GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 24/9/2007

TUẦN XXV  THƯỜNG NIÊN

 

 

?  Âu Châu: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

?  Kitô Hữu: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

?  Linh Mục và Tu Sĩ: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

 

 

? Âu Châu: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

Diễn Từ ở Dinh Tổng Thống Hofburg chiều Thứ Sáu 7/9

…… “Ngôi Nhà Âu Châu”, như chúng ta có thể ám chỉ về cộng đồng của châu lục này, sẽ là một nơi chốn tốt đẹp để sống cho hết mọi người chỉ khi nào nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các thứ giá trị chung về văn hóa và luân lý được rút tỉa từ lịch sử của chúng ta và từ các truyền thống của chúng ta. Âu Châu không thể và không được chối bỏ các cội rễ Kitô Giáo của mình. Những cội rễ này tiêu biểu cho một yếu tố sinh động của nền văn minh chúng ta khi chúng ta tiến vào ngàn năm thứ ba. Kitô Giáo đã sâu xa hình thành nên châu lục này: một điều tỏ tường hiển nhiên ở mọi xứ sở, nhất là ở Áo quốc, với đầy những ngôi nhà thờ và những đan viện quan trọng. Nhất là, đức tin được thấy nơi vô số người, thành phần mà trong giòng lịch sử, cũng như ở cả vào thời đại của chúng ta đây nữa, nó đã mang lại sinh động cho niềm hy vọng, cho tình yêu thương và cho lòng nhân hậu….

Như chúng ta biết, thật ra Âu Châu cũng từng trải qua và chịu đựng bởi những trào lưu hành động hết sức sai lệch. Những điều này bao gồm các ý hệ hạn hẹp đã áp đặt trên  triết lý, khoa học và cả đức tin, việc lạm dụng tôn giáo và lý trí cho những mục đích đế quốc, việc hạ giá con người gây ra bởi chủ nghĩa duy vật về lý thuyết và thực hành, và sau cùng là việc làm giảm giá lòng khoan nhượng thành thái độ dửng dưng chẳng dựa vào các thứ giá trị vững tồn. Thế n hưng, Âu Châu vẫn từng được ghi dấu bởi khả năng tự kiểm, một khả năng cống hiến cho nó một vị thế đặc biệt nơi bức phông toàn cảnh bao rộng của những nền văn hóa trên thế giới….

 

Chính ở nơi Âu Châu mà khái niệm về nhân quyền bắt đều được hình thành. Thứ quyền lợi căn bản của con người, được cho là có trước mọi thứ quyền khác, đó là chính quyền sống. Sự sống thực sự có từ giây phút được thụ thai cho tới khi nó tự nhiên qua đi. Bởi thế, việc phá thai không thể là một thứ quyền lợi của con người – nó là một cái gì hoàn toàn ngược lại. Nó là “một vết thương xâu xa nơi xã hội”, như cố Hồng Y Franz Konig không ngừng nhắc nhở….  Bởi thế, theo chiều hướng ấy, tôi kêu gọi những vị lãnh đạo chí nh trị đừng để cho trẻ em bị coi như là một hình thức bệnh hoạn, và trong thực hành cũng đừng loại trừ việc hệ thống pháp lý công nhận rằng vấn đề phá thai là sai lầm. Tôi nói điều này vì quan tâm đến nhân loại….

 

Tôi còn một quan tâm lớn nữa đó là vấn đề tranh cãi về những gì được gọi là “chủ động giúp cho chết đi”. Vấn đề lo âu ở đây là vào một lúc nào đó thành phần bị trầm trọng yếu đau hay già yếu sẽ bị áp lực một cách mặc nhiên hay thậm chí minh nhiên trong việc yêu cầu để mình chết đi hay tự liệu cách giải quyết lấy cho mình. Việc đáp ứng thích đáng với nỗi khổ đau cuối đời đó là việc yêu thương chăm sóc và hỗ trợ trong cuộc hành trình tiến đến cửa tử – nhất là bằng sự trợ giúp của việc chăm sóc giảm đau – và không “chủ động giúp cho chết đi”….

