GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 24/4/2007

PHỤC SINH TUẦN 3

 

?  ĐTC BĐXVI: Bài Giảng tại Quảng Trường Thánh Phêrô Chúa Nhật II Phục Sinh 15/4/2007, Kính Lòng Thương Xót Chúa - tạ ơn về biến cố sinh nhật thượng thọ bát tuần

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Thánh Âu Quốc Tinh

? Đức Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Đăng Quang – “Cả hình ảnh về người mục tử và hình ảnh về người đánh cá đều làm phát ra một tiếng mời gọi hiệp nhất tỏ tường”

 

 

KỶ NIỆM 2 NĂM ĐĂNG QUANG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI

 

 

?  ĐTC BĐXVI: Bài Giảng tại Quảng Trường Thánh Phêrô Chúa Nhật II Phục Sinh 15/4/2007, Kính Lòng Thương Xót Chúa - tạ ơn về biến cố sinh nhật thượng thọ bát tuần

 

(tiếp 23 Thứ Hai)

Trong Bài Đọc Thứ Nhất cho Chúa Nhật này, chúng ta được cho biết là vào lúc bình minh của Giáo Hội mới sinh, dân  chúng thường mang thành phần bệnh nhân đến  nơi công cộng để khi Thánh Phêrô đi ngang qua thì bóng của ngài phủ xuống trên họ: họ cho rằng có một quyền lực chữa lành xuất phát từ bóng hình ấy. Thật vậy, bóng hình này được tỏa ra nhờ ánh sáng của Chúa Kitô, bởi đó, tự mình, nó vẫn là một cái gì đó thuộc quyền năng của sự thiện hảo thần linh.

Ngay từ đầu, qua cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo, bóng hình của Thánh Phêrô đã bao phủ lấy cuộc sống của tôi và tôi đã học được rằng đó là một bóng hình tốt lành – một bóng hình chữa lành thực sự là vì nó xuất phát từ chính Chúa Kitô.

Phêrô là một con người với tất cả những yếu đuối phàm nhân, thế nhưng, trước hết ngài là một con người thiết tha tin tưởng nơi Chúa Kitô, đầy lòng mến yêu Người. Chính nhờ niềm tin tưởng và lòng yêu mến này của ngài mà quyền lực chữa lành của Chúa Kitô và quyền lực liên kết của ngài đã vươn tới nhân loại, cho dù nó có bị pha trộn với tất cả những thiếu sót của Thánh Phêrô. Chúng ta hãy tìm kiếm bóng hình của Thánh Phêrô ngày nay để đừng trong ánh sáng của Chúa Kitô!

Hạ sinh và tái sinh, một gia đình trần gian và đại gia đình Thiên Chúa: đó là đại hồng ân từ muôn vàn tình thương của Thiên Chúa, một nền tảng nâng đỡ chúng ta. Khi tôi tiếp tục cuộc hành trình đời sống của mình, tôi đã gặp được một tặng ân mới gay go, đó là ơn  gọi thừa tác vụ linh mục.

Vào Lễ Thánh Phêrô và Phaolô năm 1951, lúc tôi đối diện với công việc này, khi chúng tôi nằm phục trên nền Vương Cung Thánh Đường Freising – chúng tôi có trên 40 đồng bạn – và trên chúng tôi là tất cả những vị thánh được kêu cầu, tôi đã cảm thấy bối rối trước nhận thức về tình trạng nghèo hèn nơi cuộc sống của tôi.

Phải, thật là an ủi khi kêu cầu các vị thánh của Thiên Chúa, của kẻ sống lẫn người chết, bảo vệ chở che. Tôi biết rằng tôi sẽ không bị bỏ mặc. Và tin tưởng biết bao những lời của Chúa Giêsu mà chúng tôi sau đó nghe thấy qua môi miệng của vị Giám Mục trong lễ Truyền Chức đã tác động chúng tôi! ‘Thày không còn gọi các con là tôi tớ nữa mà là bạn hữu của Thày…’ Tôi đã cảm nghiệm sâu xa lời ấy: Người là Chúa không phải chỉ là Chúa mà còn là một người bạn. Người đã đặt tay của Người trên tôi và sẽ không buông tôi ra.

Những lời ấy được nói lên trong bối cảnh của việc trao ban năng quyền thi hành Bí Tích Hòa Giải, nhờ đó, n hân Danh Chúa Kitô, để thứ tha tội lỗi. Chúng tôi đã nghe thấy cũng điều ấy trong bài Phúc Âm hôm nay: Chúa đã thở hơi trên các vị môn đệ. Người ban cho các vị Thần Linh của Người – Thánh Linh: ‘Nếu các con tha tội cho ai thì tội lỗi được thứ tha…’

Thần Linh của Chúa Giêsu Kitô là quyền năng tha thứ. Ngài là quyền năng của Lòng Thương Xót Chúa. Ngài làm khả dĩ việc hoàn toàn bắt đầu lại – hoàn toàn mới lại. Mối thân hữu của Chúa Giêsu Kitô là mối thân hữu của Đấng làm cho thành phần tha thứ chúng ta, của Đấng cũng thứ tha cho chúng ta, không ngừng vươn lên từ nỗi yếu hèn của chúng ta và chính vì thế giáo dục chúng ta, làm thấm nhập vào chúng ta một ý thức về nhiệm vụ yêu thương sâu xa, về nhiệm vụ đáp lại lòng tin tưởng của Người bằng sự trung thành của chúng ta. 

