THỨ BA 15/1/2008

 

   TIN Tưởng Giáo Hội  

ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, SDB

"Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hoàn toàn dấn thân

cho Người và tuân  theo ý muốn thần linh của Người".

    CẬY Nhờ Thánh Mẫu  

Thánh Long Mộng Phố

Bí Mật Maria  - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (42-45)

   MẾN Yêu Thánh Thể  

          Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích            

                Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ  (36-38)             

           YÊU Thương Tha Nhân          

  Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình

HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH

 

 

 

 

TIN TƯỞNG GIÁO HỘI

 

 

(Sau đây là Bức Thư hồi âm thành phần trí thức Hồi Giáo,

được ĐTC nhắc nhắc đến 

trong cả bài diễn văn tất niên với Giáo Triều Rôma 21/12/2007

và bài diễn  từ tân niên với Ngoại Giao Đoàn Chư Quốc ngày 7/1/2008)

 

 

"Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hoàn toàn dấn thân cho Người và tuân  theo ý muốn thần linh của Người".

 

ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, SDB

Thư Gửi Hoàng Gia Ghazi Bin Muhammad Bin Talal, 

Chủ Tịch Học Viện Aal Al-Bayt Về Tư Tưởng Hồi Giáo

 

 

Kính Ngài Hoàng Gia,

 

Vào ngày 13/10/2007, một bức thư ngỏ cùng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và những vị lãnh đạo Kitô Giáo khác được ký bởi 138 vị lãnh đạo tín đồ Hồi Giáo, trong đó có Ngài Hoàng Gia. Ngài đã ân cần trao bức thư ấy cho Đức Giám Mục Salim Sayegh, Vị Đại Diện Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem ở Jordan, yêu cầu chuyển bức thư ấy tới Đức Thánh Cha.

 

Đức Giáo Hoàng đã xin tôi chuyển niềm tri ân của mình tới Ngài Hoàng Gia cũng như đến tất cả những ai đã ký tên vào bức thư này. Ngài cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của ngài về cử chỉ ấy, về tinh thần tích cực đã tác động bản văn, cũng như về lời kêu gọi thực hiện cuộc dấn thân chung để cổ võ hòa bình trên thế giới.

 

Cho dù giữa thành phần Kitô hữu và Hồi giáo chúng ta vẫn không thể bỏ qua hay coi thường những khác biệt, chúng ta vẫn có thể và bởi đó cần phải nhắm đến những gì kết hiệp chúng ta lại với nhau, tức là đến niềm tin tưởng vào một vị Thiên Chúa duy nhất, Đấng Hóa Công quan phòng và là Vị Thẩm Phán phổ quát, Đấng vào lúc tận cùng thời gian sẽ đối xử với từng người tùy theo các hành động của họ. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hoàn toàn dấn thân cho Người và tuân  theo ý muốn thần linh của Người.

 

Liên quan tới nội dung của Bức Thông Điệp Deus Caritas Est – Thiên Chúa Là Tình Yêu của mình, Đức Thánh Cha đặc biệt tỏ ra ngạc nhiên khi thấy bức thư này chú trọng tới giới luật lưỡng diện là mến Chúa và yêu người.

 

Như Ngài Hoàng Gia đã biết, khi mở đầu cho Giáo Triều của mình, Đức Giáo Hoàng Biển Đức  XVI đã nói rằng: “Tôi mạnh mẽ tin tưởng rằng chúng ta không được lùi bước trước những áp lực tiêu cực giữa chúng ta, saong cần phải khẳng định những thứ giá trị tương kính, đoàn kết và hòa bình. Sự sống của con người thì linh thánh, đối với cả tín đồ Kitô giáo lẫn Hồi giáo. Có nhiều mục tiêu chúng ta cùng nhau hành động để phục vụ những thứ giá trị luân lý nền tảng này” (Address to Representatives of Some Muslim Communities, Cologne, 20 August 2005). Cái nền tảng chung này giúp chúng ta có được một cứ điểm để đối thoại về việc tôn trọng thực sự phẩm vị của hết mọi con người, về kiến thức khách quan nơi tôn giáo của nhau, về việc chia sẻ cảm nghiệm đạo giáo, và sau hết về việc dấn thân chung để cổ võ niềm tôn trọng và chấp nhận nhau nơi thế hệ trẻ. Đức Giáo Hoàng tin tưởng rằng, một khi đạt được điều ấy thì mới có thể hợp tác một cách hiệu quả nơi những lãnh vực về văn hóa và xã hội, cũng như để cổ võ công lý và hòa bình trong xã hội cũng như trên khắp thế giới.

