|
||||
|
||||
THỨ
TƯ 16/1/2008
ĐTC Biển Đức
XVI
Thánh Đại Giáo Phụ Âu Quốc Tinh
Bí Mật
Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC
QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH
Thánh Đại Giáo Phụ Âu Quốc Tinh
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:
Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 9/1/2008
Bài Giáo Lý 63 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh chị em
thân mến,
Sau những ngày
mừng Lễ Giáng Sinh tôi xin trở lại với những bài suy niệm về các Vị Giáo Phụ
và hôm nay nói về vị Giáo Phụ cả thể nhất của Giáo Hội Latinh, đó là Thánh
Âu Quốc Tinh: một con người hăng say và tin tưởng, một con người rất thông
minh và đầy nhiệt tình mục vụ. Vị đại thánh và tiến sĩ của Giáo Hội này
thường nổi tiếng, ít là về tên tuổi, ngay cả bởi những người coi thường Kitô
Giáo, hay bởi những người ít quen thuộc với Kitô Giáo, vì ngài đã sâu xa
ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của thế giới Tây phương, và của thế giới nói
chung.
Vì tầm quan
trọng phi thường của mình, Thánh Âu Quốc Tinh đã gây một ảnh hưởng khổng lố,
lớn lao đến nỗi có thể nói, một đàng, tất cả mọi đường nẻo văn chương Latinh
Kitô Giáo đều dẫn tới Hippo (ngày nay là Annaba, ở miền duyên hải xứ
Algeria), nơi ngài làm giám mục, đàng khác, từ tỉnh lỵ này của Phi Châu Rôma,
nơi Thánh Âu Quốc Tinh làm giám mục từ năm 395 đến 430, đã tuôn ra nhiều nẻo
đường của tương lai Kitô Giáo cũng như của chính văn hóa Tây Phương.
Ít khi nào
thấy một nền văn hóa đã gặp gỡ một nhân vật quá vĩ đại đến nỗi có khả năng
bao gồm những thứ giá trị của nó cũng như có khả năng truyền bá sự phong phú
nội tại của nó, khi hình thành những ý nghĩ cùng với các phương pháp giúp
vào việc dinh dưỡng các thế hệ mai hậu, như Đức Phaolô VI cũng đã nhấn mạnh:
“Người ta có thể nói là tất cả mọi thứ triết lý cổ thời đều qui tụ lại nơi
công cuộc của ngài, và từ đó xuất phát ra những luồng tư tưởng thấm đẫm
truyền thống tín lý của các thế kỷ về sau” (AAS, 62, 1970, trang 426).
Ngoài ra,
Thánh Âu Quốc Tinh là vị Giáo Phụ của Hội Thánh đã để lại số lượng tác phẩm
nhiều nhất. Tiểu sử gia của ngài là Possidius nói rằng: hầu như không thể
nào mà một người có thể viết quá nhiều trong đời sống của mình như thế.
Chúng ta sẽ nói về các tác phẩm khác nhau của ngài trong một buổi khác sau
này. Hôm nay, chúng ta tập trung vào đời sống của ngài, một đời sống chúng
ta có thể tái cấu trúc theo các tác phẩm của ngài, nhất là từ cuốn “Tự Thú”,
một tác phẩm tự thuật về mặt thiêng liêng nổi bật của ngài được viết để
chuúc tụng ngợi khen Thiên C húa và là tác phẩm phổ biến nhất của ngài.
Chính vì chú
trọng tới tính chất nội tâm và tâm lý mà cuốn “Tự Thú” của Thánh Âu Quốc
Tinh mới là một mô thức đặc thù n ơi văn chương Tây phương lẫn ngoài Tây
phương, thậm chí bao gồm cả văn chương vô đạo, ngay cả tới thời đại tân
tiến ngày nay. Vấn đề tập trung vào đời sống thiêng liêng, vào mầu nhiệm về
bản thân mình, vào mầu nhiệm của Thiên Chúa â 3n nấp trong bản thân mình,
là một điều phi thường vô tiền, và vẫn còn có thể nói là “tột đỉnh” về
phương diện tâm linh.
