GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 3/4/2007

TUẦN THÁNH

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cảm nhận rằng Chúa Kitô là tất cả đối với Đức Gioan Phaolô II

?  Đức Hồng Y Tổng Đại Diện Giáo Phận Rôma cảm nhận về Đức Gioan Phaolô II trong lễ nghi kết thúc  giai đoạn giáo phận về án phong thánh cho ngài.

? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Sứ Điệp cho Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương 3/4/2005

 

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cảm nhận rằng Chúa Kitô là tất cả đối với Đức Gioan Phaolô II

 

Nhân dịp kỷ niệm 2 năm băng hà của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chủ tế Thánh Lễ tại Quảng Trường Thánh Phêrô với 40 ngàn người tham dự. Căn cứ vào chi tiết của bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần Thánh liên quan tới việc Maiđệliên lấy dầu thơm hảo hạng xức chân Chúa, ngài nói ‘hương thơm’ của tình ngài mến yêu Thiên Chúa đã bay tỏa khắp thế giới.

 

Ngài cho biết đoạn Phúc Âm này tràn đầy ‘ý nghĩa thiêng liêng’, vì nó gợi lên cho thấy ‘chứng từ rạng ngời được Đức Gioan Phaolô II cống hiến, chứng từ về tình yêu mến trọn vẹn đối với Chúa Kitô’.

 

Người nữ tu Pháp tên là Marie-Simon-Pierre, được chữa lành bệnh lẩy bẩy sau khi ngài băng hà đúng 2 tháng, nhờ lời chuyển cầu của vị cố giáo hoàng cũng bị bệnh như nữ tu, cũng có mặt trong Thánh Lễ này.

 

Như dầu thơm của Maria, ‘hương thơm của tình ngài mến yêu đã bay tỏa khắp nhà, tức là bay tỏa khắp Giáo Hội’, một lời giảng đã được vỗ tay hoan hô.

 

‘Chúng ta là những người gần gũi với ngài có thể được thưởng thức hương thơm này, và vì thế chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. Thế nhưng, cả những ai biết được ngài từ xa cũng có thể hưởng lợi nữa, vì tình yêu của vị Giáo Hoàng Wojtyla tràn lan có thể nói đến mọi miền đất trên thế giới, vì sức mạnh và cường độ của nó.

 

‘Niềm quí trọng, sự tôn kính, lòng mộ mến đối với ngài được cả thành phần tín hữu lẫn vô tín ngưỡng bày tỏ vào lúc ngài qua đời – không phải là một chứng từ hùng hồn hay sao?

 

‘Thừa tác mục vụ hăng say và trổ sinh hoa trái của ngài, thậm chí còn hơn thế nữa, đồi canvê khổ nạn và c ái chết thanh thản của Vị Giáo Hoàng yêu dấu này của chúng ta đã khiến dân chúng thuộc thời đại của chúng ta có thể nhận biết rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự là tất cả mọi sự’.

 

‘Chúng ta biết rằng hoa trái của chứng từ này là những gì lệ thuộc vào thập tự giá’. Trong cuộc đời của Đức Karol Wojtyla, thập giá ‘có đầy ý nghĩa hơn là một lời nói vậy thôi’.

 

‘Đặc biệt là với việc gia tăng chầm chậm nhưng liên lỉ của chứng bệnh ngài chịu, một chứng bệnh mà từ từ đã tước lột mọi sự của ngài, thì cuộc sống của ngài đã trở thành một của lễ toàn thiêu cho Chúa Kitô, một loan báo sống động về cuộc khổ nạn của Người, với niềm hy vọng đầy tin tưởng phục sinh’.

 

‘Đã từ rất lâu, ngài đã sửa soạn cho cuộc gặp gỡ cuối cùng này với Chúa Giêsu’, và ‘như vị Sư Phụ thần linh của mình, ngài đã sống cuộc khổ nạn của mình trong nguyện cầu… Ngài đã chết đi đang lúc cầu nguyện. Ngài thực sự thiếp đi trong Chúa’.

 

‘Hương thơm đức tin, đức cậy và đức mến của vị Giáo Hoàng này lan tỏa đầy nhà của ngài, đầy Quảng Trường Thánh Phêrô, đầy Giáo Hội và tràn đầy khắp thế giới’.

 

‘Những gì đã xẩy ra sau cái chết của ngài – đối với con người có đức tin – thì tác dụng của ‘hương thơm’ này đã lan tới hết mọi người, cả những người ở gần cũng như ở xa, và thu hút họ tiến đến với một con người đã được Thiên Chúa dần dần làm cho nên giống hìn h ảnh Chúa Kitô.

