GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 10/5/2007

PHỤC SINH TUẦN 5

 

?  Lực Lượng Truyền  Thông cho Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Ba Tây Nam Mỹ Châu

?  “Cha Sobrino bày tỏ mối bận tâm đối với thành phần nghèo khổ và bị áp bức, nhất là ở Mỹ Châu Latinh. Mối bận tâm này chắc chắn cũng là mối bận tâm của toàn thể Giáo Hội”.

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô": "Vấn đề một lần nữa đó là việc tập trung vào Thiên Chúa, không phải vào bất cứ vị thần linh nào, mà là vị Thiên  Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô. Đây là một điều hệ trọng đối với ngày nay".

 

 

 

?  Lực Lượng Truyền  Thông cho Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Ba Tây Nam Mỹ Châu

 

Lực lượng truyền thông, theo ước tính của B ộ N goại Giao Ba Tây, thì chỉ có khoảng 2000 ký giả mà thôi, không ngờ con số đã lên tới 3200 phóng viên đã ghi danh để săn tin cho chuyến tông du này của Đức Thánh Cha. .

 

Vị giám đốc của Đài Phát Thanh Vatican đặc trách chương trình tiếng nói Ba Tây là Silvanei José Protz đã cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết rằng:

 

“Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến Mỹ Châu La Tinh, vùng đất của phân nửa dân số Công Giáo trên thế giới. Bởi thế, cái quan tâm lớn của truyền thông trên thế giới đó là việc công nhận tầm quan trọng của Mỹ Châu La Tinh.

 

“Sự kiện Vị Giáo Hoàng này đến Ba Tây là quốc gia đông Công Giáo nhất thế giới, và sự kiện Vị Giáo Hoàng này nói với tất cả Mỹ Châu La Tinh vào cuộc Tổng Nghị lần thứ 5 của Các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh, cả hai là những gì hết sức là quan trọng”.

 

Ông giám đốc này còn cho biết các vấn đề mà Mỹ Châu La Tinh đang trải qua là những gì phản ảnh những vấn đề của Giáo Hội trên thế giới, như vấn đề “nghèo khổ, những phong trào mới, các giáo phái, việc bênh vực sự sống, gia đình và giới trẻ”.

 

“Hết mọi sự Đức Giáo Hoàng sẽ nói c hẳng những hữu ích cho chún g tôi mà còn cho toàn thể Giáo Hội nữa”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/5/2007

 

 TOP

 

 

? “Cha Sobrino bày tỏ mối bận tâm đối với thành phần nghèo khổ và bị áp bức, nhất là ở Mỹ Châu Latinh. Mối bận tâm này chắc chắn cũng là mối bận tâm của toàn thể Giáo Hội”.

 

Thông Báo của Tòa Thánh về các tác phẩm của linh mục Jon Sobrino

 

Sáng Thứ Tư, 14/3/2007, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin  đã phổ biến một Thông Báo liên quan tới một số tác phẩm của linh mục Jon Sobrino, S.J.  Theo bản thông báo này, một bản thông báo được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Anh ngữ, thì những tác phẩm ấy ‘chứa đựng những đề xuất sai lầm hay nguy hại và có thể gây hại cho tín hữu’.

 

Bản Thông Báo tiếp tục: “Cha Sobrino bày tỏ mối bận tâm đối với thành phần nghèo khổ và bị áp bức, nhất là ở Mỹ Châu Latinh. Mối bận tâm này chắc chắn cũng là mối bận tâm của toàn thể Giáo Hội”.

 

“Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin , trong Bản Hướng Dẫn của mình về sự tự do và việc giải phóng của Kitô Giáo ‘Libertatis conscientia’ đã xác nhận là ‘nỗi khốn khổ của con người đã là những gì lôi kéo lòng cảm thương của Chúa Kitô Cứu Thế trong việc đích thân sống thân phận này và đồng hóa mình với thành phần hèn mọn nhất trong những người an hem của Người’, cũng như xác nhận là ‘việc ưu tiên chọn người nghèo, chẳng những không phải là một dấu hiệu thuộc chủ nghĩa riêng biệt hay chủ nghĩa bè phái, mà còn cho thấy tính cách đại đồng nơi việc hiện hữu và sứ vụ của Giáo Hội. Việc chọn lựa này không loại trừ một ai. Đó là lý do tại sao Giáo Hội không thể thể hiện việc chọn lựa này bằng những thứ phân loại giảm thiểu về xã hội học và ý hệ học, những gì làm cho việc ưu tiên này trở thành một chọn lựa bè phái và thành một nguồn mạch xung đột’.

