GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 17/7/2007

TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 15/7/2007 về “Yêu Thương là Tâm Điểm của Đời Sống Kitô Giáo”

?  Văn Kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin liên quan tới một số khía cạnh về tín lý Giáo Hội

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/6/2007 – Bài Giáo Lý 43 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Cyril thành Giêrusalem

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 15/7/2007 về “Yêu Thương là Tâm Điểm của Đời Sống Kitô Giáo”

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Tôi cám ơn Chúa vì cả năm nay nữa Ngài ban cho tôi cơ hội sống những ngày nghỉ ngơi ở miền núi, và tôi cảm ơn những ai nghênh đón tôi ở Lorenzago, ở một phong cảnh hùng vĩ trước đỉnh Núi Cadore và là nơi vị tiền nhiệm yếu dấu của tôi đã viếng thăm một số lần.

 

Tôi xin đặc biệt cám ơn đức giám mục giáo phận Treviso và đức giám mục giáo phận Belluno-Feltre, cũng như tất cả mọi người bằng cách này hay cách khác góp phần vào việc giúp cho tôi được thanh thơi lưu trú một cách hữu ích. Trước phong cảnh bao gồm những đồng cỏ, những cánh rừng, những đỉnh trời, linh hồn tự nhiên muốn ca ngợi chúc tụng Thiên Chúa về kỳ công của các công việc Ngài làm và dễ dàng biến ước muốn này thành lời cầu nguyện.

 

Hết mọi người Kitô hữu tốt lành đều biết rằng việc nghỉ hè là một thời điểm thuận lợi để thư giãn thân thể của mình và để bồi bổ tinh thần bằng nhiều giờ cầu nguyện và suy niệm hơn, hầu tăng trưởng mối liên hệ tư riêng với Chúa Kitô, và tuân hợp mỗi ngày một hơn với các giáo huấn của Người. Chẳng hạn, hôm nay, phụng vụ mời gọi chúng ta hãy suy niệm dụ ngôn nổi tiếng về người Samaritanô Nhân Lành (x Lk 10:25-37), một dụ ngôn đem tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân vào tâm điểm của sứ điệp phúc âm.

 

Thế nhưng, ai là tha nhân của tôi? Đối thoại viên của Chúa Giêsu đặt vấn đề. Và Chúa trả lời, lật ngược lại vấn nạn, cho thấy qua câu truyện của người Samaritanô NHân Lành rằng mỗi một người trong chúng ta cần phải là tha nhân của từng người chúng ta gặp: “Hãy đi mà làm như thế!” (Lk 10:37). Chúa Giêsu phán yêu thương là tỏ ra tác hành như người Samaritanô Nhân Lành. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu chính là Người Samaritanô Nhân Lành này: Cho dù là Thiên Chúa, Người vẫn không ngần ngại hạ mình xuống tới độ trở thành con người và ban sự sống cho chúng ta.

 

Bởi thế, yêu thương là ‘tâm điểm’ của đời sống Kitô Giáo; thật vậy, chỉ có tình yêu được Thánh Linh làm bừng lên trong chúng ta mới khiến chúng ta trở thành chứng nhân của Chúa Kitô.

 

Tôi đã có ý lập lại chân lý thiêng liêng quan trọng này trong sứ điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 23, một sứ điệp sẽ được phổ biến vào Thứ Sáu tới đây, 20/7: “Các con sẽ lãnh nhận được Thánh Linh là Đấng sẽ xuống trên các con” (Acts 1:8).

 

Giới trẻ thân mến, đó là những gì tôi mời gọi các bạn hãy suy tư trong các tháng tới đây để sửa soạn cho cuộc gặp gỡ đông đảo của chúng ta ở Sydney, Úc Đại Lợi, một cuộc gặp gỡ, chính vào những ngày Tháng Bảy này, sẽ xẩy ra cách đây một năm nữa. Các cộng đồng Kitô hữu của quốc gia thân yêu ấy đang chủ động thực hiện việc nghênh đón các bạn và tôi xin cám ơn họ về việc họ nỗ lực thực hiện việc tổ chức ấy.

 

Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ Maria, Vị mà ngày mai chúng ta sẽ c ầu khẩn như là một Trinh Nữ Núi Carmêlô, cho việc sửa soạn và thể hiện cuộc họp với giới trẻ trên khắp thế giới tới đây, một cuộc họp tôi mời gọi các bạn tới, hỡi các bạn thuộc hết mọi lục địa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/7/2007

 

 

TOP

 

?  Văn Kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin liên quan tới một số khía cạnh về tín lý Giáo Hội

 

(tiếp 12 Thứ Năm)

 

Vấn nạn thứ hai: Đâu là ý nghĩa của việc khẳng định rằng Giáo Hội của Chúa Kitô tồn tại nơi Giáo Hội Công Giáo?

 

“Trả lời: Chúa Kitô ‘đã thiết lập trên trái đất này’ chỉ có một Giáo Hội duy nhất và đã thành lập Giáo Hội này như là ‘một cộng đồng hữu hình và thiêng liêng’, một cộng đồng mà ngay từ ban đầu của mình và qua các thế kỷ đã luôn hiện hữu và sẽ mãi mãi hiện hữu, và là một Giáo Hội duy nhất chất chứa tất cả mọi yếu tố chính Chúa Kitô thiết lập. ‘Giáo Hội duy nhất này của Chúa Kitô được chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính là Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền…. Giáo Hội này, được thiết lập và tổ chức trên thế giới này như là một tổ chức, tồn tại nơi Giáo Hội Công Giáo, được cai quản bởi vị thừa kế Thánh Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với ngài’.

