GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 10/4/2007 BÁT NHẬT PHỤC SINH |
? “Trong cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, tình yêu đã tỏ ra mạnh hơn sự chết, mạnh hơn sự dữ. Tình yêu làm cho Chúa Kitô đi xuống, và tình yêu cũng là quyền năng làm cho Người đi lên”.
? “Việc tôn trọng tôn giáo nghĩa là tôn trọng những ai đã chọn theo tôn giáo ấy và thực hành tôn giáo ấy một cách tự do an lành, ở nơi riêng cũng như chung, một cách cá nhân cũng như cộng thể”.
? “Đau Khổ cuối cùng chỉ hành khổ hết mọi người thôi”.
“Trong cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, tình yêu đã tỏ ra mạnh hơn sự chết, mạnh hơn sự dữ. Tình yêu làm cho Chúa Kitô đi xuống, và tình yêu cũng là quyền năng làm cho Người đi lên”.
ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Vọng Phục Sinh 7/4/2007 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Anh Chị Em thân mến!
Từ thời cổ xưa, phụng vụ ngày Lễ Phục Sinh đã được bắt đầu bằng những lời này: Resurrexi et adhuc tecum sum – Con đã sống lại và vẫn ở với Cha; tay của Cha đã chạm đến Con. Phụng vụ thấy rằng đó là những lời đầu tiên do Người Con nói cùng Cha sau cuộc phục sinh của Người, sau khi Người từ đêm tối của sự chết trở về với thế giới của kẻ sống. Tay của Cha ở trên Người cho dù vào đêm ấy, nhờ đó Người đã sống lại.
Những lời này được trích từ Thánh Vịnh 138 là nơi những lời ấy mang một ý nghĩa khác. Bài Thánh Vịnh này là một bài ca ngỡ ngàng trước sự toàn năng và toàn hữu của Thiên Chúa, một bài thánh ca tin tưởng vào Vị Thiên Chúa không bao giờ để cho chúng ta buông khỏi bàn tay của Ngài. Mà tay của Ngài là bàn tay tốt lành. Thánh Vịnh Gia tự mình mường tượng thấy cuộc hành trình tiến tới những nơi xa thẳm nhất của vũ trụ càn khôn – và những gì xẩy ra cho ông? ‘Nếu tôi lên trời thì Ngài ở đó! Nếu tôi xuống âm phủ thì Ngài cũng có đó! Nếu tôi cất cánh bay đến ở những hải đảo xa xăm nhất thì cho dù là ở đó bàn tay của Ngài cũng vẫn dẫn dắt tôi, và tay Ngài sẽ gìn giữ tôi. Nếu tôi nói rằng chung quanh tôi chỉ có tối tăm… thì cho dù tăm tối cũng không tối tăm trước nhan Ngài…; vì tối tăm là ánh sáng đối với Ngài’ (Ps 138[139]:8-12).
Vào ngày Lễ Phục Sinh, Giáo Hội nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện cuộc hành trình này cho tới tận cùng vũ trụ vì chúng ta. Trong Thư gửi cho Giáo Đoàn Êphêsô, chúng ta đọc thấy rằng Người đã xuống sâu trong lòng đất, và Đấng đã xuống này cũng là Đấng đã lên trên các tầng trời, để Người có thể hoàn thành tất cả mọi sự (x 4:9ff). Bởi thế, nhãn quan của bài Thánh Vịnh này đã trở thành thực tại. Trong cái bóng tối bất khả thấu của sự chết Chúa Kitô đã xuất hiện như ánh sáng – đêm đã trở thành rạng rỡ như ban ngày và tối tăm trở nên như ánh sáng. Bởi vậy mà Giáo Hội mới có lý để coi những lời tạ ơn và tin tưởng này như là những lời được Chúa Kitô Phục Sinh thưa cùng Cha của Người: ‘Vâng, Con đã hành trình cho tới tận cùng trái đất, cho tới vực thẳm của sự chết, và đã mang đến cho họ ánh sáng; giờ đây Con đã sống lại và Con vĩnh viễn được bàn tay Cha gìn giữ’ Thế nhưng, những lời này của Chúa Kitô Phục Sinh thưa cùng Cha cũng đã trở thành những lời Chúa Kitô muốn nói với chúng ta: ‘Thày đã sống lại và giờ đây Thày vẫn ở với các con’, Người đang nói với từng người chúng ta. Bàn tay của Thày gìn giữ các con. Bất cứ các con sa ngã ở chỗ nào thì các con cũng vẫn luôn rơi vào bàn tay của Thày. Tôi hiện diện thậm chí ở ngay cả ngưỡng cửa sự chết. Nơi nào không có ai hộ tống con xa hơn nữa, và ở đâu con chẳng mang lại gì, thì ngay ở đó Thày đang đợi chờ con, và vì con mà Thày biến tối tăm thành ánh sáng’.