Thế nhưng, trở
lại với đời sống của ngài, Thánh Âu Quốc Tinh được sinh ra tại Tagaste – tại
một địa hạt thuộc đế quốc Rôma ở Phi Châu – vào ngày 13/11/354, con của ông
Patrick, một người ngoại sau trở thành một người dự tòng, và bà Monica, một
Kitô hữu nhiệt thành. Người phụ nữ nhiệt thành này, được tôn kính như một vị
thánh, đã ảnh hưởng rất nhiều nơi người con trai của bà và đã giáo dục người
con này theo niềm tin Kitô Giáo. Thánh Âu Quốc Tinh cũng đã lãnh nhận muối,
như dấu hiệu đón nhận vào thành [hần dự tòng. Ngài bao giờ cũng cảm thấy bị
thu hút bởi hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô; ngài nói rằng ngài đã luôn luôn
mến yêu Chúa Giêsu, thế nhưng càng lớn ngài càng xa lìa đức tin và việc thực
hành của Giáo Hội, như vẫn thường xẩy ra cho nhiều giới trẻ ngày nay.
Thánh Âu Quốc
Tinh cũng có một người anh em là Navigius, và một người chị em mà chúng ta
không biết tên, và là người khi góa bụa đã làm đầu của một nữ đan viện.
Thánh Âu Quốc
Tinh có một trí thông minh sắc sảo và được giáo dục tốt đẹp, mặc dù ngài
không phải lúc nào cũng là một học sinh gương mẫu. Ngài đã học văn phạm, đầu
tiên ở tỉnh nhà của mình rồi ở Madaurus, và bắt đầu vào năm 370 ngài đã lấy
môn ngữ học ở Carthage, thủ đô của đế quốc Rôma ở Phi Châu. Ngài đã thông
thạo tiếng Latinh, nhưng không bằng tiếng Hy Lạp hay Punic, ngôn ngữ người
đồng hương của ngài.
Chính ở
Carthge ngài đã đọc cuốn “Hortesius” lần đầu tiên, một tác phẩm của Cicero –
sau này bị thất lạc – và là cuốn sách khiến ngài bắt đầu con đường hoán cải.
Cuốn sách này khơi lên trong ngài một lòng mến yêu sự khôn ngoan, như được
ngài xác nhận trong các bản văn là giám mục của mình trong cuốn “Tự Thú”:
“Cuốn sách này đã làm thay đổi cảm thức của tôi” sâu mạnh đến nỗi “đột nhiên,
hết mọi thứ hy vọng hão huyền đều chẳng còn là gì đối với tôi nữa, và tôi
ước mong được đức khôn ngoan bất tử bằng một nhiệt tình không thể nào tưởng
tưởng nổi nơi tôi” (III, 4, 7).
Thế nhưng, vì
ngài tin tưởng rằng nếu không có Chúa Giêsu thì cũng không thể nào thực sự
tìm thấy được chân lý, và vì trong cuốn sách đó thiếu mất tên tuổi của ngài
nên ngài liền tìm đọc Thánh Kinh, Sách Thánh. Song ngài đã cảm thấy chán
nản. Chẳng những bản dịch Latinh Thánh Kinh không đầy đủ mà còn chính nội
dung của Thánh Kinh cũng dường như không làm cho ngài được thỏa nguyện.
