|
||||||||
|
||||||||
THỨ BẢY 12/1/2008
TUẦN SAU LỄ HIỂN LINH
"Hỡi Mẹ trinh
nguyên, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi tạo vật,
Mẹ đã hạ sinh
Đấng Hóa Công”
Bí Mật
Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Lm Chủ Tịch Viếng Thăm Giáo Hội VN
"Hỡi Mẹ trinh
nguyên, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi tạo vật, Mẹ đã hạ sinh Đấng Hóa
Công”
ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hòa Bình Thế Giới lần
thứ 41 ngày 1/1/2008 tại Đền Thờ Vatican
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta bắt đầu một tân niên và hướng về niềm hy vọng Kitô Giáo;
chúng ta hãy bắt đầu bằng việc kêu cầu Phúc Lành thần linh xuống trên nó và,
nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, nài xin tặng ân hòa bình:
cho gia đình của chúng ta, cho thành thị của chúng ta, cho toàn thể thế giới.
Với niềm hy vọng này, tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em đang hiện diện
nơi đây, trước hết là các Tôn Vị Lãnh Sự thuộc Phái Đoàn Ngoại Giao làm việc
với Tòa Thánh đã qui tụ lại với cuộc cử hành dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới này.
Tôi gửi lời chào ĐHY Tarcisio Bertone, vị Quốc Vụ Khanh của tôi và ĐHY
Renato Raffaele Martino cùng toàn thể phần tử thuộc Hội Đồng Tòa Thánh về
Công Lý và Hòa Bình. Tôi đặc biệt biết ơn họ về việc họ nỗ lực phổ biến Sứ
Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới với chủ đề cho năm nay là “Gia Đình Nhân Loại,
một Cộng Đồng của Hòa Bình”.
Hòa Bình. Trong Bài Đọc Thứ Nhất trích từ Sách Dân Số, chúng ta đã nghe
tiếng kêu cầu: “Chúa… ban hòa bình cho các người” (6:26); chớ gì Chúa ban
hòa bình cho mỗi một người trong anh chị em, cho gia đình của anh chị em và
cho toàn thế giới. Tất cả chúng ta đều khao khát sống trong hòa bình thế
nhưng hòa bìn h thực sự, thứ hòa bình được loan báo bởi các Thiên Thần vào
đêm Giáng Sinh, không phải chỉ là một thứ chiến thắng của nhân loại hay là
hoa trái của những thỏa thuận về chính trị; trước hết và trên hết, nó là một
tặng ân thần linh cần phải được liên lỉ nài xin, đồng thời cũng là một việc
dấn thân cách nhẫn nại, luôn dễ dạy với các mệnh lệnh của Chúa. Năm nay,
trong Sứ Điệp của tôi cho Ngày Hòa Bình Thế Giới hôm nay, to 6i đã muốn nhấn
mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và việc xây dựng hòa bình trên
thế giới. Gia đình tự nhiên, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam
và một người nữ, là “cái nôi của sự sống và yêu thương”, và là “vị thày hòa
bình tiên khởi bất khả thiếu”. Đó chính là lý do gia đình là “‘tác nhân’ căn
bản của hòa bình”, và “việc chối bỏ hay thậm chí hạn chế các quyền lợi của
gia đình, bằng cách làm lu mờ đi sự thật về con người, đều là những gì đe
dọa tới chính những nền tảng của hòa bình” (cf. 1-5). Vì nhân loại là một
“đại gia đình”, nếu muốn sống trong hòa bình thì nó không thể nào lại không
được tác động bởi các thứ giá trị làm nền tảng cho cộng đồng gia đình. Một
trùng hợp quan phòng của các biến cố khác nhau xẩy ra thúc đẩy chúng ta
trong năm nay nỗ lực hơn nữa trong việc chiếm đạt hòa bình trên thế giới.
Sáu mươi năm trước đây, vào năm 1948, Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ban
hành “Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền”; 40 năm trước đây, vị Tiền Nhiệm
Phaolô khả kính của tôi cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới đầu tiên; ngoài ra,
năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm 25 năm việc Tòa Thánh chuẩn phê “Bản Hiến
Chương về Quyền Lợi Gia Đình”. Tôi muốn lập lại nơi đây những gì tôi đã
đích xác viết ở xuối sứ điệp này: “Theo chiều hướng của những biến cố ý
nghĩa này, tôi mời hết mọi người nam nữ hãy có một cảm quan thuộc về một gia
đình nhân loại duy nhất cách sống động hơn nữa, và nỗ lực làm cho việc chúng
sống của nhân loại càng ngày càng phản ảnh niềm xác tín ấy, một niềm xác tín
thiết yếu cho việc thiết lập hòa bình chân thực và lâu bền” (khoản 15).
Giờ đây chúng ta tự nhiên nghĩ tới Đức Mẹ là Vị chúng ta hôm nay kêu cầu như
Mẹ của Thiên Chúa. Chính Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chuyển sang ngày 1
tháng 1 Lễ Mẹ Thiên Chúa này, một lễ trước kia được cử hành vào ngày 11/10.
