GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 8/3/2007

TUẦN II MÙA CHAY

 

?   “Cùng với việc minh định hợp lý về những thứ quyền lợi của nữ giới còn cần phải thiết định một cảm nhận mới mẻ về những giá trị đích thực của nữ giới giữa lòng của các xã hội nữa”

?  “Cuộc Khủng Hoảng Sự Thật Về Con Người”

? “NGƯƠI ĐANG Ở ĐÂU?” (Genesis 3:9)

 

 

 

?  “Cùng với việc minh định hợp lý về những thứ quyền lợi của nữ giới còn cần phải thiết định một cảm nhận mới mẻ về những giá trị đích thực của nữ giới giữa lòng của các xã hội nữa”.

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với khóa họp thứ 51 của Ủy Ban Về Vị Thế của Nữ Giới hôm Thứ Sáu 2/3/2007

 

Về Khoản 3 (a) (i):

 

Kiểm điểm Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Tư Về Nữ Giới và khóa họp đặc biệt lần 23 của Tổng Hội Đồng mang tựa đề “Nữ Giới Năm 2000: bình đẳng về giống tính, việc phát triển và vấn đề hòa bình cho thế kỷ 21”: Vấn đề áp dụng các mục tiêu và hoạt động sách lược ở những vùng cần quan tâm đặc biệt, cũng như những hoạt động và những khởi động hơn nữa trong việc loại trừ đi tất cả mọi hình thức kỳ thị và bạo lực phạm đến trẻ nữ.

 

Nữu Ước ngày 2/3/2007,

 

Thưa Bà Trưởng Ban.

 

Nhân dịp khóa họp thứ 51 của Ủy Ban Về Vị Thế của Nữ Giới, đại biểu tôi hoan nghênh việc tiến bộ đạt được cho nữ giới trong những năm qua và hy vọng rằng nhữn g thành đạt tích cực ở lãnh vực này sẽ tiếp tục thiết lập một nền tảng lành mạnh và vững chắc cho tương lai.

 

Tuy nhiên, thật là vô lý khi mà cảm quan về các vấn đề của nữ giới có vẻ mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì thế giới hiện nay lại buộc phải đương đầu với những hình thức mới về bạo lực và nô lệ đặc biệt nhắm đến nữ giới.

 

B ởi thế, thật là thích đáng việc Ủy Ban này đã chọn năm nay theo đề tài ưu tiên của mình là “Việc loại trừ đi tất cả mọi hình thức kỳ thị và bạo lực phạm đến trẻ nữ”. Hằng ngày, những thứ vi phạm đến  những quyền lợi của nữ giới, vị thành niên, và thanh nữ đã xẩy ra, thậm chí còn được chấp nhận ở nhiều lãnh vực. Nữ giới phải gánh chịu việc mãi dâm trẻ em trên thế giới, việc khai thác tình dục, việc lạm dụng, việc hành hung trong gia đình, việc lao động trẻ em và việc buôn người. Việc mậu dịch tình dục quốc tế đã trở thành một kỹ nghệ quan trọng làm ô nhục như hầu hết bất cứ việc mạo phạm nào đối với nữ giới trước đó. Việc buôn bán này thường xẩy ra trong âm thầm vì nó được coi như là một phần thuộc về những quyền được cho là tự do dân chủ, và nó được cắm rễ quá sâu ở nhiều nơi hay có quá nhiều lợi lộc để tranh đấu, bởi vậy đại biểu tôi có lời ca ngợi những quốc gia ấy và những tổ chức đã dấn thân trong những thời gian gần đây trong việc chiến đấu và gây chú trọng tới cái tai họa này.

 

Việc đối xử tồi tệ với nữ giới là một thực tại kiên cố lâu đời ở nhiều nơi, và việc bất chấp tuổi tác cùng tính cách mềm yếu đặc biệt của những người con gái trẻ trung là những gì thật là đáng ghê tởm. Nếu chúng ta muốn  dấn thân vào một tiến trình khả trợ trong việc ngăn  chặn và lật ngược hiện tượng ấy, các dân tộc và các nền văn hóa cần phải tìm thấy một nền  tảng chung có thể an toàn chống đỡ những mối liên hệ của con người ở khắp mọi nơi vì chúng ta có cùng một nhân tính. Vẫn rất cần phải nỗ lực chấp nhận phẩm vị và giá trị bẩm sinh của hết mọi người, đặc biệt là thành phần mềm yếu nhất trong xã hội, trẻ em của chúng ta và tất cả những em gái trong số họ.