Trong đoạn Phúc Âm hôm nay chúng ta cũng đã nghe câu truyện về việc gặp gỡ giữa Tông Đồ Tôma với Chúa Kitô Phục Sinh: Vị Tông Đồ này được phép chạm tới các thương tích của Người, nhờ đó nhận ra Người – bên trên và ở trên căn tính loài người của Giêsu Nazarét, Thánh Tôma đã nhìn nhận cái căn tính chân thực và sâu xa của  Người: ‘Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!’ (Jn 20:28).

Chúa Kitô đã mang các thương tích của Người vào cõi vĩnh hằng. Người là một Vị Thiên Chúa bị thương tích; Người đã để cho Người bị đả thương vì Người yêu thương chúng ta. Đối với chúng ta thì các vết thương của Người là một dấu hiệu cho thấy rằng Người hiểu biết và để cho Người bị đả thương vì yêu thương chúng ta.

Những vết thương ấy của Người: chúng rõ ràng biết bao đối với chún g ta trong lịch sử của thời đại chún g ta! Thật vậy, qua giòng thời gian Người vẫn để cho Người bị thương tích vì chúng ta. Vững vàng biết bao tình thương của Người, an ủi biết bao các thương tích của Người đối với chúng ta! Và chắc chắn biết bao những thương tích ấy cho chúng ta thấy được căn tính của Người: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!” Đối với chúng ta những thương tích ấy là một phận sự ra sao, một phận sự để cho chúng ta cũng bị thươn g tích vì Người!

Tình thương của Thiên Chúa đang hỗ trợ chúng ta hằng ngày. Để có thể nhận thấy tình thương của Người, chỉ cần một tấm lòng tỉnh táo. Chúng ta quá thiên về việc chú ý tới cái nỗ lực hằng ngày hằng áp đặt trên chúng ta là thành phần con cháu Adong.

Tuy nhiên, nếu chúng ta mở lòng mình ra, cũng như dìm mình vào tâm can thì chúng ta mới có thể liên lỉ thấy được Thiên Chúa tốt lành dường nào đối với chúng ta; Người nghĩ về chúng ta như thế nào từng chút một, nhờ đó giúp chúng ta đạt được những cái quan trọng.

Khi gia tăng trách nhiệm nặng nề, Chúa cũng ban ơn trợ giúp mới cho đời sống của tôi. Tôi vẫn hân hoan lấy làm biết ơn khi thấy đông đảo những người nâng đỡ nguyện cầu cho tôi; tôi thấy rằng họ giúp tôi thi hành thừa tác vụ của tôi bằng đức tin và tình yêu của họ; tôi thấy rằng họ là ân xá cho những thiếu sót của tôi và cũng nhận thấy nơi bóng hình của Thánh Phêrô ánh sáng ơn ích của Chúa Giêsu Kitô.

Bởi thế, vào lúc này đây, tôi hết lòng cám ơn Chúa và tất cả anh chị em. Tôi muốn kết thúc Bài Giảng này bằng một kinh nguyện của vị thánh Giáo Hoàng, Thánh Lêô Cả, một kinh nguyện đúng 30 năm trước đây tôi đã viết trên những tấm thiệp kỷ niệm ngày thụ phong của tôi:

“Hãy cầu cùng vị Thiên Chúa nhân lành của chúng ta để Ngài tỏ ra thật nhân lành trong việc củng cố niềm tin, tăng bội đức ái và gia tăng bình an cho ngày sống của chúng ta. Chớ gì Ngài làm cho tôi, người tôi tớ hèn mọn của Ngài, xứng hợp với công việc của Ngài và hữu ích cho việc xây dựng anh chị em, và giúp tôi thi hành việc phục vụ này, để việc dấn thân của tôi tăng triển theo thời gian được ban cho tôi. Amen”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070415_80-genetliaco_en.html

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Thánh Âu Quốc Tinh

 

(toàn bài dịch kể cả hôm qua)

 

Vị tổng quyền của Dòng Âu Quốc Tinh là Cha Rovert Prevost cho biết rằng những suy tư chia sẻ của ĐTC hiện nay về các vị Giáo Phụ là tột đỉnh của việc tái thẩm định về những hình ảnh này được bắt đầu từ Công Đồng Chung Vaticanô II.

 

ĐGH ở Pavia hôm Chúa Nhật 22/4/2007, đáp lời mời đến thăm mộ của Thánh Âu Quốc TinhVị Giám Mục thành Hippo này là đề tài cho luận án thần học của linh mục Joseph Ratzinger ngày xưa. V ị linh mục tổng quyền dòng Âu Quốc Tinh cho mạn h điện toán toàn cầu Zenit biết vị đương kim giáo hoàng say mean Thánh Âu Quốc Tinh ra sao.

 

Vấn:    Làm thế nào lại xẩy ra việc Đức Giáo Hoàng đến viếng thăm Pavia?

 

Đáp:   Vào tháng 10/2005, cùng với Đức Giám Mục Giovanni Giudici ở Pavia, chúng tôi đã mời Đức Giáo Hoàng đến Pavia chính là để mừng 150 năm việc Đại Hiệp Nhất, tác động nền tảng cuối cùng của Hội Dòng Thánh Âu Quốc Tinh.

