GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 23/5/2007 PHỤC SINH TUẦN VII |
? ĐTC Biển Đức XVI với dự định về Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh trong tương lai
? ĐTC Biển Đức XVI với Khoa Học: "Khoa học cần phải chấp nhận niềm tin vào vị Thiên Chúa, Đấng tự mình là Lý Trí sáng tạo của vũ trụ này, một cách mới mẻ như là một thách đố và là một cơ hội"
? “Việc Biến Những Quyết Tâm Chính Trị Thành Hành Động, Cùng Nhau Hoạt Động Trong Tình Liên Đới”
Tại Sao Kitô Hữu ở Mỹ Châu La Tinh phải trở nên “Những Vị Thừa Sai” ở một nơi chiếm nửa dân số Công Giáo trên thế giới?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean có sắc thái Thánh Mẫu!
Cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean kéo dài nửa tháng, từ ngày Chúa Nhật VI Phục Sinh 13/5/2007, cũng là Lễ Đức Mẹ Fatima, cho tới cuối tháng, ngày 31/5/2007, Lễ Mẹ Thăm Viếng, tại Đền Thánh Mẫu Aparecida, Quan Thày của Ba Tây. Thời điểm diễn ra cuộc tổng nghị này có tính cách Thánh Mẫu giống như Công Đồng Chung Vaticanô II, từ Lễ Mẹ Thiên Chúa 11/10/1962 tới Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1965.
Trong cả bài Huấn Từ sau buổi cầu kinh Mân Côi chung với các vị linh mục, phó tế, chủng sinh và tu sĩ nam nữ tối Thứ Bảy 12/5, lẫn bài giảng cho Thánh Lễ Khai Mạc cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị ngày 13/5, chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã xác nhận sắc thái Thánh Mẫu liên quan tới địa điểm tổ chức biến cố này như sau:
“Như các vị Tông Đồ, cùng với Mẹ Maria, ‘đi lên căn thượng lầu’ và ở đó, ‘đồng tâm nhất trí nguyện cầu’ (Acts 1:13-14), chúng ta cũng thế, qui tụ lại nơi đây hôm nay tại Đền Thánh Mẫu Đức Mẹ Aparecida, một đền thán h đồng thời cũng là ‘căn thượng lầu’ là nơi Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Kitô, ở giữa chúng ta. Hôm nay, chính Mẹ là vị đã hướng dẫn việc suy niệm của chúng ta; chính Mẹ là vị dạy chúng ta nguyện cầu. Chính Mẹ là vị tỏ cho chúng ta thấy cách thức để mở tâm trí của chúng tar a cho quyền năng của Thánh linh, Đấng đền làm tràn đầy toàn thể thế giới” (12/5).
“Nơi đây là Đền Thánh Toàn Quốc Đức Mẹ Aparecida, trung tâm Thánh Mẫu ở Ba Tây: Mẹ Maria đã đón nhận chúng ta tới Căn Thượng Lầu này, và, như Người Mẹ và là Bậc Thày của chúng ta, giúp chúng ta tin tưởng đồng thanh nguyện cầu cùng Thiên Chúa” (13/5).
Trong tác phẩm “The Ratzinger Report” (ấn bản Anh ngữ, Ignatius Press, 1985, trang 106), vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, khi còn là Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, cũng đã nói đến lòng sùng kính đối với Mẹ Maria ở Mỹ Châu La Tinh này như sau:
“Phải, cần phải trở về với Mẹ Maria nếu chúng ta muốn trở lại với ‘sự thật về Chúa Giêsu Kitô’, ‘sự thật về Giáo Hội’, và ‘sự thật về con người’ là những gì được Đức Gioan Phaolô II đề ra như một chương trình thực hiện cho toàn thể Kitô Giáo vào năm 1979, thời điểm ngài khai mạc hội đồng giám mục Mỹ Châu Latinh ở Puebla. Các vị giám mục đã đáp lại dự án này của vị Giáo Hoàng ấy bằng việc bao gồm trong các bản văn kiện đầu tiên (những văn kiện đã được một số người đọc một cách thiếu sót) ước muốn và mối quan tâm nhất trí của các vị, đó là: ‘Hơn bao giờ hết Mẹ Maria cần phải trở thành một khoa sư phạm để loan báo Phúc Âm cho con người ngày nay’. Thật vậy, chính ở châu lục này là nơi lòng tôn sùng Thánh Mẫu theo truyền thống trong dân chúng đã bị sa sút, một tình trạng trống rỗng xẩy ra được thay thế bằng những ý hệ chính trị. Nó là một hiện tượng có thể nhận thấy hầu như ở khắp nơi với một mức độ nào đó, cho thấy tầm quan trọng của một thứ lòng tôn sùng không chỉ thuần túy tôn sùng mà thôi”.
