GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 11/5/2007 PHỤC SINH TUẦN 5 |
? “Tâm hồn của nhân dân này, cũng như của toàn thể Mỹ Châu La Tinh, đang bảo toàn những giá trị sâu xa Kitô Giáo, những giá trị không bao giờ có thể mất gốc”.
? “Tôi yêu thích Mỹ Châu La Tinh rất nhiều… châu lục của niềm hy vọng”
? “Cỏ Lùng Trong Ruộng”: “Nổi Lên Rất Đông”
“Tâm hồn của nhân dân này, cũng như của toàn thể Mỹ Châu La Tinh, đang bảo toàn những giá trị sâu xa Kitô Giáo, những giá trị không bao giờ có thể mất gốc”.
Tông Du Ba Tây: Bài Khai Từ ở Phi Trường Quốc Tế Guarulhos thủ đô São Paulo với Tổng Thống và Thành Phần Thẩm Quyền Nước Ba Tây nghênh đón
(Chào tạ mở đầu)
2. Ba Tây chiếm một vị thế đặc biệt trong lòng của vị Giáo Hoàng này, chẳng những vì nó bẩm sinh là Kitô Giáo song ngày nay nó còn trở thành một quốc gia đông Công Giáo nhất, mà trước hết vì nó là một quốc gia được phú bẩm cho có một khả năng phong phú và vì việc hiện diện của Giáo Hội mang lại niềm vui và hy vọng cho toàn thể Giáo Hội. Thưa Tổng Thống, cuộc viếng thăm của tôi nhắm mục tiêu vượt ra ngoài biên giới quốc gia: Tôi đến để khai mạc Khóa Tổng Nghị Thứ Năm của Các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean ở Aparecida. Xứ sở này, theo sự quan phòng và lòng lành của Đấng Hóa Công, sẽ trở thành cái nôi cho các dự án của Giáo Hội, những dự án nhờ ơn Chúa trợ giúp, sẽ cống hiến một động lực mãnh liệt và truyền giáo mới cho Châu Lục này.
3. Trong miền đất về địa dư này, Công Giáo chiếm đa số. Điều này có nghĩa là họ cần phải đặc biệt góp phần vào công ích của quốc gia. Chữ đoàn kết sẽ chiếm được trọn vẹn ý nghĩa của nó khi những lực lượng sống động của xã hội, mỗi lực lượng trong lãnh vực của mình, biết nghiêm chính dấn thân vào việc xây dựng một tương lai hòa bình và hy vọng cho tất cả mọi người.
Giáo Hội Công Giáo, như tôi đã nói đến trong Thông Điệp Deus Caritas Est, “nhờ Thánh Linh biến đổi, được kêu gọi trở thành nhân chứng trước thế giới về tình yêu của Chúa Cha là Đấng muốn làm cho nhân loại trở thành một gia đình duy nhất nơi Con của Ngài” (số 19). Từ đó phát sinh việc Giáo Hội hết sức dấn thân cho sứ vụ truyền bá phúc âm hóa vì hòa bình và công lý. Bởi thế, việc quyết định thực hiện một Hội Nghị chính yếu về truyền giáo là những gì rõ ràng phản ảnh mối quan tâm của các Vị Giám Mục, cũng như của tôi, trong việc tìm kiếm những đường lối thích đáng nhờ đó “các dân tộc của chúng ta được sự sống” trong Chúa Giêsu Kitô, như đề tài của cuộc Hội Nghị này nhắc nhở chúng ta.. Với những cảm thức ấy, tôi hướng mắt ra ngoài biên cương bờ cõi của xứ sở này, và tôi xin gửi lời chào tới tất cả mọi dân tộc ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean bằng những lời của Thánh Tông Đồ: “Bình an cho tất cả anh chị em trong Chúa Kitô” (1Pet 5:14).
