GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 23/7/2007 TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN |
? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 22/7/2007 ở Piaoãa Calvi of Lorenzago di Cadore gần nơi ngài nghỉ hè về chiến tranh
? Tòa Thánh hy vọng Trung Cộng sẽ xin Tòa Thánh chấp nhận việc bổ nhiệm vị giám mục do họ chọn lựa
? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 4/7/2007 – Bài Giáo Lý 44 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Basil
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 22/7/2007 ở Piaoãa Calvi of Lorenzago di Cadore gần nơi ngài nghỉ hè về chiến tranh
Anh Chị Em thân mến!
Trong những ngày nghỉ ngơi này, tạ ơn Chúa, tôi đang sống ở Cadore này, tôi cảm thấy càng cảm thấy gia tăng sầu đau về tin tức nhận được liên quan tới những cuộc cãi nhau đổ máu và những cuộc bạo động đang xẩy ra ở rất nhiều phần đất trên thế giới. Điều này khiến tôi suy tư một lần nữa về thảm kịch tự do của nhân loại trên thế giới này. Vẻ đẹp của thiên nhiên nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đã được Thiên Chúa đưa vào trần gian này “để vun trồng và gìn giữ ngôi vườn” là trái đất đây (cf. Genesis 2:8-17).
Nếu con người sống hòa bình với Thiên Chúa và với nhau, thì trái đất này thực sự giống như một “địa đường”. Tiếc thay, tội lỗi đã làm tàn rụi dự án thần linh này, gây ra chia rẽ và mang đến cho thế gian sự chết. Đó là lý do tại sao con người nhượng bộ cho các chước cám dỗ của tên gian ác và gây chiến với nhau. Kết quả đó là trong cái “vườn” kỳ diệu này là thế giới hiện lên cái vòng lẩn quẩn hỏa ngục.
Chiến tranh, với những sầu thương và hủy hoại do nó gây ra, bao giờ cũng đáng được coi là một thứ tai họa phản khắc với dự án của Thiên Chúa. Ngài đã tạo dựng nên mọi sự cho hiện hữu, và đặc biệt, muốn làm cho nhân loại trở thành một gia đình. Trong lúc này đây, tôi không thể nào không trở về với một ngày quan trọng trong lịch sử, đó là ngày 1/8/1917 – gần 90 năm trước – vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Biển Đức XV đã ban hành văn kiện nổi tiếng là “Nota Alle Potenze Belligeranti” (Ghi Chú cho Các Quyền Lực Chiến Tranh), xin họ hãy chấm dứt Thế Chiến I (cf. ASS 9 [1917], 417-420).
Khi cuộc xung đột lớn lao này thì vị Giáo Hoàng này đã can đảm xác nhận rằng nó là một cuộc tắm máu vô dụng”. Lời bày tỏ này của ngài đã đánh dấu trên lịch sử. Nó là một nhận định được chứng thực bằng tình hình cụ thể vào mùa hè năm 1917, nhất là ở tiền chiến thuộc phần bắc Ý đây. Thế nhưng, những lời ấy, “cuộc tắm máu vô ích”, có một áp dụng bao rộng có tính cách tiên tri cho các cuộc xung khắc khác đã từng hủy hoại vô vàn mạng sống con người.
Chính những mảnh đất chúng ta hiện đang ở đây, những mảnh đất tự chúng nói về hòa bình và hòa hợp, đã trở thành một khấu trường trong Thế Chiến Thứ Nhất, như nhiều chứng từ và một số bài hát cảm động về Núi Alps vẫn còn nhắc nhở. Những biến cố này là những gì không thể quên được!
Cần phải làm biến một kho tàng của những kinh nghiệm tiêu cực mà cha ông chúng ta đã bất hạnh trải qua, để chúng không còn tái diễn nữa. “Điều Ghi Nhận” của Đức Biển Đức V không chỉ lên án chiến tranh; nó cho thấy, ở lãnh vực về pháp lý, những đường lối kiến tạo nên một nền hòa bình hợp tình hợp lý và bền bỉ, đó là quyền năng về luật lệ luân lý, là việc giải giới cách quân bình và điều hòa, là việc phân xử những vụ tranh cãi, là quyền tự do về biển cả, là việc tha cho nhau những thứ nợ nần về chiến tranh, là việc trả lại các khu vực chiếm đóng, và những cuộc thương thảo công bằng để giải quyết các vấn đề.
Dự án của Tòa Thánh là những gì nhắm tới tương lai của Âu Châu cũng như của thế giới, theo dự án có tính cách Kitô nhưng được tất cả mọi người đồng ý vì nó được thấy nơi luật lệ của các quốc gia. Nó cũng là chương trình được các Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II theo đuổi nơi những bài diễn từ đáng nhớ của các vị ở Liên Hiệp Quốc, khi nhân danh Giáo Hội lập lại rằng: “Đứng xẩy ra chiến tranh nữa!”.