 

‘Hỡi Đức Gioan Phaolô II, từ nhà Cha – chúng tôi có thể tin tưởng rằng – ngài đã không ngừng đồng hành với Giáo Hội trong cuộc hành trình của Giáo Hội’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/4/2007 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Hồng Y Tổng Đại Diện Giáo Phận Rôma cảm nhận về Đức Gioan Phaolô II trong lễ nghi kết thúc  giai đoạn giáo phận về án phong thánh cho ngài.

 

ĐHY Camillo Ruini đã chủ sự buổi kết thúc tiến trình ở cấp giáo phận án phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II ở Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, nhân dịp băng hà 2 năm của bị giáo hoàng này. Theo vị hồng y này thì mối liên hệ thiết tha của Đức Gioan Phaolô II với Thiên Chúa đã sâu đậm trong thời tuổi trẻ của ngài.

 

Buổi lễ long trọng mở đầu cho tiến  trình án tôn phong ở cấp giáo phận đã diễn ra vào ngày 28/6/2005, áp lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, tức chưa đầy 3 thàng băng hà của vị giáo hoàng vừa nằm xuống. Ngày kỷ niệm băng hà đúng 2 năm của ngài, án phong thánh thuộc cấp giáo phận đã được kết thúc, và được chuyển lên Tòa Thánh thuộc cấp Giáo Hội do Thánh Bộ Án Phong Thánh đặc trách. Trong bài giảng của mình cho lễ nghi kết thúc án phong thánh thuộc cấp giáo phận, ĐHY tổng đại diện của Giáo Phận Rôma đã cảm nhận về đời sống tu đức  của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II liên quan đến ít là 3 điểm chính yếu nổi bật của ngài, như thời niên thiếu, sống đức tin, và Lòng Thương Xót Chúa.

 

‘Từ thời niên thiếu’, vị hồng y này nhận định, đời sống thiêng liêng của Đức Karol Wojtyla đã ‘mạnh mẽ, tha thiết và sâu xa, và nó không ngừng phát triển và gia tăng mãnh liệt hơn, sinh hoa trái trái ở tất cả mọi khía cạnh trong đời sống của ngài’.

 

Vị hồng y còn nhấn mạnh là Thiên Chúa đã không bao giờ che chở vị giáo hoàng tương lai này cho khỏi tất cả mọi thử thách mà là liên lỉ ‘hằng nối kết ngài một cách mới mẻ với thập giá của Người Con… ban cho ngài lòng can đảm để mến yêu thập giá, và đức khôn ngoan thiêng liêng để thấy được dung nhan Cha qua thập tự giá’.

 

‘Với lòng tin tưởng được Thiên Chúa yêu thương và hân hoan đáp ứng tình yêu ấy, Đức Karol Wojtyla đã thấy được ý nghĩa, niềm hiệp nhất và mục đích của đời sống mình.

 

‘Tất cả những ai biết ngài, dù gần hay xa xôi đi nữa, cũng đều cảm phục trước nhân tính phong phú của ngài, trước việc ngài sống hoàn toàn trọn vẹn là một con người.

 

‘Thế nhưng, sự kiện rạng ngời và hệ trọng đó là cái phong phú về nhân tính này thật sự lại ăn khớp với việc ngài liên hệ với Thiên Chúa, tức là với sự thánh thiện của ngài’.

 

Về việc sống đức tin, vị hồng y nhận định rằng, đức tin của Đức Gioan Phaolô II là đức tin ‘của một con người đã được thấy Chúa ở một nghĩa nào đó, và là người có được một trực cảm về sự hiện diện mầu nhiệm và cứu độ của Thiên Chúa nơi tinh thần và đời sống của ngài’.

 

Chính vì đức tin này mà Đức Wyjtyla đã cảm thấy ‘nhu cầu và nhiệm vụ trong việc cống hiến và truyền đạt cho tất cả mọi người sự thật cứu độ’.

 

Vị hồng y đã nhắc lại những giây phút cuối cùng của Đức Gioan Phaolô II. Nhờ việc giúp đỡ của thành phần hiện diện trong tông phòng của mình, Đức Gioan Phaolô II đã nguyện ‘tất cả mọi kinh sách hằng ngày: tôn thờ, suy tư và thậm chí tham dự cả phụng vụ các bài đọc cho Chúa Nhật nữa’.

 

‘Đoạn ngài đã nói bằng một giọng hết sức yếu ớt với chị dòng Tobiana Sobotka là thiên thần hộ thủ thực sự của ngài rằng: Xin Chúa hãy đến. Sau đó ngài bị hôn mê, và trong tông phòng của ngài, thánh lễ vọng kính Lòng Thương Xót Chúa được cử hành’. ĐTGM Stanislaw Dziwisz, vị thư ký của vị Giáo Hoàng bị hôn mê bấy giờ, đã cố gắng nhỏ ‘mấy giọt máu của Chúa Kitô’ vào miệng ngài.

