GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 12/7/2007

TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN

 

?   Tác Phẩm “Một Cuộc Đời với Karol: 40 Năm Thân Thiết với Một Con Người Trở Thành Vị Giáo Hoàng” của ĐHY Dziwisz chiếm Giải Thưởng Rôma

?  Văn Kiện liên quan tới một số khía cạnh liên quan tới tín lý về Giáo Hội

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/6/2007 – Bài Giáo Lý 43 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Cyril thành Giêrusalem

 

 

?   Tác Phẩm “Một Cuộc Đời với Karol: 40 Năm Thân Thiết với Một Con Người Trở Thành Vị Giáo Hoàng” của ĐHY Dziwisz chiếm Giải Thưởng Rôma

 

Hôm Thứ Ba 10/7/2007, ĐHY Stanislaw Dziwisz, TGM Krakow, đã nhận tặng thưởng trong một nghi thức ở Rôma cho tác phẩm của ngài, một tác phẩm sẽ được phổ biến trong thế giới Anh ngữ vào Mùa Xuân tới quãng Tháng 3.

 

Tác phẩm này là cuộc đối thoại trao đổi với ký giả Gian Franco Svidercoschi và được Rioãoli xuất bản. Tặng Thưởng Rôma là tặng thưởng của Hiệp Hội bất vụ lợi Ý quốc Ostia Cultura được trao tặng cho cả các tác giả ngoại quốc cũng như trong nước Ý về các tác phẩm tiểu thuyết lẫn không tiểu thuyết. Tác phẩm của ĐHY đã thắng giải loại không phải tiểu thuyết ngoại quốc. 

 

Theo các phần tử thuộc ban giám khảo thì tác phẩm này là “một tiểu luận lịch sử, như một số tiểu luận khác, cho chúng ta thấy cái chiến thắng của những niềm hy vọng dường như bất khả về một thực tại nghiệt ngã của những gì là tương phản giữa tự do với độc đoán, và về lãnh vực văn hóa giữa nhân bản Kitô giáo với chủ nghĩa duy vật”.

 

Khi lãnh nhận tặng thưởng này, ĐHY Dziwisz đã nói: “Tôi tin rằng ban giám khảo muốn trao tặng giải này cho chủ thể của tác phẩm đây, đó là cho ngài Karol – vì đối với nhiều người thì ngài là Karol Cả, đối với tôi ngài là Cha Karol và cũng là Thánh Karol. Không dễ gì để viết tác phẩm này, vì nhiều lý do, thế nhưng tôi đã được thôi thúc bởi dân chúng viết để họ khỏi quên một con người đã và đang được yêu chuộng và là vị không muốn bị lãng quên. Tôi cống hiến tác phẩm này cho dân chúng trên khắp thế giới – trước hết ở Rôma và ở Ý quốc đây – thành phần đã mến yêu, đang yêu mến và muốn mến yêu ngài.

 

Những ai nhận được giải này đều được một bức tượng của Thánh Phêrô ở Đền Thờ Vatican, được Richard Ginori làm bằng sứ, kèm theo một ngân phiếu 5 ngàn đồng Âu hay 6,854 Mỹ kim.

 

Vị hồng y này nói ngài sẽ tặng số tiền ấy cho Trung Tâm Gioan Phaolô II “Đừng Sợ” là trung tâm được ngài thành lập ở Krakow để tưởng nhớ vị Giáo Hoàng Balan, một trung tâm đã được ĐTC Biển Đức đặt viên đá đầu tiên ngày 27/5/2006, khi viếng thăm Balan.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/7/2007 

 

 

TOP

?  Văn Kiện liên quan tới một số khía cạnh liên quan tới tín lý về Giáo Hội

 

Hôm Thứ Ba 10/7/2007, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã phổ biến một văn kiện tựa đề “Những Giải Đáp cho một số Vấn Đề liên quan tới một số khía cạnh của Tín Lý về Giáo Hội”.

