GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 11/4/2007

BÁT NHẬT PHỤC SINH

 

?  “Kỷ Niệm Đệ Ngũ Chu Niên Hiệp Ước Rôma – Những Giá Trị và Viễn Tượng cho một Âu Châu Tương Lai”

?  “Hãy nhìn nhận gia sản Kitô Giáo của Châu Lục chúng ta”

? “Để theo đuổi việc bênh vực các quyền lợi của các em cũng như việc loại trừ đi tất cả mọi hình thức vi phạm tới các em vẫn còn là một thách đố về cơ cấu đối với cộng đồng quốc tế”

 

 

 

?  “Kỷ Niệm Đệ Ngũ Chu Niên Hiệp Ước Rôma – Những Giá Trị và Viễn Tượng cho một Âu Châu Tương Lai”

 

ĐTC Biển Đức XVI: Diễn Từ Thứ Bảy 24/3/2007 ngỏ cùng Tham Dự Viên Hội Nghị Mừng 50 Năm Hiệp Ước Rôma

 

Nhân dịp mừng kỷ niệm 50 năm Hiệp Ước Rôma, tại hội nghị được tổ chức ở thủ đô Ý quốc, do Ủy Ban thuộc Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu - COMECE (Commission of the Bishops' Conferences of the European Community), từ Thứ Sáu  đến Chúa Nhật, 23-25/3/2007, ĐTC đã ngỏ lời tại Sảnh Đường Clementine trong Tông Dinh Vatican hôm Thứ Bảy 24/3/2007 cùng thành phần tham dự viên hội nghị, như sau:

 

Quí Hồng Y,

Quí Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm,

Quí Vị Quốc Hội Viên Khả Kính,

Quí Bà và Quí Ông Thân Mến!

 

Tôi đặc biệt hân hoan tiếp đón một số đông người ở cuộc triều kiến này, một cuộc triều kiến diễn ra vào ngày áp 50 năm kỷ niệm việc ký kết Hiệp Ước Rôma, 25/3/1957.

 

Bấy giờ Âu Châu đã thực hiện được một bước tiến quan trọng, một Âu Châu đã kiệt quệ bởi Trận Đệ Nhị Thế Chiến và mong muốn xây dựng một tương lai hòa bình và phúc hạnh hơn về kinh tế cũng như xã hội, mà không giải thể hay chối bỏ các căn tính quốc gia khác nhau.

 

Tôi chào đón Đức Ông Andrianus Herman van Luyn, giám mục ở Rotterdam, chủ tịch Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu, và tôi cám ơn ngài về lời lẽ tốt lành ngài ngỏ cùng tôi.

 

Tôi gửi lời chào tới các vị giáo phẩm khác, các tôn vị thẩm quyền cùng tất cả những ai tham dự vào cuộc hội nghị được phát động vào những ngày này bởi COMECE để suy nghĩ về Âu Châu. Từ Tháng Ba 50 năm trước đây, châu lục này đã từng tiến bước trên một con đường dài, một con đường đã dẫn tới một cuộc hòa giải của hai ‘buồng phổi’ – Đông và Tây – được liên kết với nhau bằng một lịch sử chung, thế nhưng, lại bị phân chia một cách độc đoán bởi bức tường bất công.

 

Vấn đề thống nhất về kinh tế được khởi động bởi vấn đề thống nhất về chính trị và phấn khích việc tìm kiếm, vẫn còn tiếp tục, vấn đề cấu tạo về tổ chức thích đáng cho một Khối Hiệp Nhất Âu Châu mà, cho tới nay, bao gồm 27 quốc gia và muốn trở thành một diễn viên quốc tế trên thế giới.  

 

Trong những năm tháng này, người ta càng ngày càng cảm thấy nhu cầu cần phải thiết lập một tình trạng quân bình lành mạnh giữa các chiều kích về kinh tế và xã hội, nhờ những vấn đề chính trị có thể mang lại giầu thịnh và làm tăng thêm việc cạnh tranh, mà không bỏ quên những niềm mong đợi hợp lý của thành phần nghèo khổ và sống bên lề xã hội. Thế nhưng, nhìn vào chiều kích nhân số của sự việc thì chúng ta cần phải lấy làm tiếc mà nhận định rằng Âu Châu dường như đang tiến bước dọc theo con đường có thể dẫn tới chỗ làm cho nó tách lìa ra khỏi giòng lịch sử.

