|
||||
|
||||
CHÚC MỪNG TÂN NIÊN 2008 Quí Đức Cha, Quí Đức Ông, Quí Cha, Quí Phó Tế, Quí Nam Nữ Tu Sĩ và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa được HỒN AN, XÁC MẠNH, ĐỜI VUI, SỐNG THÁNH trong MÙA XUÂN MUÔN THUỞ MARIA.
ĐTC Biển Đức XVI "Một năm nữa đang khép lại" (tiếp)Thánh Long Mộng Phố Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (26-28)Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ (19-22)
"Một năm nữa đang khép lại" ĐTC Biển Đức XVI – Chúc Mừng Giáng Sinh 2007 Giáo Triều Rôma tại Sảnh Đường Clementine ngày Thứ Sáu 21/12/2007 (tiếp) Như thế, việc trở thành môn đệ của Chúa Kitô là một cuộc hành trình giáo dục tiến tới hữu thể đích thực của chúng ta, tiến tới đường lối thích đáng để làm người. Trong Cựu Ước, thái độ căn bản của một người sống Lời Chúa được tóm gọn trong chữ zadic – công chính: tức là một con người sống theo Lời Chúa thì trở nên công chính; họ thực hành và sống công lý. Ngoài ra, theo Kitô Giáo thì thái độ của thành phần môn đệ Chúa Giêsu Kitô được thể hiện bằng một chữ khác nữa, đó là trung thành. Đức tin bao hàm hết mọi sự; chữ này bởi vậy vừa có nghĩa ở với Chúa Kitô vừa có đức công chính của Người. Nơi đức tin, chúng ta lãnh nhận đức công chính của Chúa Kitô, chúng ta sống đức này và truyền đạt nó đi. Bản văn kiện Aparecida làm cho tất cả những điều ấy trở thành cụ thể bằng việc nói tới tin mừng về phẩm vị con người, về sự sống, về gia đình, về khoa học và kỹ thuật, về lao công của con người, về mục đích chung của các sản vật thuộc trái đất này cùng với môi sinh. Đó là những chiều kích công lý được thể hiện, đức tin được sống và đáp ứng được tỏ ra trước những thách đố của thời đại chúng ta. 1.7 Người môn đệ của Chúa Kitô cũng cần phải là một “thừa sai” Bản văn kiện này nói với chúng ta rằng người môn đệ của Chúa Kitô cũng cần phải là một “thừa sai” nữa, một sứ giả Phúc Âm. Thế nhưng, chính ở điểm này mới xẩy ra vấn đề chống đối, ở chỗ, ngày nay có còn hợp lý hay chăng cho việc “truyền bá phúc âm hóa”? Tất cả mọi tôn giáo và quan niệm trên thế giới này lại chẳng đồng hiện hữu với nhau một cách hòa bình để cùng nhau theo cách thức riêng của mình hết sức tìm cách phục vụ nhân loại hay sao? Đúng thế, tất cả chúng ta cần phải đồng hiện hữu và hợp tác trong việc chấp nhận và tương kính nhau là điều chắc chắn. Giáo Hội Công Giáo chủ động dấn thân thực hiện điều này, và qua hai cuộc hội ngộ ở Assisi, đã cho thấy những dấu hiệu hiển nhiên về điều ấy, những dấu hiệu chúng ta đã lập lại một lần nữa ở cuộc Gặp Gỡ năm nay ở Naples. Về đề tài này, tôi muốn đề cập tới lá thư tốt lành do 138 vị lãnh đạo tín đồ Hồi Giáo gửi cho tôi ngày 13/10, chứng thực là việc họ quyết tâm chung để cổ võ hòa bình thế giới. Tôi đã hân hoan đáp lại, khi bày tỏ nỗi thiết tha tin tưởng của tôi đối với những ý hướng cao quí ấy, đồng thời cũng nhấn mạnh đến nhu cầu khẩn trương đối với một hòa ước có hiệu năng bảo toàn những thứ giá trị của việc kính trọng lẫn nhau, đối thoại với nhau và hợp tác với nhau. Việc cùng nhau nhìn nhận sự hiện hữu của một Thiên Chúa duy nhất, Đấng Hóa Công quan phòng và là vị Thẩm Phán chung về việc làm của hết mọi người, trở thành nền tảng cho hoạt động chung để bênh vực việc thực sự tôn trọng phẩm vị của hết mọi con người hầu xây dựng một xã hội chân chính và hiệp nhất hơn. Thế nhưng, ước muốn đối thoại và hợp tác này cũng không có nghĩa là đồng thời chúng ta không còn truyền đạt sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô nữa, không còn đề ra cho nhân loại cũng như cho thế giới tiếng gọi này và niềm hy vọng được xuất phát từ đó nữa? Những ai nhận thấy được một sự thật cao cả hay