THỨ HAI 21/1/2008

 

   TIN Tưởng Giáo Hội  

ĐTC Biển Đức XVI

"Sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội tiến triển dọc theo con đường đại kết"

Huấn T Nguyện Kinh Truyn Tin Chúa Nht II Thường Niên 20/1/2008

    CẬY Nhờ Thánh Mẫu  

Thánh Long Mộng Phố

Bí Mật Maria  - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (55-56)

Việc tôn sùng Mẹ Maria đặc biệt cần thiết vào những thời buổi sau này

   MẾN Yêu Thánh Thể  

          Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích            

       Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ  (64-67)    

Những Phần Khác Của Thánh Lễ

           YÊU Thương Tha Nhân          

  Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình

  HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH (10-11)

Gia đình có quyền được hưởng trật tự về xã hội và kinh tế

 

 

 

TIN TƯỞNG GIÁO HỘI

 

 

ĐTC Biển Đức XVI

 

"Sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội

 tiến triển dọc theo con đường đại kết"

 

Hun T Nguyn Kinh Truyn Tin Chúa Nht II Thường Niên 20/1/2008

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hai ngày trước đây là thời điểm bắt đầu Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, trong đó, những người Công Giáo, Chính Thống, Anh Giáo và Cải Cách, vì nhận thấy rằng những chia rẽ nơi họ tạo thành một ngăn trở cho việc chấp nhận Phúc Âm, đã cùng nhau nguyện cầu cùng Chúa, một cách thiết tha hơn bao giờ hết, cho được tặng ân hoàn toàn hiệp thông với nhau. Sáng kiến thích thuận này đã được xuất phát từ 100 năm trước đây, khi Cha Paul Wattson bắt đầu “Tuần Bát Nhật” nguyện cầu cho mối hiệp nhất giữa tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Ngày nay, đối với dịp này, những người con cái nam nữ thiêng liêng của Cha Wattson, anh chị em của Việc Đền Bồi, đang hiện  diện ở Quảng Trường Thánh Phêrô đây, tôi gửi lời thân ái chào họ và khuyến khích họ hãy theo đuổi lý tưởng hiệp nhất một cách đặc biệt dấn thân.

 

Tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ phải nguyện cầu và hoạt động cho việc thắng vượt hết mọi thứ chia rẽ giữa thành phần Kitô hữu, để đáp lại ước vọng “chgo họ được hiệp nhất nên một” của Chúa Kitô. Việc cầu nguyện, việc hoán cải tâm can, việc  củng cố những mối giây liên kết hiệp thông, là những gì làm nên yếu tính của phong trào thiêng liêng này, một phong trào chúng ta hy vọng sớm dẫn các người môn đệ của Chúa Kitô cùng nhau cử hành Thánh Thể, biểu hiện cho mối trọn vẹn hiệp nhất của họ. Đề tài thánh kinh năm nay là một đề tài cô đọng ý nghĩa: “Hãy cầu nguyện không ngừng” (x Thes 5:17). Thánh Phaolô đã đích thân kêu gọi cộng đồng Thessalonica, một cộng đồng bấy giờ đang trải qua những đụng độ và xung khắc nội bộ, để liên lỉ nhắc nhở họ về một số thái độ căn bản, trong đó, nổi bật nhất thật sự là việc cầu nguyện liên lỉ. Với lời mời gọi này của mình, ngài muốn cho thấy rằng từ đời sống mới mẻ trong Chúa Kitô cũng như trong Thánh Thần mới xuất phát ra khả năng thắng vượt được tất cả những gì là cái tôi, mới cùng nhau sống trong hòa bình và hiệp nhất huynh đệ, mới gánh chịu nổi đầy  những gánh nặng và khổ đau của nhau. Chúng ta không bao giờ được mệt mỏi trong việc nguyện cầu cho mối hiệp nhất Kitô hữu này! Khi Chúa Giêsu, trong Bữa Tiệc Ly, nguyện cầu cho các môn đệ của Người “được nên một”,  Người đã có trong đầu một mục đích rõ ràng là “để thế gian tin tưởng” (Jn 17:21).