 

Ngoài việc tác hại cho tình trạng tăng triển về kinh tế, điều này còn có thể tạo nên những khó khăn cả thể cho việc liên kết về xã hội, và nhất là, tỏ ra ủng hộ cá nhân chủ nghĩa nguy hiểm, quên đi những hậu quả đối với tương lai. Người ta hầu như có thể nghĩ rằng đại lục Âu Châu thật sự đang mất đi niềm tin tưởng vào tương lai của mình. Chưa hết, đối với vấn đề tôn trọng môi trường chẳng hạn, hay tôn trọng việc sử dụng đứng đắn các nguồn năng lực và đầu tư, những điều khích lệ cho tình đoàn kết, đều là những gì đang chậm xẩy ra, chẳng những nơi lãnh vực quốc tế mà còn nơi lãnh vực hoàn toàn thuộc quốc gia nữa.

 

Chính tiến trình hiệp nhất Âu Châu cũng là những gì rõ ràng không được tất cả mọi người đồng thuận, bởi ấn tượng về ‘những chương đoạn’ khác nhau nơi dự án Âu Châu đã được ‘viết’ chẳng màng gì tới những niềm mong đợi của thành phần công dân. Bởi tất cả những sự ấy, hiển nhiên là một ‘ngôi nhà chung’ Âu Châu thực sự không thể nào được thiết dựng nếu không để ý tới những căn tính của nhân dân thuộc châu lục này.

 

Căn tính này thực sự là một căn tính có tính cách lịch sử, văn hóa và luân lý trước khi nó có căn tính về địa dư, kinh tế hay chính trị; một căn tính được tạo nên bởi những giá trị chung giống nhau được Kitô Giáo góp phần hình thành, và bởi đó là căn tính đã làm cho Kitô Giáo chẳng những đóng một vai trò lịch sử mà còn cả vai trò nền tảng cho Châu Âu nữa.

 

Những giá trị ấy, những giá trị làm nên hồn sống của châu lục này, cần phải tồn tại ở Âu Châu của ngàn năm thứ ba như là ‘sự dậy men’ cho nền văn minh. Nếu quả thực những thứ giá trị ấy cần phải bị biến mất, thì làm sao châu lục ‘cổ’ này có thể tiếp tục tác hành như ‘men’ cho toàn thể thế giới đây? Nếu, vào dịp mừng kỷ niệm 50 năm Hiệp Ước Rôma này, các chính quyền của Khối Hiệp Nhất muốn ‘trở nên gần gũi’ hơn với thành phần công dân của mình, làm sao họ có thể loại trừ được một yếu tố thiết yếu đối với căn tính của Âu Châu như Kitô Giáo chứ, khi mà đại đa số vẫn tiếp tục chấp nhận Kitô Giáo?

 

Không lạ gì Âu Châu ngày nay, trong khi hy vọng được thấy như là một cộng đồng của các thứ giá trị, thì càng ngày lại càng như đối đầu với các thứ giá trị đại đồng và tuyệt đối hiện hữu? Hình thức đặc thù ‘phản lại’ bản thân mình, thậm chí ngay cả trước khi phản lại Thiên Chúa, không phải đã là những gì gây ra những ngờ vực về căn tính của mình hay sao?  

 

Như thế, người ta tiến đến chỗ làm lan tràn niềm xác tín rằng ‘việc đặt nặng tài sản’ là đường lối duy nhất trong vấn đề nhận thức về luân lý, và công ích thì đồng nghĩa với vấn đề thỏa hiệp. Thực tế thì nếu vấn đề thỏa hiệp tạo nên một tầm mức cân bằng giữa những lợi lộc riêng biệt khác nhau, thì nó trở thành một thứ sự dữ chung ở bất cứ lúc nào nó được tạo nên bởi những thỏa hiệp tác hại đến bản tính của con người.

