GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 Thứ Bảy 16/6/2007

TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN

LỄ TRÁI TIM VÔ NHIỄM MẸ

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Thứ Năm 7/6/2007 Tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô

?  ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG “TOTUS TUUS” CỦA “MẸ ĐẤNG CỨU CHUỘC”

?  Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria với Dự Án Thần Linh ở Fatima

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Thứ Năm 7/6/2007 Tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúng ta vừa xướng lên bài Ca Tiếp Liên: “Dogma datur christianis, / quod in carnem transit panis, / et vinum in sanguinem – Đây là sự thật mỗi Kitô hữu học biết, đó là Người biến bánh thành thịt của Người, rượu thành máu châu báu của Người”.

 

Hôm nay chúng ta hết sức hân hoan tái xác nhận niềm tin của chúng ta nơi Thánh Thể, một Mầu Nhiệm làm nên tâm điểm của Giáo Hội. Trong Tông Huấn mới đây Hậu Thượng Nghị Giám Mục Sacramentum Caritatis, tôi đã nhắc lại rằng Mầu Nhiệm Thánh Thể “là tặng ân Chúa Giêsu Kitô trao ban bản thân của Người, nhờ đó tỏ cho chúng ta thấy tình yêu vô cùng của Thiên Chúa đối với hết mọi con người nam nữ” (số 1).

 

Bởi thế, Corpus Christi là một lễ đặc thù và tạo nên một cuộc hội ngộ quan trọng giữa đức tin và sự chúc tụng đối với hết mọi cộng đồng Kitô hữu.  Lễ này đã được bắt nguồn trong một bối cảnh lịch sử và văn hóa đặc biệt. Lễ này hiện hữu với một mục đích chính yếu là để công khai tái xác nhận niềm tin của Dân Chúa vào Chúa Giêsu Kitô,  Đấng sống động và thực sự hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể. Đây là một lễ được thiết lập để công khai tôn thờ, ca ngợi và tạ ơn Chúa, Đấng tiếp tục “yêu thương chúng ta ‘cho đến cùng’, thậm chí cho đến độ hiến mình máu của Người cho chúng ta” (Sacramentum Caritatis, n. 1).

 

Việc cử hành Thánh Thể tối hôm nay đưa chúng ta trở về với bầu không khí của ngày Thứ Năm Tuần  Thánh, ngày mà ở trên Căn Thượng Lầu, vào buối tối áp cuộc Khổ Nạn của mình, Chúa Kitô đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể Rất Thánh.

 

 “Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô là âm vang của mầu nhiệm Thứ Năm Tuần Thánh, hầu như là một tác động tuân  theo lời mời gọi của Chúa Giêsu trong việc ‘loan báo trên mái nhà’ những gì Người đã chia sẻ trong nơi kín đáo. Các Vị Tông Đồ đã lãnh nhận tặng ân Thánh Thể từ Chúa trong mối thân tình của Bữa Tiệc Ly, thế nhưng, tặng ân này là để giành cho mọi người, cho toàn thế giới. Đó là lý do tại sao Thánh Thể cần phải được công khai loan báo và hiện lộ, để mọi người có dịp gặp gỡ ‘Chúa Giêsu đi ngang qua’, như đã xẩy ra ở các con đường xứ Galilêa, Samaria và Giuđêa; nhờ đó, mỗi người, khi lãnh nhận, thì được chữa lành và canh tân bởi quyền năng của tình Người yêu thương. Các bạn thân mến, đó là di sản vĩnh tồn và sống động được Chúa Giêsu để lại cho chúng ta trong Bí Tích Mình Máu Thánh của Người. Đó là một gia sản cần phải luôn được nghĩ lại và tái diễn để, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khả kính đã nói: “tính cách hiệu nghiệm vô tận (của tặng ân này) được thấm đậm vào hết mọi ngày trong cuộc sống hữu hạn của chúng ta” (cf. Insegnamenti, 25 May 1967, p. 779).