 

Vào Tháng 11 cùng năm, chúng tôi đã nhận được hồi báo khẳng định của Đức  Giáo Hoàng qua vị quốc vụ khanh của Tòa Thánh. Ngày giờ được tùy nghi quyết định.

 

Biến cố này được cụ thể hóa trong chuyến viếng thăm  m ục vụ các giáo phận Vigevano và Pavia, một chuyến viếng thăm sẽ được kết thúc tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Golden Sky, nơi đang bảo quản các hài tích của Thánh Âu Quốc Thánh khoảng từ năm 725, khi mà vua của dân Lombards là Liutprand đã mang từ Sardinia đến Pavia.

 

Vấn:    Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có một giây phút đặc biệt trong cuộc viếng thăm này để nguyện cầu cùng vị thánh đã có một ảnh hưởng đến đời sống và tư tưởng của ngài.

 

Đáp:   Đúng thế. Tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Golden Sky, vị Giáo Hoàng này đã gặp gỡ hàng giáo sĩ và tu sĩ để cử hành giờ kinh tối.

 

Vị Giáo Hoàng này rất gắn bó với Thánh Âu Quốc Tinh. Năm 1953, ngài đã viết luận án tiến sĩ của ngài về vị Thánh Tiến Sĩ này: “Dân Chúa và Nhà Chúa theo Giáo Huấn về Giáo Hội của Thánh Âu Quốc Tinh”.

 

Trong chuyến viếng thăm Đại Chủng Viện ở Rôma ngày 17/2/2007, ĐGH đã nói rằng ngài được cái nhân  tính cao cả của Thánh Âu Quốc Tinh thu hút, vị thánh nhân từ đầu đã không thể tự đồng hóa mình với Giáo Hội, vì ngài là một người dự tòng, thế nhưng đã phải chiến đấu về phần thiêng liêng trong việc từ từ tìm đường đến với lời Chúa, cho tới khi ngài ‘thưa vâng’ trọn vẹn với Giáo Hội của ngài. 

 

Đó là cách ngài đã chế ngự được chính thần học cá nhân  của ngài, là thần học trước tiên được khai triển nơi việc giảng dạy của ngài.         

 

Vị Giáo Hoàng này đã trực tiếp qui chiếu chẳng hạn bản tổng hợp về hình ảnh Thánh Âu Quốc Tinh được trình bày trong Kinh Truyền Tin ngày 27/8/2006, ngày áp lễ Thánh Âu Quốc Tế.                           

 

Ngài đã nói về thánh nhân như là ‘vị đại mục tử’ trong cuộc gặp gỡ giáo dân và giáo sĩ thuộc Giáo Phận Rôma ngày 22/2/2007. Ngài đã nhắc đến thánh nhân trong bức Tông Huấn ‘Bí Tích Yêu Thương - Sacramentum Caritatis’ về Thánh Thể vừa rồi, liên quan tới chi tiết lương thực sự thật, tặng ân nhưng không của Chúa Ba Ngôi, ‘Christus Totus’ tức là một Chúa Kitô trọn vẹn bất phân chia, một tổng thể chung theo hình ảnh đầu và các chi thể thuộc v ề một thân thể.

 

Nơi các bài suy niệm chia sẻ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chúng ta có thể thấy được cái tột đỉnh của việc tái thẩm định về các vị Giáo Phụ của Giáo Hội, đặc biệt là Thánh Âu Quốc Tinh, được bắt đầu từ Công Đồng Chung Vaticanô II và hiện nay trong các văn kiện chính yếu của Giáo Hội.


Vấn:    Những gì sẽ lưu lại từ cuộc viếng thăm này của Đức Giáo Hoàng nơi tu sĩ dòng Âu Quốc  Tinh?

 

Đáp:   Trước hết là vinh dự và đặc ân được tiếp đón một vị thượng khách như ngài, và trong cuộc ngài viếng thăm đền thờ, ngài sẽ làm phép viên đá đầu tiên cho trung tâm văn hóa sau này mang tên Biển Đức XVI, một trung tâm sẽ tái tấu một số sáng kiến đã sẵn có, chẳng hạn như ‘Tuần Lễ Âu Quốc Tinh Pavian’, với những sáng kiến mới, mang lại hồn sống cho một trụ sở văn hóa mới lấy Thánh Âu Quốc Tinh làm hướng dẫn viên.

 

Cũng có một ngọn đèn được Đức Giáo Hoàng thắp lên trước khi cử hành những giờ kinh tối, một ngọn đèn luôn cháy sáng ở bên cạnh của hài cốt của vị thánh này. Ánh sáng này có nghĩa là Thánh Âu Quốc  Tinh vẫn còn sống cho tới ngày nay, nơi các tác phẩm của ngài cũng như nơi những ai sống theo linh đạo của ngài, như nơi thành phần tu sĩ Âu Quốc Tinh chúng tôi chẳng hạn. Thật vậy, chung quanh hòm hài tích này có 50 ngọn lửa nhỏ cháy sáng, biểu hiệu cho 50 quốc gia anh em tu sĩ Âu Quốc Tinh chúng tôi, cùng với các nữ tu, hiện  diện.


