GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 28/9/2007

TUẦN XXV  THƯỜNG NIÊN

 

 

?  Sáu Nữ Tu Hoa Kỳ ở ArKansas bị vạ tuyệt thông

?  Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa - "Cùng đích của con người là được chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Chỉ có ở nơi Ngài họ mới đạt đến tầm mức viên trọn của mình. "

?  "Bởi thế, con người đã nhận thấy nơi mình cái phản quang của ánh sáng thần linh"

 

 

? Sáu Nữ Tu Hoa Kỳ ở ArKansas bị vạ tuyệt thông

 

Thật vậy, vì tham gia vào hiệp hội Đạo Binh Đức Maria trụ sở ở Quebec Gia Nã Đại mà 6 nữ tu Hoa Kỳ ở Arkansas đã bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông.

 

Tờ nhật báo Người Công Giáo Arkansas đã nói rằng đây là lần đầu tiên có người trong Giáo Phận Little Rock chính thức bị vạ tuyệt thông.

 

Đức ông Gaston Hebert, vị quản trị giáo phận này hôm Thứ Tư đã nói trong cuộc họp báo ở Little Rock rằng “Thật là một thời điểm lịch sử đau thương nơi Giáo Hội này”.

 

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã ban hành một bản tuyên ngôn tuyệt thông hôm 12/9 đối với những ai liên hệ với Cộng Đồng của Đức Bà Muôn Dân. Người sáng lập hiệp hội này là Marie-Paul Giguere đã nói rằng bà tin là bà Trinh Nữ Maria đầu thai.

 

Trong bản tuyên ngôn của mình, Thánh Bộ này đã nói rằng nhóm này chủ trương “những giáo huấn riêng sai lầm và những hoạt động của họ không người Công Giáo nào được giao du hay ủng hộ”.

 

Trong số 10 nữ tu thuộc Tu Viện Dòng Đức Mẹ Bác Ái và Nương Náu ở Hot Springs thì có 8 chị thuộc phần tử của Đạo Binh Đức Maria.

 

Sau khi nhận được bản tuyên ngôn của Tòa Thánh về Đạo Binh Đức Maria, Đức ông Hebert đã mời gọi các nữ tu ấy hãy xét lại tư cách phần tử của họ nơi tổ chức ấy.

 

Ngài đã trở lại tu viện này hôm Thứ Tư và đã chấp nhận quyết định của 6 người trong họ bất chấp vạ tuyệt thông của Giáo Hội.  Đức Ông này nói rằng 2 trong 8 nữ tu đang sống ở một nhà điều dưỡng không thể nào quyết định “một cách ý thức và cố tình” tiếp tục với Đạo Binh Đức Maria.

 

Hai nữ tu còn lại, những nữ tu chưa bao giờ dính dáng tới nhóm tổ chức ấy, sẽ được chuyển sang một tu viện khác, như vị bản quyền địa phương cho biết như thế.

 

Vị này còn thêm rằng các nữ tu sở hữu tu viện ấy sẽ tiếp tục ở đây, cho dù giáo phận không còn công nhận nó nữa, và nó không được lãnh nhận sự giúp đỡ về tiền bạc của giáo dân.

 

Thánh Thể đã được các viên chức của Giáo Hội mang đi khỏi nơi này từ đêm Thứ Ba: “Họ sẽ không còn bất cứ một bí tích nào”. Cho dù những nữ tu bị vạ tuyệt thông không được rước lễ song họ vẫn được khuyến khích tham dự Thánh Lễ.