 

Một cộng đồng được xây dựng mà lại thiếu tôn trọng phẩm giá đích thực của con người, quên rằng mỗi người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, đều chẳng có ích gì cho ai hết. Đó là lý do tại sao Âu Châu cần phải để ý chống lại thái độ thực dụng đang lan tràn hiện nay này, một thái độ biện minh một cách khéo léo việc thỏa hiệp về các thứ giá trị nhân bản thiết yếu, như thể nó là việc chấp nhận bất khả tránh trước một sự dữ nhẹ.

 

Chủ nghĩa thực dụng này, được trình bày như là những gì quân bình và thực tiễn, thật sự thì không phải như thế, vì nó chối bỏ chiều kích của những giá trị và những ý nghĩa vốn có nơi bản tính của con người.  Khi những khuynh hướng vô thần và tương đối được đan kết lại thành chủ nghĩa thực dụng này thì cuối cùng thành phần Kitô hữu cũng bị chối bỏ chính quyền được tham gia vào cuộc bàn luận công cộng, hoặc, ít là việc đóng góp của họ không được chấp nhận.

 

Trong thời điểm lịch sử thực sự này và đang phải đương đầu với những thử thách đánh dấu mình, Khối Hiệp Nhất Âu Châu , để trở thành một bảo đảm thực sự của tình trạng quyền  lợi và trở thành một cổ động viên cho các thứ giá trị đại đồng, không thể nào không minh nhiên nhìn nhận việc hiện hữu thực sự của một bản tính loài người vững chắc và vĩnh viễn, mạch nguồn của các quyền lợi chung đối với tất cả mọi người, bao gồm cả những ai chối bỏ chúng. Theo chiều hướng ấy thì cần phải bảo vệ quyền kháng cự theo lương tâm, bất cứ khi nào các quyền lợi căn bản của con người bị vi phạm.

 

Các bạn thân mến, tôi biết rằng thành phần Kitô hữu khó khăn ra sao trong việc tích cực bênh vực sự thật này về con người. Tuy nhiên, xin đừng mệt mỏi về điều này và đừng chán nản! Các bạn biết rằng các bạn có nhiệm vụ góp phần xây dựng một tân Âu Châu nhờ ơn Chúa giúp, một Âu Châu thực tiễn nhưng không khinh thường, phong phú về ý nghĩa và không bị những ảo tưởng ngây ngô, một Âu Châu được sinh động bởi sự thật vĩnh tại và ban sự sống của Phúc Âm.

 

Bởi thế, các bạn cần phải hiện diện một cách chủ động ở cuộc tranh luận công khai thuộc tầm cấp Âu Châu, biết rằng cuộc tranh luận này hiện nay là một yếu tố toàn vẹn của cuộc tranh luận của quốc gia, và kèm theo việc dấn thân này cần phải tác hành một cách hiệu năng về văn hóa nữa. Các bạn đừng chiều theo lý lẽ của quyền lực như thể tự bản chất nó là cùng đích vậy!

 

Chớ gì lời trách móc của Chúa Kitô luôn là những gì tác động và hỗ trợ cho các bạn: ‘Nếu muối hết mặn (…) nó sẽ chẳng có lợi gì nữa, ngoại trừ bị đổ ra đường cho người ta chà đạp’.

 

Chớ gì Chúa Kitô làm cho hết mọi nỗ lực của các bạn trổ sinh hoa trái và giúp cho các bạn nhìn nhận và coi trọng những yếu tố tích cực nơi văn minh ngày nay, thế nhưng cũng biết can đảm bài bác tất cả những gì là phản nghịch lại với phẩm giá con người.

 

Tôi tin rằng Thiên Chúa sẽ chúc lành nỗ lực quảng đại của tất cả những ai, theo tinh thần phục vụ, hoạt động để dựng xây một ngôi nhà chung Âu Châu là nơi hết mọi việc đóng góp về văn hóa, xã hội và chính trị đều nhắm đến công ích. 