Vấn:    Một câu hỏi cuối cùng. Có những vị Giáo Hoàng nào khác từng cầu nguyện ở mộ Thánh Âu Quốc  Tinh hay chăng?

 

Đáp:   Đức Gioan Phaolô II, vào lúc mở màn cho giáo triều của ngài; thế rồi chúng ta cần phải trở về thời rất xa xưa để thấy được những vị khác. Thế nhưng, ĐHY Roncalli, vị giáo hoàng tương lai Gioan XXIII, và ĐHY Montini, vị giáo hoàng tương lai Phaolô VI, đã đến viếng thăm một thánh nhân cùng với nhiều khách viếng thăm chức sắc khác.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/4/2007

 

 

TOP

 

 

? Đức Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Đăng Quang – “Cả hình ảnh về người mục tử và hình ảnh về người đánh cá đều làm phát ra một tiếng mời gọi hiệp nhất tỏ tường”

Trọng kính Chư Huynh Hồng Y,
Chư huynh giám mục và linh mục,
Chư tôn vị thẩm quyền cùng chư vị thuộc ngoại giao đoàn,
Anh chị em thân mến.

Trong những ngày đầy căng thẳng này đây, chúng ta đã hát kinh cầu các thánh vào 3 dịp khác nhau: vào dịp lễ an táng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II; vào dịp các vị hồng y nhập mật viện bầu giáo hoàng; và một lần nữa vào ngày hôm nay khi chúng ta hát lên với câu đáp ‘Tu illum adiuva’ – xin nâng đỡ phù trì vị tân Thừa Kế Thánh Phêrô. Vào mỗi dịp, tôi đều cảm thấy hết sức ủi an một cách đặc biệt khi nghe đến bài hát nguyện cầu này. Tất cả chúng ta đều cảm thấy lẻ loi cô quạnh làm sao ấy sau cuộc ra đi của Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng trên 26 năm trường đã là mục tử của chúng ta và dẫn dắt chúng ta tiến bước trong cuộc đời! Ngài đã vượt qua ngưỡng cửa của sự sống mai hậu, tiến vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Thế nhưng ngài đã không bước đi một mình. Những ai tin tưởng thì chẳng bao giờ lẻ loi một mình cả, cả khi còn sống lẫn khi qua đời. Vào lúc ấy, chúng ta có thể kêu cầu Chư Thánh thuộc mọi thời đại, bạn bè mình, anh chị em mình trong đức tin, biết rằng các vị sẽ theo nhau hộ tống mình về thế giới bên kia, tiến vào vinh quang của Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng việc ngài trở về là những gì đã được đợi chờ. Giờ đây, chúng ta cũng biết rằng ngài đang ở nơi của ngài và thực sự là nhà của ngài.

Chúng tôi còn được ủi an khi chúng tôi long trọng tiến vào cuộc mật nghị, để chọn bầu người được Chúa chọn. Làm sao chúng ta có thể biết được tên tuổi của con người này? Làm sao 115 vị giám mục, đến từ mọi nền văn hóa và mọi quốc gia, có thể nhận ra người Chúa muốn trao phó sứ vụ tháo cởi đây? Một lần nữa, chúng ta biết rằng chúng ta không lẻ loi một mình, chúng ta biết rằng chúng ta được bao vây, dẫn dắt và hướng đạo bởi thành phần bạn hữu của Thiên Chúa. Và rồi giờ đây, trong lúc này đây, một người tôi tớ của Thiên Chúa như tôi đây lại phải gánh vác cả một công việc khổng lồ, một công việc thực sự vượt quá tất cả khả năng của loài người. Làm sao tôi có thể làm nổi việc này chứ? Làm sao tôi sẽ có thể làm được việc ấy chứ? Các bạn thân mến của tôi ơi, tất cả các bạn vừa kêu cầu cùng toàn thể chư thánh, được tiêu biểu bởi một số tên tuổi cao cả trong lịch sử của những gì Thiên Chúa tiếp xúc với loài người. Như thế, tôi cũng có thể nói bằng một niềm xác tín tái lập là: Tôi không lẻ loi một mình. Tôi không mang vác một mình những gì thực sự là tôi không bao giờ có thể một mình mang vác. Tất cả Chư Thánh của Thiên Chúa đều hiện diện ở đó để bảo vệ tôi, để hỗ trợ tôi và để nâng đỡ tôi. Rồi các lời nguyện cầu của anh chị em, anh chị em thân mến, việc ưu ái của anh chị em, lòng yêu thương của anh chị em, đức tin của anh chị em và niềm hy vọng của anh chị em là những gì hộ tống tôi. Thật vậy, việc các thánh cùng thông công không phải chỉ là việc hiệp thông của thành phần nam nữ cao cả đã ra đi trước chúng ta và là thành phần chúng ta biết đến tiếng tăm. Tất cả chúng ta đều thuộc về mối hiệp thông các thánh này, chúng ta là thành phần được lãnh nhận phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, chúng ta là thành phần kín múc sự sống tự tặng ân Mình Máu Chúa Kitô là phương tiện Người biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta nên giống như Người.

