THỨ BẢY 19/1/2008

 

   TIN Tưởng Giáo Hội  

ĐTC Biển Đức XVI

“Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội”

Triều Kiến Chung Thứ Tư 2/1/2008

    CẬY Nhờ Thánh Mẫu  

Thánh Long Mộng Phố

Bí Mật Maria  - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (51-52)

 Thiên Chúa muốn Mẹ được nhận biết hơn vào các thời buổi sau này

   MẾN Yêu Thánh Thể  

          Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích            

       Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ  (51-56)    

Kinh Nguyện Thánh Thể

           YÊU Thương Tha Nhân          

  Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình

  HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH (6-8)

    Gia đình có quyền tiến bộ, sống đạo và liên hiệp

 

 

 

TIN TƯỞNG GIÁO HỘI

 

 

ĐTC Biển Đức XVI

 

“Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa,

trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội”

 

Triều Kiến Chung Thứ Tư 2/1/2008

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Có một công thức chúc lành rất cổ xưa được thuật lại trong Sách Dân Số là: “Xin Chúa chúc lành cho các người và bảo vệ các người. Xin Chúa tỏ dung nhan của Ngài cho các người thấy và ban thuận lợi cho các người. Xin Chúa đoái nhìn các người và ban cho các người an bình” (6:24-26). Bằng những lời ấy phụng vụ chúng ta đã nghe thấy hôm qua, ngày đầu tiên trong năm, tôi muốn gửi lời chào thân ái đến anh chị em hiện diện nơi đây và những ai trong những ngày thuộc mùa lễ Giáng Sinh này đã bày tỏ cùng tôi lòng họ thiết tha gắn bó thiêng liêng với tôi.

 

Hôm qua chúng ta đã cử hành lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. “Mẹ Thiên Chúa”, “Theotokos”, là một tước hiệu chính thức được qui cho Đức Maria vào thế kỷ thứ 5, thực sự là bởi Công Đồng Chung Êphêsô năm 431, thế nhưng đã được củng cố bởi việc tôn sùng của dân Kitô Giáo từ thế kỷ thứ 3, trong bối cảnh của những cuộc tranh luận xẩy ra vào thời đoạn đó về ngôi vị của Chúa Kitô. Qua tước hiệu này, vấn đề được nhấn mạnh ở chỗ Chúa Kitô là Thiên Chúa và Người thực sự được hạ sinh làm người bởi Mẹ Maria: bởi thế mới bảo tồn được mối hiệp nhất của Người vừa là Thiên Chúa thật và là người thật. Thật vậy, mặc dù cuộc tr anh luận dường như tập trung vào Mẹ Maria, thật ra lại liên quan tới Người Con. Vì muốn bảo toàn nhân tính của Chúa Kitô mà một số vị nghị phụ đã đề nghị một từ ngữ nhẹ nhàng hơn, ở chỗ, thay vì tước hiệu “Theotokos”, các vị đề nghị tước hiệu “Mẹ của Chúa Kitô”: tuy nhiên, tước hiệu này lại được coi như là một thứ đe dọa tới tín lý về mối trọn vẹn hiệp nhất giữa thần tính và nhân  tính của Chúa Kitô. Đó là lý do, sau khi bàn luận rộng rãi trong Công Đồng Chung Êphêsô 431, vấn đề được long trọng khẳng định một đàng về mối hiệp nhất của hai bản tính thần linh và nhân loại nơi ngôi vị của Con Thiên Chúa (cf DS, 250), đàng khác về tính cách hợp tình hớp lý trong việc qui cho Vị Trinh Nữ tước hiệu “Theotokos”, Mẹ Thiên Chúa (DS, 251).

 

Sau công đồng này người ta thấy thực sự bùng lên lòng tôn sùng Thánh Mẫu và nhiều nhà thờ được kiến thiết để dâng kính Mẹ Thiên Chúa. Trong số những thánh đường ấy nổi nhất về tính cách chính yếu của nó là Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma đây. Tín lý liên quan tới Đức Maria, Mẹ Thiên  Chúa, còn được khẳng định lại ở Công Đồng Chung Chalcedon năm 451, một công đồng tuyên bố Chúa Kitô là “Thiên Chúa thật và là người thật […] được hạ sinh cho chúng ta và vì phần rỗi chúng ta bởi Đức Maria, Vị Trinh Nữ và là Mẹ Thiên Chúa, theo nhân tính của Người” (DS, 301). Như đã biết , Công Đồng Chung Vaticanô II đã gom tóm tín lý về Mẹ Maria ở Chương VIII trong hiến chế tín lý về Giáo Hội, “Lumen Gentium”, khi tái khẳng định vai trò làm mẹ thần linh của Mẹ. Chương này có tiêu đề là: “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội”.