Thật vậy, trước cuộc canh tân phụng vụ xẩy ra sau Công Đồng Chung Vaticanô
II, thì lễ nhớ Chúa Giêsu chịu phép cắt bì xẩy ra vào ngày thứ 8 sau ngày
sinh của Người – như một dấu hiệu phục tùng lề luật, việc Người chính thức
gia nhập Dân Chúa – thường được dùng để cử hành ngày đầu năm và Lễ Thánh
Danh Giêsu được cử hành vào Chúa Nhật sau đó. Chúng ta nhận thấy được một ít
dấu vết cho những việc cử hành này tron g đoạn Phúc Âm vừa được công bố,
trong đó, Thánh Luca nói rằng 8 ngày sau khi sinh, Hài N hi lãnh nhận phép
cắt bì và được đặt tên là “Giêsu”, “tên Thiên Chúa đã nói tới trước khi
Người được thụ thai trong cung dạ (Mẹ của Người)” (Lk 2:21). Bởi thế, ngày
lễ hôm nay, một lễ có ý nghĩa đặc biệt về Thánh Mẫu, cũng vẫn có một nội
dung sâu đậm về Kitô học, vì, chúng ta có thể nói, nó liên quan tới Người
Con là Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật, trước cả Người Mẹ nữa.
Tông Đồ Phaolô đã nói tới mầu nhiệm về vai trò làm mẹ thần linh của Mẹ
Maria trong Thư ngài gửi tín hữu Galata. Ngài viết, “đến lúc thời điểm nên
trọn, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài, được hạ sinh bởi một người phụ nữ,
được sinh ra theo lề luật “ (4:4). Chúng ta thấy mầu nhiệm Nhập Thể của Lời
Thần Linh và vai trò Mẹ Thần Linh của Mẹ Maria được tóm gọn trong mấy chữ,
đó là đặc ân trọng đại của Vị Trinh Nữ này chính là được làm Mẹ của Người
Con là Thiên Chúa. Bởi thế, vị trí hợp lý nhất và thích đáng nhất của lễ
Thánh Mẫu này là tám ngày sau Giáng Sinh. Thật vậy, vào đêm Bêlem, khi “Mẹ
hạ sinh con trái đầu lòng” (Lk 2:7), thì các lời tiên tri liên quan đến
Đấng Thiên Sai đã được nên trọn. “Vị trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con
trai”, tiên tri Isaia đã tiên báo (7:14): “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai
và hạ sinh một con trai”, Thiên Thần Gabiên đã nói với Mẹ Maria như thế (Lk
1:31); chưa hết, một Thiên Thần Chúa, được Thánh Ký Mathêu thuật lại, đã
xuất hiện với Thánh Giuse trong một giấc chiêm bao mà bảo đảm với ngài rằng:
“Đừng sợ nhận Maria làm vợ mình, vì Đấng được thụ thai trong lòng người là
bởi Thánh Thần; người sẽ hạ sinh một con trai” (Mt 1:20-21).
Tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, cùng với tước hiệu “Trinh Nữ Diễm Phúc”, là tước
hiệu cổ nhất đưa đến tất cả mọi tước hiệu khác tôn kính Đức Mẹ, và là tước
hiệu được tiếp tục kêu cầu từ đời nọ đến đời kia ở Đông phương cũng như Tây
phương. Đầy giẫy những bài thánh ca và có cả một kho tàng kinh nguyện nơi
truyền thống Kitô Giáo liên quan tới mầu nhiệm làm mẹ thần linh của Mẹ,
chẳng hạn như câu tiền xướng Thánh Mẫu cho mùa Giáng Sinh được chúng ta
nguyện cầu bằng những lời lẽ như sau: “Alma
Redemptoris mater,
Tu quae genuisti, natura mirante, tuum sanctum Genitorem, Virgo prius ac
posterius – Hỡi Mẹ trinh nguyên, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi tạo
vật, Mẹ đã hạ sinh Đấng Hóa Công”. Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta hãy
chiêm ngắm Mẹ Maria, Người Mẹ trinh nguyên của Người Con Cha Duy Nhất; chúng
ta hãy học nơi Mẹ việc đón nhận Con Trẻ được sinh ra cho chúng ta ở Bêlem.
Nếu chúng ta nhận ra nơi Con Trẻ được hạ sinh bởi Mẹ này Con Hằng Hữu của
Thiên Chúa và chấp nhận Người là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta, chúng
ta mới có thể được gọi và chúng ta mới thực sự là con cái của Thiên Chúa: là
những người con nơi Người Con. Thánh Tông Đồ viết: “Thiên Chúa đã sai Con
Ngài, được hạ sinh bởi người nữ, được sinh ra theo lề luật, để cứu chuộc
những ai sống dưới lề luật, nhờ đó, chúng ta được thừa nhận là con cái” (Gal
4:4).
