GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 25/7/2007 TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN |
? “Đối với nhiều người, nhất là đối với thành phần Tam Điểm theo chủ nghĩa bất khả thần tri và thần luận thì Tam Điểm là một thứ thay thế cho tôn giáo”
? "Tam Điểm là một tôn giáo thờ Tự Nhiên, một Hội Kín chống lại và hủy hoại tất cả những gì là lỗi thời cũ kỹ, để xây dựng lại một 'New World Order' (Trật Tự Thế Giới Mới) cho một 'New Age' (Thời Đại Mới)"
? "Nguồn gốc phát xuất Tam Điểm bắt nguồn từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18"
“Đối với nhiều người, nhất là đối với thành phần Tam Điểm theo chủ nghĩa bất khả thần tri và thần luận thì Tam Điểm là một thứ thay thế cho tôn giáo”
(tiếp 24 Thứ Ba)
Vấn: Có thật hay chăng 60% phần tử thuộc Quốc Hội Âu Châu là thành phần Tam Điểm?
Đáp: Điều này và điều tuyên bố khác tương tự như thế là những gì được Josep Corominas cho biết, một nhân vật nắm vai trò là grand master của Grand Lodge ở Tây Ban Nha cho đến tháng 3/2006. Vào ngày 9/2/2007, nhân vật này mới rời bỏ Grand Lodge ở Tây Ban Nha, nhưng vẫn khẳng định rằng mình vẫn tiếp tục là một thành phần Tam Điểm và muốn tiếp tục được cho mình là như thế.
Phải chăng đó là một chia rẽ mới được giành chỗ cho một thứ tuân phục mới của thành phần Tam Điểm, hay nó là một thứ kết đoàn với một thứ tuân phục sẵn có?
Thật vậy, tất cả mọi dự thảo liên quan tới gia đình và những vấn đề về đạo lý sinh học, bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội và thậm chí với luật tự nhiên, là những gì đã từng được Quốc Hội Âu Châu ưng chuẩn. Cũng xẩy ra trường hợp của ông Rocco Buttiglione người Ý đã bị loại trừ như là một ủy v iên của Âu Châu bởi đa số vô thần thuộc Quốc Hội Âu Châu này.
(Biệt chú riêng của người dịch bản Việt ngữ này về nhân vật vừa được nói tới ở đây: Ông Rocco Buttiglione là một giáo sư về chính trị, đạo lý xã hội, và kinh tế ở Hàn Lâm Viện Quốc Tế Liechtenstein về Ngành Triết Học; ông đã viết một tác phẩm nổi tiếng về Giáo Hoàng triết gia Gioan Phaolô II, một tác phẩm đã được dịch sang Anh ngữ và xuất bản năm 1997, tựa đề là “Karol Wojtyla, tư tưởng của một con người đã trở thành Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).
Vấn: Ở Rôma, một hội nghị vừa được chấm dứt, trong đó có đề cập tới tính cách bất khả tương hợp giữa Công Giáo và Tam Điểm. Một cuộc đối thoại với thành phần Tam Điểm về những vấn đề văn hóa xã hội đã được kêu gọi thực hiện. Vấn đề này xẩy ra như thế nào?
Đáp: Cho dù có sự bất tương hợp khách quan giữa Tam Điểm và Công Giáo, những người Công Giáo vẫn có thể đối thoại với thành phần Tam Điểm ở các cấp độ khác nhau, trừ những điều mà Tòa Thánh thấy được là nguy hiểm đã tỏ ra thẩm quyền của mình.
Trong bản tuyên ngôn Đức Tin về Tam Điểm của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin vấn đề đã được xác định rằng “các vị thẩm quyền của giáo hội địa phương không có thẩm quyền để phán quyết về bản chất của các hiệp hội Tam Điểm, một phán quyết có thể bao hàm cả những vi phạm tới những gì đã được quyết định trên đây, và những gì hợp với bản tuyên ngôn của thánh bộ này được ban hành ngày 17/2/1981”.