 

Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, một tước hiệu sâu xa gắn liền với những cử hành của Lễ Giáng Sinh, vì lý do ấy là danh hiệu chính yếu, chúng ta có thể nói, được cộng đồng tín hữu căn cứ vào đó để luôn tỏ ra tôn kính Vị Trinh Nữ Thánh Đức này. Nó thể hiện rất rõ ràng sứ vụ của Mẹ Maria trong lịch sử cứu rỗi. Tất cả mọi tước hiệu khác qui cho Đức Mẹ đều được căn cứ vào ơn gọi của Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, một con người tạo sinh được Thiên Chúa tuyển chọn để hiện thực dự án cứu độ, một dự án cứu độ mà cốt lõi là đại mầu nhiệm nhập thể của Lời thần linh. Trong những ngày lễ hội này, chúng ta đã trầm lặng chiêm ngắm cảnh trí Giáng Sinh trong máng cỏ. Ở tâm điểm của cảnh tượng này, chúng ta thấy Vị Trinh Mẫu cống hiến Con Trẻ Giêsu cho việc chiêm ngưỡng của những ai đến  tôn thờ Đấng Cứu Thế: thành phần mục đồng, những kẻ nghèo khổ ở Bêlem, thành phần đạo sĩ chiêm gia từ Đông Phương tới.

 

Sau đó, vào ngày lễ Dâng Con, một lễ chúng ta cử hành vào ngày 2/2, còn có cả vị lão thành Simeon và nữ tiên  tri Anna nhận lãnh trong cánh tay của họ từ Người Mẹ này Con Trẻ nhỏ bé ấy để tôn thờ Người. Việc tôn sùng này của dân Kitô Giáo bao giờ cũng coi việc giáng sinh của Chúa Giêsu và vai trò làm mẹ thần linh của Mẹ Maria là hai khía cạnh nơi cùng một mầu nhiệm nhập thể của Lời thần linh, và vì lý do ấy không bao giờ coi Giáng Sinh là một cái gì đó thuộc về quá khứ. Chúng ta là “những người đồng thời” của thành phần mục đồng, của các vị đạo sĩ chiêm gia, của ông Simeon và bà Anna, và khi chúng ta đồng hành với họ, chúng ta được tràn đầy niềm vui, vì Thiên Chúa đã muốn là Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta và Người có một người mẹ cũng là mẹ của cả chúng ta nữa.

 

Từ tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” đã xuất phát ra tất cả những tước hiệu khác được Giáo Hội bày tỏ để tôn kính Mẹ Maria, thế nhưng, tước hiệu này là tước hiệu chính yếu. Chúng ta nghĩ tới đặc ân của “Việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên  Tội”, tức là không bị n hiễm lây tội lỗi ngay từ giây phút Mẹ được thụ thai: Mẹ Maria được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội lỗi vì Mẹ phải trở nên Mẹ của Đấng Cứu Chuộc. Cũng thế đối với tước hiệu “Mông Triệu”, ở chỗ, người hạ sinh Đấng Cứu Thế không thể nào lại bị băng hoại gây ra bởi nguyên tội. Và chúng ta biết rằng tất cả những đặc ân ấy được ban cho Mẹ Maria không phải là để tách xa Mẹ khỏi chúng ta, trái lại, làm cho Mẹ càng gần gũi chúng ta hơn; thật vậy, được hoàn toàn ở với Thiên Chúa, Người Nữ này rất gần gũi với chúng ta và giúp đỡ chúng ta như một người mẹ và người chị. Ngay cả vị thế chuyên biệt và có một không hai của Mẹ Maria trong cộng đồng của tín hữu cũng xuất phát từ ơn gọi nồng cốt Mẹ Đấng Cứu Chuộc này. Chính vì thế mà Mẹ Maria cũng là Mẹ của Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội. Bởi vậy mà ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II, ngày 21/11/1964, Đức Phaolô VI đã long trọng qui cho Mẹ Maria tước hiệu “Mẹ của Giáo Hội”.