(còn tiếp)
ĐTC Biển Đức XVI với Khoa Học: "Khoa học cần phải chấp nhận niềm tin vào vị Thiên Chúa, Đấng tự mình là Lý Trí sáng tạo của vũ trụ này, một cách mới mẻ như là một thách đố và là một cơ hội".
ĐTC Biển Đức XVI Thẩm Định về Giáo Triều của ngài trong Năm 2006 dịp Chúa Giáng Sinh cho Giáo Triều Rôma ngày Thứ Sáu 22/12/2006
Một chủ đề lớn khác liên quan tới đề tài về Thiên Chúa đó là chủ đề về vấn đề đối thoại. Cái vòng bên trong của vấn đề đối thoại phức tạp, mà ngày nay đòi tất cả mọi Kitô hữu phải thực hiện cuộc dấn thân chung cho mối hiệp nhất, là những gì đã trở nên sáng tỏ nơi các Buổi Kinh Tối Đại Kết ở Vương Cung Thánh Đường Regensburg, nơi mà, ngoài anh chị em thuộc Giáo Hộio Công Giáo, tôi được gặp gỡ cả nhiều thân hữu thuộc Kitô Giáo Chính Thống và Tin Lành. Tất cả chúng tôi đã qui tụ lại để đọc Thánh Vịnh và lắng nghe Lời Chúa, và đó không phải là chuyện nhỏ khi chúng ta có được một buổi hiệp nhất lại như thế.
Cuộc gặp gỡ với Đại Học Đường đã được giành – như một địa điểm thích hợp - cho vấn đề đối thoại giữa đức tin và lý trí.
Trong dịp gặp gỡ giữa tôi với triết gia Jurgen Habermas ít năm trước đây ở Munich, ông ta đã nói rằng chúng ta cần đến các tư tưởng gia có thể chuyển dịch những niềm xác tín được mã hóa theo niềm tin Kitô Giáo thành ngôn từ của một thế giới bị tục hóa để những niềm xác tín ấy có một ảnh hưởng mới mẻ.
Thật vậy, nhu cầu khẩn trương của thế giới về cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí càng ngày càng trở nên hiển nhiên hơn bao giờ hết.
Trong thời điểm của mình, Immanual Kant đã thấy được cái yếu tính của chủ nghĩa illuminism là những gì được diễn tả nơi cái được gọi là ‘sapere aude’, tức là cái dũng mạnh của tư tưởng không để mình bị lung túng trước bất cứ một thành kiến nào.
Bởi thế mà từ đó, khả năng tri thức của con người, khả năng chủ trị của họ trên vật chất bằng quyền lực của tư tưởng, đã thực hiện được một mức tiến bộ không thể nào ngờ vào lúc ấy.
Tuy nhiên, quyền năng mà con người đang có trong tay, một quyền năng đang được khoa học gia tăng, càng ngày càng trở thành nguy hiểm đe dọa đến chính con người và thế giới nữa.
Lý trí hoàn toàn nhắm đến chỗ bắt nắm trong tay thế giới này, không còn biết tới giới hạn là gì nữa. Nó đã tiến tới chỗ đối xử với con người thuần túy như là một thứ vật chất được nó sản xuất ra và bằng quyền lực của nó.
Kiến thức của chúng ta đang tăng trưởng song đồng thời cũng đang xẩy ra tình trạng lý trí trở thành mù mịt nhiều hơn đối với những nền tảng của nó và các qui chuẩn hướng dẫn nó.
Khoa học cần phải chấp nhận niềm tin vào vị Thiên Chúa, Đấng tự mình là Lý Trí sáng tạo của vũ trụ này, một cách mới mẻ như là một thách đố và là một cơ hội.
Cũng thế, niềm tin này cần phải nhận ra một cách mới mẻ cái sâu xa nội tại của nó và tính cách hợp lý riêng của nó. Lý trí cần Lời là những gì có từ ban đầu và là ánh sáng của chúng ta. Về phần ình, đức tin cần đối thoại với lý trí tân tiến để cống hiến cái cao cả của mình, cũng như để đáp ứng những trách nhiệm riêng của nó. Và đó là những gì tôi đã tìm cách nhấn mạnh tới trong bài nói ở Regensburg. Nó là một vấn đề chắc chắn không phải chỉ thuần tính cách hàn lâm: nó nói tới tương lai của tất cả chúng ta.