Trong các
tường thuật về chiến tranh cùng với những biến cố khác của con người, ngài
không thể tìm thấy những gì tột đỉnh của triết học, tím thấy ánh rạng ngời
của việc tìm kiếm sự thật của nó. Tuy nhiên, ngài lại không muốn thiếu vắng
Thiên Chúa, và vì thế ngài đã tìm kiếm một tôn giáo ăn khớp với ước muốn sự
thật của ngài cũng như ước mong được sống gần gũi với Chúa Giêsu. (còn
tiếp)
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Bản Dịch của
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chương Một:
Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
III. Những
Thành Quả
46. Tất cả mọi kẻ giầu sang trong quần chúng, nếu sử dụng lời diễn
tả về Thánh Linh của Thánh Bênađô, tất cả mọi thành phần giầu sang trong
quần chúng sẽ thiết tha nhìn lên dung nhan của Mẹ qua mọi thời đại, nhất là
vào lúc thế giới tiến đến ngày cùng tháng tận của nó. Tức là những vị thánh
cao cả nhất, thành phần giầu sang nhất trong ân sủng và nhân đức sẽ là thành
phần chuyên tâm nguyện cầu cùng Rất Thánh Trinh Nữ, biết nhìn lên Mẹ như một
mô phạm tuyệt hảo để noi gương bắt chước và như là một vị phù trì quyền năng
hỗ trợ họ.
47. Tôi đã nói rằng điều này sẽ xẩy ra nhất là vào thời tận thế, mà
thực sự chẳng còn bao lâu nữa, vì Thiên Chúa Toàn Năng cùng với Mẹ của Người
đang làm nổi lên những vị đại thánh, thành phần sẽ trổi vượt về thánh đức,
hơn hầu hết các vị thánh khác, như những cây hương bá Lebanon đối với những
bụi cây thấp bé vậy. Điều này đã được tỏ cho một tâm hồn thánh đức biết, một
tâm hồn có cuộc sống được tác giả M. de Renty ghi lại.
48. Những linh hồn cao cả tràn đầy ân sủng và lòng nhiệt thành này
sẽ được tuyển chọn để chống lại với các kẻ thù của Thiên Chúa, thành phần
đang hoành hành phá hoại ở khắp mọi nơi. Những linh hồn ấy sẽ đặc biệt tôn
sùng Đức Trinh Nữ. Được sáng soi bằng ánh sáng của Mẹ, được kiên cường bằng
lương thực của Mẹ, được hướng dẫn bởi tinh thần của Mẹ, được dìu dắt bởi
cánh tay của Mẹ, được nương náu dưới sự chở che của Mẹ, họ sẽ một tay chiến
đấu và một tay xây dựng. Bằng một tay, họ sẽ chiến đấu, lật đổ và khống chế
thành phần lạc giáo cùng những thứ lạc đạo của họ, những kẻ ly giáo cùng
những thứ ly khai của họ, những kẻ ngẫu tượng cùng những thứ ngẫu tượng của
họ, những kẻ tội lỗi cùng những gian ác của họ. Với tay kia, họ sẽ dựng xây
đền thờ Solomon chân thực và thành đô huyền nhiệm của Thiên Chúa, tức là Đức
Trinh Nữ, vị được các Giáo Phụ Giáo Hội gọi là Đền Thờ Solomon và là Thành
Đô của Thiên Chúa. Bằng lời nói và gương mẫu, họ sẽ lôi kéo tất cả mọi người
đến với lòng thành thực tôn sùng Mẹ, và cho dù điều này có tạo nên đa thù
lắm địch chăng nữa, nó cũng sẽ mang lại nhiều chiến thắng và vinh quang cho
một mình Thiên Chúa. Đó là những gì Thiên Chúa đã tỏ ra cho Thánh Vincent
Ferrer biết, vị tông đồ nổi bật vào thời của ngài, như ngài đã trọn vẹn cho
thấy ở một trong những tác phẩm của ngài.
Điều này
dường như đã được Thánh Linh báo trước trong Thánh Vịnh 58: “Chúa sẽ cai trị
trong nhà Giacóp cho tới tận cùng trái đất. Họ sẽ được hoán cải về đêm, họ
sẽ cảm thấy đói như đám khuyển, và họ sẽ rảo quanh thành phố để kiếm ăn”.
Thành phố mà con người sẽ lang thang vào ngày cùng tháng tận của thế giới
này để tìm cách hoán cải và làm giảm bớt cơn đói công lý đây, đó là Rất
Thánh Trinh Nữ, vị được Thánh Linh gọi là Thành Đô Thiên Chúa.