 

Cũng trong Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới này, khi dẫn giải về lời than lên của vị linh mục sau khi truyền phép: “Chúng ta hãy loan truyền mầu nhiệm đức tin!”, tôi đã nhận định rằng qua những lời này, vị linh mục “loan báo mầu nhiệm đang được cử hành và bày tỏ sự ngỡ ngàng của mình trước việc biến đổi thực sự bánh và rượu thành mình và máu của Chúa Giêsu, một thực tại vượt trên tất cả những gì con người hiểu được” (số 6).

 

Chính vì đó là một mầu nhiệm vượt trên tầm hiểu biết của chúng ta, mà chúng ta không cần phải lấy làm lạ lùng khi thấy ngày nay nhiều người cảm thấy khó chấp nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Không thể nào không xẩy ra như thế. Đó là những gì đã từng xẩy ra từ ngày ở trong hội đường Capernaum Chúa Giêsu công khai tuyên bố rằng Người đã đến để ban cho chúng ta máu thịt của Người làm của ăn của uống (x Jn 6:26-58).

 

Điều này đã trở thành những gì dường như “khó nghe”, làm cho nhiều môn đệ của Người rút lui khi nghe thấy thế. Bấy giờ, cũng như hiện nay, Thánh Thể vẫn là ‘một dấu hiệu xung khắc’, và Thánh Thể không thể nào khác đi được, vì Vị Thiên Chúa hóa thành nhục thể và hy hiến Bản Thân Minh cho thế gian được sự sống đã khiến cho sự khôn ngoan của loài người bị khủng hoảng.

 

Tuy nhiên, bằng lòng tin tưởng khiêm tốn, Giáo Hội đang sống đức tin  của Thánh Phêrô và của các vị Tông Đồ khác để cùng với các vị loan báo, và chúng ta tuyên xưng rằng: “Lạy Thày, chúng con còn biết theo ai? Chúa có những lời sự sống đời đời” (Jn 6:68). Cả chúng ta nữa, tối hôm nay chún g ta hãy lập lại việc tuyên xưng niềm tin của mình nơi Chúa Kitô, Đấng đang sống động và hiện  diện  nơi Thánh Thể. Phải “đây là sự thật mỗi Kitô hữu học biết, đó là Người biến bánh thành thịt của Người, rượu thành máu châu báu của Người”.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070607_corpus-christi_en.html

 

 TOP

 

? ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG “TOTUS TUUS” CỦA “MẸ ĐẤNG CỨU CHUỘC”

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL 

Nếu Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lõi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II, trước hết, được chứng thực nơi Thông Điệp “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” là những gì liên quan trực tiếp đến Tác Nhân Cứu Chuộc, và sau nữa, được chứng thực nơi lời kêu gọi thế giới loài người tân tiến hiện đại, đối tượng thụ nhân của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”, vào chính Lễ Đăng Quang mở màn cho giáo triều của ngài, thì, sau hết, còn được chứng thực qua đường lối cứu chuộc thời đại nữa, đó là Đường Lối Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc, Vị được ngài hết lòng tin tưởng và liên lỉ cậy trông, bằng việc tận hiến cho Mẹ, với tâm niệm “totus tuus – tất cả của con là của Mẹ (hay) con hoàn toàn thuộc về Mẹ”. 

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Đức Gioan Phaolô II đã chọn khẩu hiệu “totus tuus” mà không chọn một khẩu hiệu khác về Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần? Ngài có thực sự sống “totus tuus” này hay chăng hay chỉ là những gì hữu danh vô thực?? Và đâu là những tác hiệu của “totus tuus” đối với vị Giáo Hoàng này và từ vị Giáo Hoàng này???