 

Dòng Đức Mẹ Bác Ái và Nương Náu được bắt đầu ở Pháp năm 1641. Tu viện của dòng này ở Hot Springs được thành lập từ năm 1908 bởi 5 nữ tu người Gia Nã Đại gốc Pháp.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/9/2007

   

TOP

 

?  Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa - "Cùng đích của con người là được chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Chỉ có ở nơi Ngài họ mới đạt đến tầm mức viên trọn của mình. "

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 29/8/2007 - Bài Giáo Lý 48 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Trong ít bài giáo lý mới đây, tôi đã nói về hai vị đại tiến sĩ của Giáo Hội thuộc thể kỷ thứ 4, đó là Thánh Basil và Thánh Gregory Nazianzus, Giám Mục ở Cappadocia, hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm nay tôi thêm vị thứ ba, người an hem của Thánh Basil, đó là Thánh Gregory Nyssa, vị tỏ ra mình là một con người mang đặc tính chiêm niệm, có biệt tài chia sẻ, và có một trí thông minh linh hoạt, cởi mở trước nền văn hóa trong thời của ngài. Nhờ đó ngài tỏ ra là một tư tưởng gia sáng tạo và sâu xa trong lịch sử Kitô Giáo. 

 

Vào đời vào năm 335, việc huấn luyện của ngài được thực hiện phần lớn bởi người anh Basil của ngài – vị mà ngài cho rằng là “cha và thày” (Ep 13,4: SC 363, 198), cũng như bởi người chị Macrina của ngài. Ngài đã hoàn tất việc học vấn của mình, nhất là về triết lý và tu từ học. Thoạt tiên ngài dấn thân dạy học và lập gia đình. Đoạn, cả ngài nữa, như người anh và chị, đã hoàn toàn dấn thân sống đời khổ hạnh. Sau đó ngài được chọn làm giám mục Nyssa, và cho thấy ngài là một vị mục tử nhiệt thành, lấy được lòng trọng kính của cộng đồng ấy. Bị thành phần đối phương lạc giáo tố cáo là lem nhem về kinh tế, ngài đã phải bỏ tòa giám mục trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó lại trở về cách vẻ vang (cf. Ep. 6: SC 363, 164-170), và tiếp tục dấn thân bênh vực đức tin chân thực.

 

Đặc biệt là sau cái chết của Thánh Basil, hầu như yập trung di sản thiêng liêng của mình lại, Thánh Gregory đã hợp tác vào việc chiến thắng của chính thống. Ngài đã tham dự các hội nghị giám mục khác nhau; ngài đã cố gắng dàn xếp những chia rẽ giữa các Giáo Hội; ngài đã chủ động tham dự vào việc tái tổ chức của Giáo Hội; và, như là “cột trụ của chính thống”, ngài đã là một chủ chốt ở Công Đồng Chung Constantinople năm 381 là công đồng tuyên tín thần tính của Chúa Thánh Thần. Ngài đã lãnh nhận những bổ nhiệm khác nhau từ Hoàng Đế  Theodosius, ngài đã cống hiến những bài giảng và tán tụng quan trọng, và đã giành giờ để viết những tác phẩm khác nhau về thần học. Vào năm 394, ngài đã tham dự một lần nữa vào hội nghị giám mục được tổ chức ở Constantinople. Ngày chết của ngài vẫn chưa được rõ.

 

Thánh Gregory đã minh nhiên bày tỏ chủ điểm cho việc học hỏi nghiên cứu của ngài, một đích điểm tối cao được ngài nhắm tới nơi tác phẩm thần học của ngài, đó không phải là việc gắn bó của đời của mình vào những theo đuổi viễn vông mơ tưởng, mà là vào việc tìm kiếm ánh sáng giúp cho con  người ý thức được những gì là hữu dụng thực sự (cf. "In Ecclesiasten Hom" 1: SC 416, 106-146).

 

Ngài đã tìm thấy sự thiện tối hậu này nơi Kitô Giáo là tôn giáo giúp cho con người có thể “mô phỏng được bản tính thần linh” ("De Professione Christiana": PG 46, 244C). Nhờ trí thông minh sắc bén và kiến thức sâu rộng của ngài về triết lý và thần học, ngài đã bênh vực đức tin Kitô Giáo chống lại thành phần lạc giáo, thành phần phủ nhận thần tính của Con và của Thánh Thần (như nhóm Eunomios và Macedonians), hay phủ nhận nhân tính trọn hảo của Chúa Kitô (như nhóm Apollinaris).