 

Để khích lệ sáng kiến đáng khen ngợi của quí vị, tôi hân hoan thông báo là Đức Thánh Cha rất sẵn sàng tiếp Ngài Hoàng Gia và một nhóm giới hạn những vị đã ký tên vào bức thư ngỏ, tùy ngài chọn. Đồng thời cũng có thể tổ chức một cuộc họp bắt tay vào việc giữa thành phần đại biểu của ngài và Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Đối Thoại Liên Tôn, với sự hợp tác của một số Giáo Hoàng Học Viện chuyên  môn (chẳng hạn như Giáo Hoàng Học Viện về Những Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi Giáo và Đại Học Đường Gregorian của Tòa Thánh. Những chi tiết chính xác cho những cuộc họp này có thể được quyết định sau, nếu dự án này khả chấp đối với ngài về nguyên tắc.

 

Bản thân tôi cũng lợi  dụng dịp này để lập lại với Ngài Hoàng Gia tấm lòng hết sức trân trọng của tôi.

 

Vatican ngày 19/11/2007

 

Hồng Y Tarcisio Bertone,

Quốc Vụ Khanh

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/roman_curia/secretariat_state/card-bertone/2007/documents/rc_seg-st_20071119_muslim-leaders_en.html

 

  TOP

 

 

 

CẬY NHỜ THÁNH MẪU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

 

Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL


Phần I - Tổng Quan về Việc Thành Thật Sùng Kính Đức Mẹ

 

Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết 

 

III. Nhng Thành Qu

 

42.       Tôi có thể kể nhiều câu truyện để làm chứng về những gì tôi vừa nói.

 

(1)           Một câu truyện được ghi lại trong cuốn niên ký của Thánh Phanxicô. Vị thánh này đã thấy, trong lúc ngất trí, một cái thang rất lớn vươn lên tới trời, có Đức Trinh Nữ đứng ở đầu thang. Ngài đã được cho biết rằng đấy là cái thang mà tất cả chúng ta cần phải leo lên trời.

(2)           Một câu truyện khác liên quan tới cuốn niên ký của Thánh Đaminh. Gần Carcassonne, nơi Thánh Đaminh đang giảng dạy về Kinh Mân Côi, có một người lạc đạo bất hạnh bị ám bởi một đám đông ma quỉ. Những thần dữ này cảm thấy bối rối khi chúng bị Đức Mẹ buộc chúng phải thú ra nhiều sự thật lớn lao và an ủi liên quan tới việc tôn sùng Mẹ. Chúng đã làm điều ấy một cách rõ ràng và mạnh mẽ tới độ, dù việc chúng ta tôn sùng Đức Mẹ có yếu kém đến đâu, chúng ta cũng không thể nào đọc câu truyện thực sự này mà không ứa nước mắt vui mừng, một câu truyện đám ma quỉ không muốn tiết lộ liên quan tới việc tôn sùng Đức Mẹ.

43.          Nếu việc tôn sùng Đức Trinh Nữ là những gì cần thiết đối với tất cả mọi người chỉ vì họ muốn đạt đến ơn cứu độ của họ, thì lại càng cần hơn nữa cho những ai được kêu gọi nên trọn lành một cách đặc biệt. Tôi không tin rằng bất cứ người nào cũng có thể đạt được mối hiệp nhất thân tình với Chúa Kitô, và hoàn toàn trung thành với Thánh Linh, mà lại không liên kết rất chặt chẽ với vị Rất Thánh Trinh Nữ này, và không hoàn toàn lệ thuộc vào sự phù trợ của Mẹ.