 

Sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội, như thế, tiến triển dọc theo con đường đại kết, con đường của mối hiệp nhất đức tin, của chứng từ phúc âm và của tình huynh đệ chân thực. Như hằng năm vẫn làm, vào ngày Thứ Năm 25/1, tôi sẽ đến Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thành để bế mạc Tuần Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo bằng những buổi nguyện kinh tối long trọng. Tôi mời gọi những người Rôma và các người hành hương hãy hợp với tôi cũng như với Kitô hữu thuôc tất cả mọi giáo hội và cộng đồng giáo hội tham phần vào việc cử hành này, cầu xin Chúa tặng ân quí báu hòa giải này nơi tất cả những ai đã lãnh nhận phép rửa.

 

Xin Mẹ Thiên Chúa, Vị đã hiện ra với Alphonse Ratisbonne trong Nhà Thờ Thánh Adrea delle Frate ở Rôma mà chúng ta hôm nay tưởng nhớ, xin Chúa ban tràn đầy Thánh Thần cho tất cả mọi người môn đệ đến độ chúng ta có thể tiến đến mối hiệp nhất hoàn toàn để nhờ đó cống hiến một chứng từ đức tin và đời sống mà thế giới hết sức cần đến.

 

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp như sau:)

 

Trước hết, tôi muốn gửi lời chào tới các bạn sinh viên trẻ, các vị giáo sư cùn g tất cả mọi anh chị em đông đảo đến Quảng Trường Thánh Phêrô để tham dự việc nguyện Kinh Truyền Tin cũng như để tỏ tình đoàn kết của anh chị em; tôi cũng gửi lời chào đến rất nhiều người liên kết thiêng liêng với chúng ta. Tôi chân thành cám ơn các bạn thân  mến; tôi xin cám ơn đức hồng y đại diện đã đích thân phát động cuộc gặp gỡ này.

 

Như các bạn biết, tôi hân hoan chấp nhận lời mời nhã nhặn muốn tôi thực hiện một bài diễn giảng vào ngày Thứ Năm vừa rồi nhân dịp khai mạc cho năm học ở Đại Học Rôma La Sapienza. Tôi quá quen biết câu lạc bộ văn học này, tôi trân trọng và cảm mến những sinh viên học ở đây: hằng năm, có một số trường hợp nhiều người trong họ đã đến gặp tôi ở Vatican, cùng với bạn bè của họ thuộc những đại học đường khác. Tiếc thay, như các bạn đã biết, bầu khí đã xẩy ra khiến cho việc hiện  diện của tôi trở thành bất tiện. Tôi đã dời lại cuộc viếng thăm của tôi, song dầu sao tôi cũng muốn gửi bản văn tôi đã soạn cho dịp này.

 

Tôi yêu thích thực hiện việc tìm kiếm chân lý, việcï so sánh, việc chân thành và trân trọng đối thoại giữa những chủ trương hỗ tương nơi môi trường đại học là môi trường đã từng là thế giới của tôi trong nhiều năm. Tất cả những điều ấy cũng là sứ vụ của Giáo Hội nữa, một Giáo Hội trung thành dấn thân theo Chúa Giêsu là chủ tể của sự sống, sự thật và yêu thương. Là một giáo sư hồi hưu, có thể nói như thế, người đã từng gặp gỡ nhiều sinh viên trong cuộc đời của mình, tôi khuyến khích tất cả các sinh viên  đại học hãy tỏ ra tôn trọng ý nghĩ của người khác và hãy tìm kiếm, bằng tinh thần tự do và hữu trách, sự thật và sự thiện. Tôi muốn lập lại cùng tất cả các bạn và từng bạn việc bày tỏ niềm tri ân của tôi, với lòng cảm mến và nguyện cầu của tôi.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/1/2008

 

  TOP

 

 

 

CẬY NHỜ THÁNH MẪU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

 

Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL


Phần I - Tổng Quan về Việc Thành Thật Sùng Kính Đức Mẹ

 

Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết 

 

IV.  Vai trò của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này

 

 

(2)  Việc tôn sùng Mẹ Maria đặc biệt cần thiết vào những thời buổi sau này

 