 

Chính vì là Mẹ của Giáo Hội mà Vị Trinh Nữ này cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta là các chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Từ trên thánh giá, Chúa Giêsu đã ký thác Người Mẹ này cho một một người môn đệ của Người, và đồng thời cũng trao phó từng người môn đệ cho tình yêu thương của Mẹ Người. Thánh ký Gioan kết luận trình thuật ngắn ngủi  gợi ý của Người bằng những lời này: “Và từ lúc ấy người môn đệ ấy mang Người về nhà mình” (Jn 19:27). Đó là cách thức bản văn Hy Lạp  được chuyển dịch sang tiếng Ý. Tiếng Hy Lạp là “eis tai dia”, n gười môn đệ ấy đón nhận Mẹ vào đời sống của mình, vào con người mình.  Có thể Mẹ trở thành phần đời của họ và cả hai cuộc sống thấu nhập vào nhau; và việc đón nhận Mẹ ấy (“eis tai dia”) vào đời sống của mình là câu nói của Chúa. Bởi vậy, trong giây phút tột đỉnh của việc hoàn thành sứ vụ cứu tinh của mình, Chúa Giêsu đã để lại cho mỗi người môn đệ của mình, như một gia sản quí báu, Người Mẹ của Người là Trinh Nữ Maria. 

 

Anh chị em thân mến, trong những ngày đầu năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tầm quan trọng của việc Mẹ Maria hiện diện trong đời sống của Giáo Hội cũng như trong đời sống riêng tư của chúng ta. Chúng ta hãy ký thác bản thân cho Mẹ để Mẹ có thể hướng dẫn bước đường của chúng ta trong một giai đoạn mới của thời gian mà Chúa ban cho chúng ta để sống, và để Mẹ có thể giúp chúng ta trở thành những người bạn đích thực của Con Mẹ, nhờ đó trở thành những kẻ can đảm xây dựng Vương Quốc của Người trên thế gian này, một Vương Quốc ánh sáng và chân lý. Chúc mừng tân niên tất cả anh chị em! Đó là lời chào chúc tôi muốn gửi đến anh chị em hiện diện nơi đây cũng như đến những người thân yêu của anh chị em trong buổi triều kiến chung đầu tiên của năm 2008 này. Chớ gì tân niên đây, được bắt đầu bằng dấu hiệu Trinh Nữ Maria, làm cho chúng ta cảm thấy sự hiêä diện từ mẫu của Người một cách sống động hơn, nhờ đó, được bảo trì và nâng đỡ bởi việc chở che của Vị Trinh Nữ này, chúng ta có thể chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Giêsu Con Mẹ bằng con mắt mới mẻ và vững mạnh hơn bước đi trên con đường thiện hảo. 

 

Một lần nữa, chúc tất cả anh chị em được Một Tân  Niên Hạnh Phúc!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/1/2008

 

  TOP

 

 

 

CẬY NHỜ THÁNH MẪU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

 

Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL


Phần I - Tổng Quan về Việc Thành Thật Sùng Kính Đức Mẹ

 

Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết 

 

IV.  Vai trò của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này

 

 

(1)           Thiên Chúa muốn Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này

 

51.          Chính vì liên quan tới những cuộc bách hại ác liệt cuối cùng này của ma quỉ, những cuộc bách hại hằng ngày gia tăng cho đến khi tên phản Kitô hiển trị, mà chúng ta cần phải hiểu lời tiên báo và nguyền rủa tiên khởi quá quen thuộc Thiên Chúa đã tuyên phán cùng con rắn trong vườn địa đường. Thật đã đến lúc cần phải cắt nghĩa lời này ở đây cho Đức Trinh Nữ được vinh quang, cho con cái của Mẹ được cứu rỗi và cho ma quỉ bị bối rối. “Ta sẽ gây thù hận giữa ngươi và người nữ, giữa giòng dõi ngươi và giòng dõi người nữ; người nữ sẽ đạp nát đầu ngươi và người sẽ rình cắn gout chân của người nữ” (Gen 3:15).    

 

52.          Thiên Chúa đã chỉ gây ra một mối thù duy nhất – nhưng lại là một mối thù bất khả hòa giải – một mối thù sẽ kéo dài, thậm chí tiếp tục cho tới tận thế. Mối thù này xẩy ra giữa Mẹ Maria, Người Mẹ xứng đáng của Người, và ma quỉ, giữa thành phần con cái và tôi tớ của Đức Trinh Nữ với thành phần con cái và môn đồ của Luxiphe.