Những lời này của bài Thánh Vịnh ấy, đọc như là một cuộc đối thoại giữa Chúa Kitô Phục Sinh và chính chúng ta, cũng giải thích cho thấy những gì xẩy ra nơi Phép Rửa. Phép Rửa không phải chỉ là một bể nước , một cuộc thanh tẩy. Nó không phải chỉ là trở thành phần tử của một cộng đồng. Nó là một cuộc tái sinh. Một khởi điểm mới trong cuộc đời. Đoạn Thư gửi Giáo Đoàn Rôma chúng ta vừa đọc nói bằng những lời đầy huyền nhiệm rằng nơi Phép Rửa chúng ta đã được ‘tháp nhập’ vào Chúa Kitô nhờ nên giống như cái chết của Người. Nơi Phép Rửa, chúng ta hiến mình cho Chúa Kitô – Người đã liên kết chúng ta với Người, để chúng ta không còn sống cho chính mình mà là sống nhờ Người, với Người và trong Người; để chún g ta sống với Người và nhờ đó cho kẻ khác. Nơi Phép Rửa, chúng ta kký thác bản thân mình, chúng ta phó mặc sự sống của chúng ta trong tay Người, và do đó chúng ta có thêånói như Thánh Phaolô là ‘không phải tôi là người sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi’. Nếu chúng ta hiến thân mình như thế, nếu chúng ta thực sự chấp nhận chết đi cho chính mình, thì có nghĩa là biên giới giữa sự chết và sự sống tuyệt đối biến mất. Thánh Phaolô đã nói rất rõ ràng với chúng ta về điều này trong Thư gửi Giáo Đoàn Philiphê rằng: ‘Đối với tôi sống là Chúa Kitô. Để được ở với Người b ằng cách chết đi là một thắng lợi. Thế nhưng, nếu tôi vẫn còn sống trong cuộc đời này thì tôi vẫn còn lao nhọc một cách tốt đẹp. Và tôi bị dồn ép giữa hai điều. Một là ra đi – bằng việc bị xử quyết – và một đàng được ở với Đức Kitô; đằng nào tốt hơn. Thế nhưng ở lại trên trần gian này thì cần thiết cho anh em hơn’ (cf 1:21ff). Về cả hai mặt của biên giới sự chết, Thánh Phaolô ở với Chúa Kitô – không còn một sự khác biệt thực sự nào hết. Phải, thật thế: ‘Đằng sau và đằng trước Ngài vây lấy tôi, bàn tay của Ngài chạm đến tôi’ (Ps 138[139]:5). Thánh Phaolô đã viết cho Tín Hữu Rôma rằng: ‘Không ai… sống cho chính mình và không ai chết cho chính mình… Dù chúng ta sống hay dù chúng ta chết, chúng ta đều thuộc về Chúa’ (Rm 14:7ff).