55.          Sau hết, Thiên Chúa, vào những thời buổi ấy, muốn Người Mẹ Thánh của Ngài được nhận biết, mến yêu và tôn kính hơn bao giờ hết. Điều này chắc chắn sẽ xẩy ra nếu thành phần được tuyển chọn, nhờ ân sủng và ánh sáng của Thánh Linh, chấp nhận thực hiện việc tôn sùng sâu xa và trọn hảo tôi sẽ bày tỏ sau đây. Bấy giờ đức tin giúp họ có thể rõ ràng thấy được Ngôi Sao Biển tuyệt vời ấy. Theo sự hướng dẫn của Mẹ, họ thấy được ánh quang rạng ngời của vị Nữ Vương này và sẽ hoàn toàn hiến thân phục vụ Mẹ như là thành phần tùy thuộc và nô lệ của tình yêu. Họ sẽ cảm nghiệm được sự nhân hậu và âu yếm từ mẫu của Mẹ đối với con cái của Mẹ. Họ sẽ thiết tha mến yêu Mẹ và sẽ cảm nhận được Mẹ đầy cảm thương biết bao, và họ được Mẹ giúp đỡ là chừng nào. Trong mọi hoàn cảnh, họ sẽ chạy đến cùng Mẹ là vị biện hộ của họ và là mối giới của họ trước Chúa Giêsu Kitô. Họ sẽ thấy rõ ràng Mẹ là con đường an toàn nhất, dễ dàng nhất, ngắn ngủi nhất và trọn hảo nhất để đến với Chúa Giêsu, và sẽ không ngần ngại trao phó bản thân mình cho Mẹ, cả xác lẫn hồn, để được hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu.

 

56.          Thế nhưng, những người tôi tớ này, những kẻ nô lệ này, những đứa con cái này của Mẹ Maria sẽ trở nên như thế nào đây?

 

Họ sẽ trở thành những vị thừa tác viên của Chúa Kitô, Đấng như một ngọn lửa cháy nóng, sẽ thắp sáng mọi nơi bằng những ngọn lửa của tình yêu thần linh. Trong bàn tay uy quyền của Mẹ Maria, họ sẽ trở nên như những mũi tên nhọn sắc được Mẹ sử dụng để bắn hạ thành phần đối thủ của Mẹ.

 

Họ sẽ trở thành như con cái của Levi, hoàn toàn được thanh tẩy bởi thứ lửa của những cuộc đại hoạn nạn và được liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa. Họ sẽ ấp ủ thứ vàng yêu thương trong tâm can của mình, một thứ nhũ hương nguyện cầu trong trí khôn của họ và một thứ mộc dược hãm mình khổ chế nơi thân xác của họ. Họ sẽ mang đến cho người nghèo khốn và người thấp hèn ở khắp nơi hương thơm ngạt ngào của Chúa Giêsu, thế nhưng họ sẽ mang mùi vị chết chóc đến cho kẻ tự cao, kẻ phú quí và kẻ kiêu căng trên thế giới này.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

 

MẾN YÊU THÁNH THỂ

 

 

Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ


 
 
Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích

 

Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html

 

Chương II

Việc Kitô Hữu Giáo Dân Tham Dự Vào Việc Cử Hành Thánh Thể

 

3. Những Phần Khác Của Thánh Lễ (57-74)

64. Bài giảng được chia sẻ trong khi cử hành Thánh Lễ và là một phần của chính Phụng Vụ (142) “bình thường thuộc về trách nhiệm của chính vị Linh Mục chủ tế. Ngaài có thể ủy thác việc ấy cho vị Linh Mục đồng tế, và tùy hoàn cảnh cho một vị Phó Tế, nhưng không bào giờ cho một giáo dân (143). Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài giảng có thể được trao cho một vị Giám Mục hay Linh Mục hiện diện trong việc cử hành song không đồng tế” (144).

65. Cần phải nhớ rằng bất cứ qui tắc nào trước đây cho phép thành phần tín hữu không có chức thánh giảng trong khi cử hành thánh thể đều bị qui tắc khoản giáo luật 767.1 coi như bãi bỏ (145). Việc thực hành này bị bác bỏ để không còn hiệu lực theo tục lệ nữa.