 

Chúng ta cũng cần phải thận trọng khảo sát xem tại sao nữ giới, nhất là nữ giới trẻ trung lại quá đễ dàng bị tổn thương như thế. Điều này dường như là vì vị thế thứ yếu giành cho nữ giới ở một số nơi cũng như đặc biệt cho những em thơ nhi nữ. Ở một số truyền thống địa phương, các em được cho là một gánh nặng về tài chính và vì vậy cần phải loại trừ ngay trước khi vào đời. Như thế, việc phá thai, thường được coi như một dụng cụ của việc giải thoát, thảm thương thay lại được nữ giới sử dụng để phạm đến nữ giới.

 

Ngay cả những em nữ nhi được phép sống sót đôi khi họ được coi như thể họ là một thứ sở hữu cần phải loại trừ đi sớm bao nhiêu có thể. Điều này xẩy ra ở nhiều phần đất trên thế giới, bởi những truyền thống tổn thương quyền lợi xa lạ với những gì cần phải trở thành một môi trường thuận lợi phổ quát và an toàn nuôi dưỡng các em gái. Ngoài những đường giây buôn người vẫn thường đang phát triển, thậm chí tổ chức hôn nhân đôi khi được mạo dụng để tạo cơ hội an toàn cho việc khai thác tình dục và lao công nô lệ bằng những gì được coi là “những cô dâu đặt hàng” hay “những cô dâu tạm thời”.

 

Việc buôn bán đưa tới vấn đề khai thác và lợi hưởng nữ giới là những gì trở thành một động cơ thúc đẩy theo chiều hướng này. Không ai hưởng lợi từ việc làm này ngoại trừ c hính thành phần buôn người và thành phần thân chủ. Để chấm dứt việc vi phạm nhân quyền của thành phần nữ giới và nữ nhi bị buôn bán này, việc cảm thương nỗi khốn khó thảm thương của họ chưa đủ; trái lại, cần phải đặt vấn đề thị trường đáp ứng những đòi hỏi làm cho việc buôn bán này hiện thực và khả lợi. Bởi vậy, nếu lý do sâu xa của vấn đề phạm đến nữ giới và nữ nhi hầu như là vì định kiến về văn hóa, vì việc khai thác và vì lợi lộc, thì cơ cấu nào cần phải nhúng tay can thiệp để chế ngự tình trạng ấy?

 

Đây là một vấn đề hiển nhiên về nhân quyền, vì thành phần nữ giới bị bán buôn có quyền hạn đối với sự sống và phẩm bị bị vi phạm của họ. Vấn đề sức khỏe, tự do và an ninh, tất cả đều bị tổn thương trong những trường hợp như vậy, chưa nói gì tới những quyền  lợi phổ quát liên quan tới việc đối xử tra tấn, bạo hành, tàn ác và đê hèn. Đối với thành phần nữ giới trẻ trung, cũng có thể là vấn đề bị ép hôn, đến việc vi phạm tới quyền được họ chành, đến quyền được làm việc và quyền được tự quyết.

 

Chúng ta cũng không được hạn chế những thứ phức tạp của việc buôn người vào một số ít luật lệ hay tục tệ xã hội, vào việc thiết lập trại tạm cư đây đó, và vào việc tái hội nhập xã hội thành phần nữ giới trong cuộc. Cần phải tìm kiếm những đường lối để họ trở về với gia đình một cách an toàn và không cảm thấy hổ thẹn, chứ đừng chỉ cho họ hồi hương thôi; và nếu nữ giới quyết định ra ngoại quốc làm việc thì họ có thể làm như thế một cách an toàn.