 

Bởi vậy, kẻ thù ghê gớm nhất Thiên Chúa đã tạo nên để chống lại ma quỉ là Mẹ Maria, Mẹ thánh của Người. Từ thuở còn địa đường trần gian, mặc dù bấy giờ Mẹ mới chỉ hiện hữu trong tâm trí của Người, Người cũng đã ban cho Mẹ một lòng hận ghét thành phần thù địch đáng bị nguyền rủa của Người, một trí khôn tinh khéo trong việc phơi bày ra cái gian ác của con cựu xà, và một quyền năng để đánh bại, lật đổ và chà đạp cuộc nổi loạn ngang tàng này, đến nỗi Satan cảm thấy sợ Mẹ chẳng những hơn các thiên thần cùng loài người, mà còn, ở một nghĩa nào đó, hơn cả chính Thiên Chúa nữa.

 

Điều này không có nghĩa là cơn giận dữ, việc thù ghét và quyền năng của Thiên Chúa hoàn toàn thua Đức Trinh Nữ, vì những phẩm chất của Mẹ là những gì hạn hữu. Ở đây chỉ có ý nói là Satan, vì quá kiêu căng, hoàn toàn bị thảm bại và trừng phạt bởi một con người tôi tớ thấp hèn và khiêm hạ của Thiên Chúa, vì lòng khiêm nhượng của Mẹ làm cho hắn bị nhục nhã hơn là quyền năng của Thiên Chúa. Ngoài ra, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ Maria một quyền năng lớn mạnh trên các thần dữ, đến nỗi chúng thường bị bắt buộc ngoài ý muốn của chúng thú nhận qua miệng lưỡi của những người bị chúng ám rằng chúng sợ một trong những lời bầu chữa của Mẹ cho một linh hồn còn hơn là các lời nguyện cầu của tất cả mọi vị thánh, và sợ một trong những điều đe dọa của Mẹ hơn là tất cả mọi cực hình khác của chúng.

 

53.          Những gì Luxiphe bị mất bởi kiêu ngạo thì Mẹ Maria chiếm hưởng nhờ lòng khiêm tốn. Những gì Evà hủy hoại và bị mất đi bởi việc bất phục tùng thì Mẹ Maria giữ được nhờ đức tuân phục. Vì nghe theo rắn quỉ, Evà đã làm hư hoại con cháu của mình cũng như chính bản thân mình và đã trao nộp họ cho hắn. Nhờ tuyệt đối trung thành với Thiên Chúa, Mẹ Maria đã cứu được con cái của Mẹ cùng với chính bản thân Mẹ và đã thánh hiến họ cho sự uy nghi thần linh của Ngài.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

 

MẾN YÊU THÁNH THỂ

 

 

Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ


 
 
Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích

 

Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html

 

Chương II

Việc Kitô Hữu Giáo Dân Tham Dự Vào Việc Cử Hành Thánh Thể

 

2. Kinh Nguyện Thánh Thể (51-56)


51.     Chỉ được sử dụng những Kinh Nguyện Thánh Thể trong Sách Lễ Rôma hay được Tòa Thánh có thẩm quyền chuẩn nhận, theo cách thức và từ ngữ đã được dọn sẵn. “Không thể chấp nhận việc có một số Linh Mục cho rằng mình có quyền sáng chế ra những Kinh Nguyện Thaánh Thể riêng” (129), hay thay đổi bản văn đã được Giáo Hội công nhận, hoặc xen vào những bản văn khác được những cá nhân riêng tư nào đó sáng tác (130).


52.     Việc công bố Kinh Nguyện Thánh Thể, tự bản chất là tột đỉnh của tất cả cuộc cử hành Thánh Thể, xứng hợp cho Linh Mục theo Chức Thánh của ngài. Bởi thế việc lạm dụng xẩy ra khi để cho một Phó Tế, một thừa tác viên giáo dân, hay bởi một phần tử cá nhân tín hữu, hoặc bởi chung tất cả mọi thành phần tín hữu đọc một số phần của Kinh Nguyện Thánh Thể. Vậy chỉ có Linh Mục mới được toàn quyền đọc Kinh Nguyện Thánh Thể mà thôi (131).


53.     Trong khi vị Linh Mục công bố Kinh Nguyện Thánh Thể thì “không đọc một kinh nguyện nào khác hay ca hát, và dương cầm hoặc các nhạc cụ khác đều phải lặng yên” (132), trừ những lời than của cộng đồng đã được xứng hợp cho phép, như đề cập dưới đây.