Phải, Giáo Hội là những gì sống động – đó là một cảm nghiệm tuyệt vời trong những ngày này. Trong những ngày buồn thương trước tình trạng yếu liệt và qua đời của vị Giáo Hoàng, Giáo Hội đã trở thành hiển nhiên một cách tuyệt vời cho chúng ta thấy rằng Giáo Hội là những gì sống động. Và Giáo Hội thì trẻ trung. Giáo Hội mang trong mình tương lai của thế giới, và bởi đó, cho mỗi một người chúng ta thấy con đường dẫn đến tương lai. Giáo Hội sống động – Giáo Hội sống động vì Chúa Kitô sống động, vì Người thực sự đã sống lại. Nơi nỗi khổ đau chúng ta thấy trên gương mặt của Đức Thánh Cha vào những ngày Phục Sinh, chúng ta chiêm ngưỡng thấy mầu nhiệm của Cuộc Chúa Kitô Khổ Nạn và chúng ta đã chạm tới các thương tích của Người. Thế nhưng, qua những ngày ấy, chúng ta còn có thể, ở một ý nghĩa sâu xa, chạm đến được cả Đấng Phục Sinh nữa. Chúng ta đã có thể cảm nghiệm được niềm vui Người đã hứa hẹn như hoa trái của việc Người Phục Sinh sau một thời gian ngắn ngủi tối tăm.

Giáo Hội sống động, với những lời này, tôi hết sức vui mừng và tri ân cảm tạ gửi lời chào đến tất cả mọi anh chị em tụ họp ở nơi đây, chư huynh hồng y và giám mục khả kính của tôi, chư linh mục, phó tế, phục vụ viên Giáo Hội, giáo lý viên thân mến của tôi. Tôi xin gửi đến anh chị em tu sĩ nam nữ, thành phần nhân chứng cho việc hiện diện rạng ngời của Thiên Chúa. Tôi xin gửi lời chào đến anh chị em, thành phần tín hữu giáo dân, trầm mình nơi việc làm cao cả ở mọi lãnh vực của cuộc sống để dựng xây Vương Quốc của Thiên Chúa đang lan rộng khắp nơi trên thế giới. Với lòng cảm mến sâu xa tôi cũng gửi lời chào đến tất cả những ai được tái sinh trong Bí Tích Rửa Tội nhưng chưa hoàn toàn hiệp thông với chúng tôi; cả quí vị nữa, hỡi anh chị em nhân dân Do Thái, thành phần chúng tôi được chia sẻ cả một di sản thiêng liêng cao cả, một di sản được bắt nguồn từ những lời hứa bất khả vãn hồi của Thiên Chúa. Sau hết, như một làm sóng góp lực, tôi nghĩ đến tất cả mọi con người nam nữ ngày nay, đến những anh chị em tín ngưỡng cũng như vô tín ngưỡng.

Quí bạn thân mến! Vào lúc này đây tôi không cần phải trình bày chương trình hành vụ của tôi. Tôi đã nêu lên những gì tôi cảm thấy là công việc tôi phải làm ở Sứ Điệp hôm Thứ Tư 20/4, và sẽ còn có những dịp khác để nói lên điều này. Chương trình hành vụ thực sự của tôi đó là không phải làm theo ý của tôi, không phải là theo đuổi những ý tưởng riêng của tôi, mà là lắng nghe, cùng với toàn thể Giáo Hội, lời Chúa và ý Chúa, để được Người hướng dẫn, nhờ đó, Chính Người Đích Thân dẫn dắt Giáo Hội ở vào thời điểm lịch sử này của chúng ta. Thay vì nói về một chương trình hành vụ, tôi chỉ muốn nhận định về hai biểu hiệu phụng vụ tiêu biểu cho lễ đăng quang của Thừa Tác Vụ Thừa Kế Thánh Phêrô; ngoài ra, cả hai biểu hiệu này phản ảnh rõ ràng những gì chúng ta đã nghe công bố trong các bài đọc hôm nay.

Biểu hiệu thứ nhất đó là giây choàng tông phẩm (petrine pallium), được thêu bằng lông thuần túy, một sợi giây được quàng lên đôi vai của tôi. Dấu hiệu cổ kính này, một dấu hiệu được các vị giám mục Rôma đeo từ thế kỷ thứ 4, có thể được coi là hình ảnh cái ách của Chúa Kitô, một cái ách mà vị giám mục của thành này, Tôi Tớ của mọi Tôi Tớ Chúa, gánh trên đôi vai của mình. Ách của Thiên Chúa là ý muốn của Thiên Chúa, một ý muốn chúng ta chấp nhận. Và ý muốn này không đè nặng trên chúng ta, áp đảo chúng ta và làm cho chúng ta mất tự do. Biết được những gì Thiên Chúa muốn, biết được đâu là con đường sự sống, đó là niềm vui của dân Do Thái, đó là đại diễm phúc cho dân này. Đó cũng là niềm vui của chúng ta nữa: Ý muốn của Thiên Chúa không loại trừ chúng ta mà là thanh tẩy chúng ta, cho dù có đớn đau, nhờ đó ý muốn ấy dẫn chúng ta đến với bản thân mình. Nhờ đó, chúng ta chẳng những phụng sự một mình Người, mà còn phần rỗi của cả thế giới, của tất cả lịch sử nữa.

