GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 11/7/2007 TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN |
? Tự Sắc “Summorum Pontificum” của ĐTC Biển Đức XVI
? Thư của ĐTC Biển Đức XVI gửi Các Vị Giám Mục về Tự Sắc “ Summorum Pontificum”
? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II với việc cử Hành Phụng Vụ Thánh Thể
? Tự Sắc “Summorum Pontificum” của ĐTC Biển Đức XVI
“Khoản 5.1 Ở những giáo xứ có một nhóm tín hữu vững vàng, muốn gắn bó với truyền thống phụng vụ trước kia, thì vị mục tử phải sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu của họ để cử hành Thánh Lễ theo lễ nghi của Sách Lễ Rôma được phổ biến năm 1962, và phải bảo đảm tình trạng phúc lợi của thành phần tín hữu này hòa hợp với việc chăm sóc mục vụ bình thường của giáo xứ, theo hướng dẫn của vị giám mục ở khoản giáo luật 392, tránh gây bất hòa và hướng về mối hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội.
2. Việc cử hành hợp với Sách Lễ của Chân Phước Gioan XXIII có thể thực hiện vào những ngày làm việc; nhưng cũng vẫn có thể cử hành vào cả những Chúa Nhật và các ngày lễ nữa.
3. Đối với thành phần tín hữu và linh mục yêu cầu việc cử hành này thì vị mục tử cũng phải cho phép thực hiện việc cử hành hình thức ngoại lệ này ở những trường hợp đặc biệt như hôn phối, an táng hay các cuộc cử hành tùy dịp, chẳng hạn dịp hành hương.
4. Các vị linh mục sử dụng Sách Lễ của Đức Gioan XXIII cần phải có khả năng làm điều ấy và không bị ngăn trở theo về phạm vị thẩm quyền.
5. Nơi những nhà thờ không phải là nhà thờ thuộc giáo xứ hay tu viện, thì vị Chủ Trì nhà thờ này có nhiệm vụ ban phép trên.
“Khoản 6. Nơi các Thánh Lễ được cử hành có sự hiện diện của tín hữu theo Sách Lễ Đức Gioan XXIII thì các bài đọc có thể theo tiếng bản xứ, khi sử dụng những ấn bản được Tòa Thánh công nhận.
“Khoản 7. Nếu một nhóm giáo dân, như được đề cập tới ở khoản 5.1, không được thỏa đáng về điều yêu cầu của mình từ vị mục tử, họ cần phải báo cho vị giám mục giáo phận biết. Vị giám mục phải mạnh mẽ yêu cầu thỏa đáng lòng mong ước của họ. Nếu ngài khôn g thể dàn xếp việc cử hành này thì vấn đề cần phải được đưa đến Ủy Ban Tòa Thánh ‘Ecclesia Dei’.
“Khoản 8. Một vị giám mục, muốn thỏa đáng những điều yêu c ầu này, nhưng vì những lý do nào đó khôn g thể làm nổi, có thể đưa vấn đề tới Ủy Ban ‘Ecclesia Dei’ để xin cố vấn và hỗ trợ.
“Khoản 9.1 Vị mục tử, sau khi đã thận trọng xem xét tất c ả mọi khía cạnh, cũng có thể cho phép sử dụng lễ nghi trước kia đối với việc ban phát các Bí Tích Rửa Tội, Hôn Phối, Thống Hối và Xức Dầu Thánh, nếu lợi ích các linh hồn đòi hỏi.
2. Các vị Bản Quyền được quyền cử hành Bí Tích Thêm Sức bằng cách sử dụng Sách Các Phép Rôma (Roman Pontifical) trước kia, nếu lợi ích các linh hồn đòi hỏi.
3. Các vị giáo sĩ được thụ phong ‘in sacris constitutis’ có thể sử dụng Sách Nguyện Rôma (Roman Breviary) được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành n ăm 1962.
“Khoản 10. Vị bản quyền của một nơi đặc biệt nào đó, nếu cảm thấy thích đáng, có thể thiết lập một giáo xứ riêng theo giáo luật khoản 518 cho các việc cử hành theo hình thức cũ của lễ nghi Rôma, hay chị định một vị tuyên úy, trong khi vẫn tuân giữ tất cả mọi qui chuẩn của lề luật.