 

1.- “Totus Tuus”: Nguồn Gốc

 

Như vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI, có lúc bản thân đã đặt vấn đề về Thánh Mẫu (xem The Ratzinger Report, ấn bản Anh Ngữ, trang 105), Đức Gioan Phaolô II cũng thú nhận là thoạt tiên ngài cũng cảm thấy không nên tôn sùng Đức Mẹ lắm kẻo làm giảm vị thế của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần của ngài, nhưng sau đó, nhờ Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort), qua cuốn “Luận về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của Thánh nhân, ngài chẳng những vỡ lẽ về Thánh Mẫu, mà còn dứt khoát chọn sống khẩu hiệu “totus tuus” từ đó cho tới khi làm Giáo Hoàng và cho tới chết, như chính ngài đã chia sẻ trong 2 tác phẩm thời danh của ngài là cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” và cuốn “Tặng Ân Và Mầu Nhiệm”.

 

·         Trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (ấn bản Anh Ngữ, 1994, trang 212-215), ngài cho biết:

 

“Totus Tuus. Câu này chẳng những là một lời diễn đạt của lòng thảo hiếu, hay đơn giản hơn là một lời diễn đạt của lòng tôn sùng. Mà còn hơn thế nữa kìa. Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, vào lúc tôi đang làm công cho một xí nghiệp thì tôi đã được lòng tôn sùng Thánh Mẫu thu hút. Thoạt tiên, dường như tôi cảm thấy cần phải lơ là một chút với lòng tôn sùng Thánh Mẫu ở thuở niên thiếu, hầu chuyên chú tới Chúa Kitô hơn. Nhờ Thánh Long Mộng Phố, tôi đã hiểu được rằng lòng thành thực sùng kính Người Mẹ của Thiên Chúa là việc thực sự qui về Chúa Kitô, thật sự nó được bắt nguồn sâu xa nơi Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng như nơi những mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc.

 

“Bởi thế, bấy giờ tôi đã tái khám phá ra lòng thảo hiếu Thánh Mẫu một kiến thức sâu xa hơn. Hình thức chín chắn của việc tôn sùng Người Mẹ của Thiên Chúa này đã tồn tại nơi tôi qua năm tháng, sinh hoa kết trái nơi các văn kiện Redemptor Mater – Mẹ Đấng Cứu Chuộc (Biệt chú của người dịch: Bức Thông Điệp thứ 6 này được ban hành ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3/1987, sau Thông Điệp thứ 5 về Chúa Thánh Thần ngày Lễ Hiện Xuống 18/5/1986) và Mulieris DignitatemPhẩm Vị của Nữ Giới (Biệt chú của người dịch: Bức Tông Thư này được ban hành ngày Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8/1988)….

 

“Khi tôi tham dự Công Đồng, tôi thấy phản ảnh nơi chương này (biệt chú, như ĐTC nói đến ngay trước đó là Chương Tám của Hiến Chế Tín Lỳ về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” là chương giành riêng bàn về Đức Mẹ), tất cả những cảm nghiệm thời niên thiếu của tôi, cũng như những liên kết đặc biệt tiếp tục nối thắt tôi với Người Mẹ Thiên Chúa nơi những cách thức luôn mới mẻ.

 

“Cách đầu tiên – và là cách lâu đời nhất – gắn liền với tất cả thời gian tôi còn nhỏ, thời tôi đã dừng chân đứng lại trước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở nhà thờ giáo xứ Wadowice. Nó liên quan tới tập tục áo Đức Bà Carmêlô, phong phú về ý nghĩa và về biểu hiệu, những gì tôi đã biết từ khi còn trẻ nhờ đan viện Carmelo ‘ở trên đồi’ nơi tỉnh lỵ tôi ở. Nó còn gắn liền với truyền thống thực hiện hành hương tới Đền Kalwaria Zebrzydowska, một trong những địa điểm thu hút nhiều phái đoàn hành hương, nhất là từ miền nam Balan và từ cả ngoài dãy Núi Carpathia. Đền Thánh địa phương này là nơi đáng chú ý, vì nó chẳng những có tính cách Thánh Mẫu mà còn hoàn toàn tập trung vào Chúa Kitô nữa…

 