 

Cùng các bạn, thành phần đã dấn thân bằng những đường lối khác nhau nơi dự án quan trọng v ề nhân bản và phúc âm này, tôi bày tỏ việc tôi hỗ trợ và hết lòng khuyến khích. Trên hết, tôi hứa nhớ đến các bạn trong lời nguyện cầu, và trong khi tôi kêu cầu Mẹ Maria là Mẹ của Lời hóa thành Nhục Thể ra tay bảo vệ, tôi hết lòng ưu ái thật chúc lành cho các bạn cùng gia đình của các bạn cũng như cộng đồng của các bạn.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/3/2007

 

 

TOP

 

 

?  “Hãy nhìn nhận gia sản Kitô Giáo của Châu Lục chúng ta”

 

Sứ Điệp của Chư Vị Giám Mục Âu Châu gửi các  Lãnh Đạo Gia Châu Âu

 

Nhân dịp mừng kỷ niệm 50 năm Hiệp Ước Rôma, tại hội nghị chủ đề “Các Giá Trị và Viễn Cảnh cho Một Âu Châu Tương Lai – 50 Năm Hiệp Ước Rôma”, được tổ chức ở thủ đô Ý quốc, do Ủy Ban thuộc Chư Hội Đồng Giám Mục thuộc Cộng Đồng Âu Châu - COMECE (Commission of the Bishops' Conferences of the European Community), từ Thứ Sáu  đến Chúa Nhật, 23-25/3/2007, các tham dự viên của Ủy Ban này đã gửi cho các lãnh đạo gia Âu Châu một sứ điệp sau đây:

 

1.         Theo chiều hướng lịch sử của Cộng Đồng Âu Châu, chúng tôi coi những bản hiệp ước Rôma là một bước quan trọng trên con đường mang các Quốc Gia và dân  tộc Âu Châu lại với nhau. Chúng tôi lấy làm biết ơn về tất cả những gì đã được nhiều vị đại diện cho những dân  tộc của chúng tôi thực hiện liên quan tới việc họ dấn thân cho hòa bình cũng như cho việc tái hiệp nhất là nhưng gì tuy nhiên vẫn chưa hoàn thành. Những vị lãnh đạo Âu Châu ấy đã có thể rút ra được những bài học xác đáng từ những lầm lạc gây ra bởi chủ nghĩa quốc gia quá khích cũng như bởi những thứ ý hệ độc đoán cực đoan, là những gì đã dẫn đến chiến tranh cũng như đến chỗ hủy diệt cùng chối bỏ tự do.

 

Những chiếm đạt của nửa thế kỷ qua đã cho thấy trong bản tường trình ‘Một Âu Châu của Những Thứ Giá Trị’ được hội nghị này ghi nhận. Chúng tôi coi đó là nhiệm vụ của chúng tôi trong việc tiếp tục thực thi công cuộc kiến thiết Âu Châu, luôn ghi nhớ rằng đây là một công việc kéo dài cả một thế kỷ. Chúng ta đã phải kiên nhẫn hơn 100 năm để kiến thiết một tân vương cung thánh đường cho chỉ một số ít người. Trong 50 năm qua chúng tôi đã xây dựng một tân ‘vương cung thánh đường’ cho tất cả mọi người dân Âu Châu.

 

2.         Chúng tôi nhớ rằng tất cả mọi quốc gia phần  tử tự nguyện tham gia vào tiến trình thống nhất Âu Châu khi họ ký kết và chấp nhận bản Hiệp Ước Rôma cùng với những hiệp định Âu Châu sau đó. Hiện nay, vào tháng Ba 2007 này, Khối Hiệp Nhất Âu Châu đang phải đối diện với những thách đố quan trọng mới mà nó phải đương đầu nếu muốn bảo toàn tương lai của mình. Nó cần phải phát triển việc hợp tác quốc tế của nó để chiến đấu với tình trạng nghèo khổ, nhất là ở Phi Châu.

 

Nó cần phải chiến đấu với vấn đề khai thác nữ giới và trẻ em cũng như với việc vi phạm nhân quyền. Nó cần phải can đảm đương đầu với những nguyên do cùng với những hậu quả của tình trạng thay đổi về khí hậu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải gom góp những kinh nghiệm của một số đông chưa quốc phần tử. Chúng ta cần phải đáp ứng lòng mong đợi gia tăng của thành phần công dân chúng ta trong việc Khối Hiệp Nhất Âu Châu đáp ứng vấn đề toàn cầu hóa. Chúng ta cần phải giữ mức độ thích hợp đối với việc bảo vệ xã hội. Càng cần phải làm sao mang thành phần công dân của chúng ta liên hệ lại với các cơ cấu chính trị là những cơ cấu đường như xa vời và khó hiểu hơn bao giờ hết.

