|
||||
|
||||
THỨ
NĂM 17/1/2008
ĐTC Biển Đức
XVI
Hoãn chuyến viếng thăm Đại Học Rôma La Sapienza
Bí Mật
Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC
QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH
ĐTC Biển Đức XVI hoãn chuyến viếng thăm Đại Học Rôma La Sapienza
Theo thông báo của văn phòng báo chí Tòa Thánh tối ngày 15/1/2007 thì ĐTC Biển Đức XVI quyết định trì hoãn chuyến viếng thăm Đại Học Rôma La Sapienza để khai mạc năm học mới. Bản thông báo viết như thế này:
“Theo sau những biến cố được phổ biến rộng rãi trong mấy ngày vừa qua liên quan tới việc Đức Thánh Cha viếng thăm Đại Học ‘La Sapienza’ Rôma theo lời mời của vị viện trưởng được ấn định vào ngày Thứ Năm 17/1, thì biến cố này được thấy rằng thích đáng để hoãn lại. Tuy nhiên, ĐTC sẽ gửi bài nói ngài định trình bày”.
Biến cố này xẩy ra là vì có một bản thỉnh nguyện gửi cho vị viện trưởng, với chữ ký của 67 vị giáo sư yêu cầu đình chỉ việc viếng thăm của Đức Thánh Cha, và vì có những phản đối của các nhóm sinh viên vào ngày hôm qua đã trấn đóng ở văn phòng viện trưởng để đòi hỏi quyền được xuống đường trong khuôn viên đại học vào ngày viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Những vị giáo sư ký tên vào bản thỉnh nguyện trích dẫn moat bài nói của ĐHY Ratzinger name 1990, nhất là m ột câu ngài nói vào lúc ấy là “trong thời đại của Galileo Giáo Hội vẫn trung thành với lý trí hơn cả chính Galileo nữa. Bản án chống lại Galileo là những gì hợp lý và chính đáng”. Những nhận định của vị Giáo Hoàng tương lai này, một lời trích dẫn từ một tác phẩm của vị triết gia về khoa học là Paul Feyerabend người Áo, đã được sử dụng trong tương quan của bài nói về cuộc khủng hoảng về niềm tin tưởng vào khoa học, một cuộc khủng hoảng mà ngài đã sử dụng một trường hợp điển hình về việc thay đổi những thái độ đối với vụ Galileo. Thành phần chống đối không đề cập tới chi tiết là ĐHY Ratzinger đã tiếp tục nói rằng ngài không đồng ý với vị triết gia ấy.
Viện trưởng của Đại Học này là Renato Guarini đã cho biết rằng ông đã chờ đợi ĐTC Biển Đức XVI, một thần học gia kiêm giáo sư và là “sứ giả của hòa bình”, để sống “một giây phút văn hóa cao độ” và một “cuộc trao đổi tư tưởng sẽ mang lại hoa trái cho toàn thể cộng đồng đại học đây”.
Nhà toán học kiêm giáo sư ở đại học này là Giorgio Israel, người Do Thái, đã nhận định trong tờ L’Osservatore Romano rằng bài nói 1990 ấy thật ra bênh vực Galileo. ĐHY Ratzinger lúc ấy đã nói rằng: “Đức tin không tăng tiến từ một thứ bất mãn và chối bỏ chủ nghĩa duy lý, mà là từ việc công nhận căn bản về nó”.
Giáo sư Israel đã than tiếc cái mâu thuẫn của những ai chống lại cuộc viếng thăm của Đức Biển Đức XVI, thành phần chủ ý bênh vực tính cách trần thế của khoa học, thế nhưng lại phủ nhận quyền tự do ngôn luận. Bài viết này trong tờ L’Osservatore Romano được phổ biến trước khi Tòa Thánh Vatican tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng sẽ trì hoãn chuyến viếng thăm.
Nhà toán học này viết: “Thật lạ lùng khi những người chấp nhận câu nói của Voltaire như là một khẩu hiệu ‘tôi không đồng ý với anh những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bênh vực cho đến cùng quyền được nói của anh’ lại là những người tự mình chống lại vị Giáo Hoàng bày tỏ một bài nói ở đại học đường Rôma này”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/1/2008 và VIS ngày 16/1/2008
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
IV. Vai trò của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này
49. Việc cứu độ thế giới được bắt đầu nhờ Mẹ Maria thế nào, thì cũng nhờ Mẹ nó được hoàn thành như vậy. Mẹ Maria hiếm khi xuất hiện ở lần đến thứ nhất của Chúa Giêsu Kitô, nhờ đó, con người, vì chưa được hướng dẫn và hiểu biết đầy đủ về bản thân Người Con của Mẹ, mới không bị xa lìa với chính sự thật, bằng việc họ cứ gắn liền với Mẹ. Điều này có thể xẩy ra nếu Mẹ được biết đến, vì những nét duyên dáng lạ lùng Mẹ được Thiên Chúa tô điểm cho, dù chỉ ở dáng dấp bề ngoài của Mẹ. Điều này đúng là như thế, vì Thánh Denis người Areopagite đã nói cho chúng ta biết trong các bản văn của ngài là, khi ngài trông thấy Mẹ thì ngài tưởng Mẹ là một nữ thần, vì vẻ đẹp khôn sánh của Mẹ, nếu đức tin vững chắc của ngài không bảo cho ngài biết rằng không phải như vậy. Thế nhưng, vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria cần phải được nhận biết và cần phải được Thánh Thần công khai tỏ ra cho biết, để nhờ Mẹ Chúa Giêsu được nhận biết, yêu mến và phụng sự. Không còn những lý do khiến Thánh Linh cần phải che dấu vị hôn thê của mình đi trong cuộc sống của Mẹ và tỏ Mẹ ra rất ít, vì việc rao giảng phúc âm thuở ban đầu không còn nữa.