4. Thưa Tổng Thống, tôi tạ ơn Đấng Quan Phòng Thần Linh về phúc được viếng thăm Ba Tây, một Quốc Gia có một truyền thống Côn g Giáo cao cả. Tôi đã có dịp cho biết động lực chính yếu cho chuyến viếng thăm này của tôi, một động lực liên quan tới Mỹ Châu La Tinh và có một ý nghĩa tôn giáo sâu xa.
Tôi lấy làm sung sướng khi có thể sống mấy ngày giữa nhân dân Ba Tây. Tôi quá rõ là tâm hồn của nhân dân này, cũng như của toàn thể Mỹ Châu La Tinh, đang bảo toàn những giá trị sâu xa Kitô Giáo, những giá trị không bao giờ có thể mất gốc. Tôi tin rằng ở Aparecida, trong cuộc Tổng Nghị Giám Mục này, cái căn tính ấy sẽ được củng cố bằng việc cổ võ tôn trọng sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đời n hư là một đòi hỏi nguyên vẹn của bản tính con người. Cũng cần phải cổ võ nơi con người cái trục đoàn kết, nhất là đối với thành phần nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Giáo Hội chỉ tìm cách nhấn mạnh đến các thứ giá trị về luân lý hiện diện nơi mỗi một trường hợp và đến việc hình thành lương tâm của thành phần công dân, nhờ đó họ có thể thực hiện những quyết định sáng suốt và tự do. Giáo Hội không thôi nhấn mạnh đến nhu cầu thực hiện tác động bảo đảm là gia đình, tế bào căn bản của xã hội, được củng cố, cũng thế, giới trẻ, mà việc đào luyện họ là yếu tố quyết liệt cho tương lai của bất cứ quốc gia nào. Cuối cùng song không phải là thường nhất, Giáo Hội sẽ bênh vực và phát động những giá trị hiện diện ở hết mọi cấp độ xã hội, nhất là nơi các dân tộc bản xứ.
(Cầu chúc kết thúc)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20070509_monastery-brazil_en.html
“Tôi yêu thích Mỹ Châu La Tinh rất nhiều… châu lục của niềm hy vọng”
ĐTC Biển Đức XVI với Thành Phần Ký Giả trên chuyến bay tông du Ba Tây ngày 9/5/2007
Theo thôn g lệ, mỗi chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng, đều có một buổi họp báo trên chuyến bay với thành phần phóng viên báo chí đi hộ tống với ngài. Sau đây là một số ý tưởng chính yếu ngài đã bày tỏ trong cuộc họp báo này:
“Tôi yêu thích Mỹ Châu La Tinh rất nhiều” khi được đến thăm “châu lục của niềm hy vọng” ấy. Mục đích của chuyến đi này “đặc biệt có tính cách tôn giáo, đó là để mang lại sự sống trong Chúa Kitô và để giúp cho dân chúng trở nên thành phần môn đệ của Chúa Kitô”.
Trả lời cho một vấn nạn liên quan tới vấn đề thần học giải phóng, ngài đã nhắc lại rằng “với tình hình thay đổi về chính trị, chủ trương của thần học giải phóng cũng hoàn toàn khác đi. Hiển nhiên là những hình thức ngây ngô của chủ nghĩa ngàn năm hứa hẹn những điều kiện cấp thời và thực sự về một cuộc sống chân chính là những gì sai lầm. Bởi vậy vấn đề ở đây là Giáo Hội phải làm thế nào để hiện diện nơi cuộc tranh đấu này và những cuộc canh tân cải cách cần thiết để bảo đảm những điều kiện của công lý. Chính ở nơi vấn đề này mà các thần học gia chia rẽ nhau”.
Ngài cũng nói tới ĐTGM Oscar Arnulfo Romero ở TGP San Salvador, bị ám sát chết năm 1980 khi đang cử hành Thánh Lễ. Ngài đã diễn tả vị TGM này như là “một vị đại nhân chứng của đức tin” và ngài bày tỏ niềm tin tưởng của ngài là vị cố TGM này “xứng đáng được phong chân phước, cho dù việc tưởng nhớ đến vị tổng giám mục ấy cần phải được thoát khỏi những thứ méo mó về ý hệ của những ai tìm kiếm ghép nó vào những lý do về chính trị”.