Thánh Ký Luca
lập lại mấy lần rằng Đức Mẹ đã âm thầm suy niệm những biến cố phi thường
này, những biến cố Thiên Chúa muốn Mẹ tham dự vào. Chúng ta cũng nghe thấy
điều này trong đoạn Phúc Âm ngắn được Phụng Vụ chọn đọc cho chúng ta hôm
nay: “Maria giữ tất cả những điều ấy mà ngẫm nghĩ trong lòng” (Lk 2:19).
Động từ Hy Lạp
sumbállousa, được sử dụng ở đây, theo nghĩa đen, nghĩa là “chấp nối
lại với nhau” và làm cho chúng ta nghĩ về một mầu nhiệm cao cả được khám phá
ra từ từ. Mặc dù Con Trẻ này nằm trong máng cỏ giống như tất cả mọi con trẻ
khác trên thế giới, đồng thời Người lại hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ Người là
Con Thiên Chúa, Người là Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật và là người thật.
Mầu nhiệm này – mầu nhiệm Nhập Thể của Lời và mầu nhiệm Làm Mẹ thần linh của
Đức Maria – là những gì cao cả và thật sự vượt xa tầm hiểu biết của nguyên
trí khôn của con người.
Tuy nhiên,
bằng việc học từ nơi Mẹ, chúng ta có thể hiểu bằng con tim của mình những gì
con mắt của chúng ta và trí khôn của chúng ta không thể tự mình thấy được
hay hiểu được. Thật vậy, đây là một tặng ân cao cả mà chỉ có đức tin chúng
ta nhận lãnh mới chấp nhận nó, trong khi chúng ta không hoàn toàn hiểu được
nó. Và chính vì cuộc hành trình đức tin này mà Mẹ Maria đã đến gặp gỡ chúng
ta như là hỗ trợ viên và hướng dẫn viên. Mẹ là Mẹ vì Mẹ đã sinh ra Chúa
Giêsu trong xác thịt; Mẹ là Mẹ vì Mẹ hoàn toàn gắn bó với ý muốn của Chúa
Cha. Thánh Âu Quốc Tinh đã viết: “Vai trò làm mẹ thần linh sẽ chẳng có giá
trị đối với Mẹ nếu Chúa Kitô không cưu mang Mẹ trong lòng của Người, một số
phận còn hạnh phúc hơn là giây phút Mẹ cưu mang Người nơi xác thịt”
(De
Sancta Virginitate, 3, 3). Và trong lòng của mình, Mẹ Maria tiếp
tục trân quí, “chắp nối với nhau” những biến cố sau đó Mẹ được chứng kiến và
đóng vai chính, ngay cả cái chết trên Thập Giá và cuộc Phục Sinh của Chúa
Giêsu Con Mẹ.
Anh chị em
thân mến, chỉ bằng việc ngẫm nghĩ trong lòng, tức là bằng việc chắp nối lại
với nhau và tìm cách liên kết tất cả những gì chúng ta cảm nghiệm thấy, mà,
khi noi theo Mẹ Maria, chúng ta mới có thể đi sâu vào mầu n hiệm của một Vị
Thiên Chúa làm người vì yêu thương và là Đấng kêu gọi chúng ta theo Người
trên con đường yêu thương: một tình thương yêu được thể hiện hằng ngày bằng
việc quảng đại phục vụ anh chị em của mình. Chớ gì tân niên này mà chúng ta
đang tin tưởng bắt đầu hôm nay đây trở thành một thời gian gia tăng kiến
thức của cõi lòng là đức khôn ngoan của các vị thánh nhân. Chún g ta hãy
nguyện cầu, khi chúng ta nghe thấy trong Bài Đọc Thứ Nhất rằng Chúa “tỏ rạng
dung nhan cũa Ngài” trên chúng ta, “và tỏ lòng ưu ái” chúng ta (x Num
6:24-7), cùng chúc lành cho chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng như thế, nếu
chúng ta không bao giờ thôi tìm kiếm dung nhan của Ngài, nếu chúng ta không
bao giờ lùi bước trước thất đảm và ngờ vực , nếu trong nhiều khốn khó gặp
phải chúng ta luôn gắn bó với Ngài, chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy quyền năng
tình yêu của Ngài và tình thương của Ngài. Chớ gì Con Trẻ mềm yếu hôm nay
được Đức Trinh Nữ tỏ cho thế giới thấy làm cho chún g ta thành những con
người xây dựng hòa bình, thành những nhân chứng của Người, Vị Hoàng Tử Hòa
Bình. Amen!
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa
Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080101_world-day-peace_en.html
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Bản Dịch của
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chương Một:
Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
II. Mẹ
Maria tham dự
vào việc
thánh hóa các linh hồn
33. Ngoài ra, Chúa Giêsu bao giờ
cũng
vẫn
là hoa trái của
Mẹ
Maria, như
trời
đất
lập
lại
hằng
ngàn lần
mỗi
ngày rằng:
“Và Giêsu Con lòng Bà gồm
phúc lạ”.
