GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 24/7/2007 TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN |
? “Đường lối của Tam Điểm, tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động”
? Hội Kín Tam Điểm: Bản chất và chủ trương của tổ chức mật này, có thể nói, được biểu lộ qua hai chữ chính sau đây: "Lodge" và "Masonry"
? Ảnh Hưởng của Hội Kín Tam Điểm ở Âu Châu
“Đường lối của Tam Điểm, tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động”
Cha Manuel Guerra Gómez, một chuyên viên về lịch sử của các tôn giáo, cũng là tác giả của 25 cuốn sách về các thứ giáo phái cùng những đề tài khác, mới tung ra một tác phẩm tựa đề là “La trama masónica” (Mưu Đồ của Tam Điểm), do Styria bên Tây Ban Nha xuất bản.
Vị tác giả này là một linh mục triều thuộc giáo phận Burgos và là một giáo sư hồi hưu thuộc tổng hành dinh Burgos của Phân Khoa Thần Học Bắc Tây Ban Nha. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, ngài đã tóm gọn về tam điểm như sau:
“Đường lối của Tam Điểm, tự bản chất là vô thần, phản ảnh chủ nghĩa tương đối về lịch sử và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối về văn hóa xã hội do nó phát động”.
Vấn: Phải chăng âm mưu của Tam Điểm vốn nổi tiếng là một huyền thoại?
Đáp: Cần phải phân biệt giữa tổ chức Tam Điểm và thành phần Tam Điểm. Căn cứ vào phân tích này thì tổ chức Tam Điểm không mong muốn có được quyền lực hay ít là phụng sự những nguyên tắc và lợi lộc riêng của mình với quyền lực trong tay.
Tuy nhiên, thành phần Tam Điểm thật ra lại hiện diện ở mọi tổ chức quốc tế là những nơi thực hiện các quyết định, cũng như nơi các công ty có ảnh hưởng đến quyền lực về kinh tế và chính trị.
Có lý để mà nghĩ rằng họ đang cố gắng truyền bá những nguyên tắc ý hệ của họ – như chủ nghĩa tương đối, vô thần chủ nghĩa và chủ nghĩa bất khả thần tri – ở bất cứ nơi này có họ và chiếu tỏa chúng ta chung quanh môi trường sống của họ.
Mặt khác, ở thế giới Anh ngữ cũng như ở các xứ sở bắc phương, ở Thổ Nhĩ Kỳ v.v. vấn đề không phải là họ tìm kiếm chiếm đoạt quyền lực mà họ là quyền lực.
Bởi thế mà chẳng hạn thượng quyền của Hiệp Vương Quốc (the United Kingdom) cũng là the grand master of the United Grand Lodge Anh quốc, và của trên 150 grand lodges – mỗi quốc gia có một grand lodge (trụ sở chính) và ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mỗi tiểu bang có một grand lodge. Vào năm 1995, ở the grand master of the United Grand Lodge Anh quốc có 750 ngàn phần tử thuộc về 8 ngàn lodges trên khắp thế giới.
Ngoài ra, vì qui luật về vấn đề bí mật quân sự, không thể nào biết chắc chắn họ hoạt động ở đâu và ảnh hưởng trực tiếp của họ lan rộng ra sao, và chúng ta lại càng ít biết hơn về tầm mức ảnh hưởng gián tiếp của họ.
Chính quyền của thủ tướng Tony Blair đã muốn ấn định rằng thành phần Tam Điểm phải tuyên xưng cho biết về vai trò phần tử của họ trong nhóm này, nhất là trường hợp họ là những viên chức của quốc gia, đặc biệt là nếu họ làm việc trong lãnh vực về công lý hay thuộc ngành cảnh sát. Đáng kể đến là việc trả lời của 1,400 vị thẩm phán Anh quốc tự nguyện tuyên bố mình là phần tử của Tam Điểm. Hiển nhiên là con số còn nhiều hơn thế nữa.