Quí ứng sinh lãnh nhận Phép Rửa thân mến, đây là những gì mới mẻ về Phép Rửa: đời sống của chúng ta giờ đây thuộc về Chúa Kitô và chúng ta không còn sống cho chính mình nữa. Bởi thế chúng ta sẽ không bao giờ bị cô độc, ngay cả trong sự chết, thế nhưng luôn ở với Đấng hằng sống đến muôn đời. Nơi Phép Rửa, cùng với Chúa Kitô, chúng ta đã làm cho cuộc hành trình vũ trụ này tiến tới tận đáy vực của chết chóc. Ở bên cạnh Người, đúng hơn được tình yêu Người lôi kéo, chúng ta được thoát khỏi sợ hãi. Ngài đang bao bọc chúng ta và chở chúng ta đến bất cứ nơi nào chúng ta tới – Người là chính Sự Sống.
Một lần nữa chúng ta hãy trở về với đêm Thứ Bảy Tuần Thánh. Trong Kinh Tin Kính chúng ta đọc về cuộc hành trình của Chúa Kitô là Người ‘đã xuống ngục tổ tông’. Những gì đã xẩy ra vào lúc ấy? Vì chúng ta không biết gì về thế giới xủa kẻ chết, chúng ta chỉ có thể tưởng tượng việc Người vinh thắng sự chết bằng sự giúp đỡ của các hình ảnh là những gì vẫn rất ư là thiếu hụt. Tuy nhiên , dù có thiếu hụt đi nữa, chúng vẫn có thể giúp chúng ta hiểu được một điều gì đó về mầu nhiệm này. Phụng vụ áp dụng cho việc Chúa Giêsu đi xuống bóng đêm của sự chết những lời này của bài Thánh Vịnh 23[24]: ‘Ôi các cổng, hãy ngẩng đầu lên; Ôi cửa ngàn xưa hãy nâng mình lên nữa!’ Các cổng của sự chết đã đóng lại, không ai có thể từ đó trở lại được nữa. Không có chìa khóa nào cho các cửa sát ấy. Thế nhưng Chúa Kitô lại có chìa khóa. Thánh Giá của Người mở rộng cánh cửa sự chết, những cửa kiên cố. Chúng không còn bị cửa đóng then gài nữa. Thán h Giá của Người, tình yêu trọn vẹn của Người, là chìa khóa mở chúng. Tình yêu của Đấng mặc dù là Thiên Chúa cũng đã hóa thân làm người để chết đi – tình yêu ấy c ó quyền lực để mở các cửa ấy ra. Tình yêu này mạnh hơn sự chết. Những hình ảnh Phục Sinh của Giáo Hội Đông Phương cho thấy Chúa Kitô đã làm thế nào để tiến vào thế giới của kẻ chết. Người đã mặc ánh sáng, vì Thiên Chúa là ánh sáng. ‘Đêm sáng như ban ngày, tối tăm như ánh sáng’ (x Ps 138[139]:12). Khi tiến vào thế giới của kẻ chết, Chúa Giêsu mang các dấu thánh, những dấu hiệu khổ nạn của Người: các vết thương của Người, nỗi khổ đau của Người, đã trở nên quyền uy mãnh lực: chúng là tình yêu chế ngự sự chết. Người đã gặp Adong cùng với tất cả mọi con người n am nữ đang đợi chờ trong đêm tối chết chóc. Khi chúng ta nhìn vào họ, chúng ta có thể nghe thấy âm vang của lời tiên tri Giona cầu nguyện rằng: ‘Từ lòng âm phủ tôi kêu lên, và Chúa đã nghe tiếng tôi’ (Jon 2:2). Trong việc nhập thể, Con Thiên Chúa trở nên một với loài người – với Adong. Thế nhưng, chỉ vào lúc bấy giờ, lúc Người làm trọn tác động cao cả yêu thương bằng việc xuống với đêm tối tử vong, mà Người đã đưa cuộc hành trình nhập thể đến chỗ hoàn thành. Bằng việc tử nạn của mình, giờ đây Người siết lấy bàn tay của Adong, của hết mọi người nam nữ đang đợi chờ Người để mang họ tới với ánh sáng.