 

“Trong khoản 8 của Hiến Chế Tín Lý ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ thì ‘việc sinh tồn’ có nghĩa là Giáo Hội của Chúa Kitô được thể hiện một cách cụ thể trên trái đất này nơi tính cách liên tục vĩnh tại về lịch sử này và tính cách trường tồn của tất cả mọi yếu tố được Chúa Kitô thiết lập nơi Giáo Hội Công Giáo.

 

“Theo tín lý Công Giáo, có thể khẳng định một cách đúng đắn rằng Giáo Hội của Chúa Kitô hiện diện và hoạt động nơi các giáo hội và các Cộng Đồng giáo hội chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, vì những yếu tố thánh hóa v à sự thật đang hiện hữu nơi họ. Tuy nhiên, tiếng ‘sinh tồn’ chỉ có thể áp dụng cho Giáo Hội Công Giáo chính là vì nó ám chỉ dấu hiệu của mối hiệp nhất được chúng ta tuyên xưng nơi các kinh tin kính (tôi tin … Giáo Hội ‘duy nhất’); và Giáo Hội ‘duy nhất’ này sinh tồn nơi Giáo Hội Công Giáo.

  

Vấn nạn thứ ba: Tại sao chấp nhận lời diễn tả ‘tồn tại nơi’ thay vì chỉ cần một chữ ‘là’ đơn giản?

 

“Trả lời: Việc sử dụng lời phát biểu này, một việc sử dụng nói lên căn tính trọn vẹn của Giáo Hội Chúa Kitô với Giáo Hội Công Giáo, không thay đổi tín lý về Giáo Hội. Trái lại, nó xuất phát từ và mang lại rõ ràng sự kiện là có ‘nhiều yếu tố thánh hóa và sự thật’ được thấy ngoài cơ cấu của Giáo Hội, song lại là ‘các tặng ân thích đáng thuộc về Giáo Hội Chúa Kitô thôi thúc hướng đến mối hiệp nhất Công Giáo’.

 

“’Bởi thế, các giáo hội và các Cộng Đồng tách biệt này, mặc dù chúng ta tin rằng họ có những thiếu sót, không bị mất đi ý nghĩa và tầm quan trọng nơi mầu nhiệm cứu độ. Thật vậy, Thần Linh của Chúa Kitô đã không hạn hẹp việc sử dụng họ như là các phương tiện cứu độ, một giá trị xuất phát từ tình trạng đầy ơn phúc v à chân lý được úy thác cho Giáo Hội Công Giáo’.

 

Vấn nạn thứ bốn: Tại sao Công Đồng Chung Vaticanô II sử dụng từ ngữ ‘Giáo Hội’ đối với các Giáo Hội đông phương tách biệt khỏi mối hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo?

 

“Trả lời:…………..

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 10/7/2007

 

 

 

TOP

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/6/2007 – Bài Giáo Lý 43 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Cyril thành Giêrusalem

 

(tiếp 12 Thứ Năm)

 

Chúng ta có 24 bài giáo lý nổi tiếng của ngài, những bài giáo lý ngài đã viết với tư cách là một vị giám mục vào khoảng năm 350. Được dẫn nhập bằng một ‘Procatechesis’ chào đón, 18 bài đầu được ngỏ cùng thành phần dự tòng hay thành phần illuminandi (theo tiếng Hy Lạp là ‘photizomenoi’) và được giữ ở Đền Thờ của Ngôi Mộ Thánh.

 

Năm bài đầu tiên bàn về những điều kiện cần có để lãnh nhận phép rửa, về việc hoán cải những thói tục dân ngoại, về bí tích rửa tội và về 10 chân lý tín điều được chất chứa trong kinh tin kính hay lời tuyên xưng đức tin.

 

Những bài giáo lý tiếp theo, 6-18, làm nên một thứ ‘giáo lý liên tục’ với Lời Tuyên Xưng Đức Tin ở Giêrusalem là lời tuyên xưng chống lại bè rối Arius. Trong 5 bài cuối cùng, 19-23, những bài có tính cách dẫn giải ý nghĩa sâu nhiệm, thì hai bài đầu dẫn giải về các nghi thức rửa tội, ba bài cuối bàn đến bí tích thêm sức, đến Mình Máu Thánh Chúa Kitô và đến phụng vụ Thánh Thể. Cũng có cả vấn đề giải thích về Kinh Lạy Cha (“Oratio Dominica”), một dẫn giải như là con đường khai tâm cho việc nguyện cầu được phát triển song song với việc khai tâm ba bí tích rửa tội, thêm sức và Thánh Thể.  

 

Nền tảng của việc hướng dẫn đức tin Kitô Giáo đã phát triển, cho dù xẩy ra giữa tình trạng tranh cãi chống lại thành phần dân ngoại, thành phần Kitô hữu Do Thái Giáo và thành phần  theo bè phái Nhị Nguyên. Việc phát triển dẫn giải này được căn cứ vào việc hoàn tất những lời hứa của Cựu Ước, bằng một thứ ngôn ngữ đầy những hình ảnh. Dạy giáo lý là một thời điểm quan trọng, được đem vào môi trường bao rộng cho cả cuộc sống, nhất là đời sống phụng vụ, của cộng đồng Kitô hữu. Trong cung dạ của người mẹ này, việc thai nghén Kitô hữu tương lai diễn ra, được kèm theo bằng lời nguyện cầu và chứng từ của anh chị em.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/6/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