Bởi
thế,
chắc
chắn
Chúa Giêsu là hoa trái và là tặng
ân của
Mẹ
Maria cho mỗi
một
con người
chiếm
hữu
được
Người,
như
Người
thực
sự
cho toàn thể
nhân loại
vậy.
Bởi
thế,
bất
cứ
một
tín hữu
nào được
Chúa Giêsu hình thành trong lòng mình, họ
có thể
hiên ngang nói rằng:
“Nhờ
Mẹ
Maria mà những
gì tôi chiếm
hữu
được
là Giêsu quả
phúc của
Mẹ,
không có Mẹ
tôi sẽ
không có Người”.
Chúng ta có thể
qui về
cho Mẹ
một
cách chính xác hơn
nữa
những
gì Thánh Phaolô nói về
bản
thân ngài, “Tôi khổ
cực
với
tất
cả
mọi
người
con cái của
Thiên Chúa cho tới
khi Chúa Giêsu Kitô là Con của
tôi được
hình thành trọn
vẹn
tầm
vóc nơi
họ”.
Thánh Âu Quốc
Tinh, khi bao gồm
bản
thân mình cùng tất
cả
những
gì tôi đã
nói trước
đây,
đã
khẳng
định
rằng
để
nên giống
hình ảnh
Con Thiên Chúa thì tất
cả
mọi
người
được
tiền
định,
khi còn ở
thế
gian này, đều
được
dấu
ẩn
trong cung lòng của
Đức
Trinh Nữ
là nơi
họ
được
người
Mẹ
nhân ái này bảo
vệ,
dưỡng
nuôi, chăm
sóc và phát triển
cho đến
ngày Mẹ
sinh họ
vào cuộc
sống
vinh quang sau khi chết,
là biến
cố
được
Giáo Hội
gọi
là ngày sinh nhật
của
người
công chính. Đây
thực
sự
là một
mầu
nhiệm
của
ân sủng
mà thành phần
bị
hư
đi
chẳng
hề
biết
được,
và thậm
chí thành phần
tiền
định
cũng
chỉ
biết
được
một
chút mà thôi!
34. Thiên Chúa Thánh Linh muốn
hình thành những
người
được
tuyển
chọn
nơi
Mẹ
Maria và nhờ
Mẹ
Maria. Ngài nói cùng Mẹ
rằng:
“Hỡi
bạn
chí tình, hiền
thê của
Ta, chớ
gì tất
cả
mọi
nhân đức
của
em đâm
rễ
vào thành phần
được
tuyển
chọn
của
Ta để
họ
được
càng ngày càng mạnh
khỏe
và càng ngày càng sủng
ái. Khi em còn sống
trên trần
gian, thực
hành những
nhân đức
cao quí nhất,
Ta cảm
thấy
rất
hài lòng với
em, đến
nỗi
Ta vẫn
muốn
thấy
em trên trái đất
này trong khi em vẫn
cứ
ở
trên thiên đình.
Bởi
vậy
em hãy hiện
thân nơi
thành phần
được
tuyển
chọn
của
Ta, nhờ
đó
Ta lấy
làm vui sướng
thấy
được
noi họ
những
nguồn
gốc
đức
tin bất
khuất
của
em, lòng khiêm nhượng
thẳm
sâu của
em, việc
toàn toàn bỏ
mình của
em, lời
nguyện
cầu
cao quí của
em, lòng bác ái thiết
tha của
em, niềm
hy vọng
vững
vàng của
em, cùng với
tất
cả
mọi
nhân đức
của
em. Em vĩnh
viễn
là hiên thê của
Ta, luôn thủy
chung, tinh tuyền
và dồi
dào sinh lực.
Chớ
gì đức
tin của
em hiến
cho Ta thành phần
tin tưởng,
đức
tinh tuyền
của
em hiến
cho Ta thành phần
trinh khiết;
sinh lực
dồi
dào của
em hiến
cho Ta những
đền
thờ
hảo
hạng
và sống
động”.
35. Khi Mẹ
Maria đâm
rễ
vào một
linh hồn
nào thì Mẹ
làm phát sinh nơi
linh hồn
ấy
những
kỳ
diệu
về
ân sủng
chỉ
có Mẹ
mới
làm được;
vì chỉ
một
mình Mẹ
là trinh nữ
sinh con, không bao giờ
có ai ngang hàng với
Mẹ
về
đức
tinh tuyền
và khả
năng
sinh sản.
Cùng với
Thánh Linh, Mẹ
Maria đã
làm phát sinh ra một
điều
trọng
đại
đệ
nhất,
chưa
từng
có và sẽ
chẳng
bao giờ
có, đó
là Vị
Thiên Chúa làm người.
Bởi
thế,
Mẹ
sẽ
làm nẩy
sinh ra những
sự
kỳ
diệu
vào những
thời
điểm
sau này. Việc
huấn
luyện
và giáo huấn
thành phần
đại
thánh xuất
hiện
vào thời
thế
tận
là những
gì thuộc
về
Mẹ,
vì chỉ
có vị
trinh nữ
duy nhất
lạ
lùng này mới
có thể
cùng với
Thánh Linh làm phát sinh ra những
điều
đặc
thù kỳ
diệu
mà thôi.