 

Ngài đã chú giải Thánh Kinh, tập trung vào việc tạo dựng con người. Đối với ngài, đề tào chính yếu đó là việc tạo dựng. Ngài thấy phản ảnh của Hóa Công nơi tạo vật và trong đó thấy cả con đường đến cùng Thiên Chúa. Thế nhưng, ngài cũng viết một cuốn sách quan trọng về đời sống của Moisen, cho thấy ông như là một con người đang trên đường đến cùng Thiên Chúa. Ngọn đồi dẫn đến núi Sinai này t rở nên cho ngài là một hình ảnh ngọn đồi của chúng ta nơi đời sống nhân loại hướng về sự sống chân thực, hướng về cuộc gặp gỡ Thiên Chúa. Ngài cũng đã giải thích Kinh Chúa Dạy là Kinh Lạy Cha, và những mối phúc đức. Trong “Đại Diễn Từ Giáo Lý” ("Oratio Catechetica Magna") của mình, ngài đã nêu lên những điểm trọng yếu về thần học, không phải cho một thứ thần học hàn lâm đóng khung, mà là cống hiến cho các giáo lý viên một phương pháp để căn cứ nơi giáo huấn của họ, một loại cung cách cho việc giải thích về đức tin theo sư phạm.

 

Thánh Gregory cũng nổi vượt về giáo huấn tu đức của ngài nữa. Thần học của ngài không phải là một thứ suy tư hàn lâm, mà là một bày tỏ của một cuộc sống tu đức, của một cuộc đời sống đức tin. Tiếng tăm của ngài được coi như “tổ phụ của thần bí học” có thể được thấy nơi những luận đề khác nhau, như "De Professione Christiana" và "De Perfectione Christiana" – con đường Kitô hữu cần phải theo để đạt tới sự sống chân thực là sự trọn lành. Ngài đã tôn tụng đức đồng trinh thánh hiến ("De Virginitate"), cũng thế, ngài đã cho người chị Macrina của ngài như là một mô phạm sống trổi vượt, vị bao giờ cũng là một hướng viên cho ngài, một gương mẫu (cf. "Vita Macrinae"). 

 

Ngài đã cống hiến các bài diễn từ và giảng dạy, và viết nhiều bức thư. Trong việc dẫn giải về việc tạo dựng con người, Thánh Gregory đã nhấn mạnh sự kiện là Thiên Chúa, “đệ nhất nghệ sĩ, đã hình thành bản tính của chúng ta để làm cho nó thích hợp với việc trung thành. Nhờ thượng tính linh hồn có được, và nhờ chính việc trực tiếp dựng nên  thân xác, Ngài đã sắp xếp những sự vật để thực sự thích hợp với quyền năng vương giả” ("De Hominis Opificio" 4: PG 44, 136B).

 

Thế nhưng, chúng ta thấy, trong mạng lưới tội lỗi, thường lạm dụng tạo vật, không tác hành theo lối sống vương giả. Thật vậy, đó là lý do để có được một trách nhiệm thực sự đối với tạo vật, họ cần phải được Thiên Chúa thấu nhập và sống trong ánh sáng của Ngài. Con người là phản ảnh cái đẹp nguyên tuyền là Thiên Chúa ấy: “Hết mọi sự được Thiên Chúa tạo dựng đều tốt đẹp”, vị giám mục thánh này viết như thế.

 

Rồi ngài thêm: “Câu truyện về việc tạo dựng làm chứng về nó (cf. Genesis 1:31). Con người cũng được liệt kê vào số những gì rất tốt lành, được trang bị bằng một vẻ đẹp vượt trên tất cả mọi sự tốt lành. Thật thế, những gì khác có thể là tốt lành, tương đương với con người là kẻ tương tự như là vẻ đẹp tinh tuyền và bất hoại hay sao?... là phản ảnh và là hình ảnh của sự sống đời đời, họ thực sự tốt lành, không, họ rất tốt lành, qua dấu hiệu rạng ngời của sự sống ở trên dung nhan của họ” ("Homilia in Canticum" 12: PG 44, 1020C).

