GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 2/6/2007

TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 30/5/2007 – Bài Giáo Lý 39 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Tertullian

?  FATIMA: YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ

?  Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ân Tình Thánh Tuyệt Vời

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 30/5/2007 – Bài Giáo Lý 39 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Tertullian

 

(tiếp 1 Thứ Sáu)

 

Thế nhưng, như tất cả mọi hộ giáo gia, ông Tertullian cũng nói về nhu cầu cần phải truyền đạt yếu tính của Kitô giáo một cách tích cực. Để làm điều này ngài đã theo kiểu suy luận để chứng tỏ cho thấy những nền tảng hợp lý của tín điều Kitô Giáo. Ông đã nghiên cứu chúng một cách có phương pháp, và bắt đầu bằng lời diễn tả về “Vị Thiên Chúa của Kitô hữu”. Ông viết: “Đấng chúng tôi tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất”.

 

Ông tiếp tục nói khi sử dụng những phản đề và những mâu thuẫn làm nên đặc tính của những gì ông nói: “Ngài là Đấng vô hình, cho dù các người thấy Ngài, Ngài là Đấng bất khả chạm tới, cho dù Ngài hiện diện bằng ân sủng; Ngài là Đấng bất khả thấu, dù cảm quan của nhân loại có thể nhận được Ngài, bởi thế Ngài mới là Đấng chân thực và cao cả!” (ibid., 17:1-2).

 

Ông Tertullian cũng hoàn thành được một bước lớn trong việc khai triển tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi; ông đã cống hiến cho chún g ta, bằng tiếng La Tinh, những từ ngữ thích đáng để diễn tả mầu nhiệm cao cả này, đưa ra những từ ngữ “một bản thể duy nhất” và “b a Ngôi Vị”. Cũng tương tự như thế, ông đã khai triển rất nhiều thứ ngôn từ xác đáng để diễn tả mầu nhiệm về Chúa Kitô, Con Thiên Chúa và là Con Người thật.

 

Nhân vật Phi Châu này cũng nói về Chúa Thánh Thần nữa, khi chứng tỏ cho thấy tính chất riêng và thần linh của Ngài: “Chúng ta tin rằng, theo lời hứa của mình, Chúa Giêsu Kitô đã từ Cha sai Thánh Thần là Đấng An Ủi, Đấng Thánh Hóa theo đức tin của tất cả những ai tin kính Cha, Con và Thánh Thần” (ibid 2,1).

 

Trong các văn kiện của nhân vật Phi Châu đây, có nhiều bản văn về Giáo Hội được Tertullian bao giờ cũng nói đến như là “người mẹ”. Cho dù sau khi đã tham gia bè phái Montanism, ông vẫn không bao giờ quên  rằng Giáo Hội là Mẹ đối với niềm tin của chúng ta và đời sống Kitô Giáo của chúng ta.

 

Ông còn nói về hành động luân lý của Kitô hữu và đời sau nữa. Những bản văn của ông là những gì quan trọng vì chúng phản ảnh các khuynh hướng sống động của cộng đồng Kitô hữu về Mẹ Maria rất thánh, về Thánh Thể, về vấn đề hôn phối và về việc hòa giải, về quyền bính tối thượng của Thánh Phêrô, về việc cầu nguyện … Đặc biệt là trong những thời buổi bách hại khiến cho Kitô hữu dường như trở thành một thiểu số mất mát, thì vị hộ giáo này đã kêu gọi họ hãy hy vọng; nơi các bản văn của ông thì hy vọng không phải chỉ là một nhân đức mà là một cái gì đó bao gồm hết mọi khía cạnh hiện hữu của Kitô hữu. Chúng ta hy vọng rằng tương lai là của chúng ta vì tương lai là của Thiên Chúa.

 

Việc Chúa phục sinh được trình bày như là nền tảng cho việc sống lại sau này của chúng ta, và là tiêu biểu cho thấy đối tượng chính yếu của đức tin Kitô Giáo: “Vậy xác thịt sẽ sống lại, hoàn toàn nơi mọi người, nơi căn tính của nó, nơi tính chất hoàn toàn nguyên vẹn của nó. Dù nó ở đâu đi nữa thì nó vẫn an toàn trước nhan Thiên Chúa, nhờ Vị Trung Gian trung thực nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Chúa Giêsu Kitô, Đấng sẽ hòa giải giữa Thiên Chúa với con người cũng như giữa con người với Thiên Chúa” (On the Resurrection of the Flesh, 63:1).