36. Khi Thánh Linh, vị
phu quân của
Mẹ,
thấy
Mẹ
Maria ở
nơi
một
linh hồn
nào, thì Ngài mau mắn
đến
đó,
hoàn toàn chiếm
lấy
nó. Chính Ngài quảng
đại
ban mình cho linh hồn
đó
tùy theo cách thức
họ
đối
xửù
với
vị
hôn thê của
Ngài. Một
trong những
lý do chính cho thấy
tại
sao Thánh Linh không thực
hiện
những
kỳ
công cả
thể
nơi
các linh hồn
là vì Ngài không thấy
họ
liên kết
chặt
chẽ
cho đủ
với
vị
hôn thê thủy
chung bất
khả
tách biệt
của
Ngài. Tôi nói rằng
“vị
hôn thê bất
khả
tách biệt”,
vì từ
giây phút tình yêu chính thực
của
Cha và Con kết
hôn với
Mẹ
Maria để
hình thành Chúa Giêsu là
đầu
của
thành phần
được
tuyển
chọn
thì Ngài không bao giờ
chối
bỏ
Mẹ,
vì Mẹ
hằng
thủy
chung và dồi
dào sinh lực.
(còn tiếp)
Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ
Bản Dịch của
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
Chương I
2. Hội Đồng Giám Mục (26-28)
(
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Viếng Thăm Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Và Công Tác Cứu Trợ Lũ Lụt Tin Đặc Biệt của Liên Đoàn
Atlanta, Georgia (12-1-2008) -- Linh mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, đã rời Hoa Kỳ về Việt Nam vào ngày 1 tháng 1, 2008 để trước hết đến chào thăm và chúc mừng tân Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cũng như tìm hiểu tình hình sinh hoạt thực tế trong Giáo Hội Việt Nam, và tham gia công tác cứu trợ nhân đạo lũ lụt do Liên Đoàn phát động trong mấy tháng qua. Sau đây là các chi tiết.
Ngày 3/1 tại Hà Nội:
Đến Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, đặt tại 40 Phố Nhà Chung, vào rạng sáng ngày 3 tháng 1, sau khi nghỉ ngơi được khoảng 3 tiếng, Chủ Tịch Liên Đoàn (CTLĐ) đã tham dự Thánh Lễ tại nhà nguyện riêng, do Đức TGM Ngô Quang Kiệt chủ tế cùng với Linh Mục Đoàn trong giáo phận, đang về tham dự tĩnh tâm hàng tháng tại Tòa Tổng Giám Mục. Đức Tổng đã nồng nhiệt giới thiệu CTLĐ với Linh Mục Đoàn, khoảng 70 vị đang phục vụ trong Tổng Giáo Phận.
Lúc 10g15 sáng, nói chuyện với quý Cha trong giáo phận. CTLĐ trước hết chúc mừng Đức Tổng Kiệt trong vai trò Tổng Thư Ký Ban Thường Vụ HĐGM VN, sau đó CTLĐ đã chia sẻ với quý Cha Linh Mục Đoàn về lịch sử, tổ chức và những chương trình sinh hoạt của Liên Đoàn tại Hoa Kỳ.
Lúc 6:30pm chiều, CTLĐ đã đến thăm và chia sẻ vài kinh nghiệm cá nhân về học hành, cũng như giới thiệu tổ chức, và những sinh hoạt của Liên Đoàn với các Thầy thuộc Đại Chủng Viện Giuse.
Ngày 4/1:
Dâng Thánh Lễ lúc 5am sáng cho các Thầy Đại Chủng Sinh theo lời mời. Ban Giám Đốc và 144 thầy hiện đang theo học đã tham dự đông đủ.
Sau buổi ăn sáng, CTLĐ tháp tùng Đức Tổng đi Hà Tây, tham dự Lễ Đặt Viên Đá nhà thờ Xóm Thượng. Đây là xóm toàn tòng trên 1,700 hộ, thật nghèo về vật chất nhưng tinh thần yêu Chúa, mộ đạo thì thật giàu có! Giáo dân túa ra đường đón tiếp Đức Tổng Kiệt thật đông đảo, náo nhiệt. Cảm động khi nhìn thấy những cụ ông, cụ bà đầu bạc, lưng còm, áo quần bạc phết, vá víu tứ tung... và cả những trung niên, thanh thiếu niên lệ rơi nhạt nhòa... khi nhìn thấy Đức Tổng Kiệt. Họ quá vui sướng khi trông thấy vị chủ chăn của họ!
Được biết, Đức Tổng tuy mới ở đây có khoảng 4 năm, nhưng rất được quý Linh Mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân trong giáo phận thật lòng quý mến và yêu thương, vì cuộc sống đạo đức, tác phong hòa đồng, phong cách giản dị và nhất là tình yêu bao la của ngài dành cho họ.