“Từ những năm thơ trẻ nhất của mình, việc tôn sùng của tôi đối với Mẹ Maria đã được liên kết chặt chẽ với đức tin của tôi nơi Chúa Kitô. Đền Kalwaria đã giúp tôi rất nhiều về điều này…

 

“Một chương khác nơi đời sống của tôi là Jasna Góra, với bức ảnh Hắc Đức Nữ …. (biệt chú: đoạn này được ngài làm sáng tỏ ở phần “Totus Tuus: Chủ Đích” cuối cùng sẽ được trích dẫn dưới đây)

 

“Tôi nghĩ rằng những gì tôi đã nói đủ để cắt nghĩa về lòng tôn sùng Thánh Mẫu của vị Giáo Hoàng này, và nhất là về thái độ ngài hoàn toàn phó mình cho Mẹ MariaTotus Tuus của ngài”.

 

·         Trong cuốn “Tặng Ân Và Mầu Nhiệm (ấn bản Anh Ngữ, 1996, trang 28-30), ngài tự thuật rằng:

 

“Khi tôi còn ở Cracow, Debniki, tôi đã gia nhập nhóm ‘Kinh Mân Côi Sống’ thuộc giáo xứ Thánh Salesiô. Tại đây, đặc biệt là lòng tôn sùng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Ở Debrini, ở vào lúc ơn gọi linh mục đang triển nở trong tôi, thì như tôi đã đề cập tới, chịu ảnh hưởng của Jan Tyranowski, tôi đã đổi thay việc hiểu biết của mình về lòng tôn sùng Người Mẹ của Thiên Chúa. Tôi vốn đã thâm tín rằng Mẹ Maria là vị dẫn chúng ta đến với Chúa Kitô, thế nhưng, vào lúc ấy, tôi cũng bắt đầu nhận thấy rằng Chúa Kitô dẫn chúng ta tới với Mẹ của Người nữa. Có dạo tôi đã bắt đầu đặt vấn đề về lòng tôn sùng Mẹ Maria, với ý nghĩ rằng, nếu lòng tôn sùng này trở nên quá trớn thì có thể dẫn tới chỗ làm loãng đi tính cách thượng tôn của việc tôn thờ giành cho Chúa Kitô. Bấy giờ, tôi đã được trợ giúp rất nhiều bởi một tác phẩm của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort mang tên Luận về Lòng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ. Ở đó, tôi đã tìm thấy những giải đáp cho các vấn nạn của tôi. Phải, Mẹ Maria thực sự mang chúng ta lại gần hơn với Chúa Kitô; Mẹ thực sự dẫn chúng ta tới với Người, nếu chúng ta sống mầu nhiệm của Mẹ trong Chúa Kitô. Luận phẩm này của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort có thể là một cái gì hơi chướng, vì kiểu cách đánh bóng và kỳ dị của nó, thế nhưng, không thể chối cãi được rằng nó chất chứa những chân lý thần học thiết yếu. Tác giả là một thần học gia nổi tiếng. Tư tưởng về khoa Thánh Mẫu Học của ngài được bắt nguồn từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như mầu nhiệm Nhập Thể của Lời Thiên Chúa…

 

“Đây là nguồn gốc của khẩu hiệu Totus Tuus. Câu này xuất phát từ Thánh Louis Marie Grignion de Montfort. Nó là hai chữ viết tắt của toàn thể mẫu tận hiến cho Mẹ Thiên Chúa như thế này: Totus Tuus ego sum et omnia mea Tua sunt. Accipio Te in mea omnia. Praebe mihi Tuum, Maria.

 

“Bởi thế, nhờ Thánh Louis, tôi đã bắt đầu khám phá ra những kho tàng dồi dào của lòng tôn sùng Thánh Mẫu theo các quan điểm mới

 

(còn tiếp)

 

 

TOP

 

 

? Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria với Dự Án Thần Linh ở Fatima

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Ti Mẹ Maria là lễ được chị Lucia đệ thư ngày 24/10/1940 xin ĐTC Piô XII cho thiết lp trong Giáo Hi Hoàn Vũ, và đã được ngài chính thc thiết lp vào ngày 4/5/1944 để nhắc nhớ việc Ngài hiến dâng thế giới cho Trái Tim Mẹ ngày 31/10/1942.