Ở Regensburg, cuộc đối thoại giữa các tôn giáo là những gì chỉ mới được chạm tới sơ sơ vậy thôi, theo một chiều lưỡng kích. Lý trí bị tục hóa không thể nào tham dự vào một cuộc đối thoại thực sự với các tôn giáo. Nó vẫn cứ khép kín trước vấn đề về Thiên Chúa, và vì thế nó sẽ tiến đến tình trạng đụng độ giữa các nền văn hóa.
(còn tiếp)
“Việc Biến Những Quyết Tâm Chính Trị Thành Hành Động, Cùng Nhau Hoạt Động Trong Tình Liên Đới”
ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Khóa Họp 15 của Ủy Ban đặc trách Vấn Đề Phát Triển Khả Trợ của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội, ngày 10/5/2007
Thưa Ông Trưởng Uỷ Ban,
Đại biểu tôi đây xin chúc mừng ông và văn phòng của ông trước việc ông được bổ nhiệm, tôi thành thực hy vọng là tất cả mọi vị đại biểu sẽ làm việc hết sức uyển chuyển để đạt tối đa những gì chúng ta có thể trong năm chính sách này.
Cuộc tranh luận trong khóa họp nàyvà việc làm của tiểu ban soạn thảo cũng như của Ủy Ban về Vấn Đề Phát Triển Khả Trợ năm ngoái tất cả đều chứng tỏ cho thấy bản tính liên kết chặt chẽ của bốn đề tài được chọn lựa cho chu kỳ này, và làm thế nào chúng có thể gia tăng các âm hưởng trên nền an ninh quốc gia và quốc tế cũng như trên khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc nghiêm chỉnh đương đầu với những vấn đề nghèo khổ và vấn đề thành đạt những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm.
Những mối tương liên này trở nên thậm chí mạnh mẽ hơn khi chúng ta lưu ý là, cuối cùng, trái đất này là di sản chung của chúng ta và chúng ta có một trách nhiệm nặng nề và bao rộng đối với chính mình cũng như đối với các thế hệ tương lai về những hành động chúng ta cần phải làm ở nơi đây. Cần phải thêm rằng nhu cầu cần phải liên hợp hành động ở cấp độ quốc tế không làm suy giảm trách nhiệm của các quốc gia riêng.
Thưa Ông Trưởng Ủy Ban, vấn đề về năng lượng là vấn đề đã mau chóng trở thành một trong những vấn đề chính yếu thuộc hoạt trình của toàn thế giới, khi tất cả chúng ta đang nỗ lực để biên soạn một sách lược chung, toàn cầu, dài hạn về nương lượng, có khả năng làm thỏa đáng những đòi hỏi ngắn hạn hay trung hạn hợp lý, để bảo đảm sự an ninh về năng lượng, bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường, và thiết lập những quyết tâm chính xác hầu giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.
Chứng cớ theo khoa học về độ ấm toàn cầu và về vai trò của nhân loại trong việc gia tăng những thứ khí đốt ủ kín càng ngày càng trở nên khả tín, như những khám phá của Nhóm Liên Chính Phủ về Vấn Đề Thay Đổi Khí Hậu đang gợi ý; và hoạt động này đã có một tính cách thích đáng sâu xa, không phải chỉ cho vấn đề môi trường, mà còn nơi cả vấn đề đạo lý, kinh tế, xã hội và chính trị nữa. Hậu quả của việc thay đổi khí hậu đang được cảm thấy chăng những nơi môi trường mà còn nơi toàn cơ cấu kinh tế xã hội nữa, và như được thấy nơi những khám phá của nhiều bản tường trình vốn sẵn có, thì chúng sẽ ảnh hưởng trước hết và trên hết thành phần nghèo khổ nhất và yếu kém nhất, thành phần, cho dù thuộc về những người ít trách nhiệm nhất đối với tình trạng độ ấm toàn cầu, là những ai dễ bị tổn hại nhất, vì họ những phương tiện hạn hẹp hay sống ở những miền nguy hiểm hơn. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến những tình trạng đang phát triển của cái hải đảo nhỏ này như một trong nhiều trường hợp khác. Nhiều xã hội bị tổn hại nhất, đã phải đương đầu với những vấn đề về năng lượng, sống dựa vào nền canh nông – một lãnh vực chính yếu dường như đang chịu hậu quả nhất gây ra bởi những thay đổi về khí hậu.