 

Con người được Thiên Chúa tôn vinh và đặt lên trên mọi tạo vật khác: “Tầng trời không được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, mặt trăng cũng thế, mặt trời cũng vậy, vẻ đẹp tinh tú cũng thế, không có một sự vật nào khác trong thiên nhiên tạo vật. Chỉ có một mình ngươi (linh hồn con người) được dựng nên theo hình ảnh một bản tính vượt trên hết mọi khả năng hiểu biết, tương tự vẻ đẹp bất hủ, dấu vết của thần tính chân thực, chiếc bình đựng sự sống diễm phúc, hình ảnh của ánh sáng chân thực, một ánh sáng mà ngươi nhìn lên nó thì ngươi trở nên cái ngươi là, vì nhờ tia sáng phản quang này xuất phát từ sự tinh tuyền của ngươi, ngươi phản ảnh Đấng chiếu sáng trong ngươi. Không một sự gì hiện hữu có thể đo đếm được hết sự cao cả của ngươi” ("Homilia in Canticum" 2: PG 44,805D).

 

Chúng ta hãy suy niệm về lời chúc tụng con người này. Chúng ta thấy con người đã bị tội lỗi hạ bệ là chừng nào. Và chúng ta hãy cố gắng trở về với sự cao cả nguyên thủy ấy: Chỉ khi nào Thiên Chúa hiện diện con người mới đạt đến sự cao cả thực sự của mình này.

 

Bởi thế, con người đã nhận thấy nơi mình cái phản quang của ánh sáng thần linh. Bằng việc thanh tẩy tâm can, họ trở về với hữu thể, như họ là ngay từ ban đầu, một hình ảnh rạng ngời của Thiên Chúa, là chính vẻ đẹp (cf. "Oratio Catechetica" 6: SC 453, 174). Nhờ đó, con người, khi thanh tẩy bản thân, con người có thể thấy Thiên Chúa, như con tim tinh tuyền được thấy (cf. Matthew 5:8): “Nếu, với một tiêu chuẩn sống chuyên cần và chăm chú, a nh chị em sẽ rửa sạch những điều xấu xa ghi dấu trên tấm lòng của anh chị em, để anh chị em được phúc đức” ("De Beatitudinibus," 6: PG 44,1272AB). Thế nên, người ta cần phải rửa sạch những điều xấu xa sẵn có trong tâm can của chúng ta mới thấy được ánh sáng của Thiên Chúa trong chúng ta.

 

Cùng đích của con người là được chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Chỉ có ở nơi Ngài họ mới đạt đến tầm mức viên trọn của mình. Để ngưỡng vọng một cách nào đó về mục tiêu này trong đời sống này, họ cần phải không ngừng hoạt động hướng tới một đời sống thiêng liêng, một đời sống đối thoại với Thiên Chúa. Nói cách khác – đây là bài học quan trọng nhất được Thánh Gregory Nyssa cống hiến cho chúng ta – tất cả tầm vóc viên trọn của con người là ở sự thánh thiện, ở một cuộc đời sống với Thiên Chúa, nhờ đó, trở thành rạng ngời soi sáng kẻ khác và thế giới.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/8/2007

 

(xin coi tiếp bài dưới đây)

 

 

TOP

 

? "Bởi thế, con người đã nhận thấy nơi mình cái phản quang của ánh sáng thần linh"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 29/8/2007 - Bài Giáo Lý 48 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

Ngài đã cống hiến các bài diễn từ và giảng dạy, và viết nhiều bức thư. Trong việc dẫn giải về việc tạo dựng con người, Thánh Gregory đã nhấn mạnh sự kiện là Thiên Chúa, “đệ nhất nghệ sĩ, đã hình thành bản tính của chúng ta để làm cho nó thích hợp với việc trung thành. Nhờ thượng tính linh hồn có được, và nhờ chính việc trực tiếp dựng nên  thân xác, Ngài đã sắp xếp những sự vật để thực sự thích hợp với quyền năng vương giả” ("De Hominis Opificio" 4: PG 44, 136B).

 

Thế nhưng, chúng ta thấy, trong mạng lưới tội lỗi, thường lạm dụng tạo vật, không tác hành theo lối sống vương giả. Thật vậy, đó là lý do để có được một trách nhiệm thực sự đối với tạo vật, họ cần phải được Thiên Chúa thấu nhập và sống trong ánh sáng của Ngài. Con người là phản ảnh cái đẹp nguyên tuyền là Thiên Chúa ấy: “Hết mọi sự được Thiên Chúa tạo dựng đều tốt đẹp”, vị giám mục thánh này viết như thế.