 

44.          Một mình Mẹ Maria là người được ân sủng trước nhan Thiên Chúa mà không cần bất cứ một tạo vật nào khác giúp đỡ. Từ đó, tất cả những ai được ân sủng trước nhan Thiên Chúa đều nhờ Mẹ mà có. Mẹ là người đầy ân sủng khi Mẹ được Tổng Thần Gabiên chào kính, và được đầy ân sủng tới độ tràn lan nhờ Thánh Linh bao trùm Mẹ cách lạ lùng như vậy. Ngày qua ngày, từng phút từng giây, Mẹ đã gia tăng tình trạng tràn đầy gấp đôi này, cho tới độ Mẹ đã chiếm đạt được một mức độ ân sủng bao la không thể nào tưởng tượng nổi. Cho tới độ Đấng Toàn Năng đã làm cho Mẹ trở thành một quản gia duy nhất trông coi các kho báu của Ngài, và là vị phân phát duy nhất cho các ân sủng của Ngài. Giờ đây, Mẹ có thể làm cho nên cao cả, làm thăng hoa và làm trở thành phong phú tất cả những ai được Mẹ chọn lựa. Mẹ có thể dẫn dắt họ theo con đường hẹp về trời, và hướng dẫn họ qua cửa hẹp mà vào sự sống. Mẹ có thể ban vương tòa, vương trượng và vương miện cho những ai Mẹ muốn. Chúa Giêsu mãi là và ở đâu cũng là Con của Mẹ Maria, và Mẹ Maria ở đâu cũng là một cây đích thực trổ sinh Trái sự sống, một Người Mẹ thực sự sinh ra Người Con này.

 

45.          Thiên Chúa chỉ ban cho một mình Mẹ Maria chìa khóa hầm rượu yêu thương thần linh cùng với khả năng để có thể tiến vào những con đường trọn lành cao quí nhất và thần bí nhất, và dẫn những người khác đi theo những con đường ấy. Chỉ có một mình Mẹ Maria mới có thể làm cho thành phần con cái bất hạnh của một Evà bất trung tiến được vào địa đường trần thế là nơi họ có thể bước đi một cách đẹp lòng Thiên Chúa, và được nương náu một cách an toàn cho khỏi các kẻ thù địch của họ. Ở đó, họ có thể ăn hoa quả ngon lành của cây sự sống và cây biết lành biết dữ mà không sợ bị chết chóc. Họ có thể uống no thỏa những thứ nước thiên đình từ một nguồn mạch tốt đẹp tuôn chảy một cách tràn lan như thế. Vì chính Mẹ là địa đường trần thế này, một mảnh đất khiết trinh và ân phúc Adong và Evà đã bị tống khứ, mà Mẹ chỉ cho những ai được Mẹ chọn lựa vào lãnh giới của Mẹ, để Mẹ làm cho họ trở thành những vị thánh.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

 

MẾN YÊU THÁNH THỂ

 

 

Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ


 
 
Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích

 

Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html

 

Chương II

Việc Kitô Hữu Giáo Dân Tham Dự Vào Việc Cử Hành Thánh Thể

 

1. Việc Tham Dự Chủ Động Và Ý Thức (36-42)


36. Việc cử hành Thánh Lễ, một tác động của cả Chúa Kitô lẫn Giáo Hội, là tâm điểm của toàn thể đời sống Kitô giáo đối với Giáo Hội hoàn vũ cũng như đối với Giáo Hội riêng, và đối với cả mỗi tín hữu (87), những liên hệ được tham dự “một cách khác nhau theo tính cách đa dạng của cấp trật, thừa tác vụ và chủ động tham phần” (88). Nhờ đó, dân Kitô giáo, “một giòng dõi được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, một dân tộc thánh thiện, một dân riêng của Chúa” (89), bộc lộ cho thấy cái cấp độ có tính cách liên kết và theo phẩm trật của mình” (90). “Vì chức linh mục chung của tín hữu và Chức Linh Mục thừa tác hay phẩm trật, mặc dù khác nhau theo yếu tính, chứ không phải chỉ ở cấp độ, đều hướng về nhau, bởi cả hai, theo cách thức riêng của mình, đều tham dự vào Thiên Chức Linh Mục duy nhất của Chúa Kitô” (91).