 

Văn kiện này được ký ngày 29/6/2007, Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô, với chữ ký của vị tổng trưởng là Hồng Y William Joseph Levada và vị thư ký là TGM Angelo Amato, SDB.

 

Văn kiện này đã được phổ biến bằng tiếng Latinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Balan.

 

Nhập Đề

 

“Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Tín Lý “Ánh Sáng Muôn Dân” và các Sắc Lệnh về đại kết (‘Unitatis redintegratio’ cũng như Chư Giáo Hội Đông Phương (‘Orientalium Ecclesiarum’), đã góp phần một cách quyết liệt cho vấn đề canh tân của khoa giáo hội học Công Giáo. Các Vị Giáo Hoàng cũng đã góp phần vào việc canh tân  này bằng việc cống hiến những minh thức của mình và những hướng dẫn theo thói quen: Đức Phaolô VI với Thông Điệp ‘Ecclesiam suam’ (1964) và Đức Gioan Phaolô II trong Thông Điệp ‘Ut unum sint’ (1995).

 

“Nhiệm vụ tất yếu của các thần học gia trong việc quảng diễn rõ ràng hơn các khía cạnh đa dạng của khoa giáo hội học đã làm bừng nở nơi việc viết lách về lãnh vực này. Thật vậy, rõ ràng là đề tài này là một đề tài phong phú nhất, một đề tài cho dù có những lúc đòi phải được sáng tỏ bằng việc định nghĩa chính xác và việc điều chỉnh lại, chẳng hạn như ở bản tuyên ngôn ‘Mysterium Ecclesiae’ (1973), Thư ngỏ cùng Chư Vị Giám Mục thuộc Giáo Hội Công Giáo ‘Communionis notio’ (1992), và bản tuyên ngôn ‘Dominus Iesus’ (2000), tất cả đều được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin ban hành.

 

“Tính cách bao rộng của vấn đề chủ yếu này cùng với tính cách mới mẻ của nhiều đề tài liên hệ tiếp tục là những gì gợi ý suy nghĩ về thần học. Trong số nhiều đóng góp mới cho lãnh vực này, có một vài đóng góp đã không tránh khỏi việc cắt nghĩa sai lầm gây hiểu lầm và ngờ vực. Một số những cắt nghĩa này đã được chuyển đến Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin để cứu xét. Vì tính cách phổ quát của tín lý Công Giáo về Giáo Hội, Thánh Bộ này muốn giải đáp những vấn nạn ấy bằng việc làm sáng tỏ ý nghĩa đích thực của một số diễn tả về giáo hội học được Huấn Quyền sử dụng đã gây hiểu lầm nơi vấn đề tranh luận về thần học.

 

Những giải đáp cho các vấn nạn

 

“Vấn Nạn thứ nhất: Phải chăng Công Đồng Chung V aticanô II đã thay đổi tín lý Công Giáo về Giáo Hội?

 

“Trả Lời: Công Đồng Chung Vatic anô II chẳng những không thay đổi và không có ý đổi thay tín lý này mà còn khai triển, đào sâu và giải thích trọn vẹn hơn tín lý về Giáo Hội nữa.

 

“Đó chính là những gì Đức Gioan XXIII đã nói vào lúc mở đầu cho Công Đồng này. Đức Phaolô VI đã xác nhận nó và đã dẫn giải bằng việc ban hành Hiến Chế Ánh Sáng muôn dân: ‘Không một nhận định nào hay hơn là nói rằng việc ban hành này thực sự không thay đổi gì về tín lý truyền thống cả. Những gì Chúa Kitô muốn thì chúng tôi cũng muốn. Những gì đã là thì vẫn là như thế. Những gì Giáo Hội đã truyền dạy qua các thế kỷ thì chúng tôi cũng truyền dạy như thế. Những gì được cho là giản dị thì nay trở nên rõ ràng; những gì là bất ổn định thì nay được sáng tỏ; những gì đã được suy tư, bàn bạc và đôi khi tranh luận, thì nay được kết thành một công thức sáng tỏ duy nhất’. Các vị Giám Mục đã tiếp tục bày tỏ và đã hoàn tất ý hướng này.

