GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 6/4/2007 TUẦN THÁNH |
? "Phải, chúng ta thờ lạy và chúc tụng mầu nhiệm thập giá của Con Thiên Chúa, vì chính từ cây thập tự giá này đã phát sinh một niềm hy vọng mới cho nhân loại"
? "Nơi cái đau đớn xót xa của Người Tôi Tớ Khổ Đau, chúng ta đã nghe thấy tiếng kêu chiến thắng của Chúa Phục Sinh".
? “Bản Hướng Dẫn Cho Việc Đạo Đức Thông Dụng” của Tòa Thánh về Việc Đi Đàng Thánh Giá
"Phải, chúng ta thờ lạy và chúc tụng mầu nhiệm thập giá của Con Thiên Chúa, vì chính từ cây thập tự giá này đã phát sinh một niềm hy vọng mới cho nhân loại"
Sứ Điệp của ĐTC GPII cho Đường Thánh Giá ở Hí Trường Colosseum cho Thứ Sáu Tuần Thánh 25/3/2005
Vào ngày 25/3/2005, Lễ Mẹ Thai Lời trùng vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ đúng một tuần trước khi ngài băng hà. Hôm ấy, vì đang trải qua cuộc khổ nạn cuối đời bởi bệnh tật đã đến hồi lịch liệt, ngài đã không thể đến tham dự cử hành Đường Thánh Giá theo truyền thống hằng năm ở Hí Trường Colesseum Rôma, nơi hành quyết các vị tử đạo ngày xưa. Tuy nhiên, ngài vẫn đứng chống tay vào cây gậy của vị giáo hoàng để theo dõi biến cố quan trọng này từ tông phòng của ngài. Hôm Thứ Sáu 1/4/2005, ngay trước ngày ngài qua đời, vào lúc 6 giờ sáng, ngài đã cử hành Thánh Lễ. Khoảng 7 giờ 15 sau đó, biết rằng hôm ấy là Thứ Sáu, một ngày ngài có thói quen đi Đường Thánh Giá, ngài đã xin đọc cho ngài nghe 14 đàng thánh giá. Ngài đã chuyên chú lắng nghe việc đọc bản văn này và làm dấu Thánh Giá ở mỗi chặng. Vì không còn có thể đích thân tới tham dự Đường Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, ngài đã gửi 1 sứ điệp ngắn gọn cho biến cố này.
Anh
Chị em thân mến,
Tôi ở cùng anh chị em trong bằng tinh thần ở Colosseum, một nơi gợi nhớ đến
nhiều kỷ niệm và cảm xúc để sống nghi thức Đường Thánh Giá cảm động vào đêm Thứ
Sáu Tuần Thánh này.
Tôi hợp với anh chị em trong lời nguyện cầu có một ý nghĩa sâu xa là “Adoramus
te, Christe, et benedicimus tibi, quia per sandtam crucem tuam redemisti mundum”.
Phải, chúng ta thờ lạy và chúc tụng mầu nhiệm thập giá của Con Thiên Chúa, vì
chính từ cây thập tự giá này đã phát sinh một niềm hy vọng mới cho nhân loại.
Việc tôn thờ Thập Giá kêu gọi chúng ta thực hiện một cuộc dấn thân chúng ta
không thể tránh: một sứ vụ đã được Thánh Phaolô diễn tả bằng những lời lẽ là
“tôi làm trọn nơi xác thịt của tôi những gì còn thiếu trong những khổ nạn của
Chúa Kitô đã chịu vì thân thể Người là Giáo Hội” (Col 1:24). Tôi cũng hiến dâng
những nỗi khổ đau của tôi để những gì Chúa muốn được thể hiện và lời của Ngài
được lan truyền nơi các dân tộc. Tôi cũng gần gũi với tất cả những ai, vào lúc
này đây, đang bị thử thách bởi khổ đau. Tôi cầu nguyện cho mỗi người trong họ.
