GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 29/7/2007

TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN

 

?  “Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thày”: 4.- Thánh Linh là hồn sống của Giáo Hội và là nguyên lý hiệp thông

?  “Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thày”: 5. Thánh Linh là “Thày Dạy đời sống nội tâm”.

?  “Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thày”: 6. Bí Tích Thêm Sức và Thánh Thể

 

 

 

?  “Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thày”: 4.- Thánh Linh là hồn sống của Giáo Hội và là nguyên lý hiệp thông

 

(tiếp 27 Thứ Sáu)

 

Nếu chúng ta muốn hiểu được sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội thì chúng ta cần phải trở về với căn Thượng Lầu là nơi các vị môn đệ tập trung lại với nhau (x Lk 24:49), nguyện cầu với Maria là người “Mẹ”, trong khi đợi chờ vị Thần Linh được hứa hẹn. Hình ảnh này về Giáo Hội sơ khai cần phải là nguồn mạch hứng khởi liên lỉ cho hết mọi cộng đồng Kitô hữu. Thành quả tông đồ và truyền giáo không phải thực sự bởi những chương trình và phương pháp mục vụ được khéo léo phác họa có “hiệu năng”, mà là thành quả của việc liên lỉ nguyện cầu của cộng đồng (cf. Evangelii Nuntiandi, 75). Ngoài ra, để cho sứ vụ truyền giáo được hiệu nghiệm, các cộng đồng cần phải liên  kết, tức là họ cần phải “có một tấm lòng và linh hồn” (x Acts 4:32), và họ cần phải sẵn sàng làm chứng cho tình yêu và niềm vui được Thánh Linh làm thấm nhập vào tâm can của thành phần tín hữu (x Acts 2:42). Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II đã viết rằng, thậm chí ngay cả trước hoạt động, thì sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội đó là việc làm chứng và sống một cách chiếu soi kẻ khác (cf. Redemptoris Missio, 26). Giáo phụ Tertullian đã nói với chúng ta rằng đó là những gì đã xẩy ra trong những ngày sơ khai của Kitô Giáo, lúc mà thành phần dân ngoại trở lại vì thấy được tình yêu đang làm chủ Kitô hữu: “Kìa họ yêu thương nhau biết bao” (x Apology, 39 & 7).

 

Để đúc kết việc vắn gọn tổng quan về Lời Chúa trong Thánh Kinh, tôi xin mời các bạn hãy nhận định làm sao Thánh Linh lại là tặng ân cao quí nhất Thiên Chúa ban cho loài người, và vì thế là chứng từ cao cả cho thấy tình yêu của Ngài đối với chúng ta, một tình yêu được đặc biệt thể hiện như tiếng “vâng đối với sự sống” Thiên Chúa muốn cho từng tạo vật của Ngài. Tiếng “vâng đối với sự sống” đạt được tầm mức trọn vẹn của nó nơi Chúa Giêsu Nazarét và nơi cuộc vinh thắng của Người trên sự dữ bằng việc cứu chuộc. Về vấn đề này, chúng ta đừng bao giờ quên rằng Phúc Âm của Chúa Giêsu, chính bởi vì Thần Linh, không thể bị giảm thiểu thành một thứ phát biểu thuần túy về sự kiện, vì nó nhắm đến chỗ trở thành “tin mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, phục quang cho kẻ mù lòa…” Hết sức sống động biết bao khi điều này được thấy xẩy ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi nó trở thành ân sủng và thành công việc của Giáo Hội đối với thế giới là nơi truyền giáo chính yếu của Giáo Hội!

 

Chúng ta là hoa trái từ sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội nhờ hoạt động của Thánh Thần. Chúng ta mang trong chúng ta ấn tín của tình Chúa Cha yêu thương nơi Chúa Giêsu Kitô là Thánh Linh. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này, vì Thần Linh Chúa luôn nhắc nhở hết mọi người, và muốn, đặc biệt qua giới trẻ các bạn, làm bùng lên  ngọn gió và ngọn lửa của một Lễ Hiện Xuống mới trên thế giới này.

 

(xin xem tiếp dưới đây) 

TOP

 

?  “Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thày”: 5. Thánh Linh là “Thày Dạy đời sống nội tâm”.