Về vấn đề lan tràn của các thứ giáo phái ở Mỹ Châu La Tinh, ngài cho biết là “chúng là dấu hiệu cho thấy dân chúng khát khao Thiên Chúa. Giáo Hội cần phải đáp lại nhu cầu này bằng một dự án cụ thể hơn, với ý thức rằng, ngoài việc loan báo sứ điệp Kitô Giáo, cần phải giúp làm sao để giúp cho dân chúng đạt được những điều kiện sống chính đáng nữa”.
Đáp lại một vấn nạn liên quan tới quốc hội Mễ Tây Cơ vừa phê chuẩn một thứ luật ủng hộ phá thai, ngài nhấn mạnh tới “việc các chính trị gia Kitô Giáo cần phải trung thành gắn bó với các nguyên tắc của họ”. Ngài nói rằng Giáo Hội “loan báo Phúc Âm sự sống; sự sống là một tặng ân chứ không phải là một mối đe dọa”.
Về phần mình, vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh là linh mục Federico Lombardi, SJ, đã làm sáng tỏ vấn đề là “các vị giám mục Mễ Tây Cơ đã không phạt vạ tuyệt thông những chính trị gia ấy, cả Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng vậy”. Tuy nhiên, vị giám đốc nói thêm: “vấn đề hợp pháp hóa việc phá thai không xứng đáng với việc tham phần vào Thánh Thể”, tức là “họ tự loại mình khỏi việc rước lễ”, chứ không phải thực sự bị tuyệt thông.
Chính ĐTC Biển Đức XVI cũng lên tiếng rằng “việc tuyệt thông như thế đã được ấn định trong Giáo Luật, nó không phải là những gì tùy nghi, nó là những gì được viết trong Bộ Giáo Luật. Cái chết của một con người vô tội, của một em bé chưa được sinh ra, là những gì không thể hiểu nổi. Nó không phải là những gì tùy ý con người, và Giáo Hội bày tỏ n iềm trân trọng đối với sự sống cũng như đối với tính cách cá thể của sự sống từ giây phút đầu tiên khi được hoài thai”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 10/5/2007
“Cỏ Lùng Trong Ruộng”: “Nổi Lên Rất Đông”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Theo chính Lời Chúa Giêsu, Đấng thường lấy các dụ ngôn khác nhau là “những sự dưới đất” để mạc khải “những sự trên trời” (Jn.3:12), đã giải thích về ý nghĩa dụ ngôn “cỏ lùng trong ruộng” (Mt.13:24-30) như sau:
“Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian; hạt giống tốt là công dân Nước Trời; cỏ lòng vực là thành phần thuộc về tên gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma qủi; mùa gặt là tận thế và nhân công là các thiên thần” (Mt.13:38).
Thực tế hiện nay cho thấy, lịch sử loài người chưa bao giờ có hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” um tùm rậm rạp như bây giờ, ngay trước ngưỡng cửa của “ngàn năm thứ ba đang đến” này, đến nỗi, đám cỏ lùng ấy thật sự đã và đang làm chết nghẹt biết bao nhiêu là “hạt giống tốt”:
“Họ sẽ tống giam các con, sẽ hành hạ và sát hại các con... và vì có lắm thứ gian ác mà lòng mến nơi nhiều người sẽ trở nên nguội lạnh” (Mt.24:9,12).
Phải chăng hiện tượng tràn lan khủng khiếp “cỏ lùng trong ruộng” này là dấu hiệu của thời tận thế, như Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ của Người biết:
“Có lắm kẻ sẽ đến mạo danh Thày xưng rằng: ‘Ta là Đức Kitô!’ và sẽ lừa đảo (deceive) nhiều người” (Mt.24:5),
“Các tiên tri giả sẽ nổi lên rất đông (great numbers) để lừa được (mislead) nhiều người” (Mt.24:11)?