Sau khi rời Xóm Thượng, Đức Tổng đã dẫn CTLĐ đi xem công trình xây cất Đại Chủng Viện ở Cổ Nhuế. Hy vọng vào tháng 3 này sẽ khánh thành... Đức Tổng cho biết, đào tạo nhân sự để phục vụ ơn gọi rất cần thiết, là mối ưu tư hàng đầu của ngài. Hiện cơ sở tại chủng viện Thánh Giuse quá chật hẹp, xuống cấp, không có đủ điều kiện để phục vụ cho hơn 250 Thầy từ các nơi về học.
Vào buổi chiều: CTLĐ sang thăm xã giao Cha Lương, Chính Xứ nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, và dâng thánh lễ cho dân chúng.
Buổi tối: CTLĐ cùng với các chủng sinh, nữ tu và giáo dân ra cầu nguyện trước cổng Toà Khâm Sứ, chính là nơi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng đến thị sát buổi sáng ngày 30 tháng 12 trước đó. Trong rét lạnh của mùa đông, những ngọn nến được thắp lên để trước cổng, như hâm nóng lời kinh nguyện tha thiết cầu xin Tòa Khâm Sứ sớm được giao hoàn theo ý của HĐGM VN.
Ngày 5/1:
CTLĐ đồng tế với Đức Tổng và được mời chia sẻ tin mừng trong thánh lễ 5 giờ sáng tại Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội. Sau đó đi tham quan cơ sở Dòng, thấy các sơ và các em thỉnh tu sống thật nghèo nàn và thiếu thốn mọi bề mà tội nghiệp.
Buổi trưa: đến thăm viếng nơi hành hương Thánh Tùy, đây là trung tâm hành hương của miền Bắc, dự kiến mỗi ngày sẽ lớn mạnh hơn. Hiện nay, đang lôi cuốn khách ngoại quốc, lẫn khách trong nước về hành hương hàng năm.
Trong những ngày ở Hà Nội, Đức Tổng Kiệt đã tiếp đón thật niềm nở và thân tình. Đức Tổng, và các Linh Mục trong Hội Đồng Linh Mục Địa Phận, cũng đã cho biết thêm tình hình sinh hoạt chung của giáo phận. Mối ưu tư hàng đầu của các ngài là việc đầu tư và đào tạo nhân sự cho Giáo Hội, như đã đề cập ở trên.
Đức Tổng cũng đã chia sẻ tình hình Tòa Khâm Sứ. Ngài cũng cám ơn sự hiện diện đặc biệt của CTLĐ trong thời điểm này, nói lên sự Hiệp Thông không chỉ trong lời nói, mà còn thể hiện trong hành động cụ thể! Đức Tổng cho biết, trong mọi việc ngài luôn luôn theo đường lối của Giáo Hội đã đề ra: Đối thoại trong ôn hòa, tôn trọng lẫn nhau nhưng luôn luôn cương quyết!
Mọi việc hiện đang diễn ra thật tốt đẹp. Đức Tổng mời gọi mọi người cầu nguyện, hy vọng việc giao hoàn Tòa Khâm Sứ, để HĐGM VN có văn phòng làm việc và tiếp khách, thành hiện thực.
Buổi chiều CTLĐ lưu luyến từ biệt Đức Tổng Kiệt để bay vào Huế tiếp tục chuyến thăm viếng.
Ngày 6/1 tại Huế:
Lúc 9 giờ sáng, CTLĐ đã đến Tòa Tổng Giám Mục, đặt tại số 6 Nguyễn Trường Tộ, thăm viếng Đức Tổng Giám Mục Huế Nguyễn Như Thể.
Trong ba tiếng đồng hồ sau đó, Đức Tổng Thể, đã chia sẻ tình hình địa phận, các sinh hoạt, chương trình mục vụ, các mối ưu tư của vị Chủ Chăn ở miền Trung đất nước. Ngài cho biết, kể từ mùa Vọng, các giáo xứ đã dần dần học hỏi thư Chung mới đây của HĐGM VN đưa ra, nhấn mạnh đến việc gây, sống ý thức về giáo dục Công Giáo trong gia đình và trong các hội đoàn.
Đức Tổng xót xa cho biết, vì nghèo khổ, nên 'chất xám' của địa phận cứ lần lượt chảy vào miền Nam. Miền Trung vốn đã nghèo về vật chất lại khốn khó hơn về tinh thần và kiến thức.
Được hỏi Liên Đoàn có thể giúp ích gì cho miền Trung, ngài cho biết xin cố gắng cộng tác và hỗ trợ nhân sự và tài chánh trong việc đào tạo và huấn luyện nhân sự cho Giáo Hội ở miền Trung. Giống như miền Bắc, vấn đề đào tạo nhân sự cũng là vấn đề chính, Đức Tổng Thể quan tâm hàng đầu.