 

Hỡi các bạn trẻ thân mến, ngày nay Thánh Linh tiếp tục tác động mạnh mẽ trong Giáo Hội, và các hoa trái của Thần Linh thì dồi dào theo tầm mức chúng ta sẵn sàng mở lòng mình ra cho quyền lực làm cho mọi sự trở thành mới mẻ này. Chính vì lý do ấy mỗi người chúng ta mới cần phải nhận biết Vị Thần Linh này, liên hệ với Ngài và để cho Ngài hướng dẫn chúng ta. Tuy nhiên, đến đây một vấn nạn tự nhiên xuất hiện: Đối với tôi Thánh Linh là ai? Đối với nhiều Kitô hữu thì thực ra Ngài vẫn còn là một vị “đại vô danh”. Đó là lý do tại sao, trong khi chúng ta sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây, tôi muốn mời gọi các bạn hãy tiến đến chỗ nhận biết Thánh Linh sâu xa hơn nữa ở lãnh vực cá nhân. Trong lời tuyên xưng đức tin của mình, chúng ta công bố rằn g: “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống, Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra” (Nicene-Constantinopolitan Creed). Phải, Thánh Linh, Vị Thần Lin h của tình yêu của Cha và của Con, là Nguồn Mạch của sự sống làm cho chúng ta nên thánh hảo, “vì tình yêu thương của Thiên Chúa đã được tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Linh là Đấng được ban cho chúng ta” (Rm 5:5). Tuy nhiên, biết Thánh Linh không đủ; chúng ta cần phải đón nhận Ngài như là vị dẫn dắt linh hồn chúng ta, như “Vị Thày dạy đời sống nội tâm”, Đấng dẫn chúng ta tới Mầu Nhiệm Ba Ngôi, vì chỉ có một mình Ngài mới có thể hướng chúng ta về đức tin và giúp chúng ta sống đức tin này từng ngày cách trọn vẹn. Vị Thần  Linh này thúc đẩy chúng ta hướng về người khác, thắp lên trong chúng ta ngọn lửa yêu thương, làm cho chúng ta trở thành những thừa sai cho đức ái của Thiên Chúa.

 

Tôi biết rất rõ là giới trẻ các bạn ôm ấp trong lòng mình cảm nhận sâu xa đối với Chúa Giêsu và tình yêu giành cho Người, và các bạn muốn gặp gỡ Người cùng nói với Người. Thật vậy, xin  các bạn hãy nhớ rằng chính vì sự hiện diện của Thần Linh trong chúng ta là Đấng củng cố, kiến tạo và xây dựng con người của chúng ta theo chính Con Người của Chúa Giêsu tử giá và phục sinh. Vậy chúng ta hãy làm quen với Thánh Linh để quen thuộc với Chúa Giêsu.


(xin xem tiếp dưới đây)

 

TOP

 

 

?  “Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thày”: 6. Bí Tích Thêm Sức và Thánh Thể

 

Các bạn có thể hỏi là làm thế nào để chúng ta được Chúa Thánh Thần canh tân và tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng? Như các bạn biết, câu trả lời là như thế này: đó là chúng ta có thể thực hiện điều ấy bằng các Bí Tích, vì đức tin được phát sinh và kiên  cường trong chúng ta nhờ các Bí Tích, đặc biệt là các bí tích nhập môn Kitô Giáo: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, những bí tích bổ túc cho nhau và bất khả phân ly (cf. The Catechism of the Catholic Church, 1285). Sự thật này liên quan tới 3 Bí Tích khởi nguồn cho đời sống làm Kitô hữu của chúng ta có lẽ đã bị lơ là lãng quên nơi đời sống đức tin của nhiều Kitô hữu. Họ thấy chúng như là các biến cố xẩy ra trong quá khứ và chẳng có một ý nghĩa thực sự nào đối với ngày nay hết, như rễ cây thiếu chất dinh dưỡng cung cấp sự sống vậy. Tình trạng xẩy ra là có nhiều thành phần giới trẻ xa cách với đời sống đức tin sau khi lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Cũng có nhiều giới trẻ chưa từng lãnh nhận bí tích này. Tuy nhiên, nhờ bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, đoạn theo tiến trình đến Thánh Thể, mà Thánh Linh làm cho chúng ta nên con cái của Cha, là anh chị em của Chúa Giêsu, là phần tử của Giáo Hội, có khả năng trở thành một chứng nhân thực sự cho Phúc Âm, và có thể làm đậm đà thêm niềm vui của đức tin.