Sau những vụ tai tiếng về cái bí mật Propaganda Due Lodge of Licio Gelli ở Ý, các viên chức ở một số lãnh vực trong cơ quan hành chính của Ý quốc đã phải cho biết xem họ có phải là thành phần Tam Điểm đang có cơ nguy bị mất chỗ đứng của họ hay chăng.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/6/2007
? Hội Kín Tam Điểm: Bản chất và chủ trương của tổ chức mật này, có thể nói, được biểu lộ qua hai chữ chính sau đây: "Lodge" và "Masonry"
Hội Tam Điểm được chính thức thành lập bởi Anderson ở
Anh Quốc năm 1717. Bản chất và chủ trương của tổ chức mật này, có thể nói, được
biểu lộ qua hai chữ chính sau đây: "Lodge" và "Masonry".
"Lodge", theo Anh ngữ, có nghĩa bình thường là "các phần tử hay nơi hội họp của
một ngành hội" như Hội Tam Điểm, do đó, đối với tổ chức này, chữ "lodge" có thể
được dịch là "hội kín". Tuy nhiên, theo ý nghĩa sâu xa của chữ này, một chữ
tương đương với 3 chữ tắt trong ngôn ngữ Do Thái, đó là G.O.D.: Gomer, Oz và
Dabar, có nghĩa như là Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Mỹ Lệ, thường được biểu hiệu bằng
một hình tam giác, như ám chỉ về bản chất của tổ chức này. Ngoài ra, hình tam
giác nơi tổ chức này còn có thể biểu hiệu cho Thiên Chúa Ba Ngôi, song không
phải Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo, mà là của Ấn Độ Giáo, gồm có Thần Phát
Sinh, Thần Hủy Diệt và Thần Tái Sinh. Có thể vì thế mà Việt ngữ thường gọi tổ
chức này là Hội Tam Điểm hơn là Hội Thợ Nề theo đúng nguyên nghĩa của tên hội là
"Maronry".
"Masonry", cũng theo Anh ngữ, có nghĩa là "việc xây cất bằng đá", có thể vì thế
mà trong Việt ngữ tổ chức này còn được gọi là Hội Thợ Nề. Bởi vì, và đúng như
thế, theo chủ trương của tổ chức này, cần phải trả lại cho con người tầm vóc
trọn hảo và tình trạng hạnh phúc nguyên thủy của họ, được thể hiện qua niềm tự
do, mức bình đẳng và tình huynh đệ tự nhiên của họ, do đó, thành phần Tam Điểm
sẽ đóng vai trò là những người thợ xây, xây cất lại một Đền Thờ để sùng bái Tự
Nhiên.
Việc sùng bái Tự Nhiên theo chủ trương của tổ chức Tam Điểm này được chia làm
hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc của Vũ Trụ, mà
theo suy luận của các phần tử của Hội, đó là Tạo Hoá, là Đấng Hoá Công. Giai
đoạn thứ hai là sùng bái Tự Nhiên, giai đoạn chuyển từ việc tôn thờ Vị Đại Kiến
Trúc sang việc sùng bái Chúa Tể Thiên Nhiên là nguyên lý của mọi sự, theo quan
niệm của duy vật, phiếm thần hay duy linh.