 

Sau hết, một yếu tố khác nơi gia sản của Âu Châu đó là một truyền thống tư tưởng coi là thiết yếu sự tương ứng giữa đức tin, sự thật và lý trí. Ở đây, vấn đề đã rõ ràng là lý trí có phải là khởi điểm và là nền tảng của tất cả mọi sự hay chăng. Vấn đề ở đây đó là phải chăng thực tại là do tình cờ hay cần thiết, nên  phải chăng lý trí chỉ là một sản phẩm ngẫu nhiên của cái vô tri và ở trong một đại dương vô lý tính, để rồi cuối cùng cả nó nữa cũng chỉ là một cái gì đó vô nghĩa, hay ngược lại, phải chăng niềm xác tín vững vàng của niềm tin Kitô Giáo vẫn còn chân thực: In principio erat Verbum – từ ban đầu đã có Lời; nguồn gốc của hết mọi sự đó là lý trí sáng tạo của Thiên Chúa là Đấng muốn  tỏ mình ra cho loài người chúng ta. …

 

Với tính cách đặc thù nơi ơn gọi của mình, Âu Châu cũng có một trách nhiệm đặc thù trên thế giới nữa. Trước hết, nó không được buông xuôi. Châu lục này, một châu lục về phương diện sinh ra và chết đi đang mau chóng cằn cỗi, không được trở thành già nua về tinh thần. Ngoài ra, Âu Châu sẽ càng đứng vững hơn nếu nó chấp nhận trách nhiệm trên thế giới tương ứng với truyền thống về trí thức đặc thù của nó, với những phương tiện đặc biệt của nó và với quyền  lực to lớn của nó về kinh tế. Khối Hiệp Nhất Âu Châu bởi thế cần phải gánh một vai trò lãnh đạo trong việc chống lại tình trạng nghèo khổ toàn cầu cũng như trong những nỗ lực cổ võ hòa bình….

 

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh, BVL, tổng hợp và chọn lựa theo chủ đề

 

TOP

 

?  Kitô Hữu: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

 

Bài Giảng Thánh Lễ Mừng 850 Năm Đền Thánh Mariazell sáng Thứ Bảy 8/9

 