 

“Trước đây, cũng Thánh Bộ này, trong Bản Hướng Dẫn của mình về một số khía cạnh thần học giải phóng, ‘Libertatis nuntius’, đã nhận định rằng những cảnh giác về khuynh hướng thần học này, được chất chứa nơi bản văn kiện ấy, không thể được hiểu như là một thứ trách móc những ai muốn trung thành với ‘việc ưu tiên chọn lựa người nghèo’, hay trở thành một cớ cho những ai tiếp tục tỏ ra dửng dưng lạnh lùng trước những vấn đề trầm trọng của tình trạng khốn khổ vá bất công của con người.

 

“Những trích dẫn rõ ràng cho thấy chủ trương của Giáo Hội liên quan tới vấn đề phức tạp này, đó là vấn đề ‘những thứ bất công và đàn áp xấu xa đủ thứ đang hành hạ bao nhiêu triệu con người nam nữ ngày nay là những gì công khai nghịch lại với Phúc Âm của Chúa Kitô và không thể để cho lương tâm của bất cứ một Kitô hữu nào  dửng dưng lạnh lùng.

 

“Giáo Hội, theo tinh thần dễ dạy của mình đối với Thần Linh, tiếp tục tiến bước trung thành theo những con đường giải phóng chân thực. Các phần tử của Giáo Hội ý thức về những thiếu sót của mình và những trì trệ của mình đối với việc tìm cầu giải phóng ấy. Thế nhưng, một số lớn Kitô hữu, từ thời các Tông Đồ trở đi, đã từng dấn thân sử dụng khả năng và đời sống của mình cho việc giải phóng khỏi hết mọi hình thức áp bức và cổ võ phẩm giá con người. Kinh nghiệm của các thánh nhân và gương mẫu của rất nhiều hoạt động phục vụ tha nhân là niềm phấn khởi và ngọn hải đăng cho c ác việc giải phóng cần thiết ngày nay’”.

 

Sau phần trình bày những nguyên tắc và chủ trương giải phóng của mình căn cứ vào các văn kiện trước đây, Bản Thông Báo của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin tiến tới chỗ khẳng định rằng:

 

“Sau cuộc xem xét sơ khởi về các cuốn sách 'Jesucristo liberador. Lectura histórico-teológica de Jesús de Nazaret’ (Chúa Giêsu Vị Giải Phóng)  và ‘La fe en Jesucristo. Ensayo desde las victimas’ (Đức Kitô Vị Giải Phóng) của Cha Jon Sobrino, S. J., Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, vì thấy một số những mờ hồ thiếu chính xác và sai lầm trong những cuốn sách này, đã quyết định tiến hành một cuộc tìm hiểu thấu đáo những cuốn sách ấy vào tháng 10/2001. Vì những cuốn sách này được phổ biến rộng rãi và được sử dụng trong các chủng viện cũng như trong các trung tâm học hỏi khác, nhất là ở Mỹ Châu Latinh, mới có quyết định sử dụng ‘việc khảo sát khẩn trương’ được qui định trong các khoản 23-27 của ‘Agendi Ratio in Doctrinarum Examine’.

 

“Kết quả của việc xem xét này, vào tháng 7/2004, một bản liệt kê những tư tưởng sai lầm hay nguy hiểm, trong các cuốn sách được đề cập tới trên đây, được gửi đến cho tác giả qua Cha Peter Hans Kolvenbach, SJ, Tổng Bề Trên Dòng Chúa Giêsu. 

 

“Vào Tháng 3 năm 2005, Cha Jon Sobrino đã gửi một ‘Hồi Đáp cho bản văn của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin’ cho Thánh Bộ này. Bản hồi đáp này đã được xem xét trong Khóa Họp Thường Lệ của Thánh Bộ này ngày 23/11/2005. Thánh Bộ đã nhận thấy rằng, mặc dù tác giả đã điều chỉnh tư tưởng của mình một cách nào đó ở một số điểm, bản hồi đáp vẫn không thỏa đáng, vì, tự bản chất, những sai lầm được trưng dẫn trong bản liệt kê các tư tưởng sai lầm vẫn còn trong bản liệt kê ấy”.