Biểu hiệu của giây choàng tông phẩm thậm chí còn có một ý nghĩa cụ thể hơn nữa, ở chỗ, lông của con cừu có mục đích tiểu biểu cho con chiên thất lạc, con chiên bệnh hoạn, hay con chiên yếu kém được vị mục tử vác trên vai mang đến giòng nước sự sống. Đối với các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội, dụ ngôn con chiên lạc, con chiên được người mục tử tìm kiếm trong sa mạc, là hình ảnh của mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Nhân loại, tức mọi người trong chúng ta đây, là con chiên lạc mất trong sa mạc không còn biết đâu là phương hướng nữa. Con Thiên Chúa sẽ không để cho điều này xẩy ra; Người không thể bỏ rơi nhân loại ở trong một tình trạng quá ư là khốn nạn như thế. Người đã vội vã từ bỏ vinh quang trên trời để ra đi tìm kiếm con chiên này và theo đuổi nó cho tới Thập Tự Giá. Người đã vác nó trên hai vai của Người và ẵm bồng nhân loại của chúng ta; Người ẳm bế tất cả chúng ta – Người là vị mục tử nhân lành đã bỏ mạng sống mình vì chiên. Điều giây choàng tông phẩm trước hết và trên hết muốn nói tới đó là tất cả chúng ta đều được Chúa Kitô bồng bế. Thế nhưng, đồng thời nó cũng mời gọi chúng ta hãy bao bọc lẫn nhau. Thế nên giây choàng tông phẩm này trở thành một biểu hiệu cho sứ vụ của vị chủ chăn, một sứ vụ đã được bài đọc thứ hai và bài Phúc Âm nói đến. Vị mục tử cần phải được nhiệt huyết thánh hảo của Chúa Kitô tác động, ở chỗ, đối với vị mục tử này không có vấn đề dửng dưng trước rất nhiều người đang sống trong sa mạc. Có nhiều thứ sa mạc. Có thứ sa mạc bần cùng, sa mạc đói khát, sa mạc hoang vắng, sa mạc cô đơn, sa mạc trụy ái. Có thứ sa mạc tăm tối về Thiên Chúa, trống rỗng tâm hồn không còn biết phẩm giá của mình hay mục đích của đời sống làm người nữa. Những thứ sa mạc bên ngoài trên thế giới này đang gia tăng, vì những sa mạc nội tâm đã trở nên quá rộng lớn. Bởi thế mà những kho tàng của trái đất này không còn được dùng để giúp vào việc kiến tạo một khui vườn của Thiên Chúa cho tất cả mọi người sống nữa, trái lại, chúng đã được sử dụng để phục vụ cho các thứ quyền lực khai thác và hủy hoại. Giáo Hội nói chung và tất cả mọi vị mục tử của Giáo Hội, như Chúa Kitô, cần phải lên đường dẫn dắt con người ra khỏi sa mạc ấy, hướng đến nơi có sự sống, hướng đến tình nghĩa với Con Thiên Chúa, đến Đấng ban sự sống cho chúng ta, một sự sống sung mãn.

Biểu hiệu con cừu còn có một ý nghĩa sâu xa hơn nữa. Ở Cận Đông ngày xưa, thành phần vua chúa vốn có thói quen tỏ ra là những người mục tử chăn dắt nhân dân của họ. Đó là hình ảnh cho thấy quyền lực của họ, một hình ảnh khinh miệt, ở chỗ, đối với họ, hạ thần của họ như thể chiên cừu, một thứ chiên cừu mà người mục tử có thể sử dụng tùy ý. Khi vị mục tử của toàn thể nhân loại là Thiên Chúa hằng sống, Đích Thân trở thành một con cừu, Người đã đứng về phía các con cừu, với thành phần bị chà đạp và sát hại. Đó là cách Người tỏ Mình ra là người mục tử đích thực: ‘Tôi là Mục Tử Nhân Lành. Tôi bỏ mạng sống mình vì chiên’, Chúa Giêsu nói về Bản Thân mình như thế (Jn 10:14ff). Chính yêu thương, chứ không phải là quyền lực, đã cứu chuộc chúng ta! Đó là dấu hiệu của Thiên Chúa: Chính Ngài là tình yêu. Đã bao nhiêu lần chúng ta muốn rằng giá mà Thiên Chúatỏ mình ra mạnh mẽ hơn nữa, rằng giá mà Người ra tay một cách cương quyết hơn, khống chế sự dữ và tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Tất cả mọi thứ ý hệ về quyền lực đều biện minh mình y hệt theo chiều hướng ấy, chúng biện minh cho việc hủy hoại bất cứ những gì chặn đường tiến bộ và giải phóng con người. Chúng ta cảm thấy khổ đau trước thái độ nhẫn nại của Thiên Chúa. Thế mà, chúng ta cần đến sự nhẫn nại của Người. Thiên Chúa, Đấng đã trở nên một con chiên con, nói với chúng ta rằng thế giới này được cứu độ bởi Đấng Chịu Đóng Đanh, chứ không phải bởi những ai đóng đanh Người. Thế giới này được cứu chuộc bởi sự nhẫn nại của Thiên Chúa. Nó bị tiêu diệt bởi sự bất nhẫn của con người.