…… Ngày nay cũng như trong quá khứ, việc không nhiều thì ít giống như mọi người khác và nghĩ như mọi người khác chưa đủ. Đời sống của chúng ta cần phải có một mục đích sâu xa hơn. Chúng ta cần Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa đã tỏ dung nhan của Ngài cho chúng ta và mở lòng ra cho chúng ta đó là Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan đã có lý nói về Người rằng Người là Thiên Chúa và ở ngay trong lòng Cha (x Jn 1:18); bởi thế chỉ có Người, từ thẳm cung nơi chính Thiên Chúa, mới có thể mạc  khải Thiên Chúa ra cho chúng ta thôi – tỏ cho chúng ta thấy chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới và chúng ta sẽ đi về đâu. Thật sự có nhiều nhân vật cao cả trong lịch sử đã có những cảm nghiệm tuyệt vời và cảm kích về Thiên Chúa. Tuy nhiên, những cảm nghiệm này dầu sao vẫn là cảm nghiệm loài người, bởi đó hữu hạn. Chỉ có NGƯỜI là Thiên Chúa nên chỉ có NGƯỜI là chiếc cầu nối thực sự mang Thiên Chúa và con người lại với nhau. Bởi vậy, nếu Kitô hữu chúng ta gọi Người là Vị Trung Gian chung duy nhất của ơn cứu độ, xứng hợp với mọi người và tuyệt đối cần cho mọi người, thì điều này không có nghĩa là chúng ta coi thường các tôn giáo khác, hay chúng ta ngạo mạn tuyệt đối hóa tư tưởng của mình; trái lại, nó có nghĩa là chúng ta được Người nắm bắt, Đấng đã chạm đến lòng của chúng ta và đã tuôn đổ các tặng ân xuống trên chúng ta, nhờ đó, về phần mình, chúng ta có thể cống hiến những tặng ân cho người khác. Thật vậy, đức tin của chúng ta hoàn toàn ngược lại với thái độ thoái bộ cho rằng con người bất khả đối với sự thật – như thể đó là những gì vượt quá tầm tay với của họ. Thái độ thoái bộ liên quan tới sự thật này, tôi tin rằng, là cốt lõi cuộc khủng hoảng của Tây Phương, cuộc khủng hoảng của Âu Châu. Nếu sự thật không hiện hữu đối với con người thì cuối cùng họ đi đến chỗ không thể phân biệt  được giữa lành và dữ. Để rồi, những khám phá lớn lao và tuyệt diệu của khoa học trở thành con dao hai lưỡi, ở chỗ, chúng có thể cống hiến những cơ hội quan trọng cho sự thiện, cho lợi ích của nhân loại, nhưng đồng thời, như chúng ta thấy quá rõ ràng, chúng có thể gây ra một thứ đe dọa kinh hoàng, bao gồm việc hủy diệt con người và thế giới. Chúng ta cần sự thật. Tuy nhiên, phải công nhận là, theo chiều hướng lịch sử của mình, chúng ta cảm thấy lo sợ rằng niềm tin tưởng vào sự thật có thể bao gồm cả việc khoan dung. Nếu chúng ta bị nỗi hãi sợ này cầm giữ, một nỗi sợ hãi hằn sâu trong lịch sử, thì đã tới lúc chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu như chúng ta thấy Người nơi đền thánh ở Mariazell. Chúng ta thấy Người ở đây qua hai hình ảnh: như là một con trẻ trong tay Mẹ của Người, và ở bên trên bàn thờ của Đền Thờ như là một Đấng Tử Giá. Hai hình ảnh này ở Đền Thờ đây nói với chúng ta thế này: sự thật thắng thế không phải bằng quyền lực bên ngoài, nhưng là những gì khiêm hạ và nhường bước cho con người bằng nguyên quyền lực chân thực nội tại của nó. Chân lý tỏ mình ra nơi tình yêu. Nó không bao giờ là sở hữu của chúng ta, không bao giờ là sản phẩm của chúng ta, vì tình yêu không bao giờ trở thành một cái gì có thể được sản xuất, mà chỉ được lãnh nhận và trao ban như là một tặng ân thôi. Chúng ta cần cái quyền lực nội tại này của chân lý. Là Kitô hữu, chúng ta tin tưởng vào quyền  lực này của chân lý. Chúng ta là chúng nhân của nó. Chúng ta cần phải trao ban nó như là một tặng ân cùng một cách chúng ta lãnh nhận nó, như nó đã ban mình cho chúng ta.

 

“Nhìn lên Chúa Kitô” là câu tâm niệm của ngày hôm nay. Vì kẻ nào đang tìm kiếm thì câu tâm niệm này tiếp tục biến thành một lời cầu khẩn bộc phát, một lời khẩn cầu được đặc biệt ngỏ cùng Mẹ Maria, Vị đã ban cho chúng ta Chúa Kitô Con Mẹ: “Xin tỏ Chúa Giêsu cho chúng con!” Chúng ta hãy hết lòng dâng lời nguyện cầu này hôm nay; chúng ta hãy làm cho lời nguyện cầu này vượt lên trên và bên ngoài giây phút hiện tại đây, khi nội tâm chúng ta tìm kiếm Dung Nhan của Đấng Cứu Chuộc. “Hãy tỏ cho chúng con Chúa Giêsu!” Mẹ Maria đáp ứng, khi tỏ Người cho chúng ta ở trường hợp đầu tiên như là một con trẻ. Thiên Chúa đã biến mình thành nhỏ bé đối với chúng ta. Thiên Chúa đã đến không phải bằng quyền năng bên ngoài, mà bằng nỗi bất lực của tình Người yêu thương là nơi chất chứa sức mạnh thực sự của Người. Người đặt mình trong bàn tay của chúng ta. Người xin tình yêu của chúng ta. Người mời chúng ta hãy biến mình thành nhỏ bé, hãy rời bỏ những ngai tòa cao của mình và hãy học trở nên  như trẻ n hỏ trước nhan Thiên Chúa. Người nói với chúng ta một cách bình dân. Người xin chúng ta hãy tin tưởng Người để biết sống trong chân lý và yêu thương. Con trẻ Giêsu tự nhiên cũng nhắc nhở chúng ta về tất cả mọi con trẻ trên thế giới này, nơi chúng Người muốn đến với chúng ta. Những trẻ em sống trong nghèo khổ; những trẻ em bị khai thác làm lính tráng; những trẻ em không bao giờ cảm nghiệm thấy tình yêu của mẹ cha; những trẻ em bệnh nạn và khổ đau cũng như những trẻ em vui tươi và làn h mạnh. Âu Châu đã trở thành một con trẻ nghèo nàn, ở chỗ, chúng tôi muốn hết mọi sự cho bản thân mình và ít tin tưởng vào tương lai. Tuy nhiên, trái đất này sẽ bị hụt hẫng tương lai chỉ khi nào những quyền  lực  của tâm can con người và của lý trí được con tim soi dẫn bị tắt lịm đi – khi dung nhan của Thiên Chúa không còn chiếu tỏa trên mặt đất nữa. Thiên Chúa ở đâu thì tương lai ở đó.

