|
||||
|
||||
THỨ HAI 14/1/2008
Bí Mật
Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thông Báo
Chúa Giêsu Chịu
Phép Rửa
Đức Giáo Hoàng Biển
Đức XVI: Huấn
Từ Nguyện
Kinh Truyền Tin Chúa Nhật
13/1/2008
Anh Chị Em
thân mến!
Với lễ Chúa
Giêsu Chịu Phép Rửa hôm nay, mùa phụng vụ Giáng Sinh đã kết thúc. Con trẻ mà
các Đại Sĩ Chiêm Gia từ Đông phương tới tôn kính ở Bêlem hiến dâng các lễ
vật tiêu biểu của họ, chúng ta thấy giờ đây đã trở thành một người lớn, vào
giây phút Người đã lãnh nhận phép rửa của vị đại tiên tri Gioan ở sông Dược
Đăng (x Mt 3:13). Phúc Âm này ghi nhận rằng khi Chúa Giêsu, sau khi đã lãnh
nhận phép rửa, lên khỏi nước, thì các tầng trời mở ra và Thánh Thần đậu
xuống trên Người như là một con chim câu (x Mt 3:16). Rồi một tiếng từ trời
phán: “Đây là Người Con yêu dấu Ta rất hài lòng về Người” (Mt 3:17).
Đây là lần
xuất hiện đầu tiên sau 30 năm sống ẩn dật ở Nazarét. Các chứng nhân của biến
cố đặc biệt này, ngoài vị Tiền Hô, cón có các môn đệ của ông, mà một số
trong họ từ lúc ấy đã trở thành môn đề của Chúa Kitô (x Jn 1:35-40). Chúng
ta cùng một lúc vừa có cuộc Kitô Hiển và Thần Hiển: Trước hết, Chúa Giêsu tỏ
mình ra như “Đức Kitô”, tiếng Hy Lạp được sử dụng để chuyển dịch từ tiếng Do
Thái “Messiah” nghĩa là “được xức dầu”. Người đã không được xức bằng dầu,
như trường hợp của các vị vua chúa và thượng tế trong Dân Yến Duyên, mà là
Thánh Thần. Đồng thời, cùng với Con Thiên Chúa, cũng xuất hiện các thứ dấu
hiệu Thánh Linh và Cha trên trời.
Việc làm này
có nghĩa là gì, một việc Chúa Giêsu muốn hoàn tất, khi thắng vượt việc kháng
cự c ủa Vị Tẩy Giả, để tuân theo ý Cha của Người (x Mt 3:14-15)? Ý nghĩa
sâu xa sẽ sáng tỏ chỉ ở vào lúc kết thúc biến cố trần gian của Chúa Kitô,
tức là ở vào cuộc tử nạn và phục sinh của Người. Khi lãnh nhận phép rửa của
Thánh Gioan cùng với thành phần tội nhân, Chúa Giêsu bắt đầu mang trên mình
gánh nặng tội lỗi của toàn thể nhân loại, như Chiên Thiên Chúa “xóa tội”
trần gian (x Jn 1:29).
Đây là công
việc Người chỉ đi đến chỗ hoàn tất trên cây thập giá, nơi Người cũng lãnh
nah65n “phép rửa” của Người (x Lk 12:50). Thật vậy, khi chết đi là Người
“dìm” mình trong tình yêu của Cha và tuôn đổ Thần Linh, để những ai tin vào
Người thì được tái sinh từ nguồn mạch vô tận của đời sống mới mẻ và hằng hữu.
Toàn thể sứ vụ của Chúa Giêsu được tóm gọn như thế này: Chúa ta đã nhận lãnh
phép rửa trong Thánh Linh để được giải phóng khỏi tình trạng làm tôi cho sự
chết và “các tầng trời mở ra cho chúng ta”, tức là chúng ta có thể tiến tới
sự sống chân thực và trọn vẹn, một sự sống sẽ “chìm ngập một cách mới mẻ hơn
bao giờ hết vào trong cái vĩ đại của sự hữu, một cái vĩ đại khiến chúng ta
chới với hân hoan” (Spe Salvi, 12 ).