 

Vấn nạn thứ hai: Đâu là ý nghĩa của việc khẳng định rằng Giáo Hội của Chúa Kitô tồn tại nơi Giáo Hội Công Giáo?

 

“Trả lời:….

 

“Vấn nạn thứ ba: Tại sao chấp nhận lời diễn tả ‘tồn tại nơi’ thay vì chỉ cần một chữ ‘là’ đơn giản?

 

“Trả lời:…

 

“Vấn nạn thứ bốn:…

 

“Vấn nạn thứ năm:…

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 10/7/2007  

 

 

TOP

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/6/2007 – Bài Giáo Lý 43 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Cyril thành Giêrusalem

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chún g ta sẽ chú ý tới Thánh Cyril thành Giêrusalem. Đời sống của ngài tiêu biểu cho việc qui tụ của hai chiều kích, một chiều về việc chăm sóc về mục vụ và một chiều dấn thân vào những tranh luận đang đè nặng trên Giáo Hội Đông phương bấy giờ.

 

Được sinh vào năm 315 ở Giêrusalem, hay ở những vùng lận cận nào đó, Thánh Cyril đã được huấn luyện tốt đẹp về văn chương, một huấn luyện đã đặt nến kiến thức về giáo hội của ngài nhờ việc học hỏi Thánh Kinh.

 

Ngài đã được thụ phong linh mục bởi Đức Giám Mục Maximus. Khi vị giám mục Maximus này qua đời và chôn táng vào năm 348 thì Thánh Cyril được tấn phong giám mục bởi vị tổng giám mục thế lực ở Caesarea Palestine là Acacius, một người theo bè phái Arius, vị tin rằng có một liên minh nơi Thánh Cyril. Bởi thế, Thánh Cyril đã bị ngờ là được bổ nhiệm làm giám mục nhờ ngài tỏ ra nhượng bộ bè phái Arius.

 

Thánh Cyril chẳng bao lâu trở nên kỵ vị tổng giám mục Acacius vì những lý do tín lý và lãnh vực thẩm quyền, bởi Thánh Cyril lập lại tính cách tự lập nơi giáo hội của ngài, tách giáo hội của mình khỏi tổng giáo phận Caesarea. Trong vòng 20 năm đâu đó, Thánh Cyril đã trải qua 3 lần bị đầy ải: lần nhất vào năm 357, bởi sắc lệnh của hội nghị giám mục ở Giêrusalem; lần hai vào năm 360 bởi tổng giám mục Acacius; và lần ba vào năm 367 – lần dài nhất, kéo dài 11 năm – bởi Hoàng Đế Valens, một con người theo bè rối Arius. Mãi đến năm 378, sau cái chết của vị hoàng đế này, Thánh Cyril mới có thể lấy lại được giáo hội của mình, mang lại mối hiệp nhất và an bình cho tín hữu.

 

Cho dù có một số bản văn từ thời của ngài đặt vấn đề về tính cách chính thống của ngài, lại có những người khác cùng thời tỏ ra bênh vực tính cách chính thống của ngài. Trong số thẩm quyền đệ nhất này có bức thư của hội nghị giám mục năm 382, sau Công Đồng Chung Constantinople 381, một bức thư cho thấy vai trò quan trọng của Thánh Cyril. Ở bức thư này, bức thư gửi cho Đức Giáo Hoàng Rôma, các vị giám mục Đông phương chính thức công nhận thẩm quyền tuyệt đối của Thánh Cyril, việc hợp pháp tấn phong giám mục cho ngài và những công lênh phục vụ về mục vụ của ngài, những công việc được kết thúc bởi cái chết của ngài vào năm 387.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/6/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