“Khoản 11. Ủy Ban Tòa Thánh ‘Ecclesia Dei’, được Đức Gioan Phaolô II thành lập năm 1988 (Cf John Paul II, Apostolic Letter Motu proprio data "Ecclesia Dei," 2 July 1988, 6: AAS 80 [1988], 1498), tiếp tục thi hành phận sự của mình. Ủy Ban này sẽ có một thể thức, những nhiệm vụ và các qui chuẩn được vị Giáo Hoàng Rôma muốn úy thác cho nó.
“Khoản 12. Ủy Ban này, ngoài những thẩm quyền của mình, sẽ thực thi quyền của Tòa Thánh, coi sóc việc tuân giữ và áp dụng những gì được ấn định nơi đây.
“Chúng tôi truyền rằng hết mọi sự Chúng Tôi đã thiết lập bằng những Tông Thư đây ban hành như một Tự Sắc cần phải được coi như ‘được ấn định và sắc chỉ’, và phải được tuân giữ từ ngày 14/9 năm nay, Lễ Suy Tôn Thánh Giá, bất kể những gì ngược lại”.
“Tại Rôma ngày 7/7/2007, Ở Đền Thờ Thánh Phêrô, Năm Thứ Ba Giáo Triều của Chúng Tôi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 7/7/2007
? Thư của ĐTC Biển Đức XVI gửi Các Vị Giám Mục về Tự Sắc “ Summorum Pontificum”
“Giờ đây tôi tiến tới lý do tích cực đã tác động tôi quyết định ban hành Tự Sắc này là tự sắc cập nhật hóa tự sắc 1988. Nó là vấn đề liên quan tới việc hòa giải nội tâm trong lòng Giáo Hội. Nhìn lại quá khứ, đối với những cuộc chia rẽ trong giòng các thế kỷ đã từng xé rách Thân Mình Chúa Kitô, người ta tiếp tục có ấn tượng là, ở vào những lúc quan trọng khi xẩy ra những cuộc chia rẽ ấy, các vị lãnh đạo Giáo Hội đã không làm đủ để bảo trì và tái lập sự hòa giải và sự hiệp nhất. Người ta cảm thấy rằng những sự thiếu sót về phía Giáo Hội đã phải đồng chịu sự qui trách về sự kiện là những chia rẽ này càng trở nên khó khăn hơn. Cái nhìn thoáng qua về quá khứ ấy là những gì áp đặt trách nhiệm lên chúng ta ngày nay đây, ở chỗ cần phải hết sức nỗ lực để giải tỏa tất cả những ai thực sự muốn hiệp nhất tồn tại trong sự hiệp nhất này hay đạt được nó một cách mới mẻ. Tôi nghĩ đến một câu của Bức Thư Thứ Hai gửi giáo đoàn Côrinotô do Thánh Phaolô viết: “Miệng lưỡi chúng tôi hướng về anh chị em, hỡi anh chị em Corintô; tâm lòng của chúng tôi rộng mở. Anh chị em không bị chúng tôi hạn chế, song anh chị em bị hạn chết nơi những niềm cảm mến của anh chị em. Trái lại… xin anh chị em hãy mở rộng lòng của anh chị em nữa!” (6:11-13). Thánh Phaolô chắc chắn là nói ở trong một bối cảnh khác, thế nhưng lời kêui gọi của ngài có thể và cần phải tác động cả chúng ta nữa, chính v ề chủ đề này. Chúng ta hãy quảng đại mở lòng mình ra và giành chỗ cho mọi sự được đức tin cho phép.