 

Rồi ngài thêm: “Câu truyện về việc tạo dựng làm chứng về nó (cf. Genesis 1:31). Con người cũng được liệt kê vào số những gì rất tốt lành, được trang bị bằng một vẻ đẹp vượt trên tất cả mọi sự tốt lành. Thật thế, những gì khác có thể là tốt lành, tương đương với con người là kẻ tương tự như là vẻ đẹp tinh tuyền và bất hoại hay sao?... là phản ảnh và là hình ảnh của sự sống đời đời, họ thực sự tốt lành, không, họ rất tốt lành, qua dấu hiệu rạng ngời của sự sống ở trên dung nhan của họ” ("Homilia in Canticum" 12: PG 44, 1020C).

 

Con người được Thiên Chúa tôn vinh và đặt lên trên mọi tạo vật khác: “Tầng trời không được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, mặt trăng cũng thế, mặt trời cũng vậy, vẻ đẹp tinh tú cũng thế, không có một sự vật nào khác trong thiên nhiên tạo vật. Chỉ có một mình ngươi (linh hồn con người) được dựng nên theo hình ảnh một bản tính vượt trên hết mọi khả năng hiểu biết, tương tự vẻ đẹp bất hủ, dấu vết của thần tính chân thực, chiếc bình đựng sự sống diễm phúc, hình ảnh của ánh sáng chân thực, một ánh sáng mà ngươi nhìn lên nó thì ngươi trở nên cái ngươi là, vì nhờ tia sáng phản quang này xuất phát từ sự tinh tuyền của ngươi, ngươi phản ảnh Đấng chiếu sáng trong ngươi. Không một sự gì hiện hữu có thể đo đếm được hết sự cao cả của ngươi” ("Homilia in Canticum" 2: PG 44,805D).

 

Chúng ta hãy suy niệm về lời chúc tụng con người này. Chúng ta thấy con người đã bị tội lỗi hạ bệ là chừng nào. Và chúng ta hãy cố gắng trở về với sự cao cả nguyên thủy ấy: Chỉ khi nào Thiên Chúa hiện diện con người mới đạt đến sự cao cả thực sự của mình này.

 

Bởi thế, con người đã nhận thấy nơi mình cái phản quang của ánh sáng thần linh. Bằng việc thanh tẩy tâm can, họ trở về với hữu thể, như họ là ngay từ ban đầu, một hình ảnh rạng ngời của Thiên Chúa, là chính vẻ đẹp (cf. "Oratio Catechetica" 6: SC 453, 174). Nhờ đó, con người, khi thanh tẩy bản thân, con người có thể thấy Thiên Chúa, như con tim tinh tuyền được thấy (cf. Matthew 5:8): “Nếu, với một tiêu chuẩn sống chuyên cần và chăm chú, a nh chị em sẽ rửa sạch những điều xấu xa ghi dấu trên tấm lòng của anh chị em, để anh chị em được phúc đức” ("De Beatitudinibus," 6: PG 44,1272AB). Thế nên, người ta cần phải rửa sạch những điều xấu xa sẵn có trong tâm can của chúng ta mới thấy được ánh sáng của Thiên Chúa trong chúng ta.

 

Cùng đích của con người là được chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Chỉ có ở nơi Ngài họ mới đạt đến tầm mức viên trọn của mình. Để ngưỡng vọng một cách nào đó về mục tiêu này trong đời sống này, họ cần phải không ngừng hoạt động hướng tới một đời sống thiêng liêng, một đời sống đối thoại với Thiên Chúa. Nói cách khác – đây là bài học quan trọng nhất được Thánh Gregory Nyssa cống hiến cho chúng ta – tất cả tầm vóc viên trọn của con người là ở sự thánh thiện, ở một cuộc đời sống với Thiên Chúa, nhờ đó, trở thành rạng ngời soi sáng kẻ khác và thế giới.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/8/2007

 

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