 

“Vì lý do này, Thánh Bộ quyết định phổ biến Bản Thông Báo này, để cống hiến cho tín hữu một qui chuẩn  an toàn là những gì được xây dựng trên tín lý của Giáo Hội, nhờ đó họ có thể phán đoán những khẳng định được chứa đựng trong những cuốn sách ấy hay trong các ấn bản khác của tác giả này”.

 

“Thánh Bộ đây không có ý phán đoán những ý hướng chủ quan của tác giả, nhưng có nhiệm vụ kêu gọi chú ý đến một số những tư tưởng không hợp với tín lý của Giáo Hội. Những tư tưởng này liên quan tới: (1) những giả định phương pháp học được tác giả sử dụng để thực hiện việc chia sẻ thần học của mình, (2) Thần Tính của Chúa Giêsu Kitô, (3) Việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa, (4) mối liên hệ giữa Chúa Giêsu Kitô và Vương Quốc của Thiên Chúa, (5) Việc Tự thức của Chúa Giêsu, và (6) giá trị cứu độ nơi Cái Chết của Người.

 

“Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong buổi triều kiến giành cho ĐHY Tổng Trưởng ngày 13/10/2006, đã phê chuẩn Bản Thông Báo này, bản thông báo được chấp thuẩn trong Khóa Họp Thường Lệ của Thánh Bộ này, và được truyền phải phổ biến nó ra”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 14/3/2007

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô"

 

"Vấn đề một lần nữa đó là việc tập trung vào Thiên Chúa, không phải vào bất cứ vị thần linh nào, mà là vị Thiên  Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô. Đây là một điều hệ trọng đối với ngày nay".

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng tại Nguyện Đường Redemptoris Mater cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Ba 7/11/2006 trước cuộc gặp gỡ giữa ngài với các vị

 

Từ tất cả giòng lịch sử này của Thiên Chúa, từ Adong trở đi, chúng ta có thể kết luật rằng: Thiên Chúa không bao giờ thua hết.

 

Cả ngày nay nữa, Người sẽ có những đường lối mới mẻ để kêu gọi con người, và Người muốn chúng ta trở thành sứ giả và tôi tớ của Người. Chính trong thời đại của chúng ta đây, chúng ta đã quá rõ ra sao những ai được mời tới trước  đã nói ‘không’ rồi. Thật vậy, Kitô Giáo Tây Phương, thành phần ‘thực khách đầu tiên’ mới, hiện nay phần lớn đang tự viện cớ khước từ nữa. Chúng ta biết các nhà thờ càng trở thành trống trơn hơn bao giờ hết, các chủng viện tiếp tục trống rỗng, các tu viện càng ngày càng trống trải; chúng ta quen thuộc với tất cả mọi hình thức trong đó có lời viện lẽ như: ‘không được, tôi còn có những điều quan trọng khác cần phải làm’. Nó làm cho chúng ta cảm thấy nản lòng và bực tức trong việc làm chứng nhân cho những thứ viện lý và khước từ của thành phần khách đầu tiên, thành phần thực sự phải biết được tầm quan trọng của lời mời gọi ấy và phải cảm thấy bị lôi cuốn theo chiều hướng ấy.

 

Vậy chúng ta phải làm sao đây?

 

Trước hết, chúng ta cần phải tự hỏi là tại sao điều ấy lại xẩy ra như thế?

 

Trong Dụ Ngôn của mình ấy, Chúa đã đề cập tới hai lý do: đó là các thứ chiếm hữu và những liên hệ nhân bản, những gì lôi kéo con người cho tới độ họ không còn cảm thấy cần đến bất cứ một cái gì khác để làm viên trọn thời giờ của họ từ đó làm viên trọn cuộc sống nội tại của họ.