Thế nhưng, chúng ta có thể hỏi rằng: đâu là ý nghĩa của tất cả những hình ảnh này? Đâu là những gì mới mẻ nơi những gì đã xẩy ra cho Chúa Kitô? Linh hồn con người được dựn g nên bất tử – thì đâu là chính những gì mới mẻ do Chúa Kitô mang đến? Linh hồn thực sự là bất tử, vì con người đặc biệt ở trong ký ức và tình yêu thương của Thiên Chúa, cho dù cả sau khi sa ngã. Thế nhưng các quyền năng riêng của họ vẫn không đủ để nâng họ lên tới Thiên Chúa. Chúng ta thiếu những cánh cần thiết để đưa chúng ta tới những chóp đỉnh ấy. Tuy nhiên, cũng không có gì khác có thể thỏa đáng con người một cách vĩnh hằng ngoại trừ được ở với Thiên Chúa. Một cõi vĩnh hằng mà lại thiếu cuộc hiệp nhất với Thiên Chúa ấy sẽ là một trừng phạt. Con người không thể đạt được những tuyệt đỉnh ấy tự mình, tuy nhiên họ khát khao chúng. ‘Từ đáy lòng tôi kêu lên Chúa…’ Chỉ có duy một mình Chúa Kitô Phục Sinh mới có thể mang lại cho chúng ta mối hiệp nhất trọn vẹn với Thiên Chúa, tới nơi mà khả năng riêng của chúng ta không thể mang chúng ta tới n ổi. Thực sự là Chúa Kitô đã vác con chiên lạc trên vai mình mà mang nó về. Gắn bó với Thân Thể của Người chúng ta có sự sống, và hiệp thông với Thân Thể của Người chúng ta tiến tới chính cõi lòng của Thiên Chúa, sự chết có bị chế ngự như thế, chúng ta mới được giải phóng và đời sống của chúng ta mới có hy vọng.
Đó là niềm vui của Lễ Vọng Phục Sinh: ở chỗ chúng ta được giải phóng. Trong cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, tình yêu đã tỏ ra mạnh hơn sự chết, mạnh hơn sự dữ. Tình yêu làm cho Chúa Kitô đi xuống, và tình yêu cũng là quyền năng làm cho Người đi lên. Quyền năng Người mang chúng ta đến với Người. Hiệp nhất với tình yêu của Người, được mang trên những cánh yêu thương, như những con người của yêu thương, chúng ta hãy cùng Người đi xuống bóng tối của thế giới, biết rằng nhờ đó chúng ta cũng sẽ được đi lên với Người. Bởi vậy, vào đêm này, chúng ta hãy nguyện cầu: Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy rằng tình yêu mạnh hơn hận thù, tình yêu mạnh hơn chết chóc. Xin Chúa hãy xuống tới bóng tối và vực thẳm của thời đại tân tiến của chúng con đây, và hãy nắm lấy tay của những ai đang đợi chờ Chúa. Xin hãy mang họ về với ánh sáng! Trong những đêm đen của riêng con, xin hãy ở với con để mang con lên! Xin hãy giúp con, giúp tất cả chúng con, để cùng với Chúa chúng con xuống với tối tăm của tất cả những ai vẫn đang đợi chờ Chúa, thành phần kêu lên Chúa từ vực sâu! Xin hãy giúp chúng con mang lại cho họ án h sáng! Xin hãy giúp chúng con thưa ‘vâng’ với tình yêu, một tình yêu làm cho chúng con xuống với Chúa, và nhờ thế cũng lên với Chúa. Amen!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070407_veglia-pasquale_en.html
“Việc tôn trọng tôn giáo nghĩa là tôn trọng những ai đã chọn theo tôn giáo ấy và thực hành tôn giáo ấy một cách tự do an lành, ở nơi riêng cũng như chung, một cách cá nhân cũng như cộng thể”.
ĐTGM Silvano Tomasi Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc Geneva Thụy Sĩ ngày 22/3/2007 tại Khóa Họp Thường Lệ của Hội Đồng Nhân Quyền về đề tài tự do tôn giáo.