Trong ngày tưởng nhớ đến Chúa Kitô tử giá tôi chiêm ngưỡng và tôn thờ Thập Giá
với anh chị em và tôi lập lại những lời phụng vụ “O crux, ave spes unica!” Kính
chào Thập Giá là niềm hy vọng duy nhất, xin ban cho chúng tôi nhẫn nại và can
đảm cùng ban bình an cho thế giới!
Với những cảm mến này, tôi chúc lành cho tất cả anh chị em cũng như tất cả những
ai tham dự Đường Thánh Giá này qua truyền thanh và truyền hình.
Vatican ngày 25/3/2005
Gioan Phaolô II
? "Nơi cái đau đớn xót xa của Người Tôi Tớ Khổ Đau, chúng ta đã nghe thấy tiếng kêu chiến thắng của Chúa Phục Sinh".
Huấn dụ của ĐTCGPII kết thúc cuộc Đi Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh 29/3/2002
1.- Crucem tuam adoramus, Domine!
– Ôi Chúa, chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa!
Kết thúc việc kính nhớ sống động cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô đây, chúng ta hướng
mắt về Cây Thập Giá. Chúng ta lấy đức tin chiêm ngưỡng mầu nhiệm cứu độ được
Thập Giá tỏ cho chúng ta thấy. Chúa Giêsu, với cái chết của mình, đã cất đi bức
màn che khỏi mắt chúng ta, và giờ đây những tháp Thánh Giá trên khắp thế giới
chiếu tỏa ánh quang rạng ngời của mình. Cái im lặng mang lại an bình của Đấng bị
sự dự loài người treo trên Cây đã mang đến bình an và yêu thương. Con Người đã
chết trên Thánh Giá, mang nơi thân mình gánh nặng của tất cả mọi khổ đau và bất
chính của nhân loại. Trên Golgôta, Đấng cứu chuộc thế gian bằng cái chết của
mình đã bị tử nạn vì chúng ta.
2.- “Họ đã nhìn xem Đấng họ đâm thâu qua” (Jn 19:37).
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đã hoàn tất những lời tiên tri được Thánh Ký Gioan,
chứng nhân tại trận, cảm nhận thấy sự chính xác của những lới ấy. Giờ đây biết
bao nhiêu là con người thuộc mọi giòng giống và văn hóa nhìn lên Vị Thiên Chúa
làm người, Đấng vị yêu thương đã chấp nhận một thứ hình phạt đê hèn khổ nhục
nhất. Khi ánh mắt của họ được chiều theo bởi cái trực giác tin tưởng sâu xa, họ
sẽ nhận ra nơi Đấng Tử Giá một “chứng từ” bất khả thắng vượt của Tình Yêu.
Từ Thập Giá, Chúa Giêsu đã tập họp lại thành một dân tộc cả Do Thái lẫn Dân
Ngoại, biểu lộ cho thấy ý của Cha trên trời muốn làm cho tất cả loài người trở
thành một gia đình duy nhất hợp lại vì danh Ngài.
Nơi cái đau đớn xót xa của Người Tôi Tớ Khổ Đau, chúng ta đã nghe thấy tiếng kêu
chiến thắng của Chúa Phục Sinh. Chúa Kitô trên Thánh Giá là Vị Vua của một dân
tộc mới được cứu chuộc khỏi ách tội lỗi và sự chết. Chúng ta cũng biết rằng, cho
dù giòng lịch sử có bị vòng vo và lẩn quẩn chăng nữa, chúng ta cũng sẽ đạt được
đích điểm khi bước theo bước chân của Nhân Vật Nazarét Tử Giá. Giữa những xung
khắc của một thế giới thường bị chế ngự bằng vị kỷ và hận thù, là những tín hữu,
chúng ta được kêu gọi để loan truyền cuộc vinh thắng của Tình Yêu. Hôm nay là
Ngày Thứ Sáu Tuần Tháng, chúng ta chứng thực cho cuộc chiến thắng này của Chúa
Kitô Tử Giá.
3.- Ôi lạy Chúa, Chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa!