 

Theo quan điểm nhân loại thì người ta có thể nói về thảm kịch Tertullian. Qua giòng thời gian, ông đã tiến đến chỗ đòi hỏi nhiều hơn nơi Kitô hữu. Ông mong muốn họ, vào bất cứ lúc nào, nhất là trong thời bách hại, phải hành động một cách anh hùng. Ông đã cứng rắn theo chủ trương của ông, đã phê bình nhiều người và cảm thấy mình thực sự bị trở thành cô lập.

 

Vẫn còn nhiều vấn đề về tư tưởng thần học và triết học của Tertullian, mà còn cả về những cách thức ông giải quyết đối với các cơ cấu chính trị và xã hội dân ngoại vào thời ấy.

 

Đại nhân vật về luân lý và tri thức này, con người đã góp phần rất nhiều cho tư tưởng Kitô Giáo này, đã khiến cho tôi phải suy nghĩ. Hiển nhiên là vào lúc cuối đời, ông đã tỏ ra thiếu tính chất đơn sơ, thiếu lòng khiêm nhượng trong vấn đề thuộc về Giáo Hội, trong vấn đề chấp nhận nỗi yếu hèn của mình, trong vấn đề khoan nhượng kẻ khác và chính bản thân mình.

 

Khi anh chị em thẩm định tư tưởng của anh chị em liên quan tới sự cao cả của anh chị em thì cuối cùng cái cao cả này sẽ bị mất đi. Đặc tính thiết yếu của một đại thần học gia đó là lòng khiêm nhượng ở cùng Giáo Hội, là chấp nhận Giáo Hội và lỗi lầm riêng của mình, vì chỉ có một mình Thiên Chúa mới là Đấng toàn thiện. Trái lại, chúng ta bao giờ cũng cần đến ơn tha thứ.

 

Ông Tertullian vẫn là một nhân chứng đáng kể trong những năm đầu của Giáo Hội, khi mà Kitô hữu thấy mình trở thành những chủ thể thực sự của một “nền văn hóa mới” giữa di sản cổ điển và sứ điệp Phúc Âm. Câu nổi tiếng của ông nói rằng linh hồn của chúng ta “bẩm sinh là Kitô Giáo” (Apologeticus 17:6), một câu được Tertullian muốn dùng để khơi lên cái liên tục giữa các giá trị về nhân bản đích thực với những giá trị của Kitô Giáo. Và một ý tưởng khác của ông, được trích từ các Phúc Âm, nói rằng “Kitô hữu không thể hận ghét, không thể thậm chí đối với cả những kẻ thù của mình” (Apologeticus 37), một câu hàm ý về luân lý liên quan tới việc chọn lựa theo đức tin, cho rằng “vấn đề bất bạo động” là lề luật của cuộc sống: Ai lại không thấy được tính cách thích đáng của giáo huấn này ngày nay theo chiều hướng tranh luận sôi nổi về các tôn giáo.  

 

Trong các bản văn của Tertullian có nhiều đề tài mà chúng ta ngày nay vẫn còn được kêu gọi để đối diện. Chúng kêu gọi chúng ta hãy thực hiện một cuộc sát hạch nội tâm cách hiệu quả, một việc làm tôi muốn kêu gọi tất cả mọi tín hữu, để nhờ đó họ biết cách bày tỏ, một cách thuyết phục hơn bao giờ hết, “Qui Luật Đức Tin” là những gì – trở lại với Tertullian – “qui định niềm tin tưởng rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và Ngài chính là Đấng Hóa Công của thế giới, Đấng đã dựng nên tất cả mọi sự từ hư không bằng Lời của Ngài là Lời được ban bố trước hết” (Prescription against Heretics 13:1).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/5/2007

 

 TOP

 

? FATIMA: YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ

 

Hướng v L Mình Máu Thánh Chúa, 7/6/2007, Lý Tưởng của yêu thương và phục vụ

 

Đaminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL

 

C

hủ đề “Sống đạo hôm nay” là Chủ Đề sống đạo của Giáo Hội Việt Nam cho năm 2007, tiếp theo chủ đề “Sống Lời Chúa” cho năm 2006. Nếu chủ đề “Sống đạo hôm nay” có thể chuyển dịch thành "Sống Đạo: Yêu Thương và Phục Vụ", vì trong phần II về vấn đề Định Hướng Việc Sống Đạo có nói tới 3 điểm chính yếu là “canh tân bản thân”, “dấn thân phục vụ” và “góp phần xây dựng một xã hội công bằng”, thì để hiệp thông với Giáo Hội Mẹ ở Việt Nam, Ngày Thánh Mẫu 2007 của Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ đã chọn chủ đề rất thích hợp cho thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Fatima 90 Năm (1917-2007) là “Mẹ vội vã lên đường”. 