 

Lễ này chẳng nhng liên quan mt thiết ti Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, chính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Ti Mẹ Maria cũng được “Thiên Chúa mun thiết lp trên thế giới”, nht là qua vic Ngài đã làm cho Nước Nga trở lại sau nhng ln chính yếu Đức Thánh Cha Piô XII và Gioan Phaolô II hiến dâng thế giới và Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ thứ tự như sau:

 

Lần thứ nhất, ngày 31/10/1942, qua vô tuyến truyền thanh, Đức Thánh Cha Piô XII đã gửi đến quốc dân Bồ Đào Nha điệp văn của Ngài, trong đó, có đoạn sau đây:

 

“Chúng con trông cậy, chúng con hiến dâng, chúng con phó thác cho Mẹ, cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, trong giờ phút nguy biến của lịch sử nhân loại này, chẳng những Hội Thánh, Nhiệm Thể của Chúa Giêsu Con Mẹ, đang đổ máu và đau khổ ở nhiều nơi bằng nhiều cách, mà còn cả thế giới đang bị rã rời vì những bất hòa nguy tử, đang bừng bừng lên lửa thù hận, trở nên nạn nhân của chính tội lỗi của mình”

 

Lần thứ hai, ngày 7/7/1952, qua Tông Thư Sacro Vergente Anno gửi quốc dân Nga Sô, Đức Thánh Cha Piô XII viết:

 

“Để cho lời cầu nguyện thiết tha của chúng tôi và của qúi vị dễ được chấp nhận hơn, và để chứng tỏ cho qúi vị thấy lòng ưu ái của chúng tôi đối với qúi vị, giống như mấy năm trước chúng tôi đã hiến dâng cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ của Thiên Chúa, vậy giờ đây, chúng tôi hiến dâng, và, một cách hết sức đặc biệt, chúng tôi phó thác tất cả nhân dân nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, với niềm hy vọng chắc chắn rằng, chẳng bao lâu, nhờ sự bầu cử toàn năng của Rất Thánh Trinh Nữ Maria, ước vọng của chúng tôi cũng như của qúi vị và của tất cả những người lành sẽ được hoàn toàn nên trọn, là một nền hòa bình đích thực, hòa hợp huynh đệ, và tự do cho tất cả mọi người, nhất là cho Giáo Hội”.

 

Lần hiến dâng thứ nhất tại Fatima 13/5/1982, sau thánh lễ 3 tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha đã long trọng tái dâng thế giới và Nước Nga cho Mẹ như sau:

 

“Hôm nay, Gioan-Phaolô II, kế vị thánh Phêrô, tiếp nối công cuộc của (các vị tiền nhiệm) Piô, Gioan và Phaolô, nhất là của công đồng chung Vaticanô II, hiện diện trước Mẹ của Con Thiên Chúa tại đền thánh của Mẹ ở Fatima đây. Để làm gì? Người đến đây khi xúc động đọc lại lời từ mẫu kêu gọi ăn năn, cải thiện, lời nài nỉ tha thiết của Trái Tim Mẹ Maria vang vọng từ Fatima 65 năm về trước. Phải, Người đọc lại với tâm hồn xúc động, vì Người thấy rằng đã có biết bao dân tộc và xã hội, biết bao Kitô hữu đi ngược lại với chiều hướng của sứ điệp Fatima. Tội lỗi đã gắn chặt với thế giới này như gia cư của nó, và Thiên Chúa càng ngày càng bị chối bỏ trong ý thức, tư tưởng và đường lối của con người...