Sau khi dùng cơm trưa với Đức Tổng và với vài Cha trong Toà Tổng, CTLĐ đã gặp riêng Cha Dương Quỳnh, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ, và được ngài cho biết thêm về tình hình sinh hoạt các phong trào, đoàn thể, cũng như các nhu cầu của giáo phận. Ngài đã thay mặt Đức Tổng dẫn đi xem và giới thiệu Trung Tâm, cũng như các sinh hoạt diễn ra tại trung tâm.
Ngày 7/1:
CTLĐ đã theo phái đoàn đi cứu trợ bão lụt tại xã Lộc Điền, Huế. Đây là nơi nghèo nàn nhất, thuộc vùng trũng, nằm trong sâu, xa của miền Trung. Năm nào vùng này cũng bị nước vào... ngâm dân chúng. Thật đáng thương!
Phái đoàn do Liên Đoàn cộng tác với các Linh Mục, giáo chức, Hội Hồng Thập Tự, và các bác sĩ tại địa phương đi cứu trợ. Ngoài việc nhận các phần quà gạo, mì... dân chúng trong xã được 10 bác sĩ và y tá đi theo khám bệnh và phát thuốc miễn phí. Được biết, đây là một trong 8 cứ điểm nghèo, mà phái đoàn cứu trợ tại Miền Trung được giao cho đến trợ giúp. Buổi chiều cùng ngày, CTLĐ ra sân bay Phú Bài vào Sài Gòn.
Ngày 8/1 tại Sài Gòn:
Lúc 10 giờ 30 sáng, đến Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, đặt tại 180 Nguyễn Đình Chiểu, P6, Q3, gặp gỡ Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Trông ngài vẫn tráng kiện, nhanh nhẹn, vui vẻ, thật đáng mừng - Thấy thì như vậy, nhưng các Cha sau cho biết, Đức Hồng Y lúc này đã có vẻ mệt mỏi vì có tuổi, cũng như quá nhiều việc trong ngoài phải lo toan..., thật tội nghiệp!
Sau khi trò chuyện, ngài mời cùng đi thăm 'Lễ Ra Mắt Nhóm Biên Soạn Từ Vựng Công Giáo'. Từ Vựng Công Giáo là 1 công trình tập thể lâu dài, nhưng rất cần thiết có mặt để giúp cho mọi người hiểu đúng đắn về Công Giáo hơn. Công Trình văn hóa này được Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin HĐGM VN đảm trách, và đã mời LM. Nguyễn Chí Thiết, tại Pháp làm trưởng ban. Dự kiến trong 3 năm sẽ ra mắt, và cứ từ từ hoàn chỉnh và bổ sung thêm.
Sau khi dùng cơm trưa, và nghỉ ngơi tại Tòa Tổng, lúc 3:15pm CTLĐ đã trao đổi thêm với Đức Hồng Y về tình hình sinh hoạt mục vụ của Giáo Phận và Liên Đoàn. Đức Hồng Y cho biết hiện có khoảng 316 Linh Mục Triều, và 262 Linh Mục Dòng phục vụ trong Tổng Giáo Phận. Tuy vậy vẫn còn thiếu so với nhu cầu, vì số nghỉ hưu và qua đời vượt quá số thụ phong. Vấn đề đào tạo nhân sự cho đúng tiêu chuẩn và chất lượng cũng là 1 trong những mối quan tâm hàng đầu của Đức Hồng Y. Đồng thời, các công tác nhân đạo khác, như lo cho các Cha già hưu dưỡng, cho gái lỡ dại, cho người bị khuyết tật, bị nhiễm HIV vào giai đoạn cuối... và những khó khăn về cơ sở chưa được chính quyền các cấp giải quyết thỏa đáng... cũng là mối bận tậm hàng đầu cho Đức Hồng Y.
Tiếp đó, Đức Hồng Y cũng đã mời CTLĐ đi theo ngài đến thăm viếng Trung Tâm Mục Vụ của Giáo Phận, nguyên là cơ sở của Tiểu Chủng Viện cũ, đặt tại Phường Bến Nghé, Quận I. Tại đây, LM Phêrô Nguyễn Khảm, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận, đã được Đức Hồng Y mời chia sẻ thêm chi tiết về tất cả những sinh hoạt, chương trình mục của Giáo Phận cho CTLĐ.
Cha Khảm cho biết, hiện nay, Giáo Phận đang chú trọng tới việc đào tạo và huấn luyện dự tu và giáo dân. Với giáo dân, hiện có các chương trình đào tạo và sinh hoạt thường xuyên như: thánh kinh, thần học, luân lý, phụng vụ... Trung Tâm này cũng còn chịu trách nhiệm lo cho các em Dự Tu, hiện có khoảng 200 em tham gia chương trình này. Thêm vào đó, Trung Tâm cùng hợp tác với Ban Mục Vụ Giáo Phận, cùng cộng tác trong các chương trình Thánh Nhạc, Phụng Vụ, Mục Vụ Gia Đình, đào tạo huấn luyện thành viên Hội Đồng Mục Vụ, giới trẻ (Linh Hoạt Viên, Giáo Lý Viên, Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể ...)