Chủ đề “Sống đạo hôm nay” hay "Sống Đạo: Yêu Thương và Phục Vụ" của Giáo Hội Việt Nam cho năm 2007 chẳng những rất hợp với Sứ Điệp Fatima, mà còn ăn khớp khít khao với Ơn Gọi Fatima nữa. Tại sao?

Sống đạo hôm nay” còn có nghĩa là gì và như thế nào, nếu không phải như được nói đến trong bản Thông Báo của Tòa Thánh ngày 12/3/2007 về việc tường trình cho chuyến viếng thăm một tuần (5-11/3/2007) của phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, đó là ở chỗ:

Tòa Thánh luôn hy vọng là người Công Giáo có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào việc truyền bá những giá trị luân lý, nhất là liên quan tới việc huấn luyện giới trẻ, trong một thời gian xẩy ra những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội ở xã hội Việt Nam, cũng như liên quan tới việc cổ võ tình liên kết đối với những nhóm người yếu kém trong dân chúng”.

Phải, lịch sử loài người đã đau thương ghi nhận hai trận Thế Chiến, Thế Chiến Thứ Nhất (xẩy ra vào thời điểm xẩy ra Biến Cố Fatima) và Thế Chiến Thứ Hai (như được Mẹ Maria tiên báo ở phần Bí Mật Fatima thứ hai) trong tiền bán thế kỷ 20. Chưa hết, sau Thế Chiến Thứ Hai, cho dù nhân loại đã tiến tới chỗ nhận biết mình và biết nhau hơn bao giờ hết, qua Bản Hiến Chương Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 10/12/1948, tình trạng toàn cầu vẫn chẳng khá hơn mà còn tệ hơn. Đến nỗi, có thể nói “thế giới càng tân tiến con người càng bạo loạn”, từ thời Chiến Tranh Lạnh sau Thế Chiến Thứ Hai tới nay là thời điểm đầu thế kỷ 21.

Lý do là vì con người, đặc biệt là vì nền văn minh Âu Châu Kitô Giáo nói chung, điển hình là các cường quốc Âu Mỹ nói riêng, chẳng những đã không tiếp tục “truyền bá” mà còn làm đảo lộn “những giá trị luân lý”; chẳng những đã không nâng đỡ và đoàn kết với “những nhóm người yếu kém trong dân chúng”, đặc biệt là các quốc gia đệ tam, các quốc gia chậm phát triển, mà còn thực hiện chế độ tân thực dân đế quốc về kinh tế. Do đó, chẳng lạ gì lịch sử thế giới đang chứng kiến một tình trạng có thể gọi là Thế Chiến Thứ Ba, (một tai biến dường như đã được báo trước trong phần thứ ba của Bí Mật Fatima), đó là tình trạng khủng bố toàn cầu ở khắp nơi, mà đối tượng chính là các cường quốc, nhất là từ sau biến cố 911 ở đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ, khi vừa mở màn cho thiên kỷ thứ 3 Kitô Giáo.

Chính vì “thế giới càng tân tiến con người càng bạo loạn” như thế mà, từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II, đúng hơn từ chính Công Đồng Chung thứ 21 này (11/10/1962-8/12/1965) của Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội từ đó đã và đang cố gắng thực sự trở thành “lumen gentium - ánh sáng muôn dân”, để có thể đem “gaudium et spes – vui mừng và hy vọng” đến cho thế giới tân tiến ngày nay, đặc biệt qua việc truyền bá phúc âm hóa “ad gentes – cho muôn dân”, một hoạt động liên quan chẳng những đến công lý và hòa bình trên thế giới nói chung về phương diện tự nhiên, nhất là liên quan tới phần rỗi các linh hồn nói riêng về phương diện siêu nhiên.