37.     Tất cả mọi tín hữu của Chúa Kitô, được giả thoát khỏi tội lỗi và được tháp nhập vào Giáo Hội nhờ Phép Rửa, đều được, qua tính chất bí tích, thừa ủy nhiệm cho việc thực hiện vấn đề tôn thờ của Kitô giáo (92), để nhờ chức tư tế vương giả của họ, khi họ kiên trì nguyện cầu và chúc tụng Thiên Chúa (94), họ có thể hiến dâng chính bản thân họ như là một của lễ hy sinh sống động thánh hảo đáng được Thiên Chúa chấp nhận và chứng thực cho những người khác thấy bằng các việc làm của họ (95), khi làm chứng cho Chúa Kitô trên khắp thế giới và trả lời cho những ai thắc mắc về niềm hy vọng nơi họ liên quan đến sự sống đời đời (96). Bởi thế mà cả việc tham dự của thành phần tín hữu giáo dân vào Thánh Thể cũng như vào các việc cử hành khác nơi các lễ nghi của Giáo Hội không thể nào chỉ ở chỗ hiện diện, lại càng không thể ở chỗ thụ động, mà phải được coi như việc thực hành đức tin và phẩm vị phép rửa.


38.     Giáo huấn liên tục của Giáo Hội về bản tính của Thánh Thể không phải chỉ là một bữa ăn mà còn là và nhất là một Hy Tế cần phải được hiểu cho xác đáng là một trong những yếu tố chính yếu đối với việc tham dự trọn vẹn của tất cả mọi tín hữu vào một Bí Tích hết sức cao cả như vậy (97). Vì nếu “tước lột đi ý nghĩa hy tế của mình, thì ý nghĩa và giá trị của mầu nhiệm này chỉ được hiểu theo ý nghĩa và giá trị của một thứ tiệc tùng huynh đệ vậy thôi” (98)


39.     Để cổ võ và làm sáng tỏ việc chủ động tham dự, việc canh tân trước đây của các sách phụng vụ theo chiều hướng của Công Đồng Chung Vaticanô II đã đề ra những câu hô của cộng đồng, những lời đối đáp, bài thánh vịnh, những câu đáp ca, và những bài ca vịnh, cũng như những tác động hay chuyển động và cử chỉ, cùng kêu gọi giữ thinh lặng thánh vào những lúc thích hợp, đồng thời cũng có những mục cho cả phần vụ của giáo dân nữa (99). Ngoài ra cũng có cả tính cách linh động giành cho việc sáng tạo thích hợp, theo các qui tắc phụng vụ qui định, nhắm đến chỗ giúp cho mỗi một việc cử hành được ứng thuận với các nhu cầu của thành phần tham dự, với việc ý thức của họ, với tình trạng cởi mở nội tâm của họ và với các tặng ân của họ. Nơi những bài hát, những điệu nhạc, việc chọn lựa những kinh nguyện và bài đọc, việc giảng giải, việc soạn dọn lời nguyện giáo dân, những lời nhắn nhủ ngoại lệ tùy dịp, và việc trang hoàng Thánh Đường theo các mùa phụng vụ khác nhau, là những cơ hội tốt để giúp cho mỗi một việc cử hành những gì khác biệt thật sự làm phong phú cho truyền thống phụng vụ, nhờ đó, hợp với những đòi hỏi của mục vụ, việc cử hành sẽ được từ từ thấm đẫm những tính chất đặc biệt giúp cho tham dự viên dễ cầm trí. Chưa hết, cần phải nhớ rằng năng lực của những việc cử hành phụng vụ không phải là ở tại chỗ thường xuyên thay đổi các thứ lễ nghi, mà là ở chỗ đào sâu lời Chúa cũng như vào mầu nhiệm đang được cử hành (100).

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

YÊU THƯƠNG THA NHÂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                            

Để Mừng Kỷ Niệm

60 Năm Bản Tuyên Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (10/12/1948-2008)

25 Năm Bản Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình của Tòa Thánh (22/10/1983-2008) Thời Điểm Maria sẽ trích dịch hai tài liệu quí báu này

và những bài vở liên hệ về nhân bản và yêu thương

 

HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH

 Được Tòa Thánh gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay 22/10/1983 

Lời Mở Đầu

 

Xét rằng:

 

A.            Các quyền lợi của con người, cho dù chúng được diễn tả như là quyền lợi của cá nhân, có một chiều kích xã hội sâu xa là chiều kích được thể hiện một cách bẩm sinh và trọng yếu nơi gia đình (x. "Rerum novarum", no. 9; "Gaudium et spes", no. 24.);

 