Cũng cần phải để ý tới thực tại và hậu quả về tính cách bí mật của Tam Điểm nữa. Làm sao quí vị có thể đối thoại với một người đeo mặt nạ được chứ? Cho dù là thế, vẫn có thể đối thoại về những vấn đề văn hóa xã hội. Dù các tôn giáo và ý hệ đi đến chỗ hình thành và phù hợp với những thứ văn hóa riêng biệt với mình, song bao giờ cũng có một nền tảng chung.
Không giống như những gì chuyên biệt về tôn giáo và ý hệ, lãnh giới văn hóa vẫn là một lãnh vực về những gì có thể đối thoại ít là về lý thuyết. Thực hiện một cuộc đối thoại về các vấn đề liên văn hóa thì dễ dàng hơn – như vấn đề nghèo khổ, vấn đề mù chữ, vấn đề môi trường, vấn đề sức khỏe, vấn đề toàn cầu hóa v.v. – hơn là những vấn đề về liên tôn.
Tuy nhiên, ngay cả về lãnh vực này đi nữa, việc đối thoại với thành phần Tam Điểm gặp phải những khó khăn trầm trọng, vì tính cách vô thần của Tam Điểm, công khai hay kín mật, có khuynh hướng cho ra rìa những tính chất riêng biệt về tôn giáo, những tính chất không chung cho tất cả mọi tôn giáo và những luật định về luân lý, cũng như có khuynh hướng khép kín – như có người nào đó bị “giam giữ tại nhà” – trong một thứ diễn đàn về lương tâm cá nhân ở đằng sau bức tường của Giáo Hội.
Theo chiều hướng đó, các việc làm của Tam Điểm là để loại trừ đi những thứ trang hoàng về văn hóa xã hội của Kitô Giáo nơi các quốc gia Kitô Giáo truyền thống – chẳng hạn như cảnh Giáng Sinh hay những tiêu biểu cho mầu nhiệm Kitô Giáo – ngôi sao lạ hay Ba Vua v.v.
Vấn: Phải chăng Tam Điểm tự mình muốn thay thế cho tôn giáo?
Đáp: Tam Điểm, theo chiều hướng của một trong những sản phẩm của nó là phong trào Thời Mới thích sử dụng chữ “linh đạo”, một chữ có một ý nghĩa chủ quan hơn từ ngữ “tôn giáo”.
Một số thành phần Tam Điểm nói rằng họ là Kitô hữu và chối bỏ Tam Điểm là một thứ tôn giáo. Họ thật ra nhìn nhận rằng họ thuộc về hai tôn giáo đò là đạo Công Giáo và đạo Tam Điểm.
Thế nhưng, thật ra, ít là đối với nhiều người, nhất là đối với thành phần Tam Điểm theo chủ nghĩa bất khả thần tri và thần luận thì Tam Điểm là một thứ thay thế cho tôn giáo. Thật vậy, Tam Điểm được gọi là một thứ “tôn giáo” nào đó hay đôi khi là “đạo” nơi những bản văn Tam Điểm và những bản văn của thành phần Tam Điểm.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/6/2007
"Tam Điểm là một tôn giáo thờ Tự Nhiên, một Hội Kín chống lại và hủy hoại tất cả những gì là lỗi thời cũ kỹ, để xây dựng lại một 'New World Order' (Trật Tự Thế Giới Mới) cho một 'New Age' (Thời Đại Mới)"
(tiếp 24 Thứ Ba)
Về cuộc cách mạng Pháp:
"Vào đầu năm 1789, các hội viên Tam Điểm đã chủ động tham dự vào một đại biến
chuyển đáng giá được phát động tại quê hương Pháp quốc này..." (theo bài diễn
văn của Brother Amiable và Calfavru tại Hội Nghị Tam Điểm năm 1889). "Bấy giờ
tôi nắm chắc là thảm kịch vào năm 1788 và 1789, đó là cuộc cách mạng Pháp, không
phải là kết quả của một quyết định đột ngột theo thời, mà là xẩy ra theo như cấu
kết của những hiệp hội Tam Điểm và những lời thề Tam Điểm..." (theo lời tự thú
tại hội nghị Verona của Haugwitz là một trong những lãnh tụ thượng thặng của Tam
Điểm). "Tất cả Nước Pháp chỉ là một đại hội kín' Người Pháp hoàn toàn là hội
viên Tam Điểm, rồi cả hoàn vũ sẽ sớm trở nên giống như chúng ta" (theo lời của
Burruel ngày 12-8-1792).