 

Thánh Grêgôriô Cả, trong việc giải thích đoạn bài đọc này, đã tìm cách đào sâu vào nó hơn nữa và đã ngẫm nghĩ rằng làm thế nào con người lại có thể nói ‘không’ đối với một điều cao cả nhất ấy; làm sao họ lại không có giờ cho những gì quan trọng nhất; làm sao họ lại có thể tự khóa mình lại trong cuộc sống riêng của họ chứ?

 

Và ngài đã trả lời: thật ra họ chẳng bao giờ có một cảm nghiệm về Thiên Chúa hết; họ không bao giờ có được một thứ ‘nếm hưởng’ Thiên Chúa cả; họ không bao giờ cảm được tuyệt vời biết bao khi được Thiên Chúa ‘chạm tới’! Họ thiếu sự ‘giao chạm’ này – và vì thế không biết ‘thưởng thức Thiên Chúa’. Nên có thể nói chỉ khi nào chúng ta nếm hưởng Người thì chỉ đến lúc bấy giờ chúng ta mới tới bữa tiệc này được thôi.

 

Thánh Grêgôriô trích lại bài Thánh Vịnh được Ca Hiệp Lễ hôm nay sử dụng, đó là hãy nếm thử và hãy nhìn coi; hãy nếm hưởng thì các người sẽ thấy và được soi sáng! Công việc của chúng ta đó là giúp cho dân để họ có thể nếm hưởng hương vị Thiên Chúa một cách mới mẻ.

 

Trong một bài giảng khác, Thánh Grêgôriô Cả đã đào sâu hơn cùng một vấn  nạn và tự hỏi: làm thế nào mà một người lại thậm chí có thể không muốn ‘nếm hưởng’ Thiên Chúa chứ?

 

Và ngài đã giải đáp là khi con người hoàn toàn bị cuốn hút vào thế giới riêng của mình, với những thứ vật chất, với những gì họ có thể làm, với tất cả những gì khả thi và làm cho họ thành đạt, với tất cả những gì họ có thể tự sản xuất và hiểu biết, thì bấy giờ khả năng nhận thức Thiên Chúa của họ bị suy yếu đi, cơ quan cảm thức Thiên Chúa bị thụt lùi, nó trở thành bất khả để nhận thức và cảm thức, nó không còn nhận thấy Thiên Chúa, vì nội quan tương xứng đã bị tàn phai, nó ngừng phát triển.

 

Khi họ sử dụng quá sức tất cả những cơ năng chức phận khác, những cơ năng chức phận thực nghiệm thì điều có thể xẩy ra là chính cảm quan về Thiên Chúa bị tác hại, cơ phận này chết đi, và con người, như Thánh Grêgôriô nói, không còn thấy được ánh mắt của Thiên Chúa nữa, không còn cảm thấy Người nhìn họ nữa, không còn cảm thấy sự kiện là ánh mắt của Người tác động mình nữa!

 

Tôi cho rằng Thánh Grêgôriô Cả đã diễn tả đúng hệt với tình trạng của thời đại chúng ta đây – thật sự là thời của ngài rất giống như thời của chúng ta. Vậy vấn nạn vẫn là thế thì chúng ta cần phải làm gì đây?

 

Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên cần phải làm đó là những gì Chúa bảo chúng ta hôm nay đây trong Bài Đọc 1, và những gì Thánh Phaolô đã kêu gọi chúng ta nhân danh Thiên Chúa, đó là ‘thái độ của anh em cần phải là thái độ của Chúa Kitô - 'Touto phroneite en hymin ho kai en Christo Iesou'.

 

Hãy biết nghĩ như Chúa Kitô đã nghĩ, hãy biết nghĩ với Người! Và việc nghĩ này không những là tác động nghĩ của trí khôn mà còn là tác động nghĩ của tâm hồn nữa.

 

Chúng ta học được những cảm thức của Chúa Giêsu Kitô khi chúng ta biết nghĩ với Người và do đó khi chúng ta biết nghĩ cả đến việc thất bại của Người, đến việc Người trải qua thất bại cũng như đến việc tăng trưởng của tình yêu Người trong thất bại. 