Vâng, chúng con thờ lạy Người, lạy Chúa, Đấng đã bị treo lên Thập Giá giữa trời
và đất, Vị Trung Gian duy nhất cho ơn cựu độ của chúng con. Thánh Giá của Chúa
là cờ chiến thắng của chúng con!
Chúng con thờ lạy Chúa, Con của Vị Trinh Nữ Rất Thánh, Đấng hiên ngang đứng bên
Thập Giá của Chúa, can đảm chung phần với hy tế cứu chuộc với Chúa.
Niềm vui đã đến với toàn thể thế giới từ Cây Chúa đã bị đóng đanh – propter
Lignum venit gaudium in universo mundo. Hôm nay đây chúng con tất cả càng thấy
được điều này hơn bao giờ hết, khi mắt chúng con hướng về biến cố lạ lùng của
cuộc Chúa phục sinh. “Chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa, Ôi lạy Chúa; chúng con
chúc tụng và tôn vinh cuộc phục sinh thánh của Chúa!”
Với những cảm nhận này, anh chị em thân mến, Tôi thân ái gửi đến tất cả anh chị
em lời chào chúc Lễ Phục Sinh cùng với Phép Lành Tòa Thánh của Tôi.
“Bản Hướng Dẫn Cho Việc Đạo Đức Thông Dụng” của Tòa Thánh về Việc Đi Đàng Thánh Giá
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
“Bản Hướng Dẫn Cho Việc Đạo Đức Thông Dụng” phổ biến năm 2001 đã đề cập đến việc Đi Đường Thánh Giá ở những khoản số 131-135 như sau:
131. Trong tất cả các việc thực hành đạo đức liên hệ tới vấn đề tôn kính Thánh Giá, không có việc nào thông dụng hơn nơi tín hữu bằng việc Đi Đường Thánh Giá. Bằng việc thực hành đạo đức này, tín hữu cảm mến đi theo cuộc hành trình cuối cùng trên trần gian của Chúa Kitô: từ Núi Olive, nơi Chúa “ở trong một khu vườn nhỏ được gọi là Gethsemane” (Mk 14:32), cảm thấy sầu thảm (x Lk 22:44), đến Đồi Canvê là nơi Người bị đóng đanh giữa hai kẻ trộm (x Lk 23:33), đến ngôi vườn Người được chôn táng trong một ngôi mộ mới (Jn 19:40-42).
Tình yêu của tín hữu Kitô giáo đối với việc tôn sùng này được chứng thực rõ ràng nơi nhiều Chặng Đường Thánh Giá được thiết dựng ở trong rất nhiều nhà thờ, đền thánh, viện tu, miền quê, và trên triền núi là nơi có những chặng khác nhau rất linh động.
132. Đường Thánh Giá là tổng hợp của các việc tôn sùng khác nhau, những việc tôn sùng đã xuất phát từ thời đầu trung cổ, như việc hành hương tới Thánh Địa để tín hữu sốt sắng viếng thăm các địa điểm liên quan đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô; việc tôn sùng 3 lần ngã xuống đất của Chúa Kitô dưới sức nặng của cây Thập Giá; việc tôn sùng ‘cuộc hành trình đau thương của Chúa Kitô’ bao gồm việc rước từ nhà thờ này đến nhà thờ khác để tưởng nhớ đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô; việc tôn sùng các chẳng đường của Chúa Kitô, những vị trí Chúa Kitô đã dừng lại trong cuộc hành trình tiến lên Đồi Canvê vì Người bị bắt buộc làm như thế bởi thành phần hành quyết Người hay vì kiệt sức bởi mệt mỏi, hoặc vì cảm thương muốn nói với những ai hiện diện trong Cuộc Khổ Nạn của Người.
Nơi hình thức hiện hành của mình, Đường Thánh Giá, được phát động rộng rãi bởi Thánh Leonardo da Porto Maurizio (+1751), đã được Tòa Thánh, từ giữa thế kỷ 17, chuẩn nhận và ban ân xá, bao gồm 14 chặng.