 

Việc nâng cao ý thức là cách thức giản dị và hiệu nghiệm trong việc chiến đấu với hiện tượng này ở cấp độ địa phương. Những làng mạc là nơi vấn đề tìm kiếm công ăn việc làm ở đâu khác thì cộng đồng cần phải biết làm thế nào để công khai giải quyết những nguy cơ có thể xẩy ra cho con người trẻ của mình. Những tổ chức có tiếng tốt có thể hỗ trợ các cộng đồng ấy nơi vấn đề này. Những chín h trị gia địa phương và quốc gia cũng cần phải đặt vấn đề này vào những chính sách của mình.

 

Việc cổ võ nữ giới sẽ đạt thành khôn g phải chỉ bằng việc minh định hợp lý về những thứ quyền lợi của nữ giới. Cùng với việc minh định này còn cần phải thiết định một cảm nhận mới mẻ về những giá trị đích thực của nữ giới giữa lòng của các xã hội nữa.

 

Xin cám ơn Bà Trưởng Ban


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/3/2007

 

 

TOP

 

 

?  “Cuộc Khủng Hoảng Sự Thật Về Con Người”

 

Phỏng Vấn Viện Trưởng Giáo Hoàng Đại Học Viện Thánh Giá 

 

Cuộc khủng hoảng về nhân loại học là căn nguyên của chiều hướng tục hóa hiện  nay. Đó là nhận địn h chung của Đức Ông viện trưởng Mariano Fazio, vị gần đây viết cuốn sách do Rialp xuất bản, đó là tác phẩm "Historia de las ideas contemporáneas. Una lectura del proceso de secularización" – “Lịch Sử của Những Tư Tưởng Hiện Đại: Một Nhận Định về Tiến  Trình Tục Hóa”. Ngài là giáo sư lịch sử về các chủ thuyết chính trị và là tác giả của một số những tác phẩm về triết lý và lịch sử. 

 

Vấn:    Phải chăng vấn đề tục hóa là một tiến trình tất yếu có tính cách tiêu cực?

 

Đáp:   Luận đề của tác phẩm này là ở chỗ khẳng định rằng có hai tiến trình tục hóa: một tiến trình mạnh là tiến trình được đồng hóa với việc khẳng định quyền tự động tuyệt đối của con người, tách khỏi bất cứ liên hệ nào với một thẩm quyền  siêu việt.

 

Theo quan điểm Kitô Giáo – chẳng những theo quan điểm Kitô Giáo mà còn theo quan điểm nhân loại học nữa – thì đó là một tiến trình có tính cách rất tiêu cực, vì không thể hiểu được con người nếu nơi con người thiếu tính cách hướng về siêu việt thể.

 

Tuy nhiên, còn có một tiến trình tục hóa khác, một tiến trình được tôi gọi là “de-clericalization”, một tiến trình bao gồm việc nhận thức quyền tự lập tương đối của trần thế mà theo tôi có tính cách Kitô Giáo sâu xa.

 

Cái phân biệt này – không phải là tình trạng hoàn toàn tách biệt – cần phải được thiết lập giữa lãnh vực tự nhiên và siêu nhiên, và giữa các quyền lực về chính trị và về tinh thần. Nói cách khác, cần phải liên kết với vấn đề ‘trả về cho Cêsa những gì của Cêsa và cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa’.

 

Nếu tiến trình thức nhất có thể được đồng nghĩa với chủ nghĩa thế tục, thì tiến trình thứ hai là việc xác nhận tính cách trần thế.


Vấn:    Tác phẩm của Đức Ông về những tư tưởng hiện đại dường như đồng hóa tư tưởng hiện đại với văn hóa Tây Phương. Có phải là như vậy hay chăng?

 

Đáp:   Tôi tin rằng không thể nào hiểu được văn hóa Tây Phương nếu bỏ Kitô Giáo ra ngoài. Hai tiến trình được nói đến trên đây cho thấy có một mối liên hệ trực tiếp tới sự hiện  diện của Kitô Giáo nơi lịch sử các xã hội của chúng ta.