khám phá ra được một niềm vui lớn lao cần phải truyền đạt nó đi; họ chắc chắn không thể nào giữ lấy cho bản thân họ. Những tặng ân lớn lao cao cả này không bao giờ chỉ giành riêng cho một người duy nhất. Nơi Chúa Giêsu Kitô, một ánh sáng rạng ngời đã hiện lên cho chúng ta, Ánh Sáng cả thể: chúng ta khôn g thể để nó ở dưới đáy thùng, chúng ta cần phải để nó trên giá đèn, nhờ đó nó soi sáng cho tất cả những ai ở trong ngôi nhà này (x Mt 5:15). Thánh Phaolô không ngừng nghỉ thực hiện cuộc hành trình, mang theo Phúc Âm với ngài. Ngài thậm chí còn cảm thấy bị “bó buộc” phải loan truyền Phúc Âm nữa (x 1Cor 9:16) – không phải vì quan tâm đến phần rỗi của một con người chưa lãnh nhận phép rửa vì chưa nghe thấy Phúc Âm, mà còn vì ngài nhận thấy rằng toàn thể lịch sử không thể đạt tới tầm vóc viên trọn cho đến khi Phúc Âm đạt được đầy đủ số (pléroma) Dân Ngoại (x Rm 11:25). Để tiến tới chỗ hoàn trọn của mình, lịch sử cần đến việc loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi dân nước, cho tất cả mọi con người nam nữ (x Mk 13:10). Thực tế cho thấy quan trọng biết bao những quyền lực của việc hòa giải, những quyền lực của hòa bình, những quyền năng của yêu thương và của công lý tuôn chảy vào nhau nơi nhân loại này! Quan trọng biết mấy nơi “ngân quĩ” của nhân loại, việc chống đối đã bừng lên và được kiên cường trước những gì thách đố đang đe dọa các cảm thức cùng với các thực tại bạo động và bất công! Đó là chính những gì đang xẩy ra ở sứ vụ truyền giáo của Kitô Giáo. Nhờ hội ngộ với Chúa Giêsu Kitô cũng như các thánh nhân của Người, nhờ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, mà “những thứ công phản” đã được lấp đầy bằng những quyền lực thiện hảo, mà thiếu chúng tất cả mọi chương trình cho lãnh vực xã hội của chúng ta không thể hiện thực, song – với cuộc công kích của việc áp lực hết sức mãnh liệt từ các thứ ích lợi khác phản lại hòa bình và công lý – vẫn chỉ là những thứ lý thuyết trừu tượng mà thôi. Bởi vậy, chúng ta trở lại với những vấn nạn được đặt ra ngay từ đầu, đó là phải chăng Aparecida có lý khi đặt ưu tiên cho vai trò làm môn đệ của Chúa Giêsu Kitô cũng như cho việc truyền bá phúc âm hóa để tìm cầu sự sống cho thế giới này? Phải chăng việc rút lui vào nội tâm là sai lầm? Không! Aparecida đã quyết định đúng vì chính nhờ một cuộc hội ngộ mới mẻ với Chúa Giêsu Kitô và với Phúc Âm của Người – và chỉ có thế – những năng lực được tác động mới giúp chúng ta có thể thực hiện việc đáp ứng xác đáng với những thứ thách đố của thời điểm này. (còn tiếp) Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/december/documents/hf_ben-xvi_spe_20071221_curia-romana_en.html
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
II. Mẹ Maria tham dự vào việc thánh hóa các linh hồn
26. Nếu tôi nói với thành phần được gọi là trí thức ngày nay, tôi sẽ chứng minh dài dòng bằng những câu Latinh được trích dẫn từ Thánh Kinh cũng như từ các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh về tất cả những gì giờ đây tôi đang nói đến một cách hết sức đơn giản. Tôi cũng có thể trưng dẫn những chứng cớ vững chắc có thể đọc thấy đầy đủ trong cuốn “Triều Thiên Tam Cấp của Đức Trinh Nữ” của Cha Poir. Thế nhưng, ở đây tôi chủ yếu nói với thành phần nghèo nàn và đơn thành là những người có thiện chí và đức tin hơn phần đông các vị học giả. Vì họ tin tưởng một cách đơn sơ hơn và xứng đáng hơn, nên tôi chỉ nói sự thật với họ một cách hoàn toàn bình dị, không cần phải trích dẫn các đoạn Latinh họ chẳng hiểu gì. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ trưng lại một số câu khi chúng nẩy lên trong đầu tôi khi tôi trình bày vấn đề.