“Không có vấn đề tương phản giữa hai ấn bản của Sách Lễ Rôma. Theo lịch sử của phụng vụ thì có một sự tăng trưởng và phát triển chứ không có vấn đề phân ly. Những gì được các thế hệ trước cho là linh thánh thì vẫn còn linh thánh và quan trọng đối với cả chúng ta nữa, và nó không thể đột nhiên hoàn toàn bị cấm đoán hay thậm chí bị coi là tai hại. Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ bảo trì các kho tàng đã từng được khai triển theo đức tin và việc nguyện cầu của Giáo Hội, và giành cho nó một chỗ xứng đáng. Không cần phải nói, để cảm nghiệm được mối hiệp thông hoàn toàn, các vị linh mục của các cộng đồng gắn bó với việc sử dụng trước đây không thể, theo vấn đề về nguyên tắc, loại trừ việc cử hành theo các sách mới. Việc hoàn toàn loại trừ lễ nghi mới thực ra không nhất trí với việc công nhận giá trị và sự thánh hảo của nó.
“Chư huynh thân mến, để kết thúc, tôi rất muốn nhấn mạnh rằng những qui chuẩn mới mẻ này dù sao cũng không làm giảm bớt thẩm quyền của chư huynh và trách nhiệm cuủa chư huynh, cả đối với vấn đề phụng vụ hay với việc chăm sóc về mục vụ tín hữu của chư huynh. Thật vậy, mỗi vị giám mục là người điều hợp của phụng vụ trong giáo phận của mình.
“Bởi thế, không có gì bị lấy đi khỏi quyền bính của vị giám mục, vị vẫn đóng vai trò canh chừng tất cả những gì được thực hiện trong an bình và lành mạnh. Nếu có vấn đề gì xẩy ra mà vị linh mục giáo xứ không thể nào giải quyết được thì vị bản quyền địa phương bao giờ cũng có thể can thiệp một cách hòa hợp trọn vẹn với tất cả những gì được phác họa bởi những qui chuẩn mới của Tự Sắc này.
“Ngoài ra, tôi mới gọi chư huynh, chư huynh thân mến, hãy gửi về Tòa Thánh một bản tường trình về các kinh nghiệm của chư huynh, ba năm sau Tự Sắc này có công hiệu. Nếu xẩy ra những khó khăn trầm trọng thì cần phải tìm cách để chữa trị chúng.
“Chu huynh thân mến, với lòng biết ơn và tin tưởng, tôi ký thác cho tâm can của chư huynh mục tử những trang này cùng với những qui chuẩn của Tự Sắc đây. Chúng ta hãy luôn nhớ đến những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô ngỏ cùng hàng giáo sĩ Êphêsô: ‘Hãy chú ý tới chính bản thân anh em cũng như tới toàn thể đàn chiên mà Thánh Linh đã đặt anh em trông coi, chăm sóc cho Giáo Hội của Thiên Chúalà giáo hội được Người chiếm được bằng giá máu của Con riêng của Ngài.
“Tôi ký thác những qui chuẩn này cho việc chuyển cầu quyền năng của Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, và tôi thân ái ban phép lành Tòa Thánh cho anh em, hỡi chư Giám Mục. Linh mục giáo xứ, và tất cả mọi vị linh mục là thành phần cộng sự viên của chư huynh, cũng như tất cả mọi tín hữu”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 7/7/2007
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II với việc cử Hành Phụng Vụ Thánh Thể
"Việc củ hành Thánh Thể đòi hỏi chúng ta nhiều điều buộc khác nữa liên quan đến thừa tác vụ thánh thể. Một số những điều buộc này chỉ liên quan đến các vị linh mục và các vị phó tế, có những quan tâm liên quan đến tất cả mọi người tham dự Phụng Vụ Thánh Thể. Các vị linh mục và các vị phó tế phải nhớ rằng phục vụ bàn Tiệc của Chúa buộc họ phải có trách nhiệm đặc biệt, trước tiên, vì Chính Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, và sau nữa, vì tất cả mọi người thực sự tham dự Thánh Thể hay có thể tham dự...
"Cần phải nhớ rằng Thánh Thể, như một bàn Tiệc của Chúa, là một lời mời gọi liên tục. Điều này được thể hiện trong phụng vụ khi chủ tế đọc: 'Đây là Chiên Thiên Chúa. Phúc cho những ai được mời đến dùng bữa của Ngài' (x.Jn.1:29; Rev.19:9); nó cũng còn được thể hiện qua dụ ngôn quen thuộc trong Phúc Âm về các khách được mời đến dự tiệc cưới (x.Lk.14:16ff). Chúng ta hãy nhớ rằng, trong dụ ngôn này có nhiều người từ chối không chấp nhận lời mời vì các lý do khác nhau.