Một trong những đặc tính căn bản của một người mục tử đó là phải yêu thương thành phần được trao phó cho họ, thậm chí như họ yêu mến Chúa Kitô là Đấng họ phụng sự. ‘Hãy chăn chiên của Thày’, Chúa Giêsu đã nói với Thánh Phêrô như thế, và giờ đây, vào lúc này đây, Người nói câu đó với cả tôi nữa. Chăn nuôi nghĩa là yêu thương, và yêu thương cũng có nghĩa là sẵn sàng chịu đau khổ. Yêu thương nghĩa là cống hiến cho chiên những gì thực sự là thiện hảo, đó là thứ dưỡng chất chân lý của Thiên Chúa, dưỡng chất lời Chúa, dưỡng chất hiện diện của Người, một hiện diện Người tỏ ra cho chúng ta nơi Bí Tích thánh. Các bạn thân mến, vào lúc này đây tôi chỉ có thể nói rằng xin hãy nguyện cầu cho tôi, để tôi biết yêu mến Chúa mỗi ngày một hơn. Xin hãy cầu nguyện cho tôi, để tôi biết yêu thương đàn chiên của Người mỗi ngày một hơn, nói cách khác, yêu thương anh chị em, Hội Thánh, mỗi một người trong anh chị em và tất cả mọi người trong anh chị em. Xin hãy nguyện cầu cho tôi, để tôi không tẩu thoát vì sợ hãi khi thấy sói dữ. Chúng ta hãy cầu nguyện lẫn cho nhau, để Chúa bồng bế chúng ta và để chúng ta cũng biết bao bọc lẫn nhau.

Biểu hiệu thứ hai được phụng vụ hôm nay sử dụng để diễn tả việc bắt đầu thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô là việc trao chiếc nhẫn của người đánh cá. Lời kêu gọi Thánh Phêrô trở thành một vị mục tử, như chúng ta đã nghe trong Phúc Âm, xẩy ra sau trình thuật về mẻ cá lạ, khi mà, sau cả một đêm các môn đệ thả lưới bị thất bại, họ thấy Chúa Kitô Phục Sinh ở trên bờ. Người bảo họ hãy thả lưới một lần nữa, và lưới đã đầy cá đến nỗi họ khó lòng kéo nó lên; 153 con cá lớn: ‘mà mặc dù quá nhiều cá mà lưới vẫn không bị rách’ (Jn 21:11). Trình thuật này, kể lại vào cuối cuộc hành trình của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người, tương quan với trình thuật vào thuở ban đầu, cả vào lúc ấy nữa, các môn đệ thâu đêm không bắt được gì; cũng lúc ấy, Chúa Giêsu đã mời gọi Simon hãy thả lưới một lần nữa ở chỗ nước sâu. Và Simon, nhân vật bấy giờ chưa được gọi là Phêrô, đã đáp lại một cách tuyệt vời là ‘Thưa Thày, vâng lời Thày con xin thả lưới’. Thế rồi ngài đã được trao cho sứ vụ: ‘Đừng sợ. Từ nay con sẽ trở thành tay chài lưới người ta’ (Lk 5:1-11). Cả ngày nay nữa, Giáo Hội và thành phần kế thừa các Tông Đồ được kêu gọi hãy tiến vào biển sâu lịch sử mà thả lưới để chinh phục con người nam nữ về cho Phúc Âm – cho Thiên Chúa, cho Chúa Kitô, cho sự sống đích thực. Các Vị Giáo Phụ đã dẫn giải rất khéo về công việc đặc biệt này. Đây là những gì các ngài nói: đối với cá, loài được dựng nên vì nước, nó sẽ chết nếu bị lấy ra khỏi biển khơi, bị đem ra khỏi yếu tố sống còn của nó để làm đồ ăn cho con người. Thế nhưng, nơi sứ vụ của một kẻ đánh cá người thì ngược lại mới đúng. Chúng ta đang sống trong cảnh xa lìa, trong những giòng nước mặn chết chóc và khổ đau; trong một biển cả tối tăm không ánh sáng. Lưới Phúc Âm đã kéo chúng ta đã kéo chúng ta ra khỏi những thứ nước chết chóc và mang chúng ta vào cảnh rạng ngời của ánh sáng thần linh, vào sự sống đích thực. Thật sự là như thế: khi chúng ta theo Chúa Kitô thực hiện sứ vụ này để trở thành những kẻ đánh cá người, chúng ta cần phải mang con người nam nữ ra khỏi biển khơi mặn mà đủ thứ hình thức xa lìa và mang họ vào mảnh đất sự sống, vào ánh sáng của Thiên Chúa.

Thật sự là thế: mục đích đời chúng ta sống là để tỏ Thiên Chúa cho con người. Và chỉ có nơi nào thấy được Thiên Chúa mới bắt đầu có sự sống mà thôi. Chỉ khi nào chúng ta gặp được Thiên Chúa hằng sống nơi Chúa Kitô chúng ta mới biết sự sống là gì. Chúng ta không phải là một thứ sản phẩm ngẩu nhiên và vô nghĩa của tiến hóa. Mỗi một người trong chúng ta là thành quả của tư tưởng Thiên Chúa. Mỗi một người trong chúng ta đều được ước định, mỗi một người trong chúng ta đều được yêu thương, mỗi một người trong chúng ta đều cần thiết. Không có gì tuyệt vời hơn là cảm thấy bàng hoàng trước Phúc Âm, trước việc được hội ngộ Chúa Kitô. Không có gì tuyệt vời hơn là nhận biết Người và nói với kẻ khác về tình nghĩa của chúng ta đối với Người. Công việc của vị mục tử, công việc của vị đánh cá người, thường có thể là những gì mỏi mệt. Thế nhưng, nó là những gì đẹp đẽ và tuyệt vời, vì nó thực sự là thứ việc phục vụ cho niềm vui, niềm vui của Thiên Chúa, một niềm vui cần được vang lên trong thế giới.