Nếu “Sống đạo hôm nay” chẳng những liên quan tới hòa bình thế giới mà còn tới cả phần rỗi các linh hồn trên thế giới như thế, như đã vắn tắt phân tích và nhận định trên đây, thì quả thực vấn đề “sống đạo hôm nay” này đã được chất chứa trong Dự Án Fatima từ đầu thế kỷ 20, khi Mẹ Maria bắt đầu tiết lộ Bí Mật Fatima phần thứ hai cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917:

Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ nói với các con đây được thi hành thì nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình”.

(còn tiếp) 

TOP

 

 

? Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ân Tình Thánh Tuyệt Vời

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

   

(tiếp 1 Thứ Sáu)

 

Bởi thế, Hãy Đến Với Cha:

 

1. Dù các con là người ngoại giáo mới thấy dấu hiệu của Cha như ba nhà đạo sĩ Đông phương khi Cha mới được sinh ra ngày xưa, chỉ cần các con nhận biết dấu chỉ thời đại của Cha và thật lòng tìm kiếm Chân-Thiện-Mỹ, là các con sẽ tìm thấy Cha là Đấng Tối Cao của các con (x Mt 2:1-2, 9-11).

 

2. Dù các con chỉ đang tò mò muốn nhín thấy Cha xem Cha như thế nào, như người trưởng ban thu thuế Giakêu lùn, thì dù con tội lỗi, miễn là các con đừng sợ ánh sáng và vẫn thiện tâm tìm kiếm chân lý là các con sẽ nghe thấy tiếng của Cha (x Jn 18:37) và sẽ được chân lý giải phóng (x Jn 8:32; Lk 19:9).

 

3. Dù các con chưa hề biết Cha là ai, như hai môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả (x Jn 1:37), nhưng miễn là khi được đánh động (x Jn 1:36), đã mau mắn theo đuổi Cha và thành tâm “đến mà xem” (Jn 1:39), thì các con sẽ trở thành chứng nhân cho Cha: “Chúng tôi đã gặp Đức Kitô” (Jn 1:41).

 

4. Dù các con, sau khi đã ngờ ngợ nhận ra Cha (x Jn 1:3), tuy vẫn còn nhát sợ thế gian, song lại tìm cách lén lút đến gặp Cha trong đêm tối cho bằng được, như trường hợp Nicôđêmô thuộc Hội Đồng Do Thái (x Jn 3:1-2), các con cũng sẽ gặp được Cha, vì Cha là “ánh sáng thế gian, ai theo Cha sẽ không đi trong tăm tối, nhưng sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12).

 

5. Dù các con đang sống trong vũng bùn lầy đầy tội lỗi xấu xa nhơ nhớp, như người phụ nữ Samaritanô đang sống với người chồng thứ sáu của chị (x Jn 4:16-18), các con vẫn có thể gặp được Cha, vì chính Cha chẳng những không tránh né các con, trái lại, Cha luôn tìm cách để chặn đầu các con (x Jn 4:4-9), làm cho các con nhận ra chân lý là Cha và từ đó các con thấy được chính bản thân hèn yếu lỗi lầm của các con (x Jn 4:15-20, 39).

 

6. Dù các con bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình, như người phụ nữ bị nhóm người Pharisiêu và luật sĩ dẫn đến với Cha trước khi bị ném đá chết theo luậỉt Moisen (x Jn 8:3-4), thì các con hãy nhớ rằng, chính vì tội lỗi của các con mà các con lại gặp được Cha, Đấng đến không phải để luận phạt (x Jn 3:17) mà là để cứu vớt những gì đã hư trầm (x Lk 19:10), bằng việc cứu chuộc và tha thứ tội lỗi cho các con: nếu loài người các con còn biết thứ tha cho nhau thì chẳng lẽ Cha lại hẹp hòi hơn họ hay sao (x Jn 8:11)!?!

 

7. Dù các con tội lỗi có tiếng trong thành đi nữa (x Lk 7:37), nhưng nếu các con nhận ra ánh sáng liền đến với ánh sáng chứ không sợ ánh sáng (x Jn 3:19-21), được tỏ ra bằng tất cả tấm lòng thống hối ăn năn đầy tình mến yêu Cha (x Lk 7:38, 44-46), thì dù tội lỗi của các con có nhiều đến đâu và nặng đến đâu, cũng được hoàn toàn thứ tha, vì yêu nhiều được tha nhiều (x Lk 7:47).