Thưa Ông Chủ Tịch,
1. Việc gia tăng đáng kể nơi vấn đề chú ý tới tôn giáo về ảnh hưởng của nó trên đời sống của cá nhân cũng như xã hội trên khắp thế giới là một hiện tượng thấy được – có thể nói như thế – âm vang nơi Hội Đồng Nhân Quyền.
Việc lạm dụng quyền lợi của thành phần tín hữu, thậm chí công khai vi phạm đến chúng, những thứ hạn chế quốc gia, những áp đặt và bách hại quá đáng, việc sỉ nhục các cảm thức tôn giáo, rất tiếc vẫn còn diễn tiến và cần phải được chữa trị.
Phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh cảm nhận và hoàn toàn ủng hộ việc tổ chức cuộc họp mới này để chấp nhận một nhãn quan chung về việc bảo vệ nhân quyền.
Một đóng góp chính yếu của hội nghị này đó là một phương sách bao hàm và nhất trí với những điều khoản hiện hữu nơi các công cụ và tuyên ngôn về nhân quyền là những gì minh nhiên hỗ trợ, trong số những quyền lợi khác, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do theo lương tâm, tự do thờ phượng chung riêng, và tôn trọng những niềm xác tín về tôn giáo đối với các tín hữu thuộc mọi tín ngưỡng cũng như đối với thành phần vô tín ngưỡng.
2. Phái đoàn đại biểu Tòa Thánh cảm thấy quan tâm khi thấy xẩy ra tình trạng khẩn trương của một thứ nan giải hiển nhiên giữa việc tôn trọng cần có đối với tôn giáo với quyền được tự do về tôn giáo như thế chúng là những khía cạnh bất tương hợp và loại trừ nhau. Ngược lại, chúng là những giá trị bổ khuyết không thể bất cần đến nhau.
Chiều kích tôn giáo của con người, thái độ của họ trước siêu việt tính và những đòi hỏi về đạo lý bởi đó mà ra, làm nên một thứ biểu hiện cụ thể và cốt yếu cho khả năng tự quyết của họ. Nó là cứ điểm căn bản cho hành vi cử chỉ của cá nhân cũng như của xã hội. Các tôn giáo có thể cống hiến, mà thực sự họ đang cống hiến, một nền tảng vững chắc cho việc bênh vực các thứ giá trị về công lý thuộc cá nhân cũng như xã hội, cho việc tôn trọng kẻ khác và thiên nhiên tạo vật.
3. Trong giòng lịch sử, đã từng xẩy ra những giai đoạn buồn thảm của nạn cuồng tín gây ra những hậu qủa thảm khốc cho xã hội. Tuy nhiên, các tôn giáo, trong số các yếu tố khác của xã hội, cùng với khoa học, đã từng góp phần nhất vào việc tiến bộ của nhân loại qua việc cổ võ những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, xã hội và nhân đạo. Bởi thế, bất cứ tôn giáo nào giảng dạy hay dung túng bạo động, bất nhân nhượng và thù hằn đều làm cho tên tuổi của mình trở thành bất xứng.
Đàng khác, chúng ta không thể né tránh vấn đề nhận định là ngoài nạn cuồng tín có tính cách ngụy giáo còn cho thấy rõ ràng có những trường hợp gây ra bởi nạn cuồng tín có tính cách phản giáo nhằm phỉ báng tôn giáo, hay nói chung, phỉ báng tín đồ của một tôn giáo, bằng việc qui cho họ trách nhiệm về những hoạt động bạo lực được thực hiện ngày nay hay trong quá khứ bởi một số phần tử của tôn giáo ấy.
Việc phê phán hợp lý về một số hình thức tác hành của những tín đồ thuộc một tôn giáo không được biến thành viêä sỉ nhục hay phỉ báng bất công hay không được biến thành việc chế nhạo xúc phạm đến những con người, thực hành, nghi thức hay biểu hiệu đáng kính của tôn giáo ấy. Việc tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của kẻ khác cần phải là những gì giới hạn bất cứ quyền lợi nào, thậm chí là quyền tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến của mình, kể cả những quyền về tôn giáo.