Từ nơi chốn của an bình này thuộc bắc Ý, nơi người ta càng cảm thấy một cách sống động hơn nữa là không thể chấp nhận được “những cuộc tắm máu vô ích”. Tôi muốn lập lại lời kêu gọi hãy kiên cường theo đuổi đường lối luật lệ, hãy mạnh mẽ từ bỏ việc chạy đua vũ khí, hãy phủ nhận tổng quan khuynh hướng đương đầu với các thực trạng mới bằng các hệ thống cũ.
Qua những tư tưởng và ước muốn này, giờ đây chúng ta hãy hiến dâng một lời nguyện đặc biệt cho hòa bình thế giới, ký thác nó cho Mẹ Maria Rất Thánh, Nữ Vương hoàn toàn.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/7/2007
Tòa Thánh hy vọng Trung Cộng sẽ xin Tòa Thánh chấp nhận việc bổ nhiệm vị giám mục do họ chọn lựa
Đức Hồng Y quốc vụ khanh Tarcisio Bertone cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư 18/7/2007 ở Pieve di Cadore là nơi gần chỗ Đức Thánh Cha Biển Đức đang nghỉ hè rằng ngài “lạc quan” là Giáo Hội chính thức này sẽ xin Tòa Thánh Vatican chuẩn nhận cho vị giám mục 43 tuổi là Joseph Li Shan được cộng đồng này (bao gồm cả linh mục, tu sĩ và giáo dân) tuyển chọn để dẫn dắt Giáo Hội Bắc Kinh.
Vị giám mục được tuyển chọn này sẽ là vị thay thế cho ĐTGM Michele Fu Tieshan, người đã qua đời vào Tháng Tư vừa rồi và được chính quyền cử hành quốc táng. Việc tuyển chọn này là biến cố đầu tiên ở xứ sở này từ khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức gửi một bức thư cho tín hữu Trung Hoa tháng vừa rồi.
“Hội Đồng Giám Mục” được chính quyền mong muốn chấp nhận việc bổ nhiệm này. Trong quá khứ thì chính Đức Thánh Cha chẩn nhận các vị giám mục được tuyển chọn như thế.
Vị hồng y quốc vụ khanh đã cho biết rằng Hiệp Hội Ái Quốc đã chọn lực một con người “rất tốt đẹp và rất xứng đáng”. Đó là “một dấu hiệu tích cực” mà giờ đây “chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ tiến đến chỗ xin Tòa Thánh chuẩn nhận. Chúng tôi đang chờ đợi đây… Việc tuyển chọn này xẩy ra theo các khoản giáo luật về Giáo Hội chính thức. Bình thường thì họ liên lạc với Tòa Thánh để xin chuẩn nhận. Chúng tôi đang chờ đợi và chúng tôi cảm thấy lạc quan”.
Về bức thư Đức Thánh Cha gửi cho tín hữu Công Giáo Rôma, vị hồng y quốc vụ khanh cho biết rằng “không có những phản ứng chính thức nào xẩy ra vào lúc này đây; chúng tôi tin tưởng rằng chính quyền đang khôn ngoan suy tư về nó và đó là một tiến triển khả quan vậy”.
Ngài nói thêm, bức thư của Đức Thánh Cha ấy “đã khởi xướng việc đối thoại giữa Giáo Hội chính thức và giáo hội hầm trú. Trong mấy ngày vừa rồi, tôi đã nhận được một sứ điệp của một vị giám mục chính thức viết cho tôi rằng bức thư này rất đẹp và giờ đây ‘chúng tôi đang học hỏi cho kỹ lưỡng’”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/7/2007
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 4/7/2007 – Bài Giáo Lý 44 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Thánh Basil
(tiếp 20 Thứ Sáu)
Làm giám mục và làm mục tử của một giáo phận rộng lớn, Thánh Basil tỏ ra liên lỉ quan tâm tới những điều kiện khó khăn về thể lý tín hữu gặp phải; ngài đã lên án các sự dữ; ngài đã hoạt động cho thành phần nghèo khổ và sống ngoài lề xã hội; ngài đã nói chuyện với thành phần cai trị để giảm bớt những khổ đau của dân chúng, nhất là trong những lúc thảm họa; ngài đã tìm kiếm tự do cho Giáo Hội, chống lại những thành phần cầm quyền để bênh vực quyền được tuyên xưng đức tin (cf. Gregory of Nazianzus, "Oratio 43: 48-51 in Laudem Basilii": PG 36,557c-561c). Thánh Basil làm chứng choThiên Chúa, Đấng là tình yêu và đức ái, bằng việc xây cất các bệnh viện cho thành phần cần đến (cf. Basil, Letters 94: PG 32,488bc), hết sức giống như một thành phố xót thương, mang tên “Basiliade” (cf. Sozomeno, "Historia Eccl." 6,34: PG 67, 1387a). Nó đã từng trở thành hứng khởi cho các cơ cấu bệnh viện tân tiến trong việc phục hồi và chữa trị thành phần bệnh nhân.