 

Tất cả những điều ấy đòi hỏi là con đường đã được thực hiện cần phải mạnh mẽ củng cố bởi việc biện minh về Khối Hiệp Nhất Âu Châu này một mới mẻ và sâu rộng hơn nữa. Điều này sẽ giúp cho nó tái nhận thức được động lực ban đầu của nó, nhờ đó, thàn h phần Âu Châu trẻ trung, đang gia tăng về số lượng, mới thực sự trở thành một nguồn lực lớn lao nhất.

 

3.         Chúng tôi hết sức chú ý theo dõi cuộc đối thoại giữa các vị lãnh đạo quốc gia và chính quyền, giữa vị chủ tịch của Quốc Hội Âu C hâu và vị chủ tịch của Ủy Ban Âu Châu, tìm kiếm một giải pháp chung giúp chúng ta có thể vượt qua giai đoạn đang suy tư hiện tại ở Âu Châu. Chúng tôi hy vọng rằng bất cứ những gì được thể hiện nơi vấn đề giải quyết về cơ cấu đều là những gì bảo đảm phẩm giá con người cùng với những thứ giá trị bởi đó nhân phẩm này mà ra, chẳng hạn quyền tự do tôn giáo về mọi khía cạnh của quyền này. Nó cần phải bảo vệ những quyền  lợi về cơ cấu của Chư Giáo Hội cũng như của các cộng đồng tín ngưỡng.

 

Nó cần phải minh nhiên nhìn nhận gia sản Kitô Giáo của châu lục chúng ta. Nhờ tiếp tục đối thoại và vị công ích của thành phần công dân chúng ta mà chúng ta mới hết sức góp phần vào việc chặt chẽ gắn bó về xã hội là những gì ngày nay rất quan trọng và rất cần thiết cho Âu Châu.

 

4.         Chúng tôi yêu cầu là Khối Hiệp Nhất Âu Châu cần phải được hướng dẫn bởi các thứ giá trị và các nguyên tắc đã từng phấn chấn việc thống nhất Châu Âu từ đầu. Những thứ giá trị và nguyên tắc này là phẩm vị con  người, quyền bình đẳng giữa nam nhân và nữ giới, hòa bình và tự do, hòa giải và tôn trọng, đoàn kết và phụ trợ, qui tắc pháp lý, công lý và việc theo đuổi thực hiện công ích. Chúng là những gì bất khả châm chước, nhất là liên quan tới việc quay đầu về nạn duy quốc, duy chủng, bài ngoại và các khuynh hướng vị kỷ ở các quốc gia chúng ta.

 

Các cơ cấu Âu Châu chỉ cần phải tác hành n ơi các v ấn đề thuộc thẩm quyền của mình thôi, chứ không phải là các vấn đề thuộc thẩm quyền quốc gia. Bởi thế chúng tôi kêu gọi các quốc gia phần tử, trong nội dung của các thứ lập pháp dân chủ của mình, hãy tôn  trọng sự sống từ khi nó được thụ thai cho tới khi nó tự nhiên qua đi, cũng như bảo trì gia đình như là một cuộc hiệp nhất tự nhiên giữa người nam và người nữ trong hôn nhân. Việc tôn trọng các quyền lợi về pháp lý và về dân sự của cá nhân không được làm suy yếu đi cơ cấu hôn nhân, và gia đình như là nền tảng của xã hội.

 

5.         Là Kitô hữu, qua các cộng đồng của chúng ta, các đoàn thể và phong trào của mình, chúng ta sẽ dấn thân góp phần cổ võ những hoạt động thật sự tôn trọng bản tính con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, như được tỏ hiện nơi bản thân Chúa Giêsu Kitô, nhờ đó, cổ võ việc hòa giải thực sự, tự do, hòa bình, đoàn kết, phụ trợ và công lý. Trong tiến trình thống nhất châu lục này, như Đức Gioan Phaolô II đã nhắc nhở, ‘vấn đề quan trọng chính yếu đó là cần phải nhớ rằng mối hiệp nhất này sẽ thiếu căn bản nếu nó b ị biến thành những chiều kích thuần địa lý và kinh tế; trái lại, trước hết, nó ở chỗ thỏa thuận về các thứ giá trị cần phải được thể hiện nơi luật pháp cũng như nơi đời sống của nó’ (Tông Huấn Giáo Hội tại Âu Châu, 110).