54.     Tuy nhiên, cộng đồng luôn phải tham dự một cách chủ động, chứ không phải chỉ hoàn toàn thụ động: khi họ “trong đức tin âm thầm liên kết mình với vị Linh Mục cũng như qua những ứng đáp của họ trong phần Kinh Nguyện Thánh ThểThểđã được đề cập đến trên đây, tức là qua những lời đối đáp ở lúc trao đổi Tiền Xướng, ở lời Thánh Thánh Thánh, ở lời than sau truyền phép và lời “Amen” sau bài chúc tụng kết, cùng với những lời than khác được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận với phép của Tòa Thánh (133).


55.     Ở một số nơi xẩy ra việc lạm dụng là vị Linh Mục bẻ bánh thánh vào lúc truyền phép trong Thánh Lễ. Việc lạm dụng này phản với truyền thống của Giáo Hội. Nó cần phải bị bác bỏ và sữa lại liền.


56.     Không được bỏ qua việc đề cập đến tên của vị Giáo Hoàng và Giám Mục giáo phận trong Kinh Nguyện Thánh Thể, vì đây là truyền thống cổ kính nhất caần phải được bảo trì, và là một biểu lộ cho thấy việc hiệp thông của giáo hội. Vì “việc qui tụ lại của cộng đồng thánh thể cũng là việc liên kết nên một với vị Giám Mục của mình và với Đức Giáo Hoàng” (134).

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

YÊU THƯƠNG THA NHÂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để Mừng Kỷ Niệm

60 Năm Bản Tuyên Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (10/12/1948-2008)

25 Năm Bản Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình của Tòa Thánh (22/10/1983-2008)

như được ĐTC nhắc nhắc đến cả hai trong

Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2008,

Thời Điểm Maria sẽ trích dịch hai tài liệu quí báu này

và những bài vở liên hệ về nhân bản và yêu thương

 

HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH

 Được Tòa Thánh gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay 22/10/1983 

Gia đình có quyền tiến bộ, sống đạo và liên hiệp

Khoản 6 

Gia đình có quyền hiện hữu và tiến bộ như là một gia đình (x. Familiaris consortio, no. 46). 

a)             Công quyền cần phải tôn trọng và bảo trì phẩm giá, quyền độc lập hợp pháp, tính cách riêng tư, tính cách nguyên tuyền và sự bền vững của mọi gia đình (x. Rerum novarum, no. 10; Familiaris consortio, no. 46; International Covenant on Civil and Political Rights, no. 17). 

b)            Ly dị là điều tấn công chính cơ cấu hôn nhân và gia đình (x. Gaudium et spes, nos. 48 and 50). 

c)             Cần phải tôn trọng và giúp đỡ chế độ gia đình bao gồm nhiều thế hệ phần tử khác nhau nơi nào còn tồn tại để chế độ này có thể thi hành vai trò đoàn kết và tương trợ theo truyền thống của mình, đồng thời cũng tôn trọng quyền lợi của cả những gia đình chỉ có thế hệ cha mẹ con cái và phẩm vị riêng của từng phần tử trong gia đình. 

Khoản 7 

Hết mọi gia đình đều có quyền tự do sống đời tại gia dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, cũng như có quyền công khai tuyên xưng và truyền bá đức tin, tham dự vào việc thờ phượng công cộng và tự do chọn lựa các chương trình học hỏi về đạo giáo mà không bị kỳ thị (x. Dignitatis humanae, no. 5; Religious Freedom and the Helsinki Final Act, 4b; International Covenant on Civil and Political Rights, no. 18). 

Khoản 8 

Gia đình có quyền thi hành phận sự về xã hội và chính trị của mình để xây dựng xã hội (x. Familiaris consortio, nos. 44 and 48.). 

a)             Gia đình có quyền thành lập các hiệp hội với các gia đình và các tổ chức khác, để làm trọn vai trò của gia đình một cách xứng hợp và hiệu năng, cũng như để bảo vệ quyền lợi, duy trì sự thiện hảo và nói lên những chủ trương của gia đình (x. Apostolicam actuositatem, no. 11; Familiaris consortio, nos. 46 and 72). 

b)            Về các lãnh vực kinh tế, xã hội, pháp lý và văn hóa, cần phải nhìn nhận vai trò chính đáng của các gia đình và các hiệp hội gia đình trong việc phác họa và phát triển các chương trình liên quan tới đời sống gia đình (x. Familiaris consortio, nos. 44 and 45).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