B.            Gia đình được đặt nền tảng trên hôn nhân là cuộc hợp nhất thân mật của một đời sống hỗ tương giữa một người nam và một người nữ, một cuộc hợp nhất được làm nên bởi việc tự nguyện giao kết, bởi việc công khai thể hiện mối liên kết hôn nhân bất khả phân ly, và bởi việc hướng về vấn đề truyền đạt sự sống (x. "Pacem in terris", Part 1; "Gaudium et spes", nos. 48 and 50; "Familiaris consortio", no. 19; "Codex Iuris Canonici", no. 1056);

 

C.            Hôn nhân là cơ cấu tự nhiên duy nhất được ký thác cho sứ vụ truyền đạt sự sống (x. "Gaudium et spes", no. 50; "Humanae vitae", no. 12; "Familiaris consortio", no. 28);

 

D.            Gia đình, một xã hội tự nhiên, hiện hữu trước Quốc Gia hay bất cứ cộng đồng nào khác, có những quyền hạn cố hữu bất khả chuyển nhượng (x. "Rerum novarum", nos. 9 and 10; "Familiaris consortio", no. 45);

 

E.             Gia đình, không phải chỉ là một đơn vị thuần pháp lý, xã hội và kinh tế, mà là một cộng đồng yêu thương và đoàn kết, một cộng đồng xứng hợp chuyên biệt để dạy dỗ và truyền đạt những giá trị về văn hóa, chủng tộc, xã hội, thiêng liêng và tôn giáo, thiết yếu cho việc phát triển và phúc hạnh của phần tử gia đình mình cũng như của xã hội (x. "Familiaris consortio", no. 43);

 

F.             Gia đình là nơi các thế hệ khác nhau gặp nhau và giúp nhau phát triển theo tầm mức khôn ngoan nhân bản và hòa hợp quyền lợi của cá nhân với các đòi hỏi khác của đời sống xã hội (x. "Gaudium et spes", no. 52; "Familiaris consortio", no. 21);

 

G.            Gia đình và xã hội, những gì liên hệ với nhau bởi những mối giây quan thiết và theo cơ cấu, có phận sự bổ túc nhau để bênh vực và phát triển thiện ích của mọi người và của nhân loại (x. "Gaudium et spes", no. 52; "Familiaris consortio", nos. 42 and 45);

 

H.            Kinh nghiệm của các nền văn hóa khác nhau suốt giòng lịch sử cho thấy xã hội cần phải nhìn nhận và bênh vực cơ cấu gia đình;

 

I.              Xã hội,  và nhất là Quốc Gia và các Tổ Chức Quốc Tế, cần phải bảo vệ gia đình bằng các biện pháp có tính cách chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý, nhằm củng cố mối hiệp nhất và bền vững của gia đình nhờ đó gia đình có thể thi hành phận sự đặc biệt của mình (x. "Familiaris consortio", no. 45);

 

J.             Các quyền lợi, các thứ nhu cầu trọng yếu, tình trạng phúc hạnh và những giá trị của gia đình, cho dù đang được bảo toàn mỗi ngày một hơn ở một số trường hợp, cũng thường bị bỏ qua và không phải là hiếm thấy xẩy ra trường hợp bị các thứ luật lệ, cơ cấu và chương trình kinh tế xã hội làm suy yếu đi (x. "Familiaris consortio", nos. 46);

 

K.            Nhiều gia đình bị bắt buộc phải sống trong những hoàn cảnh nghèo khổ làm cho họ không thể thi hành vai trò của họ một cách xứng đáng (x. "Familiaris consortio", nos. 6 and 77);

 

L.             Giáo Hội Công giáo, ý thức được sự thiện hảo của con người, của xã hội và của chính Giáo Hội qua đường lối gia đình, đã luôn coi gia đình là một phần trong sứ vụ của Giáo Hội trong việc loan báo cho tất cả mọi người biết dự án của Thiên Chúa được in ấn nơi bản tính con người liên quan tới hôn nhân và gia đình, để cổ võ và bênh vực hai cơ cấu ấy đối với tất cả những ai phạm đến chúng (x. "Familiaris consortio", nos. 3 and 46);

 

M.           Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới năm 1980 đã minh nhiên đề nghị phác họa một Bản Hiến Chương về Quyền Lợi của Gia Đình và phổ biến cho tất cả những ai liên hệ (x. "Familiaris consortio", no. 46);

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