Nền tảng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên này là gì, nếu không phải là một tự do
tuyệt đối mà Hội Tam Điểm muốn xây lại như sau: "Con người không có tự do nếu họ
không làm tối thượng chủ những tư tưởng cũng như hành động của mình. Tự do đồng
nghĩa với tối thượng quyền" (theo L' Ere Nouvelle). "Khi chúng ta không còn là
những lụy thuộc viên mà là những tối thượng chủ, bấy giờ chúng ta mới được tự
do" (theo Brother Fleury). "Mỗi người là linh mục và là vua chúa của mình, là
giáo hoàng và là hoàng đế của mình" (theo Brother Potvin)
Đặt nền móng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên như thế, tất nhiên, những người
thợ xây thuộc tổ chức Tam Điểm này cần phải hoàn toàn phá hủy đi mọi quyền bính,
cấp trật, gia đình và tôn giáo, đúng như Hội Nghị Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm
đã nhận định: "Đối tượng của Tam Điểm là trật tự thể lý, luân lý cũng như luận
lý phải bị hoàn toàn hủy hoại". Để hủy hoại trật tự thể lý, Tam Điểm chống lại
sự chết, và chấp nhận Thần Ba Ngôi của Ấn Độ Giáo là Thần Phát Sinh, Thần Hủy
Diệt và Thần Tái Sinh. Để hủy hoại trật tự luân lý, Tam Điểm chống lại nguyên
tắc về sự dữ và biện hộ cho tất cả mọi tội lỗi khi mặc cho chúng chiếc áo nhân
đức. Để hủy hoại trật tự luận lý, Tam Điểm chống lại chân lý phổ quát, bằng các
nghề nghiệp và nhu cầu ảo thuật, dối trá, gian manh và lộng ngôn. Thực tế cũng
đã cho lịch sử thấy ảnh hưởng của Tam Điểm hằng chủ trương hủy hoại, điển hình
nhất là hai cuộc cách mạng liên hệ đến vận mạng chung của thế giới: đó là cuộc
cách mạng Pháp năm 1789 và cuộc cách mạng Nga năm 1917.
(còn tiếp)
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng của tác giả
Ảnh Hưởng của Hội Kín Tam Điểm ở Âu Châu
Để hiểu được những gì đang xẩy ra ở Âu Châu, theo nhà sử học Tin Lành César Vidal, cần phải chú ý tới hội kín Tam Điểm. Vị sử gia này là giám đốc của chương trình “La Linterna” của đài truyền thanh COPE thuộc hội đồng giám mục Tây Ban Nha. Ông đã viết một cuốn sách mang tựa đề là "Los Masones: La Historia de la Sociedad Secreta Más Poderosa" (Những Tay Tam Điểm: Lịch Sử của Hội Kín Đệ Nhất Mãnh Lực), do Planeta xuất bản.
Trong cuốn sách này, ông đã nói đến ảnh hưởng của tam điểm nơi các biến cố quan trọng nhất ở Tây Ban Nha thời hiện sử, nhất là từ cuộc bầu cử Tháng 3/2004 cho Đảng Lao Động Xã Hội Tây Ban Nha (PSOE: Spanish Socialist Labor Party). Theo ông, “trào lưu tục hóa được chính phủ do thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero lãnh đạo đã quá cho thấy đường lối của Tam Điểm muốn chống chủ nghĩa giáo sĩ”.
Vị tác giả này cho biết các tay Tam Điểm đóng một vai trò quan trọng nơi Khối Hiệp Nhất Âu Châu, chẳng hạn, “dự án Bản Hiến Pháp Âu Châu đã được điều khiển bởi một tay tam điểm”, đó là Valéry Giscard D’Estaing, “nhân vật đã loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do”.
Ông Vidal có bằng tiến sĩ về sử, triết, thần và một bằng về luật. Sau đây là những gì ông chia sẻ với Zenit qua một cuộc phỏng vấn.
Vấn: Những nhân vật nào nổi bật ở Tây Ban Nha đã và đang là những tay Tam Điểm, một sự kiện rất ít người biết đến?
Đáp: Bản danh sách này quá dài và một ít, vâng chỉ có một ít là được nói đến trong cuốn sách “Những Tay Tam Điểm” của tôi. Chứng cớ đủ cho thấy rằng vị Kiện Tướng (Grand Master) của Tây Ban Nha đại đông là Tiến Sĩ Josep Corominas, phó PSOE; ủy ban 5 phần tử đặc biệt đã bổ nhiệm Felipe González là tổng thư ký của PSOE có ba tên Tam Điểm, một trong ba người này là vị chủ tịch sắp tới của Thượng Viện, và ông của thủ tướng Rodríguez Zapatero cũng đã là một tay Tam Điểm.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 30/1/2005