N hận thấy rằng “phụng vụ là tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội hướng về; đồng thời là nguồn mạch xuất phát tất cả mọi năng lực của Giáo Hội” ("Sacrosanctum Concilium," 10), Thánh Basil, cho dù quan tâm tới việc bác ái, dấu hiệu cho đức tin, cũng đã trở thành một “phụng vụ canh tân gia” khéo léo (cf. Gregory of Nazianzus, "Oratio 43,34 in Laudem Basilii": PG 36,541c). Ngài đã để lại cho chúng ta một kinh nguyện Thánh Thể tuyệt vời (hay anaphora) là kinh nguyện được gọi theo tên của ngài, và ngài đã góp phần vào việc tổ chức vấn đề cầu nguyện cùng thánh vịnh:
Nhờ ngài dân chúng đã yêu mến và biết đến các bài Thánh Vịnh, và tiến tới chỗ cầu nguyện bằng thánh vịnh thậm chí vào giờ khuya (cf. Basil, "In Psalmum" 1,1: PG 29,212a-213c). Như thế chúng ta thấy được rằng phụng vụ, việc tôn thờ và nguyện cầu liên kết với đức bác ái và lệ thuộc lẫn nhau.
Với lòng nhiệt thành và can đảm, Thánh Basil đã chống lại thành phần lạc giáo, thành phần chối bỏ rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa như Chúa Cha (cf. Basil, Letters 9,3: PG 32,272a; "Ep." 52: 1-3: PG 32,392b-396a; "Adv. Eunomium" 1,20: PG 29,556c). Cũng thế, ngược lại với những ai chối bỏ thần tính của Thánh Linh, ngài dạy rằng Thần Linh cũng là Thiên Chúa, và “phải được liệt kê với và tôn vinh cùng Chúa Cha và Chúa Con” (cf. "De Spiritu Sancto": SC 17bis, 348). Vì thế mà Thánh Basil là một trong những vị đại Giáo Phụ đã hình thành tín lý về Chúa Ba Ngôi: một Thiên Chúa duy nhất, vì Ngài là tình yêu, Ngài là Thiên Chúa có 3 ngôi, Đấng làm nên mối hiệp nhất sâu xa nhất về hiện hữu, mối hiệp nhất thần linh.
Trong tình yêu của mình đối với Chúa Kitô cũng như đối với Phúc Âm của Người, vị đại Giáo Phụ người Cappadocian này cũng đã hoạt động để hàn gắn những chia rẽ trong Giáo Hội (cf. Letters 70 and 243), bằng cách làm việc để tất cả mọi người có thể hoán cải về với Chúa Kitô và lời của Người (cf. "De Iudicio" 4: PG 31,660b-661a) là một quyền năng hiệp nhất mà tất cả mọi tín hữu cần phải tuân phục (cf. ibid. 1-3: PG 31,653a-656c).
Tóm lại, Thánh Basil đã sống hoàn toàn trung thành phục vụ Giáo Hội n ơi thừa tác vụ giáo phẩm đa dạng của mình. Theo chương trình được ngài phác họa thì ngài đã trở thành “vị tông đồ và thừa tác viên của Chúa Kitô, là vị ban phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa, là người rao giảng tin mừng về Nước Trời, là mô phạm và là khuôn phép của lòng đạo hạnh, là con mắt của thân mình Giáo Hội, là vị mục tử của đàn chiên Giáo Hội, là vị lương y nhân hậu xót thương, là người cha và nuôi dưỡng, là cộng tác viên của Thiên Chúa, là người nông dân của Thiên Chúa và là xây dựng viên đền thờ Thiên Chúa” (cf. "Moralia" 80: 11-20: PG 31: 864b-868b).
Đó là chương
trình được vị giám mục thánh này cống hiến cho những ai loan báo lời Chúa – hôm
qua cũng như hôm nay – một chương trình chính Người dấn thân thực hiện. Vào năm
379, Thánh Basil, chưa đầy 50 tuổi, bị tiêu hao bởi khổ công hoạt động và khổ
hạnh, đã về cùng Chúa, “trong niềm hy vọng sự sống trường sinh, nhờ Chúa Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta” ("On Baptism" 1,2,9). Ngài là một con người thực sự sống
bằng ánh mắt gắn chặt vào Chúa Kitô, một con người yêu thương tha nhân mình.
Tràn đầy niềm hy vọng và hân hoan của đức tin, Thánh Basil cho chúng ta thấy làm
thế nào để trở thành những Kitô hữu thực sự.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 4/7/2007