Dù không dám dứt khoát khẳng định hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” đã làm mọc lên loại “văn hóa tử vong” ngày nay thực sự là dấu báo hiệu loài người đã tới thời tận thế, nhưng cũng không ai phủ nhận được những quái đản chưa từng có trong lịch sử loài người và lịch sử Giáo Hội do hiện tượng này gây ra, về cả phẩm lẫn lượng của nó: về lượng thì “rất nhiều” (Mt.24:11) và về phẩm thì “lừa được nhiều người” (Mt.24:11, nhất là chữ “mislead” ở câu 24), đúng như Lời Chúa Giêsu báo trước trong Phúc Âm trên đây.
Theo nhận định của văn kiện mang tựa đề “Các Giáo Phái hay Các Trào Lưu Tân Giáo” (Sects or New Religious Movements) do Văn Phòng Phát Động Hiệp Nhất Kitô Giáo của Tòa Thánh Rôma phổ biến ngày 3 tháng 5 năm 1986, một văn kiện được Văn Phòng Dịch Vụ Phát Hành và Phát Động của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ phổ biến (Publication No. 100), thì:
“Hầu hết mọi giáo hội địa phương đều thấy nổi lên và phát triển nhanh chóng đủ mọi loại trào lưu, nhóm hội và hoạt động về tôn giáo hay ngụy giáo (pseudoreligious) mới. Hiện tượng mà hầu hết các hồi đáp viên (được tham khảo) cho đó là một vấn đề nghiêm trọng, còn một số khác lại cho là một vấn đề báo động (alarming matter); chỉ ở một số rất ít xứ sở dường như không có mà thôi” (chẳng hạn như ở các xứ sở toàn tòng Hồi Giáo) (1.2).
(những chỗ dịch được in đậm trong bài là do ý người viết để nhấn mạnh những ý điểm cần)
Trong Tông Huấn “Giáo Hội Tại Mỹ Châu” (Ecclesia in America) là văn kiện đúc kết cuộc Thượng Hội Giám Mục Mỹ Châu được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố ngày 22-1-1999 tại Mexico City, Trung Mỹ, chẳng những đề cập đến việc lan tràn của hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” mà còn cho thấy tính cách lấn át của “cỏ lùng” đối với “lúa” nữa:
“Hoạt động mộ giáo (proselytizing) của các giáo phái và các nhóm tân giáo ở nhiều phần đất Mỹ Châu là một trở ngại trầm trọng cho công cuộc truyền bá phúc âm. Chữ ‘mộ giáo’ (proselytism) có ý nghĩa tiêu cực khi nó nói lên đường lối chiếm đoạt tín đồ ngược lại với tự do của những ai nghe họ giảng đạo...” (5)
(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 27-1-1999)
Trong bản Instrumentum Laboris là văn kiện đúc kết để làm tài liệu chính thức cho cuộc Thượng Hội Giám Mục Úc Châu trong việc bàn định và giải quyết các vấn đề tại địa lục của mình, cũng công nhận tính cách tràn lan và lấn át này của hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” rất khó phân biệt và đối phó này:
“Việc phát triển các trào lưu tân giáo ngoài Giáo Hội, cả ở các đảo cũng như ở Papua New Guinea, là một hiện tượng trở thành một trong những thách đố cả thể đối với các Giáo Hội địa phương ở Úc Châu ngày nay. Các bản trả lời cho thấy mối quan tâm của các vị Giám Mục về việc các trào lưu tân giáo ngoài Giáo Hội này đang phân rẽ các cộng đồng và đang dẫn người ta xa lìa Giáo Hội... Vẫn còn phải tốn nhiều công phu mới biết được các tôn giáo này cũng như mới tìm ra được chữ nghĩa xứng hợp để mô tả chúng một cách xác đáng. Người Công Giáo thường không phân biệt chắc chắn giữa nhóm này với nhóm khác...” (30)
(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 2-9-1998)
(còn tiếp)