 

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Âu Châu và xin Đức Trinh Nữ Maria bảo vệ Châu Âu.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/3/2007

 

 

 

TOP

 

 

? “Để theo đuổi việc bênh vực các quyền lợi của các em cũng như việc loại trừ đi tất cả mọi hình thức vi phạm tới các em vẫn còn là một thách đố về cơ cấu đối với cộng đồng quốc tế”

 

ĐTGM Silvano Tomasi Đại Diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc Geneva Thụy Sĩ ngày 23/3/2007 tại Khóa Họp thứ tư của Hội Đồng Nhân Quyền về vấn đề bảo vệ trẻ em cùng với các quyền lợi của trẻ em

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

1.         Phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh rất hoan hô việc chú trọng tới vấn đề bảo vệ trẻ em cùng với các quyền lợi của trẻ em trong các cuộc nghiên cứu và tranh luận gần đây. Thật vậy, trẻ em chẳng những cần phải được coi trọng ở các chương trình hoạt động chính trị mà còn phải đặt ở tâm điểm của mối quan tâm nữa, vì tương lai của xã hội lệ thuộc vào trẻ em và vào việc chúng được sửa soạn cho xã hội, và vì tính chất mỏng dòn yếu ớt của chúng cần phải được đặc biệt bảo vệ.     

 

Một đứa trẻ không thể nào lại là một dụng cụ hay một đồ vật. Công Ước của Liên  Hiệp Quốc về Quyền Lợi của Trẻ Em qui cho trẻ em các thứ quyền lợi nồng cốt của một con người; nó công nhận trẻ em có quyền bình đẳng và phẩm giá như bất cứ người lớn nào. Nơi lời tựa của mình, bản công ước này xác nhận rằng vì tính cách chưa trưởng thành của mình mà trẻ em ‘cần phải được đặc biệt bảo vệ và chăm sóc, bao gồm cả việc bảo vệ trước cũng như sau khi sinh vào trần gian’. Tôn trọng trẻ em là tôn trọng nhân loại.

 

2.         Trong nhiều trường hợp, vì thiếu ý muốn và phương tiện mà các khoản pháp lý tốt đẹp cũng như các chính sách công cộng đã không được mang ra áp dụng, khiến cho trẻ em phải gánh chịu hậu quả trầm trọng. Các em thường trở thành những nạn nhân đầu tiên của đói khát và chiến tranh. Các em bị què cụt bới những cuộc mìn nổ, bởi thất học, thiếu lương thực thích đáng, bị bắt buộc phải ngủ và sống còn trên hè phố trong các trung tâm thành phố, bị mắc hội chứng liệt kháng, sốt rét rừng và lao phổi mà không được cung cấp thuốc men, bị bán cho thành phần buôn  người, bị chiêu mộ thành những đạo binh ngoại lệ, bị mất gốc bởi các cuộc phân tán áp buộc, bị ép làm việc mệt nhọc lâu giờ.

 

Con số hằng triệu triệu nạn nhân trẻ này là tiêu biểu sống động cho những thứ bất công hiện nay và những thể chế bại hoại. Tiếc thay đó không phải là những tương phản duy nhất ảnh hưởng tới trẻ em trong thế giới toàn cầu hóa của chúng ta đây. Đối với nhiều trẻ em lại còn bị chối từ cả quyền được sống nữa; việc tuyển lựa tiền sản sinh đang loại trừ đi cả những thơ nhi bị cho là tàn tật và các em gái chỉ vì phái tính của các em, do đó chối bỏ giá trị bình đẳng và nội tại của những con người tật nguyền và của các em gái đối với gia đình của họ cũng như đối với xã hội. Trong những cách thức vi phạm khác nhau tới trẻ em đang diễn ra có việc vi phạm hạ nhục quyền  làm người của các em.