4. Việc tôn trọng con người cùng với phẩm vị của họ bao hàm việc tôn trọng tự do của họ nơi các vấn đề tôn giáo trong vấn đề tuyên xưng, thực hành và công khai bày tỏ tôn giáo của mình mà không bị nhạo báng, gây tổn thương hay kỳ thị. Việc tôn trọng tôn giáo nghĩa là tôn trọng những ai đã chọn theo tôn giáo ấy và thực hành tôn giáo ấy một cách tự do an lành, ở nơi riêng cũng như chung, một cách cá nhân cũng như cộng thể.
Việc phạm đến một tôn giáo, nhất là khi tôn giáo này của một thiểu số, là những gì gây ra một thứ áp bức phạm đến các tín đồ của nó, khiến trở nên khó khăn hơn trong việc tuyên xưng, thực hành và biểu lộ tôn giáo này nơi công cộng.
5. Chủ thể của tôn giáo và chủ thể của tự do bao giờ cũng là con người, một con người có phẩm vị là nguồn mạch của những quyền lợi căn bản. Việc tôn trọng đối với bất cứ một tôn giáo nào thực sự được căn cứ vào việc tôn trọng xứng với tất cả những ai theo đuổi và thực hành tôn giáo ấy theo việc hành sử quyền tự do của họ.
Dĩ nhiên là việc tôn trọng này không thể bao hàm việc khinh khi hay tấn công quyền lợi của thành phần dân chúng không theo cùng một tôn giáo hay có các niềm xác tín khác. Nhờ đó, vấn đề tôn trọng xứng với các tôn giáo cần phải đặt nền tảng dứt khoát của nó nơi các quyền tự do tôn giáo và tự do phát biểu.
Như thế, việc cổ võ vấn đề tôn trọng các quyền tự do tôn giáo và tự do bày tỏ không được gạt ra ngoài việc tôn trọng những tôn giáo, những niềm tin và những ý kiến cụ thể hiện thực hóa các quyền ấy.
Người ta không thể coi việc nhạo cười sự lin h thánh là một quyền tự do. Trong việc hoàn toàn tôn trọng quyền bày tỏ, cũng cần phải phác họa ra những cơ cấu hay những phương tiện gắn liền với các khoản về nhân quyền tỏ ra bênh vực sứ điệp của các cộng đồng đạo giáo khỏi bị mạo dụng và tránh được vấn đề bày tỏ một cách bất kính nơi các phần tử của tôn giáo ấy.
Thưa Ông Chủ Tịch,
6. Tóm lại, một quốc gia thực sự dân chủ thì trân trọng quyền tự do tôn giáo n hư là một yếu tố căn cốt của công ích, đáng tôn trọng và bảo vệ, và tạo điều kiện cho thành phần công dân của mình có thể sống và hành động tự do. Nếu việc bàn luận chỉ tập trung vào vấn đề nhân nhượng về tôn giáo và vấn đề phỉ báng đạo giáo, thì nó hạn hẹp phạm vi các quyền lợi cùng với việc góp phần của các tôn giáo.
Thật vậy, vấn đề đáng chú ý ở đây đó là tôn giáo được nhân nhượng theo những hoàn cảnh về văn hóa, chủng tộc, chính trị, đến độ có thể thay đổi hay thậm chí b iến thành các hình thức áp bức, chứ không được công nhận như là một quyền lợi nền tảng của con người vốn có nơi hết mọi người.
Một phương sách toàn diện, một phương sách công nhận việc tôn trọng tôn giáo bắt nguồn nơi quyền tự do mà hết mọi người được quyền hoan hưởng một cách quân bình với các quyền lợi của kẻ khác và của xã hội, mới là đường lối hợp lý để tiến lên.
Xin cám ơn Ông Chủ Tịch
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
30/3/2007
“Đau Khổ cuối cùng chỉ hành khổ hết mọi người thôi”.