 

“Hãy nhìn lên Chúa Kitô”: giờ đây chúng ta hãy nhìn một chút xíu vào Chúa Kitô Tử Giá ở bên trên bàn thờ. Thiên Chúa đã cứu thế giới không phải bằng gươm giáo mà là bằng Thập Giá. Khi chết đi, Chúa Giêsu giang hai cánh tay của Người ra. Trước hết, đây là cử chỉ của Cuộc Khổ Nạn, một cuộc khổ nạn Người để mình bị đóng đanh vào Thập Giá vì chúng ta, để ban cho chúng ta sự sống của Người. Tuy nhiên, những cánh tay giang ra đó cũng là cử chỉ của một con người đang nguyện cầu, một tư thế của vị linh mục khi giang tay của mình ra kđể nguyện cầu: Chúa Giêsu đã biến đổi Cuộc Khổ Nạn, nỗi khổ đau và cái chết của Người, thành việc nguyện cầu, nhờ đó Người đã biến đổi nó thành một tác động yêu thương đối với Thiên Chúa và nhân loại. Sau cùng, đó là lý do tại sao những cánh tay giang rộng của Đấng Tử Giá còn là một cử chỉ ôm ấp, nhờ đó Người kèo chúng ta lại với Người, muốn ấp ủ chúng ta trong bàn tay yêu thương của Người. Bởi thế, Người là một hình ảnh của Vị Thiên Chúa hằng sống, Người là chính Thiên Chúa, và chúng ta có thể phó mình cho Người.

 

“Hãy nhìn lên Chúa Kitô!” Nếu chúng ta làm điều này, chúng ta nhận ra rằng Kitô Giáo còn hơn là và không phải là một thứ qui tắc về luân lý, một chuỗi đòi hỏi và lề luật. Nó là tặng ân bằng hữu tồn tại qua cả sự sống và sự chết: “Thày không còn gọi các con là tôi tớ n ữa mà là bạn hữu” (Jn 15:15), Chúa Kitô đã nói với các môn đệ của Người như thế. Chúng ta hãy phó mình cho tình thân hữu này. Tuy nhiên chính vì Kitô Giáo còn hơn là một hệ thống về luân lý, vì nó là tặng ân bằng hữu, mà nó cũng chất chứa nơi nó quyền lực luân lý mãnh liệt, một quyền lực rất cần thiết ngày nay đối với những thách đố của thời đại chúng ta. Nếu cùng với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người, chúng ta liên lỉ lập lại 10 Điều Răn ở Núi Sinai, đi sâu vào ý nghĩa của chúng, chúng ta sẽ thấy được một thứ giáo huấn cao cả, hiệu lực và tồn tại. Mười Điều Răn là một tiếng “xin vâng” trước hết và trên hết ngỏ cùng Thiên Chúa, cùng một Vị Thiên Chúa yêu thương chúng ta và dẫn dắt chúng ta, Đấng ôm ẵm chúng ta song để cho chúng ta được quyền tự do: thật vậy, chính Ngài làm cho tự do của chúng ta nên  đích thực (3 điều răn đầu). Nó là một tiếng “xin vâng” với gia đình (điều răn thứ tư), một tiếng “xin vâng” với sự sống (điều răn thứ 5), một tiếng “xin vâng” với tinh yêu trách nhiệm (điều răn thứ 6), một tiếng “xin vâng” với tình đoàn kết, với trách nhiệm xã hội và với công lý (điều răn thứ 7), một tiếng “xin vâng” với sự thật (điều răn thứ 8), và một tiếng “xin vâng” với việc tôn trọng người khác và những gì thuộc về họ (điều răn thứ 9 và 10). Nhờ sức mạnh của tình nghĩa giữa chúng ta với Vị Thiên Chúa hằng sống mà chúng ta sống tiếng “xin vâng” đa diện  này và đồng thời chúng ta thi hành nó như là một dấu hiệu chỉ đường trong thế giới của chúng ta hôm nay đây….