 

Không thể nói về Voltaire, Nietzsche hay Marx mà lại không đề cập tới chủ trương của họ về mạc khải Kitô Giáo. Nơi mối liên hệ này, tiến trình tục hóa có đặc tính của một thứ văn hóa có nguồn gốc Kitô Giáo, như tiến trình tục hóa Tây Phương. Ở các nền văn hóa khác xẩy ra những tiến trình khác nhau, và những yếu tố của tiến trình tục hóa đang xẩy ra ở Á Châu hay Phi Châu lại bắt nguồn từ Tây Phương.

 

Vấn:    Theo Đức Ông thì chủ nghĩa giải phóng, chủ nghĩa duy quốc và tinh thần khoa học là “những thứ tôn giáo thay thế”. Phải chăng việc chúng lại có thể đồng hiện hữu với tôn giáo là những gì không thể nào xẩy ra?

 

Đáp:   Những ý hệ làm nên đặc tính của thế kỷ 19 và 20 cho rằng chúng là những dẫn giải trọn vẹn về con người và về định mệnh của họ.

 

Theo ý nghĩa ấy thì chúng bất tương hợp với tôn giáo là cơ cấu cũng cố gắng cống hiến việc dẫn giải trọn vẹn về thế giới này.

 

Tuy nhiên, những ý hệ được đề cập tới trong cuốn sách của tôi không đồng nhất với nhau, và có mộït số quan điểm nhẹ nhàng hơn trong việc chúng không quá phản nghịch lại với tôn  giáo.

 

Trong cuốn sách của mình, tôi cố gắng nhẹ nhàng trình bày về những thứ ý hệ ấy, mặc dù tôi thẳng thắn chỉ trích những thứ nhân loại học suy yếu vốn là nền  tảng của chúng.

 

Vấn:    Thế giới hiện đại tiếp tục là một tình trạng khủng hoảng. Phải chăng nó chỉ là một cuộc khủng hoảng về nhân loại học?

 

Đáp:   Tôi tin rằng cuộc khủng hoảng hiện nay là một cuộc khủng hoảng sự thật về con người; bởi thế các Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI mới đặt tin tưởng vào lý trí là năng có thể đạt tới những sự thật khách quan và qui phạm.

 

Tôi tin rằng huấn quyền của Đức Gioan Phaolô II có thể được trìn h bày như là một nỗ lực để bày tỏ vẻ đẹp của sự thật về con người. Theo Thôn g Điệp “Đức Tin và Lý Trí” thì có thể b iết được sự thật; Theo Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lý” thì có thể sống sự thật; và theo Thông Điệp “Sứ Vụ của Đấng Cứu Chuộc” thì có thể truyền bá sự thật.

 

Vị đương kim Giáo Hoàng đã thực hiện  nhiều nỗ lực để giúp chúng ta khám phá thấy luật tự nhiên là luật làm sáng tỏ những vấn đề trục trặc chính yếu của nền văn hóa hiện đại, đó là gia đình, sự sống, hòa bình, đối thoại liên văn hóa v.v.

 

Vấn:    Dự án của Đức Gioan Phaolô II về một trật tự mới của thế giới đã diễn tiến ra sao?

 

Đáp:   Dự án của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về trật tự mới của thế giới được hình thành một cách ngắn gọn và rõ ràng trong bài diễn văn ngài ngỏ cùng Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 1995.

 

Vị Giáo Hoàng này đã nói ở đó về mối hiệp nhất thiết yếu của nhân loại, về tình trạng căng thẳng về nhân loại học giữa việc hướng về hoàn vũ với cái căn tính chuyên biệt, một căng thẳng cần phải được sống một cách thanh thản quân  bình.

 

Ngài cũng nhấn mạnh đến việc hiện hữu của một thứ trật tự khách quan v ề luân lý là trật tự bao gồm vấn đề tôn trọng tính cách toàn vẹn của các thứ nhân quyền.

 

Tiếc thay, từ năm 1995 tới nay, chúng ta đã thấy rằng những biến cố lịch sử cụ thể đã tiến theo một chiều hướng khác.

 

Tuy nhiên , trong bài diễn văn ấy, ngài cũng tỏ ra hết sức tin tưởng vào Thiên Chúa cũng như vào con người, thành phần bao giờ cũng có khả năng quay trở về với đường ngay nẻo chính. Hiện nay đang có một cuộc chiến về văn hóa giữa những ai chủ trương một nhãn quan toàn vẹn về con người, và những ai bắt đầu từ những chủ trương gia giảm.