66. Việc cấm không cho thành phần giáo dân giảng trong Thánh Lễ cũng áp dụng vào trường hợp chủng sinh, các sinh viên theo phân khoa thần học, và những ai đóng vai trò như là “những phụ tá viên mục vụ”; cũng không có luật trừ cho bất cứ hạng giáo dân, phái nhóm hay cộng đồng hoặc hiệp hội nào (146).

67. Phải đặc biệt chú ý để làm sao bài giảng được đặt nặng vào các mầu nhiệm cứu độ, diễn giải các mầu nhiệm Đức Tin và các qui tắc sống đời Kitô hữu theo các bài đọc thánh kinh cũng như các bản văn phụng vụ trong suốt cả phụng niên, và dẫn giải về các bài đọc của Mùa Thường Niên hay Mùa Thích Hợp của Thánh Lễ, hoặc dẫn giải về một số lễ nghi khác của Giáo Hội (147). Cần phải ý thức rằng tất cả mọi điều giải thích về Sách Thánh đều phải được qui về chính Chúa Kitô như Đấng là mấu chốt của toàn thể công cuộc cứu độ, mặc dù điều này cần phải thực hiện theo ý nghĩa của trường hợp đặc biệt cho việc cử hành phụng vụ. Cần phải chú trọng trong việc giảng giải để ánh sáng của Chúa Kitô chiếu giãi chiếu tỏ vào những biến cố của cuộc sống. Để được như thế, cần phải làm sao để không làm lu mờ lời chân thực và nguyên tuyền của Chúa: chẳng hạn chỉ nói đến vấn đề chính trị hay những vấn đề tục hóa, hoặc trích dẫn những quan niệm phát xuất từ các trào lưu ngụy giáo hiện thời (148).


(
còn tiếp)

 

TOP

 

 

YÊU THƯƠNG THA NHÂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để Mừng Kỷ Niệm

60 Năm Bản Tuyên Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (10/12/1948-2008)

25 Năm Bản Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình của Tòa Thánh (22/10/1983-2008)

như được ĐTC nhắc nhắc đến cả hai trong

Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2008,

Thời Điểm Maria sẽ trích dịch hai tài liệu quí báu này

và những bài vở liên hệ về nhân bản và yêu thương

 

HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH

 Được Tòa Thánh gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay 22/10/1983 

Gia đình có quyền được hưởng trật tự về xã hội và kinh tế

Khoản 10

 

Gia đình có quyền được hưởng trật tự về xã hội và kinh tế biết thực hiện việc lo cho có công ăn việc làm hầu giúp cho các phần tử của gia đình có thể sống với nhau, và không làm ngăn trở mối hiệp nhất, niềm phúc hạnh, sức khỏe và sự bền vững của gia đình, cùng với cơ hội giải trí lành mạnh (x. Laborem exercens, no. 19; Familiaris consortio, no. 77; Universal Declaration, no. 23, 3).

 

a)             Cần phải trả thù lao đầy đủ cho công ăn việc làm để xây dựng và bảo trì gia đình cách xứng đáng, bằng việc trả lương xứng hợp, được gọi là “lương lậu gia đình”, hay bằng những biện pháp khác như những trợ cấp gia đình, hoặc trả thù lao cho công việc làm ở nhà của một trong hai cha mẹ; không được ép buộc người mẹ phải làm việc ở ngoài nhà đến gây thiệt hại cho đời sống gia đình, nhất là cho việc giáo dục con cái (x. Laborem exercens, no. 19; Familiaris consortio, nos. 23 and 81).

 

b)            Cần phải nhìn nhận và tôn trọng công việc của người mẹ ở nhà vì giá trị của nó đối với gia đình cũng như với xã hội (x. Familiaris consortio, no. 23).

 

Khoản 11

 

Gia đình được quyền có một gia cư đàng hoàng, hợp với đời sống gia đình và đủ chỗ cho số người trong gia đình, với một môi trường về thể lý có những dịch vụ căn bản cho đời sống của gia đình cũng như của cộng đồng (x. Apostolicam actuositatem, no. 8; Familiaris consortio, no. 81; International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, nos. 11, 1).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