Đức Ông Pietro Parolin, phụ tá bí thư bộ ngoại giao của Tòa Thánh, ở một hội nghị ngày 22-23/3/2007 ở Rôma được tổ chức bởi Tiểu Ban Liên Hiệp Quốc về Việc Hành Sử Các Thứ Quyền Lợi Bất Khả Tước Đoạt của Nhân Dân Palestine.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Tôi hân hạnh chuyển lời chào và nguyện chúc của Tòa Thánh đến tất cả những ai đang tham dự vào Hội Nghị quốc tế này, được tổ chức ở Rôma, tại tổng hành dinh của Cơ Quan Lương Nông LHQ.
Hội nghị này, được tổ chức bởi Tiểu Ban Liên Hiệp Quốc về Việc Hành Sử Các Thứ Quyền Lợi Bất Khả Tước Đoạt của Nhân Dân Palestine, là để tái thúc đẩy việc suy tư và dấn thân của cộng đồng quốc tế, của các tổ chức tôn giáo, của các nhóm quốc hội và của xã hội dân sự, hầu điểm mặt các th1ch đố cần phải đương đầu, cùng với phương sách cần được chấp nhận để góp phần vào việc kiến thiết hòa bình giữa những người Do Thái và người Palestine.
Hội nghị này đang diễn tiến vì Chính Phủ của Mối Hiệp Nhất Quốc Gia được Thẩm Quyền Palestine tổ chức vào Thứ Bảy tuần trước ngày 17/3 đã mở đường. Chắc chắn đó là những gì tích cực vì chính quyền này là sản phẩm của một cuộc dung hòa giữa những nhóm chính trị chính yếu của người Palestine.
Nó chấm dứt mấy tháng trời xẩy ra cuộc xung đột võ trang bạo lực trầm trọng, với hậu quả là nhiều nạn nhân, thường là những người vô tội, trong số nhân dân Palestine đã phải chịu rất nhiều đau khổ.
Cộng đồng quốc tế hy vọng rằng chính phủ mới sẽ là một đối thoại viên có thẩm quyền và đáng tin tưởng, có khả năng dẫn dắt nhân dân của mình, bằng một cảm quan trách nhiệm và thực tiễn, mang lại thành quả hòa bình chân thực với những người Do Thái – thành phần có quyền sống an bình nơi quốc gia của họ (cf. Address of Pope Benedict XVI to the Diplomatic Corps accredited to the Holy See, Jan. 8, 2007) – cũng như việc tạo dựng một quốc gia tự do, độc lập và chủ quyền được tất cả mọi người mong muốn thấy thiết lập cho người Palestine.
Tòa Thánh đã luôn luôn chú ý theo dõi những biến cố trong các thập niên vừa qua, đó là hằng bao nhiêu là ngàn người Công Giáo sống ở mảnh đất này, một mảnh đất chúng tôi thích gọi là ‘Thánh Địa’, vì nó bảo trì ký ức sống động về các biến cố đánh dấu lịch sử cứu độ của chúng tôi. Nhiều triệu người Công Giáo và Kitô Giáo khắp thế giới hướng về mảnh đất này, hy vọng có thể hành hương đến đấy.
Gần đây chính Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhấn mạnh tới điều đáng chú ý ấy trong một bức thư gửi cho người Công Giáo sống ở Trung Đông.
Ngài nhận định rằng ‘trong các hoàn cảnh hiện nay, sáng ít tối nhiều, thật là niềm an ủi và hy vọng cho tôi khi biết được rằng các cộng đồng Kitô Giáo ở Trung Đông, thành phần tôi quá biết là đang chịu rất nhiều khổ đau, tiếp tục là nhữn g cộng đồng sống còn và hoạt động, quyết tâm làm chứng cho niềm tin của mình bằng căn tính riêng biệt của họ ở những xã hội họ đang chung sống. Họ muốn góp phần một cách xây dựng vào nhu cầu khẩn trương nơi những xã hội hiện nay của họ cũng như nơi toàn thể vùng này’.