(còn tiếp)
Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ
Bản Dịch của
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
Chương II 1. Việc Tham Dự Chủ Động Và Ý Thức (36-42)
39. Để cổ võ và làm sáng tỏ việc chủ động tham dự, việc canh tân trước đây của các sách phụng vụ theo chiều hướng của Công Đồng Chung Vaticanô II đã đề ra những câu hô của cộng đồng, những lời đối đáp, bài thánh vịnh, những câu đáp ca, và những bài ca vịnh, cũng như những tác động hay chuyển động và cử chỉ, cùng kêu gọi giữ thinh lặng thánh vào những lúc thích hợp, đồng thời cũng có những mục cho cả phần vụ của giáo dân nữa (99). Ngoài ra cũng có cả tính cách linh động giành cho việc sáng tạo thích hợp, theo các qui tắc phụng vụ qui định, nhắm đến chỗ giúp cho mỗi một việc cử hành được ứng thuận với các nhu cầu của thành phần tham dự, với việc ý thức của họ, với tình trạng cởi mở nội tâm của họ và với các tặng ân của họ. Nơi những bài hát, những điệu nhạc, việc chọn lựa những kinh nguyện và bài đọc, việc giảng giải, việc soạn dọn lời nguyện giáo dân, những lời nhắn nhủ ngoại lệ tùy dịp, và việc trang hoàng Thánh Đường theo các mùa phụng vụ khác nhau, là những cơ hội tốt để giúp cho mỗi một việc cử hành những gì khác biệt thật sự làm phong phú cho truyền thống phụng vụ, nhờ đó, hợp với những đòi hỏi của mục vụ, việc cử hành sẽ được từ từ thấm đẫm những tính chất đặc biệt giúp cho tham dự viên dễ cầm trí. Chưa hết, cần phải nhớ rằng năng lực của những việc cử hành phụng vụ không phải là ở tại chỗ thường xuyên thay đổi các thứ lễ nghi, mà là ở chỗ đào sâu lời Chúa cũng như vào mầu nhiệm đang được cử hành (100).
( còn tiếp)
Để Mừng Kỷ Niệm 60 Năm Bản Tuyên Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (10/12/1948-2008) và 25 Năm Bản Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình của Tòa Thánh (22/10/1983-2008) như được ĐTC nhắc nhắc đến trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2008, Thời Điểm Maria sẽ trích dịch hai tài liệu quí báu này và những bài vở liên hệ về nhân bản và yêu thương HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH Được Tòa Thánh gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay 22/10/1983
Hôn nhân không thể bị kết ước ngoại trừ được đôi phu thê tự nguyện bày tỏ trọn vẹn lòng ưng thuận của họ một cách xứng hợp (x. "Gaudium et spes", no. 52; "Codex Iuris Canonici", no. 1057; "Universal Declaration", nos. 16, 2.).
a) Đối với vai trò truyền thống của các gia đình ở một số nền văn hóa trong việc giúp con cái quyết định, cần phải tránh tất cả mọi áp lực làm ngăn trở việc quyết định chọn người phối ngẫu đặc biệt (x. "Gaudium et spes", no. 52).
b) Những đôi sẽ lấy nhau có quyền tự do tôn giáo. Bởi thế, việc áp đặt như là một điều kiện cần có để thành hôn là phải chối bỏ niềm tin hay tuyên xưng niềm tin là những gì trái với lương tâm, vi phạm đến quyền này (x. "Dignitatis humanae", no. 6).
c) Những người phối ngẫu, theo tính cách bổ túc tự nhiên hiện hữu giữa nam nhân và nữ giới, đều được hưởng cùng một phẩm vị và những quyền tương đương về vấn đề hôn nhân (x. "Gaudium et spes", no. 49; "Familiaris consortio", nos. 19 and 22; "Codex Iuris Canonici", no. 1135; "Universal Declaration", no. 16, 1). Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html
|