Trung Tâm cũng đang mời gọi trí thức công giáo hợp tác, dịch thuật các tác phẩm ra tiếng Việt, làm giàu thêm kiến thức cho người Công Giáo.
Sau đó, Cha Khảm đã hướng dẫn thăm viếng và giới thiệu 1 vòng Trung Tâm, đi thăm nhà nguyện, nhà Truyền Thống, và nhà lưu niệm các vật dụng của Thánh Tử Đạo.
Lúc 5:30pm bắt đầu buổi cơm chiều tại Trung Tâm với Đức Hồng Y và các Cha đang phục vụ các chương trình khác nhau Trung Tâm. Mãi mê vui vẻ chia sẻ với nhau tại bàn ăn về các sinh hoạt mục vụ, các chương trình dự tính, các ước mơ của giáo phận... cha con chia tay nhau lúc hơn 9 giờ tối! Các Cha cho biết, đây là chuyện lạ! Chưa bao giờ Đức Hồng Y lại hứng thú, chịu ở lại... trễ đến như vậy!
Ngày 9/1:
Lúc 11:00am sáng, CTLĐ đã đến gặp gỡ Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGM VN, Đức Hồng Y và các Đức Giám Mục trong giáo tỉnh về họp. Trong buổi gặp gỡ còn có Cha Nguyễn Ngọc Sơn, Thư Ký HĐGM VN.
Đức Hồng Y đã nồng nhiệt giới thiệu CTLĐ với quý Đức Cha. Trước hết, CTLĐ đã theo ý Đức Hồng Y, trình bày các diễn tiến mới nhất của Tòa Khâm Sứ, những kết quả tốt đẹp có thể sớm đạt được do nỗ lực đối thoại trong ôn hòa, tôn trọng và cương quyết của Đức Tổng Kiệt, cũng như do lời cầu nguyện của toàn thể giáo dân trong và ngoài giáo phận.
Đức Cha nhân tiện cũng cho biết, vào buổi chiều hôm nay, ngài sẽ bay ra Hà Nội, đến với Tổng Kiệt, để bày tỏ tình liên đới và Hiệp Thông.
Kế đó, CTLĐ đã giới thiệu tổ chức và các sinh hoạt cùng với đường hướng của Liên Đoàn. CTLĐ nhấn mạnh đến ước mong luôn được HIỆP NHẤT và HIỆP THÔNG với Giáo Hội Mẹ VN trong các chương trình mục vụ, giáo dục và y tế. Hy vọng rằng qua các việc hỗ trợ và cộng tác chung, Liên Đoàn và Giáo Hội Mẹ có thể làm được nhiều điều tốt đẹp cho người dân.
CTLĐ sau đó, có gặp gỡ riêng với một số Đức Cha, đặc biệt với Đức Cha Nhơn, Chủ Tịch HĐGM VN, với Đức Cha Trinh, Giám Mục Xuân Lộc, Chủ Tịch Ủy Ban Bác Ái & Xã Hội, để bàn thêm các chi tiết hầu thống nhất cách làm việc chung sau này.
Sau đó, CTLĐ còn gặp gỡ riêng với Đức Hồng Y lần cuối cùng, bàn luận thêm với ngài về các chương trình dự kiến trong tương lai. CTLĐ cũng đã chính thức lên tiếng mời Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Nguyễn Khảm cùng đến với Liên Đoàn trong chương trình Hành Hương Mẹ La Vang, kỷ niệm 20 năm các Tổ Tiên Việt Nam được phong Thánh, và mừng lễ Thánh Phêrô & Phaolô Bổn Mạng của Liên Đoàn, từ ngày 19 tới 21 tháng 6, 2008 tới đây tại thủ đô Washington DC. Đức Hồng Y đã hứa sẽ thu xếp đến tham dự.
Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt và Đức Tổng Giám Mục Huế Nguyễn Như Thể, cùng Quý Đức Cha khác đã khen ngợi và đánh giá cao chuyến đi thăm viếng và gặp gỡ trực tiếp này của CTLĐ.
Theo ý các ngài, có đi gặp gỡ trực tiếp và quan sát thực tế như vậy, sẽ thêm phần hiểu biết các vấn đề hàng Giáo Phẩm Việt Nam đang lo lắng quan tâm, cũng như sẽ dễ dàng cảm thông cho những khó khăn, trở ngại... mà lắm khi các đấng phải đối phó trong kiên nhẫn, trong sự hiểu lầm. Và sau cùng chuyến viếng thăm cũng tạo điều kiện dễ dàng cho Liên Đoàn và Giáo Hội VN cùng cộng tác và hỗ trợ với nhau trong các việc chung ở tương lai.
CTLĐ đã ra phi trường và lên máy bay về lại Hoa Kỳ vào khuya ngày 9 rạng ngày 10 tháng 1, 2008, kết thúc chuyến thăm viếng 7 ngày.
Thực hiện: Bản Tin Liên Đoàn Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
|