 

Tôi tin rằng vẻ đẹp sự thật về con người sẽ thắng vượt, vì chúng ta đang cảm thấy những triệu chứng kiệt quệ của một môi trường sống theo chủ nghĩa hoang đường và chủ nghĩa tương đối.

Tóm lại, tất cả mọi sự đều lệ thuộc vào việc con người nam nữ hiện đại biết sử dụng tự do là tặng ân cao cả nhất của Thiên Chúa về lãnh vực tự nhiên.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/2/2007

 

 

TOP

 

 

? “NGƯƠI ĐANG Ở ĐÂU?” (Genesis 3:9)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Hiện trạng tâm linh

Theo Sách Khởi Nguyên, sau khi nguyên tổ phạm tội ăn trái cấm liền thấy mình trần truồng (xem Genesis 3:7), và nhất là sau khi biết được việc làm sai trái của mình đụng đến Thiên Chúa Hóa Công (xem Genesis 3:8), hai nguyên tổ liền ẩn mình đi để tránh đối diện với Đấng đã truyền cho họ không được làm những gì họ vừa làm như chính họ cũng ý thức thấy trước khi hành động (xem Genesis 2:16-17, 3:3).

Chính lúc con người nhận thấy mình có lỗi song lại không dám đối diện với sự thật ấy mà Thiên Chúa mới xuất hiện, hay mới lên tiếng, để nhắc nhở họ, hầu mang họ về với sự thật, sự thật làm người: “Ngươi đang ở đâu?”

Không phải vì Thiên Chúa muốn biết con người đang ở đâu mà Ngài đã lên tiếng hỏi họ như thế. Ngài thừa biết họ ở chỗ nào rồi. Bởi thế lời Ngài nói đã lọt ngay vào tai của họ, vào đúng chỗ họ đang trốn ẩn, khiến họ không thể không lên tiếng đáp lại rằng: “Tôi đã nghe thấy tiếng của Ngài trong vườn…” (Genesis 3:10).

Thật vậy, khi đặt vấn đề với con người đang muốn lẩn trốn sự thật “Ngươi đang ở đâu?”, Thiên Chúa chỉ muốn nhắc nhở họ về sự thật làm người của họ đối với Ngài cũng như đối với thiên nhiên tạo vật được Ngài trao phó cho họ trông coi và quản trị (xem Genesis 1:28) mà thôi. “Ngươi đang ở đâu?” đây nghĩa là “Ngươi là ai?”, “Ngươi đã làm gì vậy?”, “Tại sao ngươi lại trốn Ta?”, "Ngươi muốn gì đây?"

Đúng thế, nếu con người thực sự biết mình là ai, họ đã không dám tự động muốn lên bằng Thiên Chúa (xem Genesis 3:5-6), bằng việc ngang nhiên làm trái với lệnh truyền của Ngài, coi trọng ý riêng của mình hơn là Thánh Ý toàn thiện và toàn tri của Ngài.

Tuy nhiên, tự mình, con người chắc không dám tiến đến chỗ ngang nhiên làm trái với Thánh Ý của Thiên Chúa Hóa Công. Sự việc nguyên tội chỉ xẩy ra sau khi rắn quỉ Satan xuất hiện đánh lừa họ mà thôi (xem Genesis 3:13). Tội của nguyên tổ ở đây không phải chỉ ở chỗ dám làm trái với Thánh Ý tối thượng của Thiên Chúa, mà nhất là ở chỗ không tin tưởng lời Ngài bằng lời của ma quỉ, tức coi trọng ma qủi hơn Thiên Chúa Hóa Công của mình.