 

Lòng Thương Xót Chúa, vị hồng y giảng thuyết nhận định rằng, là tâm điểm của linh đạo của Đức  Gioan Phaolô II: ‘Từ đó ngài đã học biết lấy lành thắng dữ’.

 

Tham dự vào lễ nghi kết thúc tiến  trình phong thánh cấp giáo phận này có nhiều người Balan được hướng dẫn bởi ĐHY Dziwisz, TGM Krakow, vị cũng chủ sự buổi cầu nguyện vọng ở Hầm Mộ Vatican. Trong thành phần hiện diện cũng có cả nữ tu được vị giáo hoàng quá cố chữa lành cho khỏi bệnh lẩy bẩy sau đúng hai tháng ngài qua đời là Marie-Simon-Pierre, ở gần Aix-en-Provence, Pháp quốc.

 

Sau nghi thức kết thúc này, Thánh Bộ Án Phong Thánh của Tòa Thánh, mà vị tổng trưởng là ĐHY José Saraiva Martins, tiếp tục tiến hành những gì cần thiết thuộc thẩm quyền của mình trước khi đệ trình Đức Giáo Hoàng để công bố sắc lệnh phong chân phước cho vị giáo hoàng thánh đức quá cố.

 

Vị hồng y tổng  trưởng nói với Đài Phát Thanh Vatican ‘rằng Đức Gioan Phaolô II được chuẩn chước giai đoạn 5 năm đợi chờ thôi sau khi chết, được giáo luật qui định, nhưng vẫn không được chuẩn chước cho tiến trính cứu xét án phong thánh. Bởi thế, phân bộ Vatican này giờ đây tiếp tục xem xét lại tất cả mọi hồ sơ được chuyển  lên chúng tôi, căn cứ vào những cách thức được qui tắc  ấn định. Cần phải tôn trọng các qui định của Giáo Luật’.   

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/4/2007

 

 

TOP

 

? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Sứ Điệp cho Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương 3/4/2005


Sau đây là sứ điệp của ĐTC GPII đã dọn sẵn cho ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương 3/4/2005 để đọc vào giờ kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng sau Thánh Lễ Sáng tại Quảng Trường Thánh Phêrô, như mọi Chúa Nhật trong năm, và đây là sứ điệp cuối cùng từ một giáo triều trên 26 năm của vị giáo hoàng Lòng Thương Xót Chúa, như một di chúc về Lòng Thương Xót Chúa cho Giáo Hội, một lòng thương xót đã được vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục bằng thông điệp đầu tay "Thiên Chúa là Tình Yêu":


Anh Chị Em thân mến!


1.     Lời Alleluia Phục Sinh vui lên cũng âm vang vào ngày hôm nay nữa. Bài Phúc Âm của Thánh Gioan hôm nay nói lên rằng Đấng Phục Sinh, vào đêm hôm đó, đã hiện ra với các vị Tông Đồ và “đã tỏ cho các vị thấy đôi tay và cạnh sườn của Người” (Jn 20:20), tức là cho thấy những dấu hiệu của Cuộc Khổ Nạn đau thương còn hằn vết bất khả xóa mờ trên thân xác của Người cả sau khi Người Phục Sinh. Những thương tích hiển vinh này, những thương tích mà 8 ngày sau đó Người đã cho người tông đồ Tôma nghi ngờ chạm tới, đã cho thấy tình thương của Thiên Chúa “vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con duy nhất của mình” (Jn 3:16).


Mầu nhiệm yêu thương này là tâm điểm của phụng vụ hôm nay, Chúa Nhật ‘in Albis’, được giành để tôn thờ Lòng Thương Xót Chúa.


2.     Chúa Kitô phục sinh đã hiến ban cho nhân loại, một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hãi, tặng ân tình ngài yêu thương, một tình yêu tha thứ, hòa giải và phục hồi tinh thần hy vọng. Đó là một tình yêu hoán cải tâm can và ban phát an bình. Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Kòng Thương Xót Chúa biết bao!


Lạy Chúa, Đấng đã tỏ tình yêu thương của Chúa Cha qua Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa ra, chúng con tin tưởng vào Chúa và tin tưởng lập lại cùng Chúa hôm nay rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.


3.     Phụng vụ trọng thể của Lễ Truyền Tin là lễ sẽ được cử hành ngày mai, đưa chúng ta đến việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu nhân hậu xuất phát từ thánh tâm Chúa Giêsu này bằng ánh mắt của Mẹ Maria. Nhờ Mẹ giúp đỡ, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của niềm vui phục sinh là niềm vui được căn cứ vào niềm tin tưởng rằng Đấng được Đức Trinh Nữ cưu mang trong lòng, Đấng đã khổ nạn và tử giá vì chúng ta, đã thực sự phục sinh. Alleluia Hãy Vui Lên!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