Về cuộc cách mạng Nga: "Ở xứ sở đó (Nga) có 457 đảng viên Bolsheviks gây nên một
triều đại kinh hoàng, thì có 422 đảng viên là Do Thái... Brother Lenin (Ulianov
Zederhaum) thuộc về hội kín ở Thụy Sĩ trước khi xẩy ra trận chiến, một trận
chiến gây nên cuộc cách mạng thế giới" (theo lời của Monseigneur Jouin). "Lenin
được sai đến Nga bởi những người Đức... Vừa đến nơi là Lenin bắt đầu tụ họp lại
quanh mình đây đó những con người mờ ám, sống trong những nơi ẩn tránh bí mật, ở
Nữu Ước, Glasgow, Berne và các xứ sở khác, những con người này được tập hợp lại
với nhau theo sức lôi kéo bởi những tinh thần của một tà phái ghê sợ, một tà
phái ghê sợ nhất trên thế giới, tà phái mà Lenin là thượng tế và là lãnh tụ.
Được vây quanh bởi những quần thần này, Lenin đã sử dụng khả năng ma quái nhất
của mình để phá hủy tất cả mọi tổ chức căn bản của Dân Nước Nga. Nước Nga đã bị
sụp đổ' Nước Nga phải bị chà đạp" (theo lời diễn thuật của Lord Churchill ngày
5-11-1919 nói với House of Commons ở Anh Quốc)
Chủ trương một tôn giáo Tự Nhiên như thế, do đó, mục tiêu và kẻ thù chính yếu mà
Tam Điểm cần phải tấn công và hạ bệ là Giáo Hội Công Giáo Rôma: "Cuộc cách mạng
đã tiến đến Rôma để ra mặt đối chọi thẳng với Giáo Hoàng... để giành cho Tam
Điểm một cân xứng vĩ đại ngay trong lòng Rôma, thủ đô của vũ trụ. Ở đây nó sẽ
tấn công không nương tay những giáo điều làm nên một tín lý chung tin vào Thiên
Chúa và vào tình trạng bất tử của linh hồn" (theo một Brother Tam Điểm trong
cuốn 'La Revista Della Massoneria Italiana). "Chúng ta đã tiến đến Rôma để chặt
đổ cây cổ thụ 18 thế kỷ Công Giáo này. Adriano Lemmi, vị thượng hoàng của Tam
Điểm Ý Đại Lợi, vào năm 1887, đã gửi đến tất cả mọi hội viên một bản luân lưu
nói rằng: 'Ngày kỷ niệm 20-9, ngày mà Rôma trở thành thủ đô của Ý Đại Lợi và
ngày mà quyền lực trần thế của Giáo Hoàng bị hủy diệt, hiển nhiên là ngày thuộc
về Tam Điểm. Đó là một ngày lễ, thuần túy là Tam Điểm, một khởi điểm đánh dấu
ngày Tam Điểm Ý Đại Lợi tiến vào Rôma, một tận điểm mà nó đã dự trù qua nhiều
năm'" (theo lời tuyên bố của Francisco Crispi). "Không có Thiên Chúa nào hết,
con người là Thiên Chúa của mình, nhân loại phải cấp tốc giầy đạp việc sùng bái
theo đức tin Kitô giáo' con điếm tuyệt mỹ nhất, biểu hiệu cho vẻ đẹp của hữu thể
thần linh nơi loài người phải thế chỗ của Đấng Cứu Tinh thế giới trên các bàn
thờ, và phải được nước (Pháp) cũng như các chính quyền sùng kính" (theo Ed. Em.