Đó là lý do, vấn đề “Ngươi đang ở đâu?” đây, như Thiên Chúa dường như muốn vạch cho con người thấy, còn có nghĩa là con người chẳng những đã mất đi vị thế làm chủ tể thiên nhiên tạo vật hữu hình của mình, mà còn mất đi cả phẩm giá làm con cái của Ngài nữa, ở chỗ, họ đã trở thành nô lệ cho Satan là cha của họ (xem John 8:44), trở thành tôi tớ cho tội lỗi (xem John 8:34; Rôma 7:14) và bị giam nhốt trong chính ngục tù bản thân mình, đến nỗi, những gì tốt muốn làm cũng không được và những gì xấu lại đâm đầu làm (xem Rôma 7:15,19).

Đến đây chúng ta mới có thể được phần nào ý nghĩa sâu nhiệm của dự án và công cuộc cứu chuộỉc của Thiên Chúa Hóa Công, Đấng muốn cứu chuộc con người bằng Mạc Khải Thần Linh, tức bằng việc tỏ mình ra cho họ, bắt đầu từ trong Cựu Ước nơi dân Do Thái, nhất là qua Đức Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể, Đấng Thiên Sai được Ngài hứa sai đến như “ánh sáng thế gian” (John 8:12), “ánh sáng chiếu trong tăm tối” (John 1:5), “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đã đến trong thế gian” (John 1:9), để, như chính Đấng Thiên Sai khẳng định: “Ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối, song sẽ được ánh sáng sự sống” (John 8:12).

Như thế, nếu Thiên Chúa muốn cứu chuộc con người bằng Mạc Khải Thần Linh, bằng đường lối chiếu ánh sáng Lời Nhập Thể của Ngài trên con người tội lỗi, thì vấn đề “Ngươi đang ở đâu?” đây chính là tình trạng con người đang “ngồi trong tăm tối và trong bóng dáng sự chết” (Luke 1:79), một thứ “tối tăm” và “bóng dáng sự chết” cần phải được đánh tan và chỉ có thể bị xua tan bằng chính “ánh sáng chân thật” là Chúa Kitô mà thôi. Thực tế cho chúng ta thấy, bởi hậu quả nguyên tội, đã là người, chúng ta ai cũng thực sự cảm thấy mình bị "ngồi trong tối tăm" về tri thức, và "ngồi trong bóng dáng sự chết" về ý chí yếu nhược và đam mê tội lỗi.

Tuy nhiên, “ánh sáng thế gian”, “ánh sáng chân thật” đây không phải chỉ có công dụng là xua tan “tối tăm” và “bóng dáng sự chết”, tức công dụng cứu chuộc về phương diện tiêu cực mà thôi, còn bao gồm cả chính công dụng thánh hóa nữa, tức công dụng làm cho con người, như Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành khẳng định: “được sự sống và là một sự sống viên mãn” (John 10:10). Vì Chúa Kitô không phải chỉ là “Sự Sống Lại” (liên quan đến ý nghĩa cứu chuộc) mà còn là “Sự Sống” (liên quan đến ơn thánh hóa).

Thật ra, khi thực hiện công cuộc cứu chuộc (redemption), đúng hơn, khi thực hiện công cuộc cứu độ (salvation) đối với con người, Thiên Chúa đã, cùng một lúc, xua tan tối tăm nơi con người và ban sự sống cho con người rồi, bởi vì, “ánh sáng” Ngài chiếu soi trên con người và vào nơi “Ngươi đang ở đâu?” của họ chính là “ánh sáng sự sống” (John 8:12), hay ánh sáng ban sự sống, ánh sáng làm cho con người sống cũng thế. Đó là lý do Chúa Giêsu đã khẳng định về thành phần tin vào Người là “đã vượt qua sự chết mà vào sự sống” (John 5:24), tức thành phần là “những ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa” (John 1:12).

Chính vì dự án và công cuộc cứu độ con người ở chỗ ban cho con người được quyền làm con cái Thiên Chúa như thế mà vấn đề “Ngươi đang ở đâu?” chính là vấn đề cho thấy con người đang sống cuộc đời hoang đàng xa cha, giống hệt như tình trạng của đứa con phung phá gia tài của cha đã không tiếc nuối thân phận làm con của mình cho bằng nghĩ đến người cha dấu ái (xem Luke 15:12-24).