Bởi vậy, để giải quyết cái thách độ lưỡng diện về vấn đề thay đổi khí hậu này và cái nhu cầu cần có những nguồn năng lượng dồi dào hơn, chúng ta sẽ cần phải thay đổi cái kiểu mẫu hiện tại của mình từ một kiểu mẫu theo đuổi việc tăng trưởng kinh tế nhân danh vấn đề phát triển một cách bất chấp, tới một kiểu mẫu chú ý tới những hậu quả hoạt động của mình và tỏ ra tôn trọng hơn đối với thiên nhiên chúng ta đang có chung, một kiểu mẫu gắn bó v ới một thứ phát triển con người toàn vẹn cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Tất cả mọi người đều rõ tính chất phức tạp của vấn đề cổ võ việc phát triển khả trợ; tuy nhiên, vẫn có một số những nguyên tắc nồng cốt có thể hướng dẫn việc nghiên cứu hướng tới những giải quyết thích đáng và bền bỉ. Nhân loại cần phải ý thức hơn nữa những liên hệ giữa khoa sinh học tự nhiên, hay giữa việc tôn trọng thiên nhiên với khoa sinh thái học nhân bản. Kinh nghiệm cho thấy rằng việc coi thường môi trường là những gì tác hại tới việc chung sống của nhân loại, đồng thời vấn đề cũng trở nên tỏ tường hơn cho thấy có một mối liên hệ tích cực giữa hòa bình và thiên nhiên tạo vật với hòa bình giữa các dân nước.
Cách đây không lâu, Hội Đồng Bảo An đã họp lại để bàn về mối liên hệ giữa năng lượng, nền an ninh và khí hậu. Cho dù không phải là hết mọi người đồng ý về vấn dề bàn luận đến chấp liệu ấy trong Hội Đồng Bảo An, sự kiện thông đạt đó là chúng ta đang chứng kiến thấy những cuộc đối chọi nhau để kiểm soát các nguồn chiến lược như dầu hỏa và nước mát, cả hai thứ đang càng ngày càng trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Nếu giờ đây chúng ta từ chối việc xây dựng những nền kinh tế khả trợ, thì chúng ta sẽ tiếp tục trôi giạt tới những thứ căng thẳng và xung khắc hơn nữa về các nguồn lợi, chưa nói gì tới việc đe dọa chính sự hiện hữu của các dân tộc sống ở miền duyên hải và các tiểu đảo quốc.
Gần đây chúng ta nghe về những nền kinh tế đã có thể tăng trưởng mà vẫn thực sự giảm bớt được việc tiêu thụ năng lượng. Sự thành công này chắc chắn cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng là kiểu mẫu kin h tế hiện tại không bao giờ cũng bắt buộc chúng ta phải sử dụng mỗi ngày một hơn để tăng trưởng. Việ ctăng trưởng về kinh tế không có nghĩa là cần phải tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, theo quan điểm của một thứ kinh tế khả trợ, thì nó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ cần đến kỹ thuật, đến vấn đề tài khéo, đến ý chí chính trị dứt khoát và đến cảm quan chung. Quan trọng nữa là nó cũng đòi hỏi việc trao chuyển kỹ thuật cho các quốc gia đang phát triển, cho lợi ích của toàn thể cộng đồng hoàn vũ.
Thế nhưng, ngay cả đến vấn đề kỹ thuật, việc trao chuyển về kỹ thuật và ý muốn chính trị trong việc hợp tác ở lãnh vực quốc tế vẫn là những gì chưa đủ: chúng ta cần phải thêm vào tất cả những thứ ấy các thứ đề án giáo dục toàn quốc để có thể giúp tất cả chúng ta không trừ một ai trong việc tiến tới mẫu sống hằng ngày của chúng ta trong vấn đề tiêu thụ và sản xuất một cách khác đi cũng như trong việc cần phải thay đổi tương tự nơi vấn đề xây cất, chuyên chở, thương mại và các cơ cấu khác.
Nhờ việc giáo dục như thế, các quốc gia có thể giúp cho thành phần công dân của mình nắm bắt được cái khẩn trương của những gì cần phải thực hiện, dạy cho họ ngược lại trông mong và đòi hỏi một đường lối thật khác cho việc tiêu thụ của họ và những gì chung quanh họ.
Trên thế giới, những đổi thay về sinh học chưa từng có đang xẩy ra và không ai trong chúng ta có thể thấy trước được tất cả mọi hậu quả của hoạt động kỹ nghệ của con người đối với các thế kỷ gần đây. Những phương dược trị liệu ở ngoài tài khéo của chúng ta, thế nhưng chúng ta dù sao cũng phải thận trọng đừng chọn con đường làm cho các sự việc trở nên tồi tệ hơn, nhất là đối với người nghèo. Chúng ta không thể chỉ thực hiện việc bất chế tạo nên một thế giới tân tiến, mà vẫn còn thời gian để sử dụng kỹ thuật và việc giáo dục để phát động vấn đề phát triển khả trợ toàn cầu trước khi quá trễ.
Cám ơn Ông Trưởng Ủy Ban
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
11/5/2007