"Hơn bao giờ hết, các cộng đồng Công Giáo chúng ta chắc hẳn không thiếu những người có thể tham dự vào việc Hiệp Lễ (Eucharistic Communion) mà lại không làm, cho dù lương tâm của họ không bị tội trọng làm ngăn trở. Phải nói thẳng là thái độ này nơi một số người, một thái độ liên quan đến tính cách nghiêm ngặt thái qúa, đã thay đổi trong thế kỷ hiện đại này, mặc dầu nó vẫn còn được thấy ở đó đây. Thật ra điều mà người ta thường thấy nhất thực sự không phải là một cảm giác bất xứng, hơn là một thiếu hụt nào đó của lòng khao khát bên trong, nếu người ta có thể nói như thế, một thiếu hụt trong việc 'đói khát' Thánh Thể, một tình trạng thiếu hụt cho thấy cái cảm thức không đầy đủ về bí tích yêu thương cao cả và không đủ hiểu biết về bản chất của bí tích này.
"Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta còn thấy một hiện tượng khác. Đôi khi, đúng hơn, rất thường xẩy ra, mọi người tham dự cử hành thánh thể đều lên Hiệp Lễ; vào một số trường hợp như vậy, theo kinh nghiệm của các vị chủ chăn xác nhận, việc đến với bí tích Thống Hối để thanh tẩy lương tâm của mình không được chú trọng. Dĩ nhiên điều này có nghĩa là những người tiến đến bàn Tiệc của Chúa thấy lương tâm của mình không có gì cả, theo luật khách quan của Thiên Chúa, để giữ họ khỏi hành động cao trọng và vui mừng trong việc được kết hợp với Chúa Kitô. Thế nhưng, có những lúc, ở đằng sau hành động này ít nhất còn nấp một tư tưởng nữa, đó là tư tưởng cho Thánh Lễ chỉ là một bữa tiệc (x.Instituto Generalis Missalis Romano, 7-8) mà người ta tham dự bằng việc nhận lãnh mình Chúa Kitô để biểu lộ trước hết mối hiệp thông huynh đệ. Cộng với những lý do này cũng có thể kể đến thể diện trần thế nào đó (a certain human respect) và đến việc chỉ biết 'hùa theo' (mere 'comformity')...
"Việc củ hành Thánh Thể đòi hỏi chúng ta nhiều điều buộc khác nữa liên quan đến thừa tác vụ thánh thể. Một số những điều buộc này chỉ liên quan đến các vị linh mục và các vị phó tế, có những quan tâm liên quan đến tất cả mọi người tham dự Phụng Vụ Thánh Thể. Các vị linh mục và các vị phó tế phải nhớ rằng phục vụ bàn Tiệc của Chúa buộc họ phải có trách nhiệm đặc biệt, trước tiên, vì Chính Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, và sau nữa, vì tất cả mọi người thực sự tham dự Thánh Thể hay có thể tham dự...
"Theo lời khuyến dụ (trong lễ nghi chịu chức linh mục), thái độ của linh mục trong việc tiếp xúc với bánh và rượu đã trở nên mình máu Đấng Cứu Chuộc phải xứng đáng. Bởi vậy, tất cả chúng ta là những thừa tác viên Thánh Thể cần phải cẩn thận xét lại những tác động của mình nơi bàn thờ, nhất là cách thức chúng ta tiếp xúc với của ăn và thức uống là mình và máu của Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở trong tay của chúng ta: đó là cách thức chúng ta trao Mình Thánh; cách thức chúng ta tráng chén sau khi cho rước lễ (perform the purification).
"Tất cả những động tác này có một ý nghĩa riêng của chúng. Dĩ nhiên phải tránh việc qúa kỹ càng tỉ mỉ (scrupulosity), nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta tránh tác hành một cách thiếu kính trọng, tránh vội vàng qúa đáng (undue hurry), tránh bất nhẫn (impatience) gây nên gương mù gương xấu...