Đó cũng là
những gì xẩy ra cho 13 em bé sơ sinh mà tôi ban bí tích rửa tội cho sáng hôm
nay ở nguyện đường Sistine. Đối với họ cũng như với gia đình của họ thì
chúng ta kêu cầu việc bao che đùm bọc từ mẫu của Mẹ Maria Rất Thánh. Và
chúng ta hãy nguyện cầu cho tất cả mọi người Kitô hữu, để họ hiểu được mỗi
ngày một hơn tặng ân rửa tội và quyết tâm để liên lỉ sống tặng ân này, làm
chứng cho tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/1/2008
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Bản Dịch của
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chương Một:
Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
III. Những
Thành Quả
40. Tu sĩ
Suarez Dòng Tên đạo
hạnh
và trí thức,
thần
học
gia Justus Lipsius đạo
đức
và uyên bác, và nhiều
người
khác đã
chứng
minh một
cách bất
khả
phủ
nhận
được
rằng,
việc
tôn sùng Đức
Bà là những
gì cần
thiết
trong việc
đạt
được
ơn
cứu
độ.
Họ
chứng
tỏ
điều
này theo giáo huấn
của
các vị
Giáo Phụ,
đặc
biệt
là Thánh Âu Quốc
Tinh, Thánh Ephrem, thày phó tế
ở
Edessa, Thánh Cyrilô thành Giêrusalem, Thánh Germanô thành Constantinople,
Thánh Gioan Damasceno, Thánh Anselm, Thánh Benado, Thánh Bernadino, Thánh
Tôma và Thánh Bonaventura. Thậm
chí theo Oecolampadius và những
bình luận
gia khác thì việc
thiếu
tôn kính và mến
yêu Trinh Nữ
Maria là một
dấu
hiệu
chắc
chắn
bị
Chúa phủ
nhận.
Trái lại,
dấu
hiệu
vững
chắc
được
Thiên Chúa ưng
nhận
đó
là việc
trọn
vẹn
và thực
sự
sùng kính Mẹ.
41. Những
mẫu
gương
và những
đoạn
sách Cựu
Ước
và Tân Ước
đều
cho thấy
sự
thật
này, các chủ
trương
và gương
các thánh cũng
xác nhận
điều
ấy,
và lý trí lẫn
kinh nghiệm
cũng
dạy
cho biết
cùng chứng
tỏ
điều
này. Thậm
chí ma quỉ
và các kẻ
theo hắn,
khi phải
đối
diện
với
chứng
cớ
của
sự
thật
ấy,
thường
tỏ
ra bất
đắc
dĩ
phải
công nhận
đúng
là như
thế.
Để
vắn
gọn,
tôi chỉ
xin trích dẫn
một
trong nhiều
đoạn
tôi đã
thu thập
được
từ
các vị
Giáo Phụ
và các vị
Tiến
Sĩ
của
Giáo Hội
đã
tỏ
ra ủng
hộ
sự
thật
này mà thôi. “Ôi
Đức
Trinh Nữ,
tôn sùng Mẹ
là phương
tiện
cứu
độ
Thiên Chúa ban cho những
ai Ngài muốn
cứu
độ”
(Thánh Gioan Đamascênô).
42. Tôi có thể kể nhiều câu truyện để làm chứng về những gì tôi
vừa nói.
(1) Một câu truyện được ghi lại trong cuốn niên ký của Thánh
Phanxicô. Vị thánh này đã thấy, trong lúc ngất trí, một cái thang rất
lớn vươn lên tới trời, có Đức Trinh Nữ đứng ở đầu thang. Ngài đã được
cho biết rằng đấy là cái thang mà tất cả chúng ta cần phải leo lên trời.
(2) Một câu truyện khác liên quan tới cuốn niên ký của Thánh
Đaminh. Gần Carcassonne, nơi Thánh Đaminh đang giảng dạy về Kinh Mân Côi,
có một người lạc đạo bất hạnh bị ám bởi một đám đông ma quỉ. Những thần
dữ này cảm thấy bối rối khi chúng bị Đức Mẹ buộc chúng phải thú ra nhiều
sự thật lớn lao và an ủi liên quan tới việc tôn sùng Mẹ. Chúng đã làm
điều ấy một cách rõ ràng và mạnh mẽ tới độ, dù việc chúng ta tôn sùng
Đức Mẹ có yếu kém đến đâu, chúng ta cũng không thể nào đọc câu truyện
thực sự này mà không ứa nước mắt vui mừng, một câu truyện đám ma quỉ
không muốn tiết lộ liên quan tới việc tôn sùng Đức Mẹ.
(còn tiếp)
Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ
Bản Dịch của
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
Chương I
4. Các Vị Phó Tế (34-35)
(
Để Mừng Kỷ Niệm 60 Năm Bản Tuyên Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (10/12/1948-2008) và 25 Năm Bản Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình của Tòa Thánh (22/10/1983-2008) như được ĐTC nhắc nhắc đến cả hai trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2008, Thời Điểm Maria sẽ trích dịch hai tài liệu quí báu này và những bài vở liên hệ về nhân bản và yêu thương
|