Eckert)
Như thế, có thể nói, Tam Điểm là một tôn giáo thờ Tự Nhiên, một Hội Kín chống
lại và hủy hoại tất cả những gì là lỗi thời cũ kỹ, để xây dựng lại một "New
World Order" (Trật Tự Thế Giới Mới) cho một "New Age" (Thời Đại Mới). Hội Nghị
Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm (26-30/9/1896, kỷ niệm bách chu niên năm 1996) đã
phổ biến một bản tổng lược về đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm như sau:
(còn tiếp)
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng của tác giả
"Nguồn gốc phát xuất Tam Điểm bắt nguồn từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18"
(tiếp 24 Thứ Ba)
Vấn: Có thể nói rằng Tam Điểm là thành phần giật giây trào lưu tục hóa đang xẩy ra ở Tây Ban Nha hay chăng?
Đáp: Điều có thể nói mà không sợ quá đáng đó là trào lưu tục hóa đang được phát động bởi chính phủ José Luis Rodríguez Zapatero là những gì quá cho thấy đường lối Tam Điểm muốn chống chủ nghĩa giáo sĩ.
Vấn: Tam Điểm đóng vai trò hay có thể đóng vai trò ra sao trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu?
Đáp: Thật là nhiều nếu người ta chú ý tới dự án của Bản Hiến Pháp Âu Châu là những gì đã được cổ võ bởi 1 tay Tam Điểm muốn loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo ở châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do
Vấn:
Trong thế kỷ vừa qua, Tam Điểm đã hiện diện trong lịch sử của Tây Ban Nha như
thế nào?
Đáp: Một cách liên tục và thảm thương. Vai trò quan trọng nhất phải qui về cho Tam Điểm ở các phong trào phò độc lập ở Cuba và Phi Luật Tân, ở những cuộc vận động chống giáo sĩ và theo chiều hướng tục hóa, ở việc làm suy yếu chế độ quân chủ nghị viện của Thời Khôi Phục Chế Độ Quân Chủ Anh Quốc, đến nỗi đã phải sự dụng đến cả nạn khủng bố, ở việc công bố Nền Đệ Nhị Cộng Hòa, và nhất là ở việc soạn thảo Bản Hiến Pháp Cộng Hòa làm lũng đoạn xã hội với hậu quả là xẩy ra cuộc Nội Chiến.
Vấn: Ông có thể nói cho chúng tôi về các biến cố cụ thể cho thấy hội này chiến đấu chống lại thế giới Công giáo hay chăng?
Đáp: Đó là lịch sử của Tam Điểm từ thế kỷ 18, nhưng qua chứng cớ chỉ cần nhắc lại cho thấy rằng Rodolfo Llopis, một Tay Tam Điểm và Xã Hội chủ nghĩa, đã làm tổng thư ký của PSOE (và) đã phát động việc lập pháp về giáo dục phản Kitô giáo trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa; hay các thứ gương mù gương xấu như của Banca Ambrosiana đều có liên can trực tiếp đến hoạt động của Tam Điểm.
Vấn:
Nguồn gốc của Tam Điểm phát xuất như thế nào?
Đáp: Nguồn gốc phát xuất Tam Điểm bắt nguồn từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, khi có những nhóm cá nhân bị thu hút bởi huyền bí thức đã thành lập những nơi hội họp được cho là để truyền đạt những thứ bí hiểm thức này.
Dĩ nhiên là họ nói về nguồn gốc liên quan đến các tôn giáo dân ngoại, đến kiến thức, đến một nhân vật vô hình dung thời Solomon, cũng như đến các tu sĩ của một cổ giáo.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 30/1/2005