133. Đường Thánh Giá là một cuộc hành trình được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, một ngọn lửa thần linh đã nung nấu trong tâm can của Chúa Giêsu (x Lk 12:49-50) và đã mang Người lên tới Đồi Canvê. Đây là cuộc hành trình được Giáo Hội coi trọng vì nó bảo trì một ký ức sống động về những lời nói và cử chỉ nơi những ngày cuối cùng trên trần gian của Vị Phu Quân và là Chúa của mình.
Nơi Đường Thánh Giá, những tâm tưởng đạo đức của Kitô hữu được liên kết lại với nhau: như ý nghĩ về đời sống là một cuộc hành trình hay hành hương; là một cuộc vượt qua từ chốn lưu đầy trần gian về quê hương thực suư của chúng ta trên Thiên Đình; ước vọng sâu xa muốn được liên kết với Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô; những đòi hỏi theo Chúa Kitô, Đấng muốn là thành phần môn đệ của Người phải theo bước chân của Sư Phụ, bằng cách vác thập giá hăèg ngày của mình (x Lk 9:23).
Việc Đi Đường Thánh Giá là việc đạo đức đặc biệt thích hợp cho Mùa Chay.
134. Sau đây là những gợi ý hữu ích cho việc cử hành hiệu quả việc Đi Đường Thánh Giá:
· Hình thức truyền thống của Đường Thánh Giá với 14 chặng, cần phải được duy trì như là một hình thức mô phạm của việc thực hành đạo đức này; tuy nhiên, qua giòng thời gian, tùy hoàn cảnh cho phép, một chặng truyền thồng này nọ có thể được thay thế bằng việc suy niệm về các khía cạnh khác của trình thuật Phúc Âm nơi cuộc hành trình lên Đồi Canvê, những khía cạnh theo truyền thống được gồm tóm nơi những Chặng Thánh Giá.
· Những hình thức thay thế Đường Thánh Giá đã được Tòa Thánh chuẩn nhận hay được công khai sử dụng bởi Đức Giáo Hoàng Rôma đều được coi là những hình thức chân thực cho việc tôn sùng này và có thể được sử dụng khi hoàn cảnh cho phép.
· Đường Thánh Giá là một việc tôn sùng đạo đức liên hệ tới Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô; tuy nhiên, nó cần phải được kết thúc một cách làm sao khiến cho tín hữu cảm thấy ngưỡng vọng về cuộc phục sinh trong đức tin và đức cậy; theo mẫu của Đường Thánh Giá ở Giêrusalem được kết thúc tại một chẳng ở Anastasis, việc cử hành này có thể kết thúc bằng việc tưởng niệm Chúa Kitô phục sinh.
135. Có vô số kinh bản cho việc cử hành Đường Thánh Giá. Nhiều bản được biên soạn bởi những vị chủ chăn thành thực chú trọng đến việc thực hành đạo đức này và tin vào tính cách hiệu nghiệm thiêng liêng của việc này. Có những bản được soạn thảo bởi các tác giả giáo dân có tiếng sống đời đạo hạnh gương mẫu, thánh đức, hiểu biết tín lý và có khả năng văn chương.
Lưu ý tới những điều hướng dẫn được các vị giám mục ấn định về vấn đề này, việc chọn các kinh bản để Đi Đường Thánh Giá cần phải chú trọng đến hoàn cảnh của những ai tham dự vào việc cử hành này cũng như đến nguyên tắc mục vụ khôn ngoan của việc dung hợp giữa tính cách đổi mới và liên tục. Bao giờ cũng nên chọn những kinh bản âm vang trình thuật thánh kinh và được viết một cách đơn sơ dễ hiểu.
Đường Thánh Giá có những bản thánh ca, có giây phút thinh lặng, có việc tiến hành và có những chỗ đừng chân suy niệm được dung hợp một cách hòa điệu, là đường thánh giá góp phần đáng kể vào việc chiếm hưởng những hoa trái thiêng liêng của việc thực hành đạo đức này.