GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 1/5/2007

PHỤC SINH TUẦN 4

 

?  Giáo phụ Origen thành Alexandria: Khát Vọng Tử Đạo... phần nào được toại nguyện

?  “Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc”: Dẫn Nhập

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô": Nhập Cuộc 

 

 

 

?  Giáo phụ Origen thành Alexandria: Khát Vọng Tử Đạo... phần nào được toại nguyện

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/3/2007 – Bài Giáo Lý 37 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong loạt bài giáo lý của chúng ta về các đại nhân vật thuộc Giáo Hổi cổ thời, hôm nay chúng ta sẽ tiến đến chỗ tìm hiểu về một trong những nhân vật nổi bật. Ông Origen thành Alexandria là một trong những nhân vật chính đối với việc phát triển tư tưởng Kitô Giáo. Ông đã kín múc được từ các giáo huấn của Thánh Clêmentê thành Alexandria, vị chúng ta đã chia sẻ hôm Thứ Tư tuần trước, và khai triển những giáo huấn ấy một cách mới mẻ, kiến tạo nên một ngõ quanh bất khả vãn hồi nơi tư tưởng Kitô Giáo.

 

Ông là một bậc thày thực sự; đó là cách thức ông được học sinh của ông luyến nhớ: chẳng những như là một thần học gia mà còn như một chứng nhân mô phạm của tín lý ông dạy nữa. Giáo phụ Eusebius thành Caesarea, một tiểu sử gia nhiệt tình của ông,  đã viết rằng: ‘Ông đã dạy rằng việc làm của con người cần phải tương hợp với lời nói, chính vì thế mà hơn hết mọi sự, nhờ ơn Chúa giúp, họ mới khiến cho nhiều người noi gương bắt chước mình’ (Hist. Eccl. 6,3,7).

 

Toàn thể đời sống của ông được thấm đẫm ước muốn được chịu tử vì đạo. Lúc ông được 17 tuổi, tức vào năm thứ 10 triều đại của Septimius Severus, cuộc bách hại Kitô hữu bắt đầu bùng lên ở Alexandria.

 

Thày của ông là Clêmentê đã bỏ thành này, và cha của ông là Leonides đã bị tống ngục. Người con của ông bố này thiết tha mong được tử đạo, song không được toại nguyện. Bởi thế, ông đã viết cho cha của mình, xin người cha đừng chối bỏ việc làm chứng cho đức tin. Để rồi khi người cha Leonides bị lấy đầu thì người trẻ Origen cảm thấy rằng ông cần phải theo gương cha của mình.

 

Bốn mươi năm sai, trong lúc đang giảng dạy ở Caesarea, ông đã nói: ‘Tôi không thể hoan hỉ có một người cha trở thành vị tử đạo, nếu tôi không kiên trì sống tốt lành và tôi không tôn trọng tính chất cao quí chủng tộc của tôi, tức tôn kính cuộc tử đạo của cha tôi và việc cha tôi làm chứng cho Chúa Kitô’ (Hom. Ez 4,8).

 

Ở một bài giảng sau đó – khi mà, vì sự hết sức nhân nhượng của Hoàng Đế Philip người Ả Rập, mà cơ hội được trở thành một vị tử đạo dường như bị mai một đi – ông Origen đã than lên rằng: ‘Nếu Thiên Chúa muốn tôi được rửa bằng máu của tôi, được lãnh nhận phép rửa lần thứ hai bằng việc chấp nhận chết đi cho Chúa Kitô, thì tôi chắc chắn sẽ ra đi khỏi đời này… Thế nhưng, phúc cho những ai được hưởng những điều ấy’ (Hom. Lud. 7.12).

 

Những lời lẽ ấy cho thấy nỗi thiết tha mong muốn của ông Origen đối với phép rửa bằng máu, Sau hết, ước muốn bất khả chống cưỡng này đã được nên  trọn một phần nào đó. Vào năm 250, trong cuộc bách hại của  Decius, ông Origen đã bị bắt và bị hành hạ dã man. Bị đuối sức trầm trọng bởi những đau khổ chịu đựng, ông đã chết mấy năm sau đó. Bấy giờ chưa đầy 70 tuổi.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/4/2007

 

 TOP

 

 

?  “Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc”: Dẫn Nhập

 

Bản Văn Soạn Thảo cho Đại Hội Thường Niên 13 của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Về Xã Hội Học 27/4-1/5/2007

 

Đại hội tới đây của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Về Xã Hội Học sẽ chú trọng tới việc học hỏi về vấn đề Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc. Trong tuần vừa qua, hàn lâm viện này đã giành những phiên họp cho việc học hỏi về việc toàn cầu hóa và những phiên họp này đã giúp chúng ta có thể thấy rằng thế giới chúng ta sống đây đang bị thiếu hụt đức ái và công lý.

 

Điều này có thể được tóm gọn một cách tổng quát là những việc tái cung cấp bất tương xứng, những hứa hẹn không được tuân giữ, và những thứ chia rẽ mất quân bình. Ngoài ra, chúng ta đang phải đương đầu với những dấu chỉ thời đại mới rất đáng lo ngại. Tất cả những điều này được đáp ứng bằng việc tái kêu gọi sống bác ái và công lý của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, nhất là trong thông điệp ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ của ngài. Những sự kiện ấy và lời kêu gọi ấy làm thành một yếu tố quan trọng cho bối cảnh của cuộc họp của chúng ta.

 

Chủ đề cho cuộc họp này sẽ là những mối liên hệ giữa chư dân và chưa quốc: thành phần phát triển, đang phát triển, đang vươn lên và nghèo khổ. Chúng ta sẽ tự hỏi rằng những mối liên hệ này, theo chiều hướng của giáo huấn về xã hội của Giáo Hội, đã trở nên cống chính hơn, công bằng hơn và an bình hơn hay chăng, và đâu là đường lối cần phải theo để đạt được những đích điểm ấy. Tóm lại, đức ái và công lý có thể tác hợp với nhau trong thế giới được toàn cầu hóa này hay chăng?

 

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/4/2007

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô": Nhập Cuộc

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

 

Nhập Cuộc

 

"Vấn đề một lần nữa đó là việc tập trung vào Thiên Chúa, không phải vào bất cứ vị thần linh nào, mà là vị Thiên  Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô. Đây là một điều hệ trọng đối với ngày nay. Có quá nhiều vấn  đề người ta có thể liệt kê ra cần phải được giải quyết, thế nhưng không có một vấn đề nào có thể giải quyết được ngoại trừ việc lấy Thiên Chúa làm tâm điểm, ngoại trừ Thiên Chúa lại trở nên  hữu hình trước mắt thế giới, ngoại trừ Người trở thành một yếu tố quyết liệt trong đời sống của chúng ta và đồng thời đi vào đời một cách dứt khoát qua chúng ta. Như thế, tôi tin rằng tương lai của thế giới đang ở trong tình trạng thảm thương này đã được quyết định ngay hôm nay đây, ở chỗ, một là Thiên Chúa – Vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô – hiện hữu và được nhìn nhận như thế, hai là Ngài đã biến mất tiêu rồi".

 

(Bài Giảng tại Nguyện Đường Redemptoris Mater cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ 7/11/2006)

 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