27. Vì ân sủng thăng hóa bản tính nhân loại của chúng ta và vinh hiển còn làm gia tăng mức độ thiện toàn hơn nữa cho ân sủng, mà chắc chắn một điều là Chúa của chúng ta ở trên trời cũng là Con của Mẹ Maria giống như khi Người còn ở trên thế gian. Như thế, Người vẫn tỏ ra thái độ thuận phục và vâng lời của một người con trọn hảo nhất đối với người mẹ tuyệt vời nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn thận không được coi việc lụy thuộc này như là một cái gì thấp hèn hay bất toàn nơi Chúa Giêsu Kitô. Đối với Mẹ Maria, con người vô cùng thua kém Con mình là Thiên Chúa, không truyền khiến Người theo kiểu cách như một người mẹ trần gian đối với con cái dưới quyền họ. Vì Mẹ được hoàn toàn biến đổi trong Thiên Chúa bởi ân sủng cùng với vinh hiển đã biến đổi các thánh trong Ngài, mà Mẹ không đòi hỏi, mong muốn hoặc làm bất cứ điều gì phản lại với ý muốn vĩnh hằng và bất biến của Thiên Chúa. Bởi thế, khi chúng ta đọc thấy trong những bản văn của Thánh Bênađô, Thánh Bêđađinô, Thánh Bônaventura, và các thánh khác là tất cả mọi sự trên trời dưới đất, kể cả chính Thiên Chúa, đều tùy thuộc vào Đức Trinh Nữ, các vị cố ý nói rằng thẩm quyền Thiên Chúa vui lòng ban cho Mẹ lớn lao đến nỗi Mẹ dường như có quyền lực tương tự như Thiên Chúa. Những lời cầu nguyện và yêu cầu của Mẹ có quyền lực đối với Ngài đến nỗi Ngài chấp thuận chúng như là những lệnh truyền, ở chỗ là Ngài không bao giờ cưỡng lại lời mẹ dấu ái của Ngài nguyện cầu, vì lời cầu nguyện ấy bao giờ cũng khiêm tốn và hợp với ý muốn của Ngài.
Bằng quyền lực của lời nguyện cầu, Moisen đã ngăn được cơn thịnh nộ của Thiên Chúa muốn giáng xuống trên con cái Do Thái, hiệu nghiệm đến nỗi vị Chúa vô cùng cao cả và xót thương không thể nào cưỡng được ông và xin Moisen hãy để cho Ngài giận dữ trừng phạt đám dân phản loạn ấy. Như thế thì mãnh liệt hơn biết bao lời nguyện cầu của Trinh Nữ Maria khiêm hạ, xứng đáng làm Mẹ Thiên Chúa, lời nguyện cầu có quyền lực đối với Vua trời hơn các lời nguyện cầu và chuyển cầu của tất cả mọi thần trời và thánh nhân trên trời dưới đất.
28. Mẹ Maria có thẩm quyền trên các thiên thần và các thánh trên trời. Như phần thưởng cho việc Mẹ hết sức khiêm hạ, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ quyền hạn và phận sự chỉ định cho các thánh nhân những tòa trống của thành phần thiên thần bội nghĩa sa đọa bởi kiêu căng ngạo mạn.
Ý muốn của Thiên Chúa toàn năng, Đấng nâng cao kẻ hèn mọn, là thế, là các quyền lực trên trời, dưới thế và trong hỏa ngục, dù muốn hay không, cũng phải tuân phục các lệnh truyền của Trinh Nữ Maria khiêm hạ. Vì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ trở thành nữ vương trời đất, làm vị thống lãnh các đạo quân của Ngài, làm vị canh giữ các kho báu của Ngài, làm nơi chất chứa các ân sủng của Ngài, làm cán sự viên thi hành các kỳ công của Ngài, làm vị phục hồi cho nhân loại, làm trung gian cho loài người, làm đấng hủy diệt các kẻ thù địch của Ngài, và làm cộng sự viên thực hiện các công cuộc và chiến thắng vẻ vang của Ngài.
(còn tiếp)
Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ
Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
Chương I
1. Giám Mục Địa Phận, Vị Thượng Tế của Đàn Chiên (19-25)
( còn tiếp)
|