 

3.         Nếu việc tôn trọng nhân  quyền của trẻ em là những gì đo lường sức khỏe của xã hội, thì việc nhìn nhận các thứ quyền ấy là điều khẩn trương. Quyền đầu tiên của trẻ em đó là quyền được sinh ra và được giáo dục trong một môi trường gia đình hân hoan và an toàn, nơi bảo đảm việc phát triển về thế lý, tâm lý và tinh thần của các em, nơi khả thể của các em được tiến triển và là nơi việc nhận thức về phẩm giá con người trở thành nguồn gốc cho việc liên hệ với người khác cũng như cho việc đương đầu với tương lai.

 

Mục tiêu của việc loại trừ đi vấn đề vi phạm tới trẻ em cũng như của việc cung cấp một môi trường xây dựng và lành mạnh cho việc phát triển của các em đòi quốc gia và xã hội phải cụ thể nâng đỡ và giúp cho gia đình có thể thi hành công việc của họ. Thật vậy, đường lối quan thiết để chống lại với tính cách dễ bị tổn thương của trẻ em đó là việc củng cố các gia đình là nơi các em lớn lên, phát triển, và được đào luyện thành những công dân hữu trách và lợi ích trong các cộng đồng địa phương của các em cũng như trong xã hội nói chung.

 

Các chính quyền cần  phải thực hiện vai trò thực sự của mình trong việc bảo vệ và cổ võ đời sống gia đình, vì gia đình có những liên hệ sống còn và cơ cấu với xã hội. Việc kiến tạo những điều kiện dẫn đến tình trạng hòa bình và tiến bộ về kinh tế, kiến tạo một trác h nhiệm liên tục của các cộng đồng quốc gia và quốc tế, sẽ là những gì mở đường cho việc  giảm bớt cùng loại trừ đi từ từ những trường hợp làm tổn thương trẻ em một cách bất xứng. Phái đoàn đại biểu tôi đây chắc chắn đồng ý rằng tất cả mọi hình thức vi phạm tới trẻ em đều là những gì bất khả biện minh, có thể ngăn ngừa và cần phải được ngăn chặn.

 

4.         Một nỗ lực liên hợp để loại trừ đi vấn đề vi phạm đến  trẻ em, bởi thế, sẽ loại trừ đi việc cổ võ vi phạm trong nền văn hóa chung của xã hội. Việc giáo dục trở thành một dụng cụ quan trọng để phổ biến chẳng những vấn đề nhân nhượng đối với việc chung sống trong các xã hội ngày nay ở khắp nơi đang cảm thấy tính cách đa nguyên hơn nữa, mà còn cả đến vấn đề tỏ ra cảm nhận và tôn trọng nhau, cởi mở đối thoại trong một cuộc cùng nhau tìm kiếm công ích, và thậm chí để yêu chuộng phần hành trật tự trong xã hội như là những liên hệ xây dựng hơn nữa.

 

Một hình thức vi phạm mới tới trẻ em nếu quấn gia áp đặt một thứ mẫu thức  đặc biệt về lương tâm luân lý trên  trẻ em mà không quan tâm gì tới những niềm xác tín về luân lý và đạo giáo của thành phần làm cha làm mẹ. Xã hội dân sự đóng một vai trò quan trọng trong v ấn đề nâng đỡ gia đình và chống lại tất cả mọi hình thức vi phạm tới trẻ em. Về phần mình, trên 30 ngàn cơ cấu tổ chức về xã hội, chăm sóc và giáo dục của Giáo Hội Công Giáo hằng ngày đang hoạt động để bảo đảm một việc giáo dục hướng tới hòa bình và sáng tạo cho trẻ em, cũng như việc vừa phát triển những tài năng của các em, vừa cung cấp việc tái hội nhập cho những trẻ em bị lạm dụng và bỏ rơi vào các gia đình, nếu có thể, cũng như vào xã hội.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

5.         Trẻ em vừa yếu đuối vừa là niềm hy vọng. Để theo đuổi việc bênh vực các quyền lợi của các em cũng như việc loại trừ đi tất cả mọi hình thức vi phạm tới các em vẫn còn là một thách đố về cơ cấu đối với cộng đồng quốc tế. Việc thành đạt sẽ được chiếm hữu nếu biết đặt ưu tiên cho vai trò tự nhiên của gia đình cũng như cho nền  văn hóa chung công nhận trẻ em cũng hoàn toàn là con người. 

 

Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/4/2007

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