 

Hãy Đến Với Cha:

 

8. Vì Cha lúc nào Cha cũng dong duổi tìm kiếm các con, từ trời xuống để tìm kiếm các con, như tìm cho bằng được một đồng bạc bị thất lạc, cho đến khi tìm thấy các con đang lạc bước trên các nẻo đường đời đầy cạm bẫy và vui mừng vác lên vai từng con chiên lạc trở về đàn (x Lk 15:8-9,4-6).

 

9. Vì Cha hằng trông ngóng các con trở về, những đứa con đã được Cha ban gia tài Thánh Sủng cho qua Bí Tích Rửa Tội, nhưng đã phung phá gia tài Thần Linh vô cùng cao quí này bằng cuộc đời buông tuồng tội lỗi của mình, Cha sẽ chẳng những trả lại cho các con tất cả những gì các con đã đánh mất, nơi Bí Tích Hòa Giải, mà còn cho các con lại được ngồi vào hoan hưởng Bàn Tiệc Thánh Thể vô cùng thịnh soạn xứng hợp với thân phận làm con cái của Cha (x Lk 15:11-24).

 

10. Vì Cha nhất định sẽ minh oan cho các con (x Lk 18:7-8), khi các con bị thế gian hiểu lầm, đối xử bất công, chống đối, khinh bỉ, bắt bớ, thậm chí sát hại, vì danh Thày (x Jn 15:18-21), bằng cách Cha sẽ biến đổi nỗi buồn đau của các con ấy thành niềm vui chứa chan, để, như người đàn bà vui mừng quên hết đớn đau khi đưa con vào đời (x Jn 16:20-22), các con cũng vui vì được chịu khổ vì Cha như thế (x Acts 5:41).

 

11. Vì Cha đang ngủ trên khoang thuyền (x Mk 4:37-38) tâm hồn của các con, dù con thuyền cuộc đời của các con có nghêng ngả gần chìm trước giông ba bão tố thử thách nổi lên, bởi những chước cám dỗ của quỉ ma, những lôi cuốn chiều chuộng của thế gian, cùng với những đòi hỏi thấp hèn của đam mê nhục dục nơi bản thân con người, nó cũng không thể chìm được, không thể nhận chìm Đấng “là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25) trong các con.

 

12. Vì Cha đang đồng hành với các con, như với hai môn đệ đi về làng Emmau ngày xưa vào ngày thứ nhất trong tuần khi Cha sống lại từ trong cõi chết (x Lk 24:15), để soi sáng và hâm nóng tâm trí các con, bằng việc tỏ mình ra cho các con, vào chính lúc cây đèn đức tin của các con đã cạn dầu đức cậy và hầu như lịm tắt lửa đức mến.

 

13. Vì Cha đang ở ngay bên các con, như ở ngay trước mắt Mai Đệ Liên đang khóc lóc tìm xác Cha quanh mộ của Cha nhưng không nhận ra Cha, dù nhìn thấy Cha, Đấng sẽ đáp lại tấm lòng thiết tha gắn bó của các con bằng việc gọi đích danh các con của Cha (x Jn 20:14-16), cho các con thấy rằng Cha biết các con hơn là các con biết Cha, và các con chỉ nhận ra Cha khi Cha tỏ mình ra cho các con mà thôi.

 

14. Vì Cha muốn sống thân tình với các con, muốn sống trong các con, hơn là muốn các con chỉ chuyên tâm phục vụ Cha như Matta ở Bêtania, một con người lo lắng nhiều chuyện cho Cha song lại thiếu vắng Cha, đến nỗi, không có Cha, cô chẳng những đã tỏ ra ghen tị với em cô mà còn trách móc cả Cha (x Lk 10:40-41), trái lại, nếu các con ở trong Cha, như cành nho dính liền với thân nho, các con sẽ sinh muôn vàn hoa trái (x Jn 15:4-5).

 

15. Vì Cha muốn trẻ nhỏ đến cùng Cha, không cho ai ngăn cản chúng (x Mt 19:13-14), thành phần nhỏ bé đến nỗi không tự đến cùng Cha được, cần phải được Mẹ Maria mang đến cho Cha, nhưng lại là thành phần chiếm được Nước Trời và trở nên cao trọng nhất trên Nước Trời, ở chỗ chúng được Cha trên trời tỏ cho biết mầu nhiệm Nước Trời, mầu nhiệm Ngài giấu không cho thành phần khôn ngoan thông thái thế gian biết (x Lk 10:21).

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