"Ở một số xứ sở, việc Rước Lễ bằng tay được ban phép. Việc này do các hội đồng giám mục riêng xin và được Toà Thánh chấp thuận. Tuy nhiên, có những trường hợp thiếu trọng kính đáng tiếc đối với các hình thánh thể (eucharistic species) được tường trình, những trường hợp đáng trách chẳng những về phía các cá nhân có hành động lầm lỗi như vậy, mà còn về phía cả các vị chủ chăn của giáo hội nữa, những vị không đủ tỉnh táo trước thái độ của tín hữu đối với Thánh Thể. Có trường hợp còn xẩy ra là, ở những nơi được phép cho Rước Lễ bằng tay lại không tôn trọng tự do của những người thích chịu Thánh Thể bằng lưỡi...
"
Chạm đến các hình thể linh thánh và ban phát các hình thể này bằng tay của mình là một đặc ân của thành phần lãnh nhận chức thánh, thành phần được chỉ định chủ động tham dự vào thừa tác vụ Thánh Thể. Hiển nhiên Giáo Hội có thể ban năng quyền (faculty) cho những ai không phải là linh mục hay phó tế, như trong trường hợp những người phụ tế (acolytes) thi hành tác vụ của mình, nhất là người có ý định chịu chức thánh trong tương lai, hay trong trường hợp giáo dân được chọn làm điều này để đáp ứng nhu cầu chính đáng, nhưng luôn luôn phải qua một cuộc sửa soạn đầy đủ.(Bức thư Dominicae Cenae, đoạn 11)
"Nhân danh bản thân mình cũng như nhân danh tất cả qúi huynh, những người anh em đáng kính và yêu dấu trong hàng giám mục, Tôi muốn xin được thứ tha về mọi sự mà, bất cứ vì lý do gì, bởi bất cứ yếu đuối nhân loại nào, bất nhẫn (impatience) hay bất cẩn (negligence), và bởi cả những lần áp dụng lệch lạc (partial), một chiều (one-sided) và lầm lẫn (erroneous) những chỉ thị (directives) của Công Đồng Chung Vaticanô II, có thể đã gây ra gương mù và phiền toái (disturbance) liên quan đến việc cắt nghĩa giáo điều và tôn kính xứng hợp với bí tích cao trọng này. Và Tôi cầu xin Chúa Giêsu để chúng ta, trong tương lai, tránh được, theo cách thức chúng ta đối với mầu nhiệm linh thánh này, những gì có thể yếu kém và sai lệch, bất cứ cách nào, ý nghĩa về việc tôn kính và yêu mến vẫn có nơi các người tín hữu.
(Bức thư Dominicae Cenae, đoạn 12)
"Trên hết, Tôi muốn nhấn mạnh là những vấn đề của phụng vụ, nhất là của Phụng Vụ Thánh Thể, không được trở thành một dịp gây chia rẽ các người Công Giáo và đe dọa đến việc hiệp nhất của Giáo Hội... Làm sao có thể được, Thánh Thể, một bí tích trong Giáo Hội là sacramentum pietatis, signum unitatis, vinculum catitatis (Thánh Augustinô), trong lúc này, lại hình thành giữa chúng ta một mấu chốt chia rẽ và một nguồn mạch lệch lạc về tư tưởng cũng như hành vi, thay vì là một điểm tựa và một nhân trung, đúng như yếu tính của mình, cho mối hiệp nhất của chính Giáo Hội?
"...Nhân danh sự thật này và tình yêu này, nhân danh Chúa Kitô tử giá và Mẹ Người, Tôi xin anh em, và Tôi van anh em: Chúng ta hãy loại trừ tất cả mọi chống đối và chia rẽ, và chúng ta tất cả hãy hiệp nhất trong sứ vụ cứu độ cao cả này, là giá cả cũng là hoa trái ơn cứu chuộc của chúng ta".
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Bức thư Dominicae Cenae, đoạn 13)