Đến đây tôi muốn thêm điều này nữa, đó là cả hình ảnh về người mục tử và hình ảnh về người đánh cá đều làm phát ra một tiếng mời gọi hiệp nhất tỏ tường. ‘Tôi còn có chiên khác chưa thuộc về đàn này; Tôi cần phải dẫn chúng nữa, và chúng sẽ lắng nghe tiếng Tôi. Rồi sẽ có một đàn chiên và một chủ chiên’ (Jn 10:16); những lời này của Chúa Kitô ở cuối bài giảng của Người về vị Chủ Chiên Nhân Lành. Và trình thuật về 153 con cá lớn được kết thúc bằng câu nói hân hoan: ‘mặc dù quá nhiều cá mà lưới vẫn không bị rách’ (Jn 21:11). Than ôi, Chúa yêu ơi, giờ đây chúng con cảm thấy buồn lòng mà nhìn nhận rằng nó đã bị rách rồi! Nhưng không – chúng con không được buồn! Chúng con hãy vui lên vì Chúa đã hứa hẹn, một lời hứa không làm thất vọng, và chúng con hãy làm tất cả những gì chúng con có thể để theo đuổi con đường hướng đến hiệp nhất Chúa đã hứa. Chúng con hãy nhớ đến nó khi chúng con nguyện cầu cùng Chúa, khi chúng con nài xin Người: vâng, lạy Chúa, xin Chúa hãy nhớ lại lời Chúa hứa. Xin Chúa ban cho chúng con được trở thành một đàn chiên và một chủ chiên! Xin Chúa đừng để cho lưới của Chúa bị rách, xin hãy giúp chúng con trở thành những người tôi tớ của hiệp nhất!

Tới đây, tôi nghĩ về ngày 22/10/1978, ngày mà Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu thừa tác vụ của mình tại Quảng Trường Thánh Phêrô đây. Những lời của ngài vào dịp ấy vẫn liên tục vang vọng trong tai tôi: ‘Đứng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’ Vị Giáo Hoàng này đã ngỏ cùng thành phần thế lực, thành phần quyền lực của thế giới này, những thành phần sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó khỏi quyền lực của họ nếu họ để cho Người vào, nếu họ để cho đức tin được tự do. Phải, Người chắc chắn sẽ lấy đi một cái gì đó khỏi họ: đó là cái thế lực hư hoại, cái mạo dụng luật lệ và tự do để làm những gì họ thích. Thế nhưng, Người sẽ không lấy đi bất cứ điều gì liên quan đến tự do và phẩm vị của con người, hay liên quan đến việc dựng xây một xã hội chân chính. Vị Giáo Hoàng này cũng nói điều đó với hết mọi người, nhất là giới trẻ. Không phải tất cả chúng ta đều hãi sợ một cách nào đó hay chăng? Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô hoàn toàn đi vào cuộc đời của mình, nếu chúng ta trọn vẹn cởi mở bản thân mình cho Người, chúng ta có sợ rằng Người có thể sẽ lấy đi khỏi chúng ta một cái gì đó hay chăng? Chẳng lẽ chúng ta không sợ phải từ bỏ một cái gì đó quan trọng, một cái gì đó chuyên biệt, một cái gì đó làm cho đời sống hết sức tuyệt vời hay sao? Như thế chẳng lẽ chúng ta lại không liều mình đi đến chỗ làm suy giảm đi hay làm hụt hẫng mất cái tự do của chúng ta hay sao? Một lần nữa, vị Giáo Hoàng này đã nói: Không đâu! Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô đi vào cuộc sống của chúng ta thì chúng ta chẳng những không bị mất đi một sự gì cả, không một sự gì, tuyệt đối là không có một sự gì, trái lại, nhờ đó còn làm cho cuộc của chúng ta được thanh thoát, tuyệt vời và cao cả. Không đâu! Chỉ có ở nơi mối thân tình này các cửa sự sống mới có thể rộng mở mà thôi. Chỉ có ở nơi tình nghĩa ấy khả năng cao cả của sự sống con người mới thực sự thể hiện mà thôi. Chỉ có ở trong tình nghĩa này chúng ta mới cảm thấy được vẻ đẹp và tự do mà thôi. Bởi thế, hôm nay đây, bằng quyền năng mãnh liệt và bằng niềm xác tín vững chắc, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân lâu đời của mình, hỡi giới trẻ thân mến, tôi muốn nói cùng quí bạn rằng: Xin đừng sợ Chúa Kitô! Ngài không lấy đi một điều gì đâu, mà Người lại ban cho các bạn hết mọi sự. Khi chúng ta hiến mình cho Người, chúng ta nhận lại được gấp trăm. Phải, hãy mở cửa, mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm thấy sự sống đích thực. Amen.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo điện thư của VIS ngày 24/4/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