 

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh, BVL, tổng hợp và chọn lựa theo chủ đề

 

TOP

 

? Linh Mục và Tu Sĩ: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối với các vị linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh ở Đến Mariazell ngày Thứ Bảy 8/9/2007

…. Các bạn thên mến, là những vị linh mục và là thành phần nam nữ tu sĩ nam nữ, các bạn là những người tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô. Như hai ngàn năm trước Chúa Giêsu đã kêu gọi dân chúng theo Người, ngày nay Người cũng kêu gọi những con người nam nữ trẻ trung tiến bước theo ơn gọi của Người, được thu hút bởi Người và được tác động bởi lòng ước muốn hiến đời sống mình phục vụ Giáo Hội và giúp đỡ người khác. Họ can đảm theo Chúa Kitô, và họ muốn trở thành những chứng nhân của Người. Việc trở thành một người môn đệ của Chúa Kitô là việc làm hết sức liều mình, vì chúng ta liên lỉ bị đe dọa bởi tội lỗi, bởi thiếu thốn tự do và bởi việc đào ngũ. Bởi thế tất cả chúng ta đều cần đến ân sủng của Người, như Mẹ Maria đã lãnh nhận ân sủng của Người một cách trọn vẹn. Chúng ta hãy biết luôn luôn, như Mẹ Maria, nhìn lên Chúa Kitô, và làm cho Người thành chuẩn mức của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể tham phần vào sứ vụ cứu độ phổ quát của Giáo Hội có Người là đầu. Chúa Kitô đang kêu gọi các linh mục, tu sĩ và giáo dân hãy đi vào thế giới, với tất cả những thứ phiền tạp của nó, và hãy hợp tác dể dựng xây Vương Quốc của Thiên Chúa. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách thức khác nhau: bằng việc giảng dạy, bằng việc xây dựng cộng đồng, bằng các thứ thừa tác mục vụ khác, bằng việc cụ thể thực thi đức bác ái, bằng việc nghiên cứu và học hỏi khoa học được thi hành theo tinh thần tông đồ, bằng việc đối thoại với nền văn hóa chung quanh, bằng việc cổ võ công lý theo ý muốn của Thiên Chúa, và bằng việc cũng không kém phần quan trọng nữa là tĩnh lặng chiêm niệm Thiên Chúa Ba Ngôi và cùng chúc tụng Thiên Chúa trong cộng đồng của mình.

 

Chúa Kitô mời gọi các bạn hãy hợp với Giáo Hội “trên con đường hành trình của Giáo Hội băng qua lịch sử”. Người đang mời gọi các bạn hãy trở thành những kẻ lữ khách với Người và thông dự vào cuộc sống của Người, một cuộc sống mà cho đến ngày nay nữa bao gồm cả con đường Thập Giá và con đường của Đấng Phục Sinh xuyên qua Galilê của cuộc đời chúng ta. Thế nhưng, Người mãi mãi vẫn là một Chúa duy nhất, Đấng, qua một Phép Rửa duy nhất, đang kêu gọi chúng ta đến cùng một đức tin duy nhất. Tham phần vào cuộc hành trình này, như thế, có nghĩa bao gồm cả 2 điều: chiều kích Thập Giá – với những thất bại, đau thương, hiểu lầm, và thậm chí bị dể duôi và bách hại -, thế nhưng cũng bao gồm cả chiều kích cảm nghiệm sâu xa niềm vui trong việc phục vụ Người và trong niềm an ủi dồi dào xuất phát từ việc gặp gỡ Người. Như Giáo Hội, các giáo xứ, cộng đồng và tất cả mọi Kitô hữu đã lãnh nhận phép rửa, tìm thấy nơi cảm nghiệm của mình về Chúa Kitô tử giá và phụïc sinh được mạch nguồn cho sứ vụ của họ.