 

Thế nên tôi mời gọi các bạn hãy suy nghĩ về những gì tôi đang viết cho các bạn đây. Ngày nay đặc biệt cần phải tái nhận thức được bí tích Thêm Sức và vị thế quan trọng của bí tích này trong việc tăng trưởng thiêng liêng của chúng ta. Những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cần phải nhớ rằng họ đã trở nên “đền thờ của Thần Linh”. Thiên Chúa sống trong họ. Hãy luôn ý thức được điều ấy và hãy cố gắng làm cho kho tàng này trong các bạn mang lại hoa trái thánh thiện. Những ai đã lãnh nhận phép rửa song chưa lãnh nhận bí tích Thêm Sức, hãy sửa soạn lãnh nhận bí tích này vì biết rằng nhờ đó các bạn sẽ trở thành người Kitô hữu “trọn vẹn”, vì Thêm Sức làm trọn hảo hóa ân huệ của phép rửa (cf. The Catechism of the Catholic Church, 1302-1304).

 

Thêm Sức cống hiến cho chúng ta một sức mạnh đặc biệt để làm chứng cho và tôn vinh Thiên Chúa trong cả đời sống của chúng ta (x Rm 12:1). Nó làm cho chúng ta ý thức sâu xa việc chúng ta thuộc về Giáo Hội là “Thân Mình của Chúa Kitô”, là thân mình tất cả chúng ta đều là những phần tử sống động, liên kết với nhau (x     1Cor 12:12-25). Để mình được dẫn dắt bởi Thần Linh, mội một người đã lãnh nhận phép rửa có thể góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội nhờ những đoàn sủng được Thần Linh ban cho, vì “việc tỏ hiện của Thần Linh đối với từng người là để cho công ích” (1Cor 12:7). Khi Thần Linh tác động thì Ngài sinh hoa kết trái nơi linh hồn, tức là hoa trái “yêu thương, vui mừng, an bình, nhẫn nại, từ ái, quảng đại, trung thành, dịu dàng và tự chế” (Gal 5:22). Đối với những ai chưa lãnh nhận bí tích Thêm Sức, tôi muốn thân ái kêu gọi hãy sửa soạn lãnh nhận bí tích này, và hãy tìm sự giúp đỡ nơi các vị linh mục của các bạn. Nó là một dịp đặc biệt của ân sủng được Chúa cống hiến cho các bạn. Đừng để mất cơ hội này!

 

Tôi xin thêm một lời nữa về Thánh Thể. Để lớn lên trong đời sống Kitô hữu, chúng ta cần phải được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu của Chúa Kitô. Thật vậy, chúng ta được thanh tẩy và thêm sức là để nhắm tới Thánh Thể (cf. The Catechism of the Catholic Church, 1322; Sacramentum Caritatis, 17). Là “nguồn và là tột đỉnh” của đời sống Giáo Hội, Thánh Thể là “Lễ Hiện Xuống trường tồn”, vì mỗi lần chúng ta cử hành Thánh Lễ chúng ta lãnh nhận Thánh Thần là Đấng liên kết chúng ta với Chúa Kitô hơn và biến đổi chúng ta nên Người. Hỡi các bạn trẻ thân mến, nếu các bạn thường xuyên tham dự vào bí tích Thánh Thể, các bạn sẽ có được tính cách hân hoan cương quyết dấn thân sống theo Phúc Âm. Các bạn đồng thời cũng cảm thấy rằng bất cứ khi nào chúng ta không đủ sức mạnh thì Thánh Thần, Đấng biến đổi chúng ta, khi làm tràn đầy chúng ta sức mạnh của Ngài và làm cho chúng ta thành chứng nhân, sẽ làm thấm đẫm nhiệt tình truyền giáo cho Chúa Kitô phục sinh.

 

(xin xem tiếp ngày mai) 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