Trong bức thư này, vị Giáo Hoàng này đề ra một cách cụ thể trong việc làm sao để thực hiện được việc đóng góp xây dựng này. Tôi xin trích lại những đoạn thích hợp, vì chúng chất chứa những lời khuyên dụ rất hữu ích theo tinh thần cần phải có trong việc kiến tạo các điều kiện cho một nền hòa bình chân thực và chính đáng giữa những người Do Thái và Palestine:
‘Tin tức hằng ngày ở Trung Đông cho thấy các tình hình báo động gia tăng, dường như không thể nào tránh né. Chúng là những biến cố tự nhiên đẩy thành phần trong cuộc đến chỗ cáo buộc lẫn nhau và phẫn nỗ, khiến họ nghĩ tới vấn đề trả đũa và trả thù.
‘Chúng ta biết rằng đó không phải là những cảm thức của Kitô hữu; chiều theo chúng sẽ biến chúng ta thành những kẻ bất nhẫn và hận thù, không đúng với ‘sự hiền lành và khiêm nhượng’ được Chúa Giêsu dạy chúng ta như mô phạm của hành vi cử chỉ.
‘Thật vậy, chúng ta có thể mất cơ hội trong việc góp phần một c ách thích đáng của Kitô hữu vào việc giải quyết những trục trặc trầm trọng trong thời đại của chúng ta. Sẽ không khôn ngoan tí nào, nhất là hiện nay, bỏ giờ ra để đặt vấn đề ai là người chịu khổ nhất hay tường trình về những thứ bất công phải chịu đựng, liệt kê các lý do biện minh cho lập luận của mình.
‘Điều này đã từng xẩy ra trong quá khứ, với thành quả phải nói là thất vọng. Cuối cùng thì mọi người đều chịu khổ, và khi một người chịu khổ thì họ trước hết cần phải hiểu người khác trong cùng một trường hợp phải chịu khổ đau như thế nào.
‘Việc nhẫn nại và khiêm tốn đối thoại, đạt được qua việc lắng nghe nhau và có ý muốn thông cảm trường hợp của người khác, đã từng mang lại những thành quả tích cực ở nhiều quốc gia trước đây đã bị bạo lực và hận thù tàn phá. Một chút tin tưởng hơn nữa nơi niềm cảm thương kẻ khác, nhất là những ai bị khổ đau, chỉ có thể mang lại những thành quả lợi ích mà thôi.
‘Ngày nay, nhiều đảng phái đã có lý để yêu cầu có được điều kiện nội tâm này…. Anh chị em thân mến, qua anh chị em, tôi muốn kêu gọi thành phần đồng bào của anh chị em, những con người nam nữ thuộc các niềm tin Kitô Giáo khác nhau, thuộc các tôn giáo khác nhau và tất cả những ai chân thành tìm kiếm hòa bình, công lý và tình đoàn kết bằng việc lắng nghe và thành tâm đối thoại.
‘Tôi muốn nói với tất cả anh chị em rằng: Xin hãy can đảm và tin tưởng kiên tâm! Tôi kêu gọi những ai có trách nhiệm chi phối các b iến cố hãy vun trồng sự cảm thức, mối quan tâm và việc thân thiện là những gì vượt trên những mưu đồ và sách lược, nhờ đó họ có thể xây dựng những xã hội an bình và công chính hơn, thực sự tôn trọng hết mọi người’.
Tôi xin kết thúc lời chào ngắn gọn của tôi bằng việc chúc cho hội nghị này được mọi thành quả. Nhân danh Tòa Thánh, tôi muốn nói lên niềm xác tín mạnh mẽ của tôi là các tôn giáo khác nhau ở Thánh Địa có thể góp phần quan trọng vào việc tái tấu những cuộc thương thuyết hòa bình giữa những người Do Thái và Palestine, chính nhờ việc phát động nơi các phần tử của mình những thái độ đã được tôi đề cập tới trên đây.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
26/3/2007