 

Nếu chúng ta mặc lấy cảm thức này của Người, nếu chúng ta bắt đầu thực hành việc suy nghĩ như Người và với Người, thì niềm vui đối với Thiên Chúa được tái bừng lên trong chúng ta, với niềm tin tưởng rằng Người là Đấng mạnh mẽ nhất; phải, chúng ta có thể nói rằng lòng yêu mến đối với Người được bừng lên trong chúng ta. Chúng ta cảm thấy tuyệt vời biết bao vì chính là Ngài hiện đang ở đó và chúng ta có thể biết được Ngài – chúng ta có thể biết Ngài nơi dung nhan của Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã chịu khổ vì chú ng ta.

 

Tôi nghĩ đây là điều đầu tiên, đó là chính chúng ta hãy thực hiện việc giao tiếp sống động với Thiên Chúa – với Chúa Giêsu Kitô, Vị Thiên Chúa hằng sống; hãy củng cố nơi chúng ta cái chức năng hướng về Thiên Chúa; hãy ấp ủ trong chúng ta c ái tri giác về ‘tính cách nhậy bén’ của Người.

 

Điều này cũng làm cho hoạt động của chúng ta có hồn, thế nhưng chúng ta cũng có thể gặp nguy hiểm, ở chỗ người ta có thể làm nhiều, nhiều điều trong cán h đồng của Giáo Hội, tất cả đều cho Thiên Chúa…, song vẫn hoàn toàn vì mình, không giao chạm với Thiên Chúa. Hoạt động thay thế niềm tin, thế nhưng bấy giờ người ta lại trở nên trống rỗng nội tâm.

 

Bởi thế, tôi tin rằng chúng ta trước hết cần phải thực hiện nỗ lực lắng nghe Chúa bằng việc nguyện cầu, sâu xa tham dự vào các bí tích, hiểu biết được những cảm thức của Thiên Chúa trên  khuôn mặt và nỗi khổ đau của người khác, để được nhiễm lây niềm vui của Người, lòng nhiệt thành của Người và tình yêu của Người, rồi cùng Người nhìn vào thế giới và bắt đầu từ Người.

 

Nếu chúng ta có thể thành đạt trong việc làm ấy, ngay cả giữa nhiều cái ‘không’, một lần nữa chúng ta sẽ thấy dân chúng đang đợi chờ Người, thành phần có lẽ thường là những kẻ kỳ lạ – như dụ ngôn rõ ràng cho thấy như thế – song lại là những người được kêu gọi tiến vào sảnh đường của Người.

 

Nói cách khác, vấn đề một lần nữa đó là việc tập trung vào Thiên Chúa, không phải vào bất cứ vị thần linh nào, mà là vị Thiên  Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô. Đây là một điều hệ trọng đối với ngày nay.

 

Có quá nhiều vấn  đề người ta có thể liệt kê ra cần phải được giải quyết, thế nhưng không có một vấn đề nào có thể giải quyết được ngoại trừ việc lấy Thiên Chúa làm tâm điểm, ngoại trừ Thiên Chúa lại trở nên  hữu hình trước mắt thế giới, ngoại trừ Người trở thành một yếu tố quyết liệt trong đời sống của chúng ta và đồng thời đi vào đời một cách dứt khoát qua chúng ta.

 

Như thế, tôi tin rằng tương lai của thế giới đang ở trong tình trạng thảm thương này đã được quyết định ngay hôm nay đây, ở chỗ, một là Thiên Chúa – Vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô – hiện hữu và được nhìn nhận như thế, hai là Ngài đã biến mất tiêu rồi.

 

Chúng ta quan tâm tới việc Ngài hiện diện. Chúng ta cần phải làm gì đây? Như phương tiện cuối cùng? Chúng ta hãy hướng về Người! Chúng ta đang cử hành Lễ theo ý nguyện cầu cùng Chúa Thánh Linh, bằng lời kêu xin cùng Ngài rằng: "Lava quod est sordidum, riga quod est aridum, sana quod est saucium. Flecte quod est rigidum, fove quod est frigidum, rege quod est devium".

 

Chúng ta hãy kêu  cầu cùng Ngài để Ngài tưới dội, hâm nóng và làm chon gay ngắn, nhờ đó Ngài sẽ thấm nhập chúng ta bằng quyền năng của ngọn lửa linh thánh của Ngài mà canh tân trái đất. Chúng ta hãy nguyện cầu điều ấy bằng cả tấm hồn của chúng ta vào lúc này đây, trong những ngày này đây. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