Phải, tất cả mọi thứ tội lỗi đều mang tính cách lầm lạc, đều là những gì không thật, không đúng, sai lầm, tối tăm. Do đó, muốn thoát khỏi tình trạng tối tăm, điều kiện tiên quyết đó là con người không được sợ ánh sáng, có thế, “ánh sáng sự sống” mới “giải phóng” họ (xem John 8:32), như trường hợp của người trưởng ban thu thuế lùn tên Giakêu, dù tội lỗi cũng vẫn mon men đến gần ánh sáng là Chúa Kitô, bằng cách trèo lên cây sung để nhìn thấy Người, nhất là đã không thẹn thùng đón tiếp Người về nhà mình, và tỏ lòng thống hối lỗi lầm, nhờ đó đã xứng đáng nghe lời Chúa Kitô tuyên bố: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến với nhà này” (Luke 19:9).

Tìm đường vượt thoát

Một trong những triệu chứng cho thấy rằng chúng ta đang lầm đường lạc hướng, đó là tâm trạng bất an của chúng ta, đó là thái độ bất mãn của chúng ta, đó là cuộc đời bất hạnh của chúng ta, đó là cái vòng luẩn quẩn của con người phàm tục liên quan đến tham vọng tìm kiếm tất cả những gì thuần tự nhiên và thế tục của họ, tức liên quan đến vị trí “Ngươi đang ở đâu?” của họ.

Tại sao con người lại có những triệu chứng bất an, bất mãn và bất hạnh liên quan đến vị trí “Ngươi đang ở đâu?” của họ như thế, nếu không phải chúng là những gì cho thấy thực tại rất chân thật sau đây:

Con người được dựng nên cho Chúa và hướng về chân-thiện-mỹ, nên chỉ có một mình Ngài mới là hạnh phúc chân thực và tuyệt đối cho họ mà thôi, một khi họ chưa gặp được Ngài hay còn tìm kiếm những gì không phải là Ngài hoặc ngoài Ngài, họ sẽ chỉ rước họa vào thân; thế nhưng, nếu họ biết lợi dụng cái họa tạm thời này như một dấu chỉ thời đại, như tiếng Thiên Chúa cảnh giác họ “Ngươi đang ở đâu?”, thì, như một cái điện thoại bỏ túi, (miễn là chưa hoàn toàn hỏng không xài được nữa), cho dù có off không mở, hay hết cục điện (pin), hoặc mở (on) song lại ở trong chỗ quá ồn ào, cuối cùng con người vẫn có thể nghe được tiếng Thiên Chúa nhắc nhở “Ngươi đang ở đâu?” để có thể đáp lại tiếng của Ngài. Bằng cách nào?

Ở chỗ ý thức được mình là “Ngươi đang ở đâu?” Bằng không, cho dù có bản đồ trên xe và có dừng xe lại để coi bản đồ đi nữa, con người vẫn không thể nào tìm được hướng đi, trong khi thấy rõ được nơi mình muốn đến trên bản đồ. Không phải chúng ta đã nhiều lần dừng cuộc đời quay cuồng bận rộn của mình lại, bằng việc tham dự các cuộc tĩnh tâm, xưng tội v.v. hay sao? Không phải chúng ta cũng đã từng coi lại tấm bản đồ linh hướng, bằng cách đọc Lời Chúa, nghe huấn đức trong các cuộc tĩnh tâm, bàn hỏi chuyện tâm hồn v.v. hay sao?

Việc chúng ta biết dừng chân tĩnh tâm cũng như việc chúng ta chịu khó xem lại bản đồ linh hướng này là những gì chứng tỏ chúng ta cảm thấy mình bị lạc đường và muốn tìm đường đến đích điểm của mình. Thế nhưng, một con người bị lạc đường như chúng ta, cho dù có dừng xe lại để xem bản đồ và có thấy được nơi cần phải tới trên bản đồ đi nữa, chúng ta cũng sẽ không thể nào đến được nơi muốn đến, trái lại, chúng ta sẽ vẫn cứ tiếp tục cuôc hành trình sai lạc rất nguy hiểm của mình, nếu chúng ta không biết được vị thế “Ngươi đang ở đâu?” của chúng ta trên tấm bản đồ linh hướng ấy.

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