh cho nữ tu Faustina người Balan
30/4/2000. Nếu quả thực xẩy ra như vậy thì lời Chúa Giêsu nói với chị Faustina
rằng: “Từ Balan sẽ vọt lên một tia sáng dọn đường cho lần đến cuối cùng của Cha”
là những gì Chúa cố ý nói về vị giáo hoàng này. Như chị Lucia sau khi hoàn tất
sứ vụ “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” đã qua đời vào ngày Fatima 13 và
vào Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay (hợp với Sứ Điệp Cải Thiện Đời Sống của Fatima)
thế nào, vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng sẽ qua đời vào một ngày ý nghĩa hợp
với sứ vụ và ơn gọi của ngài như thế.