 

“Người kế vị Thánh Phêrô hiện diện ở đây hôm nay như một nhân chứng về nỗi khổ đau vô biên của nhân loại, chứng nhân về những tai biến chực chờ đang đe dọa các dân tộc và đại đồng nhân loại. Người đang ôm lấy những đau khổ này bằng trái tim nhân loại yếu đuối của mình, khi Người đặt mình trước mầu nhiệm của Trái Tim Từ Mẫu, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Nhân danh những khổ đau này, với nhận thức về sự dữ đang tràn lan khắp thế giới và về những đe dọa cho tất cả mọi người, mọi dân tộc và đại đồng nhân loại, vị kế vị thánh Phêrô hiện diện nơi đây với đức tin mãnh liệt vào Tình Yêu Cứu Độ bao giờ cũng mạnh hơn mọi sự dữ sẽ cứu vớt thế giới.

 

“Tâm hồn của Người quằn quại khi thấy tội lỗi thế giới và toàn khối tai biến đang như mây đen bao kín nhân loại, song cũng vui mừng trong hy vọng khi Người, một lần nữa, thực hiện điều mà các vị tiền nhiệm của Người đã làm là dâng hiến thế giới cho Trái Tim Mẹ, nhất là khi các Ngài dâng hiến cho Trái Tim Mẹ nhân dân đặc biệt cần phải dâng hiến. Làm như thế chẳng khác gì hiến dâng thế giới cho Đấng vô cùng Thánh Hảo. Sự Thánh Hảo này tức là sự cứu rỗi. Tức là tình yêu mạnh hơn sự dữ. Không có tội lỗi nào trên thế gian này có thể thắng vượt được Tình Yêu này...”

 

Sau đây là những lời hiến dâng thế giới và Nước Nga của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984:

 

“Chúng con chạy đến với sự chở che của Mẹ, (ôi) Thiên Chúa Thánh Mẫu'. Khi thốt lên những lời ca nguyện mà Giáo Hội Chúa Kitô đã nguyện cầu qua bao nhiêu thế kỷ này, chúng con hôm nay đặt mình trước nhan Mẹ trong năm mừng kỷ niệm ơn cứu rỗi. Chúng con xin hợp với tất cả mọi chủ chăn trong Giáo Hội làm thành một thân thể và một tập đoàn, đúng như ý của Chúa Kitô muốn các tông đồ hiệp nhất với thánh Phêrô. Trong mối liên kết hiệp nhất này, chúng con đọc những lời hiến dâng mà chúng con muốn bao gồm một lần nữa hy vọng của Giáo Hội cũng như lo âu đối với thế giới ngày nay. Bốn mươi năm về trước, rồi 10 năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, chứng kiến cảnh khổ đau của gia đình nhân loại, đã phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng. Cũng thế giới của mọi người và mọi dân tộc này trước mắt của con hôm nay đây, con xin lập lại việc phó thác và hiến dâng mà vị tiền nhiệm của con đã thực hiện ở Tòa Thánh Phêrô: thế giới của kỷ nguyên thứ hai đang kết thúc, thế giới tân tiến, thế giới của chúng con hôm nay!

 

“Ôi Mẹ của mọi người và mọi dân tộc, Mẹ biết rõ tất cả khổ đau và hy vọng của họ, với ý thức làm mẹ, Mẹ biết tất cả những giằng co giữa sự thiện và sự dữ, giữa ánh sáng và bóng tối, đang hành hạ thế giới tân tiến hôm nay, xin nhận lời kêu than mà chúng con được Thánh Linh khơi động trực tiếp dâng lên Trái Tim Mẹ. Với tình yêu của một Từ Mẫu và Tôi Tớ, xin hãy ôm lấy thế giới nhân loại của chúng con mà chúng con phú thác và hiến dâng cho Mẹ, vì chúng con đầy âu lo cho vận mệnh hiện tại và đời đời của mọi người và mọi dân tộc.

 

“Một cách đặc biệt, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phú thác và dâng hiến. Chúng con chạy đến với sự bảo hộ của Mẹ, Thiên Chúa Thánh Mẫu: xin đừng chê chối lời cầu xin chúng con dâng lên Mẹ trong cơn khẩn trương của chúng con”.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