 

Ở tâm điểm của sứ vụ Chúa Giêsu Kitô và của hết mọi Kitô hữu đó là việc loan truyền Vương Quốc của Thiên Chúa. Việc nhân danh Chúa Kitô loan truyền Vương Quốc này có nghĩa là, đối với Giáo Hội, với các vị linh mục, với các tu sĩ nam nữ, cũng như với tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, dấn thân hiện diện trong thế giới như là chứng nhân của Người. Vương Quốc của Thiên Chúa thực sự là chính Thiên Chúa, Đấng tự hiện diện giữa chúng ta và cai trị qua chúng ta. Vương Quốc của Thiên Chúa được xây dựng khi Thiên Chúa sống trong chúng ta và chúng ta mang Thiên Chúa đến cho thế giới. Các bạn làm thế khi các bạn chứng thực cho một “ý nghĩa” được bắt nguồn từ tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa và ngược lại với hết mọi thứ vô nghĩa và vô vọng. Các bạn đừng cùng một phía với tất cả những ai đang hăng say nỗ lực khám phá ra ý nghĩa này, cùng một bên với tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa, với thành phần đang hành trình tiến tới cùng Thiên Chúa. Các bạn làm chứng cho một niềm hy vọng hướng đến lòng trung thành và mối quan tâm yêu thương của Thiên Chúa, ngược lại với hết mọi hình thức vô vọng, âm thầm hay tỏ hiện. Bởi thế, các bạn ở cùng một bên với những ai bị quằn quại trong bất hạnh và không thể thoạt nổi những gánh nặng của họ. Các bạn làm chứng cho một Tình Yêu ban mình cho nhân loại nhờ đó đã khống chế sự chết. Các bạn ở về phía tất cả những ai chưa bao giờ biết yêu, và những ai không thể nào tin tưởng cuộc sống. Nên các bạn chống lại với tất cả mọi hình thức bất công, kín đáo hay lộ liễu, cũng như chống lại sự khinh thường con người đang gia tăng. Nhờ đó, anh chị em thân mến, cả cuộc đời của anh chị em cần  phải trở thành, như Thánh Gioan Tẩy Giả, một chứng nhân cao cả sống động của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể. Chúa Giêsu đã gọi Thánh Gioan là “một ngọn đèn   cháy sáng” (Jn 5:35). Cả anh chị em nữa cũng phải trở thành những ngọn đèn như vậy!  Ánh sáng của anh chị em hãy chiếu soi vào xã hội của chúng ta, vào sinh hoạt chính trị và kinh tế, vào văn hóa và việc nghiên  cứu. Cho dù nó chỉ là một ánh sáng lung linh giữa rất nhiều ánh sáng mờ ảo nó cũng có được quyền lực và ánh rạng ngời của mình từ Sao Mai vĩ đại là Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng tỏa ánh sáng rạng ngời – Đấng muốn chiếu ngời qua chúng ta – và sẽ không bao giờ lịm tắt.    

 

Theo Chúa Kitô – nếu chúng ta muốn theo Chúa Kitô – thì theo Chúa Kitô nghĩa là mặc lấy cách trọn vẹn hơn nữa tâm trí và đời sống của Người; đó là những gì được Bức Thư gửi Kitô Hữu ở Philippi nói với chúng ta: “anh chị em hãy có cùng một tâm trí như Chúa Kitô!” (x 2:5). “Hãy nhìn lên Chúa Kitô” là đề tài của những ngày này. Khi nhìn lên Người, vị đại Sư của đời sống, Giáo Hội đã nhận thấy 3 đặc tính nổi bật nơi thái độ của Chúa Giêsu. Ba tính chất này – theo Truyền  Thống chúng ta gọi là “những lời khuyên của Phúc Âm” – đã trở thành những yếu tố riêng biệt của một đời sống dấn thân tận tuyệt theo Chúa Kitô, đó là khó nghèo, thanh tịnh và tuân phục….

 

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh, BVL, tổng hợp và chọn lựa theo chủ đề

 

 

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