(còn tiếp)
Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ
Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
Chương II 2. Các Thừa Tác Vụ Của Kitô Hữu Giáo Dân Trong Việc Cử Hành Thánh Lễ (43-47)
( còn tiếp)
Để Mừng Kỷ Niệm 60 Năm Bản Tuyên Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (10/12/1948-2008) và 25 Năm Bản Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình của Tòa Thánh (22/10/1983-2008) như được ĐTC nhắc nhắc đến trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2008, Thời Điểm Maria sẽ trích dịch hai tài liệu quí báu này và những bài vở liên hệ về nhân bản và yêu thương HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH Được Tòa Thánh gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay 22/10/1983 Khoản 3
Những người phối ngẫu có quyền bất khả nhượng trong việc thành lập gia đình và quyết định vấn đề thời đoạn sinh sản cùng số con cái sinh ra, hoàn toàn lưu ý tới nhiệm vụ của họ với chính họ, với con cái đã được sinh ra, với gia đình và xã hội, theo mức độ chính đáng về các thứ giá trị và hợp với trật tự khách quan về luân lý bất khả chấp đối với vấn đề sử dụng việc ngừa thai, triệt sản và phá thai (x. "Populorum progressio", no. 37; Gaudium et spes, nos. 50 and 87; Humanae vitae, no. 10; Familiaris consortio, nos. 30 and 46.).
a) Những sinh hoạt của các công quyền cũng như các tổ chức tư hết sức nỗ lực để giới hạn quyền tự do của các đôi phối ngẫu trong việc quyết định con cái của họ là trầm trọng vi phạm tới phẩm giá con người và công lý (x. Familiaris consortio, no. 30.).
b) Nơi mối liên hệ quốc tế, việc viện trợ về kinh tế để phát triển các dân tộc không được đặt điều kiện buộc phải chấp thuận những chương trình ngừa thai, triệt sản hay phá thai (x. Familiaris consortio, no. 30).
c) Gia đình có quyền được xã hội trợ giúp trong việc sinh sản và dưỡng nuôi con cái. Những cặp vợ chồng với gia đình đông con có quyền được trợ giúp thích đáng mà không bị kỳ thị (x. Gaudium et spes, no. 50).
Khoản 4
Cần phải tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ sự sống con người từ lúc mới được thụ thai (x. Gaudium et spes, no. 51; Familiaris consortio, no. 26).
a) Phá thai là trực tiếp vi phạm tới quyền sống trọng yếu của con người (x. Humanae vitae, no. 14; Sacred Congregation for the Doctrine of the Faith, Declaration on Procured Abortion, November 18, 1974; Familiaris consortio, no. 30).
b) Việc tôn trọng phẩm vị con người loại trừ tất cả mọi thứ mạo dụng về thí nghiệm hay khai thác phôi bào con người (x. Pope John Paul II, Address to the Pontifical Academy of Sciences, October 23, 1982) .
c) Tất cả mọi thứ can dự vào vấn đề di giống con người không nhắm tới việc sửa lại những sự bất thường đều vi phạm tới quyền về nguyên tính thể lý và nghịch lại với thiện ích của gia đình.
d) Trẻ em, cả trước và sau khi vào đời, đều có quyền được đặc biệt bảo vệ và trợ giúp, như người mẹ của các em được như thế trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở một thời gian hợp tình hợp lý (x. Universal Declaration, no. 25, 2; Convention on the Rights of the Child, Preamble and no. 4).
e) Tất cả mọi trẻ em, dù được sinh ra trong hay ngoài hôn nhân, đều được xã hội bảo vệ như nhau, vì việc phát triển toàn vẹn con người của các em (x. Universal Declaration, no. 25, 2).
f) Xã hội cần phải đặc biệt bảo vệ những trẻ em mồ côi hay những em bị thiếu hụt sự giúp đỡ của cha mẹ hay của người bảo trợ. Về vấn đề chăm nuôi hay nhận nuôi, Quốc Gia cần phải ban hành luật trợ giúp các gia đình xứng hợp trong vấn đề họ đón nhận vào nhà họ các trẻ em tạm cần hay mãi cần đến việc chăm sóc. Luật lệ này đồng thời cũng cần phải tôn trọng cả quyền hạn tự nhiên của cha mẹ các em nữa (x. Familiaris consortio, no. 41).
g) Trẻ em bị tật nguyền có quyền được hưởng một môi trường sống thích hợp với việc phát triển về nhân bản của các em tại gia đình và học đường (x. Familiaris consortio, no. 77). Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html
|